FDI
1 Chính sách của Đà Nẵng đối với hoạt động của các doanh
nghiệp có vốn FDI
1.1 Môi trường đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng
Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng luôn coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Quan điểm thu hút đầu tư nước ngoài là nhất quán, lâu dài và được cụ thể hoá trong quy định của Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam và các văn
bản có liên quan.
Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã thường xuyên lắng nghe các nhà đầu tư và ban hành nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài như giảm tiền thuê, miễn giảm thuế, giảm giá dịch vụ để
giảm chi phí đầu tư, bỗ sung ưu đãi đối với các ngành và lĩnh vực ưu tiên,
cải tiến thủ tục hành chính, cải thiện các điều kiện cơ sở hạ tầng… Điển
hình như: Tháng 3 năm 2003 vừa qua Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng vừa ban hành một số chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Theo đó, các dự án đầu tư vào KCN có quy mô dưới
5 triệu USD được cấp giây phép hoạt động qua mạng; riêng các dự án đầu tư vào KCN Hoà Khánh triển khai trước ngày 31 tháng 12 năm 2003 sẽ được miễn giảm tiền thuê đất 7 năm; đối với các dự án công nghệ cao, lắp ráp điện tử, thời gian miễn giảm còn có thể kéo dài đến 14 năm.
Các dự án triển khai chỉ trong thời gian dưới 12 tháng kể từ ngày
được cấp phép sẽ được giảm 40% tiền thuê đất và nếu triển khai dưới 24
tahngs sẽ được 20% trong suốt thời gian thực hiện dự án. Đặc biệt hơn
nữa, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ một giá như người
Việt Nam, khi sử dụng các tiện ích công cộng trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, thành phố còn trả 75% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu tiên, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất trong 5 năm cho tất cả các dự án. Thành phố chịu mọi chi phí đầu tư cho các
công trình điện nước đến bên ngoài hàng rào dự án; hỗ trợ chi phí đào tạo 300.000đ/người đối với những lao động có hợp đồng trên một năm.
Đối với các dự án làm ăn ngoài KCN, thành phố chịu toàn bộ phần kinh phí đền bù thiệt hại về đất giải toả và 50% các thiệt hại về tài sản có trên đất. Sau khi được giao đất, nhà đầu tư được miễn tiên thuê đất trong
thời gian xây dựng và 7 năm tiếp theo kể từ ngày hoàn thành đối với
những dự án thoả mãn đối với các tiêu chuẩn sau: đầu tư vào địa bàn có
điều kiện khó khăn, thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, sử dụng
từ 300 lao động trở lên. Nếu đầu tư vào các xã miền núi và sử dụng trên
500 lao động, thì được miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày đi vào sản
xuất.
Những biện pháp khuyến khích này chứng tỏ thành phố Đà Nẵng đang quan tâm và luôn chia sẽ thành công cũng như rủi ro với các nhà doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Mặc dù có những khó khăn trong kinh doanh, nhưng trong những năm qua vẫn có một số công ty lớn, có tiềm năng vẫn duy trì và tiếp tục
mở rộng quy mô đầu tư ở Đà Nẵng, là vì do họ đánh giá được những lợi
thế lâu dài cũng như môi trường chính trị xã hội ổn định, an ninh được đảm bảo và lợi thế về địa lý (cầu nối giữa Bắc và Nam), quy mô thi
trường, nguồn lao động dồi dào và có tri thức…
Về môi trường pháp lý, thời gian qua đã ghi nhận những cố gắng vượt bậc của Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hề
thống pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Cùng với việc ban hành Luật Thương mai, Luật
Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng, Luật khuyến khích đầu tư trong nước,…
nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của doanh nghiệp,
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung theo hướng theo hướng cởi mở, minh bạch, có tính cạnh tranh cao, thuận lợi cho các nhà đầu tư và từng bước xoá bỏ khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tiến tới một hệ thống pháp lý áp dụng chung cho các doanh
nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.2 Chính sách của Đà Nẵng đối với hoạt động của các doanh
nghiệp có vốn FDI
1.2.1 Những cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng phải chịu sự điều chỉnh không chỉ Luật đầu tư nước
ngoài mà còn của nhiều luật khác liên quan tạo thành hệ thống pháp luật
về đầu tư nước ngoài. Do vậy. đối với hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp FDI, bên cạnh các quy định có tính nguyên tắc của luật đầu tư còn phải kể đến các quy phạm rất cụ thể của các luật về thương mại,
ngân hàng, tài chính,…
Xuất phát từ nhữngtiền đề có tính nguyên tắc này, thì trong quá trình xây dựng các cơ chế quản lý , cũng như xây dựng các văn bản pháp
quy, các cơ quan nhà nước có thẫm quyền đều phải tính đến đặc thù của
các loại hình doanh nghiệp để có cơ chế điều chỉnh cho thích hợp.
