1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn biện pháp nang cao chất lượng tiết ôn tập ngữ văn

17 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

Những phương pháp đó vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan... Quy trình lên lớp.

Trang 1

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Đổi mới phương pháp dạy môn Ngữ văn theo hướng lấy học sinh (HS) làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS là xu thế phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước Bản thân những phương pháp dạy Ngữ văn trong nhà trường hiện nay không tồn tại ở trạng thái cũ hay mới Những phương pháp đó vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan Là những người thiết kế, tổ chức, điều khiển quá trình Dạy-Học trong mỗi giờ lên lớp, người giáo viên (GV) cần biết linh hoạt lựa chọn những phương pháp và cách thức khác nhau để có những tiết dạy tốt “Tiết dạy tốt trước hết và nhất thiết phải là tiết dạy giúp HS có được những kiến thức chính xác, giúp các em lớn khôn hơn về mặt trí tuệ…”, bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, làm sao để “sau tiết học, HS có thể trình bày thật ngắn gọn thông điệp (nội dung bao trùm) mà nhà văn, nhà thơ muốn trao gửi cho bạn đọc qua tác phẩm” (TS Hà Bình Trị)

Trong các tiết dạy Ngữ văn, có thể khẳng định tiết Ôn tập văn học là tiết khó thực hiện và thường gây lúng túng cho nhiều GV (nhất là GV mới ra trường) Theo chương trình môn Ngữ văn THPT, các tiết Ôn tập có nhiều dạng:

- Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (lớp 10)

- Ôn tập các giai đoạn, thời kỳ văn học (lớp 10, 11, 12)

- Ôn tập văn học nước ngoài (lớp 10, 11, 12)

- Ôn tập chung cuối năm (lớp 10, 11, 12)

“Văn ôn võ luyện”, “Ôn cố tri tân”, lời khuyên bảo của ông cha thật thiết thực biết bao! Không được ôn luyện thì cùng với thời gian và sự tiếp nhận những tri thức mới, HS sẽ quên đi những kiến thức văn học cũ Có thể khẳng định, sự hiểu biết và kỹ năng văn học của HS sắp tốt nghiệp THPT còn non kém Nhiều HS tiếp nhận văn học còn phiến diện không theo hệ thống nên không tự nhìn nhận và đánh giá đúng các tác giả và tác phẩm văn học Do đó, tuy số lượng không nhiều, nhưng không thể phủ nhận sự quan trọng của những tiết ôn tập trong quá trình “lớn khôn về trí tuệ” của HS Trong những tiết ôn tập, GV hướng dẫn HS “ôn” lại những kiến

Trang 2

thức cơ bản của từng giai đoạn, thời kỳ văn học… đã được học Từ đó, tổng hợp, hệ thống hóa những kiến thức theo “những phạm trù lý luận văn học” của từng giai đoạn lịch sử văn học; tập cho HS vận dụng kiến thức chính xác, linh hoạt đáp ứng những yêu cầu cụ thể của những câu hỏi và đề văn Làm sao để tiết ôn tập văn học vừa có được bầu không khí vui tươi, hào hứng, vừa phát huy năng lực tư duy của

HS (phân tích, so sánh, lựa chọn, định hướng…) giúp HS khắc sâu kiến thức văn học và có sự nhìn nhận đúng đắn về những vấn đề cơ bản của giai đoạn, thời kỳ văn học có trong chương trình?

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Những khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy – học tiết Ôn tập văn học

1.1 Đối với học sinh Nhiều HS chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của môn Ngữ văn trong nhà trường – môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học, nó “rất cần thiết cho sự lớn khôn tinh thần cùa các em” (Đỗ Kim Hồi) Số lượng HS yêu thích môn Ngữ văn không nhiều, đa số HS cảm thấy gò bó, chán ngán khi học văn

Do thị hiếu, nhu cầu thi cử (nhà giáo Văn Tâm gọi đó là “tâm lý thời đại”), các em thường chú trọng đầu tư cho các môn khoa học tự nhiên hơn là môn khoa học xã hội Thái độ, phương châm học tập của HS cũng thay đổi theo hướng “thi gì học nấy”, thi thế nào học thế ấy” Vì vậy trong quá trình học tập, HS sa vào lối học vẹt, học sao chép, học tủ, lười suy nghĩ, sáng tạo,… Không ít HS tỏ ra thờ ơ với sự ôn tập, không có nhu cầu tự thân bộc lộ những cảm nhận, suy nghĩ trong tiết ôn tập Như thế, thực tế giờ ôn tập vừa không giúp HS “biết mới” khi ôn cái cũ, vừa dễ trở thành tẻ nhạt, vô bổ TS Hà Bình Trị có nhận định: “Điều đáng nói nhất là không ít

em tuy được vào lớp 10 nhưng thực chất còn nhiều yếu kém, chưa đủ trình độ tiếp thu chương trình THPT” Có thể nhận thấy sự yếu kém của HS vùng sâu, vùng xa qua năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, năng lực nắm vững kiến thức, năng

