ngoài tại Đà Nẵng
Hướng tới thế kỷ 21, vào năm 2010 Đà Nẵng sẽ trở thành một
trong bốn thành phố lớn của cả nước
Thành phố Đà Nẵng sẽ là một thành phố biển trung tâm vùng kinh tế
biển miền Trung, có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội,
thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, với vị trí là trung tâm công nghiệp, dịch vụ và du lịch; trung tâm
tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông; là một trong những trung tâm
về văn hoá, giáo dục, đào tạo, trung tâm khoa học và công nghệ miền Trung. Đà Nẵng là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng (cảng
biển, sân bay quốc tế,giao thông xuyên Việt, xuyên Á) về vận chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung-Tây Nguyên và các nước trong khu vực
sông Mê Kông. Thành phố Đà Nẵng còn giữ vị trí trung tâm then chốt về
an ninh quốc phòng khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
1. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI
1.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành một
trong những trung tâm kinh tế - văn hoá của miền Trung và cả nước.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Phấn đấu đạt mức tăng bình quân tổng sản phẩm ( GDP ) trên địa bàn là 13,5% thời kỳ 2001- 2010.
- GDP bình quân đầu người đạt 2000 USD năm 2010.
- Phấn đấu tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 21-23%/năm.
- Phát triển mạnh các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá,
xã hội .Giảm tốc độ phát triển dân số tự nhiên xuống dưới mức 1,2% vào
năm 2010. Giải quyết việc làm cho khoản 2,2-2,5 vạn lao động mỗi năm. Đến năm 2010 phổ cấp trung học cơ sở trên địa bàn nông thôn, trên 95% số hộ nông thôn được sử dụng nước sạch.
- Giảm thiểu các hiện tượng ô nhiễm môi trường ở các khu,
cụm công nghiệp, tạo sự trong sạch môi trường sống đô thị.
- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của tổ quốc, giữ vững ổn định
chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2010 là công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, nông, lâm, thuỷ sản
1.2. Định hướng
1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phốĐà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh, phát triển ổn định và bền vững.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỉ trọng phát triển công nghiệp hướng vào công nghiệp chế
biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nhân vật
liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm bảo đảm sư phát triển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khoẻ và nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Tạo nhiều
việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư khu vực nông thôn, miền núi .
Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế đa dạng
hóa các loại hình sản xuất kinh doanh: phát huy tốt nội lực, tạo môi trường đầu từ thuận lợi, thông thoáng để thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và quốc tế .
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng ứng
dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới.
1.2.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu
a) Công nghiệp
Cơ cấu công nghiệp cần được điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng
hình thành các công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát triển những ngành có lợi thế về thị trường lao động, tăng cường thiết bị và công nghệ tiên tiến,
hiện đại tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Công nghiệp chế biến hải sản, công nghệ thông tin, công nghiệp cơ khí, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển. Đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn về xuất khẩu và hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu.
Hướng phát triển các ngành chính:
Ngành dệt – may – da – giày: củng cố phát triển cả về năng lực sản
xuất cũng như chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, đầu tư đôngf bộ công nghệ n, lựa chọn thiết bị tiên tiến, nâng
cao tay nghề công nhân và tổ chức quản lý tốt hoạt dộng sản xuất kinh
doanh
Xây dựng từ hai đến ba cơ sở may mặc mạnh. Khuyến khích phát
triển các cơ sở may ngoài quốc doanh. Đầu tư một nhà máy sản xuất các
phụ kiện cho ngành may. Vừa dáp ứng cho ngành may tại chỗ vừa cung ứng cho các tĩnh lân cận.
Ngành sành sứ, thuỷ tinh, xi măng-vật liệu xây dựng: theo hướng
dạng hoá chủng loại mẫu mã và tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sán
phẩm.
Ngành cơ khí, luyện kim, điện tử: các loại sản phẩm cần chú ý phát
triển trong thời gian tới: máy máo phục vụ cho ngành nông lâm thuỷ sản
và chế biến, các loại phụ tùng cho ngành công nghiệp nhẹ, công nghiẹp
thực phẩm, các cấu kiện kim loại phục vụ xây dựng cơ bản, sản phẩm cơ
khí tiêu dùng, hang ngũ kim, khuôn mẫu bằng kim loại phục vụ các
ngành sản xuất.