Điển hình như việc xoá bỏ cấp giấy phép xuất nhập khẩu chuyến, quy định tại Nghị định 89/Cp ngày 15/12/1995 của Chính phủ) việc xoá
bỏ này đã tháo gỡ được khó khăn cho các doanh nghiệp, tiết liềm được
thời gian, sức lực, giảm được chi phí trong kinh doanh, tạo điều kiện để
doanh nghiệp tập trung cho việc sản xuất và kinh doanh.
Bước đột phá tiếp theo là xoá bỏ giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu, nới lỏng gần như hoàn toàn hoạt động gia công, đại lý mua bán
hàng hóa với nước ngoài - điều mà trước đây được coi là “cửa ải” rất khó
“xuyên thủng”.
Văn bản quan trọng nhất về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện
nay là luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi và bổ sung năm 2000 (số
20/2000/QH10) của Quốc hội quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam cùng với một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành luật ra đời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI có nhiều thuận lợi
trong hoạt động kinh doanh. Và cũng từ năm 1997 đến nay thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải thích rõ hơn
những quy định của Luật đầu tư năm 2000 với mục đích làm rõ hơn sự
thông thoáng và hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Một trong những nội dung cơ bản của các văn bản quy phạm pháp
luật nói trên là cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
tham gia hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước.
1.2.2 Những ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI
1.2.2.1 Thuế nhập khẩu:
Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu và bán cho doanh nghiệp khác để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT thu tương ứng với số sản phẩm đó (Điều 13 của Nghị định 10/1998/NĐ-CP). Đây là một ưu đãi mới nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. trước đây, việc miễn
giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liêu sản xuất hàng xuất khẩu chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc doanh nghiệp bán sản phẩm cho các
doanh nghiệp khác trong mọi trường hợp được coi là tiêu thụ trong nước.
Đây thực chất là hình thức xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp FDI
- vấn đề vướng mắc từ lâu nay, bây giờ mới được tháo gỡ.
1.2.2.2 Chuyễn lỗ:
Cho phép doanh nghiệp 100% vônd nước ngoài được chuyển lỗ tối đa không quá 5 năm.
Quy định này khẳng định chính sách đối xử bình đẳng mà chính phủ
của pháp luật Việt Nam; đồng thời, khắc phục hạn chế Điều 40 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ quy định doanh nghiệp liên doanh
được chuyển lỗ
1.2.2.3 Nghị định cho phép khấu trừ các tài khoản nợ
Để khuyển khích các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động từ
thiện, nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam, Nghị định cho phép
khẩu trừ các khoản tài trợ cho những mục đích này khi xác định thu nhập
chịu thuế.
1.2.3 Các ưu đãi khác 1.2.3.1 Thuế thu nhập
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho Bộ Tài chính sửa đổi pháp
lệnh về thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài và Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.3.2 Tiền thuê đất và các khoản chi phí khác
Giảm chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trước hết giảm giá cho thuê đất, có hiệu lực từ ngày 11/03/1998.
Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ các cơ quan liên quan đang
xây dựng lộ trình thực hiện một mặt bằng giá phí chung cho các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài, trước hết về giá nước, viễn thông, điện… Việc nhiều nước chung quanh giảm giá nội tệ làm cho một số giá ở Việt Nam cao hơn các nước xung quanh.
Giảm chi phí và lệ phí bao gồm giá điện, giá cước phí bưu điện cho
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng và tạm không thu thuế VAT đối với nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu và đây cũng là biện pháp giảm chi phí cho
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nưứoc ngoài và làm tăng thêm
khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp này. 1.2.4 Bảo đảm cân đối ngoại tệ:
Khẳng định rõ chính sách bảo đảm cân đối ngoại tệ ổn định trong
suốt thời gian hoạt động đối với những doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ
tầng, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu và các công trình đầu tư
quan trọng. Việc cam kết của Chính phủ có ý nghĩa rất lớn đối hiệu quả
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm yên lòng các nhà đầu tư chuyên hoạt động trong các lĩnh vực không có cơ hội thu ngoại tệ như xây dựng cơ sở
hạ tầng, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu…
Bên cạnh đó quy chế kết hối ngoại tệ cũng được nới lỏng. Vào
tháng 9/1998, Ngân hàng Nhà nước đặt ra quy chế kêt hối đối với các
doanh nghiệp sản xuất, theo đó những doanh nghiệp sản xuất phải bán 80% lượng thu nhập ngoại tệ của mình cho ngân hàng trong vòng 15 ngày làm việc sau khi số tiền đó được chuyển vào tài khoản của mình. Tháng 8/1999 yêu cầu kết nối đã được giảm xuống còn 50%. Yêu cầu tự cân đối ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
ngoài có thể mua ngoại tệ từ các ngân hàng trong nước để trả nợ cho các
ngân hàng nước ngoài.
2 Những dự án đã, đang và sẽ thực hiện
2.1 Những dự án đã thực hiện
2.1.1 Đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng theo chuyên ngành CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
(của doanh nghiệp ĐTNN)
Lĩnh vực sectors số lượng quantily Công nghiệp Industry 31 Thương mại, dịch vụ Trade, services 08 vận tải Transport 02 Xây dựng Construction 01 Khác Others 11 Cộng total 52 50.1% 3.2% 46.7% c Service Agro-forestry, fishery
2.1.2 Đầu tư theo đối tác nước ngoài Xem phụ lục
2.2 Những dự án đang kêu gọi đầu tư.
3 So sánh tình hình đầu tư với các thành phố khác. 3.1 Thủ đô Hà Nội
Hiện nay Thủ đô Hà Nội đã có khoảng 1.057 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài , gồm 8 lĩnh vực như sau: hạ tầng, kinh tế, nông nghiệp, quản
lý nhà nước, văn xã, cầu đường, chăn nuôi, văn xã (trường học).
Tính đến đầu năm nay Hà Nội đã tiếp nhận được 63 dự án hơn hẳn
tổng số dự án đầu tư vào Đà Nẵng từ trước đến nay (52 dự án). Điều này do một nguyên nhân dễ hiểu vì những nơi này có cơ sở hạ tầng, vật chất
tốt, điều kiện địa lý, khí hậu ôn hoà thích hợp.
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI THEO LĨNH VỰC
(triệu đồng) STT Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn 1 Hạ tầng 645 236832399814.964 2 Kinh tế 20 572503 3 Nông nghiệp 54 725682.5 4 Quản lý nhà nước 14 67404 5 Văn xã 218 4026218.4 6 Cầu đường 13 705305 7 Chăn nuôi 01 50000 8 Văn xã (trường học) 92 9961255 3.2 Tỉnh Bình Dương
Trong năm 2002, có 44 tỉnh và thành phố có dự án ĐTNN, trong đó Bình Dương đứng đầu với tổng số dự án là 152 với 286,25 triệu USD vốn đăng ký.
Bảng kết quả hoạt động sau đây sẽ cho thấy toàn bộ hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài đang diễn ra ở Tỉnh Bình Dương. Xem phụ lục