Trang 3

lực tạo văn bản theo yêu cầu,… Tinh thần, thái độ và năng lực còn nhiều yếu kém của HS cùng với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là một trong những khó khăn cơ bản chi phối phương pháp ôn tập của GV

1.2 Đối với giáo viên Việc chuẩn bị giáo án cho tiết ôn tập văn học phù hợp với các đối tượng HS trong thời gian hạn hẹp, đòi hỏi GV cần có sự tận tâm, sự định hướng, cân nhắc cẩn trọng, bên cạnh đó là sự hổ trợ của các phương tiện thiết bị dạy học Thế nhưng, sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo cho những tiết ôn tập rất ít và hiếm hoi Sách giáo viên là một trong những loại sách tham khảo tin cẩn vì được Hội đồng các nhà khoa học, giáo dục biên soạn công phu Thế nhưng, vẫn có những bài hướng dẫn ôn tập chỉ định hướng chung chung, thậm chí có những tiết không có định hướng, hướng dẫn (tiết 37, 91 – 92 ở lớp 10) Trong thực tế, dường như không có GV đăng ký thao giảng hoặc cho dự giờ những tiết ôn tập Có thể khẳng định, rất nhiều GV và bản thân tôi đã lúng túng khi soạn giảng và lên lớp trong tiết ôn tập Trăn trở trước những khó khăn và hiệu quả của những tiết ôn tập, sau nhiều năm tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp và tự đúc rút kinh nghiệm, tôi đã có những biện pháp nhằm đạt hiệu quả trong tiết ôn tập như sau:

2 Những biện pháp khắc phục khó khăn

2.1 Xác định đúng yêu cầu của tiết ôn tập, lập kế hoạch và gia công chuẩn bị

Theo phân phối chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12, các tiết ôn tập văn học thường được quy định thực hiện trên lớp là 1 hoặc 2 tiết Trong thời gian hạn hẹp, phải khái quát và hệ thống dung lượng lớn kiến thức của một bộ phận văn học, một thời kỳ, mội giai đoạn văn học Điều đó đòi hỏi người GV không những phải có trình độ chuyên môn vững vàng mà còn có khả năng linh hoạt xử trí các vấn đề và nghệ thuật dẫn dắt HS khéo léo Vì vậy, nếu không chủ động chuẩn bị, lập kế hoạch thì tiết ôn tập vừa không hiệu quả, vừa tốn thời gian và có khi lại đẩy

HS vào sự chán nản, thờ ơ với những tiết ôn tập, với giờ văn

Trang 4

Nhận thức rõ vai trò, tác dụng của tiết ôn tập, tôi thường trăn trở suy nghĩ để lập ra những kế hoạch ôn tập có tính khả thi và hiệu quả Công việc đầu tiên là nắm vững toàn bộ nội dung ôn tập, xác định đúng yêu cầu của tiết ôn tập, định ra mức độ ôn và tập những đơn vị kiến thức cụ thể, chú ý tính vừa sức và điều tiết nội dung để tránh sự nhàm chán vì phải lặp lại Sau đó lập kế hoạch cho sự chuẩn bị và quy trình lên lớp Ví dụ:

Kế hoạch ôn tập văn học của tiết 91 – 92 ở lớp 10

1/ Giáo viên

* Định ra yêu cầu của tiết ôn tập:

- Ôn: Hệ thống lại các giai đoạn trong thời kỳ văn học với những đặc điểm lớn, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu Ôn những khái niệm văn học, những nét giá trị tiêu biểu của hiện tượng văn học: Hào khí Đông A, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo,…

- Nâng cao: Một số nhận định khái quát chung cho thời kỳ văn học, cho bộ phận văn học Lập biểu đồ theo dõi quá trình vận động và phát triển của văn học viết thời trung đại

- Tập: Vận dụng kiến thức giải quyết nội dung yêu cầu của câu hỏi, đề văn,…

* Định ra những công việc phải chuẩn bị cho tiết ôn tập: Hướng dẫn HS lập biểu đồ, bảng tóm tắt về tác giả, tác phẩm, thời gian sáng tác, nội dung cơ bản, hình thức thể loại; viết lên giấy phim trong nội dung cần chiếu đèn, kiểm tra máy đèn chiếu (overhead),…