Đầu tư mở rộng, nâng công sức nhà máy cản kéo thép Đà Nẵng.
Xây dựng nhà máy sản xuất thép công suất 250-500 nghìn tấn/năm. Đầu tư một nhà máy sản xuất tôn mạ màu và mạ nhôm,
Ngành điện tử cẩn chuyển nhanh sang lắp ráp sản phẩm ở dạng
kinh nghiệm rời( IKD) và tiếng tới sản xuất từng phần sản xuất linh
nghiệm. Đồng thời mở rộng sang các sản phẩm tin học( máy vi tính ), hệ đièu khiển tự động bằng điện tử để trang bị cho các máy móc sản xuất
ngành công nghiệp .
Ngành hoá chất-cao su-giấy: Đầu tư mở rộng và hiện đại hoá Nhà máy bột giặc hoà khánh. Xây dựng mớicơ sở sản xuất hoá dầu, sơn, vẹc
ni và chất chống thấm. Đầu tư một nhà máy sản xuất soda. Lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất ôxy tại nhà máy dưỡng khí Đà Nẵng. Hình thành xí nghiệp sản xuất muội than từ dầu cạn phục vụ cho công nghiệp
cao su, nhựa. Phát triển các cơ sở sản xuất phân bón tổng hợp phân vi
sinh.
Nâng cấp, đồng bộ hoá công nghệ sản xuất xăm lốp ô tô, xe đạp và
mô tô. Đầu tư xí nghiệp sản xuất nhựa cứng phục vụ nhu cầu xây dựng cơ
bản, trang trí nội thất. Mở rộng sản xuất các sản phẩm từ platic.
Tổ lãnh thổ công nghiệp và hướng phát triển các khu công nghiệp:
- Cụm công nghiệp Liên Chiểu với diện tích 373,5 ha. Ngành nghề thu hút: luyện cán thép, ximăng, vật liệu xây dựng, hoá chất, cao su,
dịch vụ cảng biển, kho tàng.
- Cụm công nghiệp Hoà Khánh: diện tích 423,5 ha. Các loại hình công nghiệp đầu tư: cơ khí lắp rápm hoá chất, nhựa, giấy, sản phẩm sau
hoá dầu, sản xuất từ khoáng phi kim loại.
- Khu công nghiệp An Đồn: diện tích 63 ha. Thu hút các ngành nghề: dệt và may mặc, giày da và các sản phẩm may da hoặc giả da, sản
xuất và lắp ráp thiệt bị điện tử và điện tử, chế biến sản phẩm công nghiệp,
thực phẩm và thức uống, sản xuất bao bì, in ấn, sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ, nữ trang, sản xuất đồ nhựa, lắp ráp tủ lạnh và các sản phẩm có
liên quan khác.
- Khu công nghiệp Hà Khương: diện tích dự kiến quy hoạch là 300 ha. Các loại hình công nghiệp ưu tiên đầu tư: vật liệu xây dựng, cơ
khí, hoá chất, nhựa.
Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm giao lưu hàng hóa của miền Trung, đẩy mạnh xuất khẩu. Hình thành các kho trung chuyển, các trung tâm thương mại, khu dịch vụ thương mại tổng hợp và trung tâm hội chợ
triển lãm quốc tế.
Chuyển đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng
sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao thuộc
các ngành công nghiệp da, giày, điện, điện tử, sản phẩm nông lâm hải sản
chế biến chất lượng cao va xuất khẩu tại chỗ qua hoặc động du lịch, giảm
xuất khẩu các sản phẩm thô hoặc sơ chế.
Nghiên cứu và chuẩn bị để phát triển xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật
phần mềm.
Xuất khẩu dự kiến tăng bình quân 28%/năm thời kỳ 1996-2000 và kim ngạch xuất khẩu đạt 380 USD vào năm 2000, tăng 25%/năm thời kỳ
2001-2010, đạt 3500 triệu USD vào năm 2010.
Định hướng về nhập khẩu : cần đổi mới, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phát triển các chợ và các hợp tác xã thương mại dịch vụ theo hướng:cải tạo và nâng cấp cácchợ hiện có ở các quận, thị trấn, đầu tư xây
dựng các chợ ở nông thôn, miền núi theo cụm, vùng.