2/ Học sinh

* Lập bảng tóm tắt theo hướng dẫn của GV

* Chuẩn bị cho bài thuyết trình: Nội dung: Hai chủ đề lớn, hai nguồn cảm hứng trữ tình lớn nhất của văn học thời trung đại

(GV hướng dẫn cho ba đối tượng HS, sẽ lấy điểm những bài hay)

3/ Quy trình lên lớp

Trang 5

- Ổn định lớp: Sĩ số, chỗ ngồi, thử máy đèn chiếu qua đầu (3 phút)

- Giới thiệu nội dung ôn tập (2 phút)

- Ôn lại các giai đoạn văn học của thời kỳ văn học trung đại, các đặc điểm lớn về nội dung và hình thức nghệ thuật của từng giai đoạn, thời kỳ (20 phút) // Dùng máy chiếu qua đầu phóng to những kiến thức cần nhớ sau khi sữa chữa, uốn nắn những sai sót của HS, cho điểm những HS phát biểu đúng và hay (10 phút)

- Chiếu hoặc trình bày các biểu đồ vận động và phát triển của văn học viết thời kỳ trung đại; HS chú thích hoặc thuyết giảng cho biểu đồ; nhấn mạnh những vấn đề lớn chi phối sự vận động và phát triển của văn học trung đại, những khái niệm, những nhận định chung cần ghi nhớ (25 phút)

- HS yếu, trung bình, khá giỏi thuyết trình (15 phút); HS góp ý bản thuyết trình, GV nhận xét, đánh giá (10 phút)

- Tổng hợp nội dung ôn tập; nhận xét, khen thưởng (5 phút)

Những bài học rút ra từ biện pháp (2.1.)

Biện pháp 2.1 khai thác và cụ thể hóa một trong các bước của quy trình lên lớp Tuy có mất thời gian đôi chút, nhưng rõ ràng việc lập kế hoạch và chuẩn bị tốt cho giờ ôn tập đã hình thành niềm tin và bản lĩnh sư phạm cho GV, đồng thời giúp HS có định hướng tốt hơn về mục đích yêu cầu của những giờ ôn tập Từ đó khắc phục được tình trạng ôn và tập qua loa, chiếu lệ của cả GV và HS

Khi thực hiện, đôi khi một vài khâu trong kế hoạch bị phá vỡ vì những tình huống bất ngờ nảy sinh Mỗi lớp học thường có “sinh khí” học tập riêng, có lớp HS tích cực tham gia phát biểu, tranh luận, có lớp HS yếu kém nhiều nên thường có “thời gian chết”,… Những lúc ấy, chỉ có sự thấu hiểu nội dung bài ôn tập theo kế hoạch đề ra cùng với những kinh nghiệm của bản thân thì GV mới thực hiện tốt yêu cầu của tiết ôn tập “Cái chân xác duy nhất của giáo dục: ấy là sự kinh nghiệm” (Tolstoi)

2.2 Mô hình hóa nội dung ôn tập, sử dụng máy đèn chiếu, máy chiếu qua đầu (overhead)

Trang 6

Thay đổi hình thức hoạt động học tập của HS, khắc phục tâm trạng mệt mỏi, thụ động và gây những ấn tượng mới trong giờ ôn tập văn học… đó là điều GV nào cũng nghĩ đến Để đạt được điều đó, theo tôi, có thể tận dụng khai thác những tính năng của các phương tiện, dụng cụ học tập có sẵn như: phim ảnh có liên quan đến nội dung ôn tập Những bảng tóm tắt, các mô hình, biểu đồ của nội dung ôn tập do GV và HS tự làm… Có thể chép lên giấy phim trong rồi chiếu lên màm ảnh vừa thu hút sự chú ý của HS, vừa đỡ tốn thời gian ghi bảng của GV Những hình ảnh cụ thể từ trực quan sinh động sẽ là những biểu tượng của tưởng tượng, tác động đến khả năng tư duy, đến kiến thức lưu trữ của HS, giúp HS càng khắc sâu tri thức văn học Từ đó, các em có cơ sở để tự tin bộc lộ những cảm nhận, suy nghĩ của mình

Ví dụ 1: Trong nhận thức của HS về văn học các giai đoạn, thời kỳ, nhiều HS còn nhầm lẫn giữa lịch sử với văn học sử, đánh đồng mốc thời gian lịch sử và mốc thời gian văn học Vì vậy, trong quá trình ôn tập, GV nên khéo léo giúp

HS nhận ra sự khác nhau của hai khái niệm Ta vẫn biết đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học là các sự kiện văn học, những tác phẩm, tác giả, thể loại văn học, xu hướng trong giai đoạn văn học, những quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng văn học,… Những mốc lớn của lịch sử văn học là mốc thời gian ghi nhận sự thay đổi to lớn về nội dung và hình thức nghệ thuật của nền văn học Đối tượung của lịch sử là mọi hiện tượng và sự kiện của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, quân sự, chính ntrị và văn học Khi nhắc đến lịch sử văn học là nhắc đến những sự kiện xã hội trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học Thế nhưng, để HS tự nhận ra sự khác nhau trên, GV có thể dùng đồ thị minh họa quá trình vận động của chế độ phong kiến và quá trình vận động, phát triển của văn học Khi chuẩn bị cho kế hoạch giờ ôn tập, GV vẽ đồ thi lên bảng giấy cứng hoặc giấy phim trong dùng cho máy đèn chiếu qua đầu (overhead) Khi ôn tập, GV treo bảng hoặc chiếu đèn Dựa vào hình ảnh của đồ thị, GV gọi HS nêu những sự kiện trong những mốc thời gian đặc biệt trên đồ thị đã ảnh hưởng đến sự thay đổi

Trang 7

hình dáng đồ thị Từ đó, các em thấy được rõ ràng văn học và lịch sử có sự vận động và phát triển theo con đường riêng, không thể đánh đồng thời gian lịch sử và thời gian văn học sử Ta có thể biểu diễn đồ thị như sau:

Đỉnh cao _

Phát triển _

Khôi phục _

Khủng hoảng _

Suy sụp _

I I I I I I I I I I

X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX

Chú thích:

- Đồ thị màu đen: Sự vận động của chế độ phong kiến thế kỷ X đến XIX

- Đồ thị màu xanh: Sự vận động của văn học viết thế kỷ X đến XIX

Ví dụ 2: Để HS thấy được sự quan hệ và sự kế thừa của các giai đoạn, thời kỳ văn học; thấy được những tư tưởng chi phối những đặc điểm lớn về nội dung và hình thức nghệ thuãt của các giai đoạn, thời kỳ văn học; và nhận thức được ý nghĩa, giá trị của từng giai đoạn, thời kỳ văn học đối với nền văn học và đời sống con người… GV có thể dùng sơ đồ hệ thống các vấn đề bao trùm, sau đó viết trên bảng giấy cứng hoặc giấy phim trong Đầu tiên, sơ đồ chỉ là cái sườn ý bao quát Sau khi GV dẫn dắt HS tìm hiểu và khám phá những nội dung, những khái niệm ẩn

Trang 8

chứa bằng hệ thống câu hỏi, cái sườn ấy sẽ nẩy nở thêm nhiều ý và hoàn chỉnh Qua đó, giúp HS vừa tự nhận thức, vừa khắc sâu kiến thức

Hiện tượng Hiện tượng

khuynhhướng VH khuynh hướng VH Tác giả tiêu biểu Tác giả tiêu biểu

Tác phẩm tiêu biểu Tác phẩm tiêu biểu

Hiện tượng Hiện tượng

khuynh hướng VH khuynh hướng VH Tác giả tiêu biểu Tác giả tiêu biểu

Tác phẩm tiêu biểu Tác phẩm tiêu biểu

Hiện tượng Hiện tượng

khuynhhướng VH khuynh hướng VH Tác giả tiêu biểu Tác giả tiêu biểu

Tác phẩm tiêu biểu Tác phẩm tiêu biểu

Điều kiện lịch sử

Truyền thống dân tộc (Trí tuệ, tâm hồn)

VH thời kỳ từ

sau CM Tháng 8 đến nay

VH thời kỳ từ

đầu thế kỷ XX đến Tháng Tám 1945

VH thời kỳ từ

đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX

Cảm hứng

yêu nước

chủ đề lớn

Cảm hứng Nhân đạo chủ đề lớn

Trang 9

Như vậy, biện pháp sử dụng mô hình và đèn chiếu vừa thu hút sự chú ý của HS, vừa tận dụng được thời gian ôn tập trên lớp và có thể dùng cho nhiều lớp khác nhau Tuy lúc đầu thực hiên, đôi khi GV còn lúng túng vì chưa quen thao tác, nhưng nếu cố gắng, những tiết ôn tập ngữ văn sẽ có thêm không khí mới và đạt hiệu quả hơn