Hình thành một số trung tâm thương mại ở các quận, mộy số siêu thị thương xá ở khu vực Chợ Cồn, Vĩnh trung, chợ Hàn, Bạch Đằng Đông. Quy hoạch khu hội chợ và triển lãm lớn tại khu vực nội thành.
c) Du lịch: xây dựng du lịch Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch biển kết hợp với du lịch núi, đa dạng hoá các loại hình du lịch như: nghĩ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái, tham quan; coi trọng cả du
lịch quốc tế và du lịch nội địa. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương và dân tộc, giá trị tài nguyên thiên nhiên. Gắn du lịch Đà Nẵng
với tổng thể du lịch Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam (Hội An-Mỹ Sơn) để thực
sự là một trong những trung tâm du lịch cả nước.
Hình thành các khu du lịch quốc tế và du lịch nội địa, các điểm du
lịch vệ tinh. Nâng cấp bảo tàng Chàm, tôn tạo những di tích lịch sử văn
hoá, danh lam thắng cảnh hiện có. Xây dựng một số khách sạn tiêu chuẩn
quốc tế. Tạo thêm nhiều điểm vui chơi giải trí, văn hoá, thể thao hấp dẫn
phục vụ khách du lịch và dân cư.
d) Dịch vụ: phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ như cảng
biển, sân bay, kho vận, vận tải, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, thông tin, tiếp thị…
e) Thuỷ sản, nông, lâm nghiệp
Thuỷ sản: hướng phát triển đối với kinh tế ven bờ kể cả các hải đảo là thực hiện phương thức kinh doanh hỗn hợp bao gồm đánh bắt, nuôi trồng,
chế biến. Xây dựng các đội tàu mạnh đánh bắt xa bờ, trang bị phương tiện
biển. Chuyển dần chế biến thủ công, sản phẩm thô sang chế biến các sản
phẩm tinh có giá trị cao trong xuất khẩu.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản vên biển. Hình thành các làng cá với
các hộ gia đình vừa là dịch vụ du lịch, vừa cung cấp thực phẩm tươi sống
có giá trị cao.
Nông nghiệp: phát huy các lợi thế so sánh và các yếu tố cạnh tranh
của những vùng nông nghiệp ven đô nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển
sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích
nông nghiệp. Phát triển một ngành nông nghiệp sạch theo hướng đa dạng hóa. Thâm canh cao các cây lương thực chủ yếu với chất lượng luôn cải
thiện, đồng thời phát triển nhanh các cây thực phẩm, rau, đậu đỗ, các loại cây ăn quả, hoa,cây cảnh, chăn nuôi “bao gồm cả nuôi trồng thuỷ sản”…
với tỷ suất hàng hóa ngày càng cao, đáp ứng yều cầu thị trường, nhất là phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của ngay thành phố.
Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc và gia cầm, lấy chăn nuôi hộ gia đình làm nòng cốt, coi trọng chất lượng giống gia súc. Mở rộng nuôi bò lai, bò sữa, lợn nạt và nuôi gà theo phương pháp công nghiệp để tăng hiệu
quả chăn nuôi đáp ứng yêu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Lâm nghiệp: bảo vệ, khôi phục rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng trên đất trống đồi trọc, trồng cây chống các và rừng cảnh quan ven biển theo phương thức kết hợp cây lâm nghiệp và cây công nghiệp, cây ăn quả dược liệu, chăn nuôi đại gia súc… theo không gian nhiều tầng. Đưa rừng
về gần các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch và nghĩ dưỡng…
Chuyển lâm nghiệp sang bảo vệ xây dựng và phát triển vốn rừng
bảo vệ hệ sinh thái bền vững.
Xây dựng rừng Sơn Trà thành vườn rừng quốc gia. Đặc biệt coi
trọng việc xây dựng và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, đồng
thời bảo vệ và xây dựng các khu rừng bảo tồn thiên nhiên khu vực Bà Nà, Hải Vân và các khu di tích lịch sử khác… để phục vụ nghiên cứu khoa
học và tham quan du lịch.
f) Giáo dục, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triênt hệ thống trường
dạy nghề. Đặc biệt ưu tiên đổi mới công nghệ trong các ngành kinh tế chủ
lực.
Xây dựng một hệ thống cơ sở phòng và chữa bệnh hợp lý, đồng bộ,
hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá thông tin,