2.3 Hướng dẫn HS thuyết trình, đối thoại

Rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS là một trong những nhiệm vụ của người GV ngữ văn Lâu nay, việc rèn luyện kỹ năng nói cho HS trong những giờ ngữ văn thường bị xem nhẹ Do đó, nhiều HS viết được nhưng thường lúng túng, mất bình tĩnh “nói không nên lời” Để tạo điều kiện cho HS được rèn luyện kỹ năng nói, diễn tả những suy nghĩ của mình một cách trung thành, chặt chẽ, chính xác, GV cần đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề thật khoa học và hướng dẫn HS thuyết trình, đối thoại Có thể thực hiện biện pháp này trong những giờ ôn tập ngữ văn

Nội dung thuyết trình, đối thoại có thể là những vấn đề kiến thức, lý luận đơn giản, những đặc điểm nổi bật của nhóm tác phẩm có chung đề tài hoặc nội dung của lời nhận định khái quát trong giai đoạn, thời kỳ văn học,…

Để hoạt động thuyết trình có hiệu quả, GV cần chú ý chọn ra những câu hỏi có nội dung phù hợp với trình độ của HS và kiến thức trọng tâm cần ôn tập Ví dụ: “Hai chủ đề, hai nguồn cảm hứng trữ tình lớn nhất của văn học VN thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là gì? Hãy trình bày những hiểu biết của em về hai chủ đề đó” Hoặc “Bằng những kiến thức đã học em hãy thuyết minh hình ảnh đồ thị,

sơ đồ tóm tắt… để các bạn cùng hiểu như em” … Thời gian thuyết trình dành cho mỗi HS thường là từ 5 đến 7 phút Thời gian chuẩn bị trước là một tuần, GV nên định hướng, hướng dẫn cho HS chuẩn bị Cần gọi cả ba đối tượng HS yếu, trung bình, khá giỏi thuyết trình để HS có sự so sánh, trao đổi ý kiến, tranh luận GV là người tổ chức, điều khiển quá trình thuyết trình, đối thoại, nhưng cũng là trọng tài phân xử khi lớp xuất hiện độ “vênh” về chuẩn kiến thức Cuối giờ thuyết trình, GV

Trang 10

nhận xét, động viên khen thưởng (viên kẹo, món quà nhỏ dễ thương, cho điểm,…), giúp HS vui vẻ, hứng thú và có ấn tượng tốt về giờ thuyết trình

Đánh giá trình độ, năng lực cảm thụ văn học của HS không chỉ căn cứ vào bài làm văn định kỳ mà còn dực trên mức độ tích cực, chủ động của HS khi tham gia phát biểu (đánh giá thường xuyên), thuyết trình (đánh giá uốn nắn) Điều này đòi hỏi GV không những phải có tri thức, khả năng phân tích, lý giải và đánh giá các hiện tượng văn học mà còn có cả khả năng quan sát nhìn thấu ở HS những cảm xúc ần kín đồng thời phản ứng nhạy bén trước những biểu hiện tản mạn, lệch lạc trong cảm thụ và tư duy của HS Tuy tốn thời gian đầu tư, chuẩn bị và cần sự nhiệt tình, tận tâm của GV, nhưng nhìn chung biện pháp 2.3 đã phát huy tính tích cực chủ động, năng lực sáng tạo của HS trong diễn đạt, phát ngôn và góp phần xóa

đi những ấn tượng về sự tẻ nhạt, nhàm chán trong giờ ôn tập văn học

2.4 Cho bài tập vận dụng

Sau khi trực tiếp hướng dẫn và uốn nắn HS trong giờ ôn tập trên lớp,

GV cần cho thêm những bài tập nhỏ để HS tập vận dụng những kiến thức được ôn tập Nội dung bài tập ấy có thể là:

- Viết lại một vấn đề đã được phát biểu, tranh luận trong giờ ôn tập mà HS cho là tâm đắc nhất

- Tóm tắt lại nội dung và diễn biến giờ ôn tập

- Chọn một tác phẩm đã học, phân tích để làm rõ một đặc điểm lớn về nội dung của giai đoạn văn học

- Cho một đề bài làm văn giải quyết nội dung của một lời nhận định khái quát

HS làm bài tập ở nhà, GV chấm lấy điểm thay cho bài kiểm tra Những bài tập trên có tác dụng củng cố lại những kiến thức đã ôn tập, tạo điều kiện để HS biến kiến thức được tiếp thu thành công tạo nên món ăn bồi dưỡng cho tâm hồn và “sự lớn khôn tinh thần” của HS

Ngày đăng: 26/11/2014, 19:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w