Nhiệm vụ, giải pháp:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 70)

3.2.3.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch.

Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2015-2030:

Xây dựng các quy hoạch chi tíêt thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, tầm nhìn năm 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2007. Sau khi hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết (giai đoạn 2010- 2015) sẽ tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2015-2030.

65

- Quy hoạch các khu du lịch, các điểm du lịch. Hoàn thiện quy hoạch các khu du lịch lớn của tỉnh như Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vân Long, Kênh Gà-Vân Trình, Hồ Đồng Chương, Cố đô Hoa Lư, Thung Nắng, Hang Bụt.

- Quy hoạch vùng núi đá vôi phục vụ du lịch: Xác định ranh giới quy hoạch và tiếp tục quản lý chặt chẽ quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, đặc biệt là vùng nguyên liệu cho các nhà máy xi măng và các vùng du lịch.

- Quy hoạch hệ thống giao thông phục vụ du lịch nằm trong quy hoạch tổng thể giao thông Ninh Bình đã được Bộ Giao thông – Vận tải thoả thuận (bao gồm hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, vị trí xây dựng sân bay taxi và nhà ga đường sắt khi có đường sắt cao tốc qua Ninh Bình).

- Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú giai đoạn 2015-2030.

- Các quy hoạch chuyên ngành du lịch khác (quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch, hệ thống thương mại phục vụ du lịch như các siêu thị, nhà hàng, điểm mua sắm…hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn…).

- Quy định các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, hoa quả và thực phẩm phục vụ du lịch.

Căn cứ vào các quy hoạch được phê duyệt, các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp theo chức năng nhiệm vụ của mình đề ra các kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện quy hoạch cho từng giai đoạn, quản lý chặt chẽ quy hoạch du lịch đã phê duyệt.

66

Định hướng chính sách sản phẩm du lịch của Ninh Bình là du lịch sinh thái (tập trung vào các khu hang động xuyên thuỷ như Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu vực Vườn Quốc gia Cúc hương…) và du lịch văn hoá-tâm linh (Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, nhà thờ đá hát Diệm, các di tích lịch sử văn hoá thời Đinh – Tiền Lê – Lý, phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn…). Đầu tư phát triển mạnh các loại hình du lịch Ninh Bình có thế mạnh như du lịch cuối tuần, du lịch trên sông, du lịch hồ ven núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo. Từ năm 2015, phấn đấu đẩy mạnh loại hình du lịch chơi golf, du lịch mua sắm, trước hết là từ sản phẩm của hệ thống làng nghề. Cần tập trung vào các nhiệm vụ dưới đây:

Ưu tiên xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3-5 sao. Khuyến khích thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này để đến năm 2015, toàn tỉnh tăng thêm (so với năm 2008) 20 khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3-5 sao với 2500 phòng. Hạn chế việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở lưu trú dưới 3 sao ở thành phố Ninh Bình.

Tập trung hoàn thành, nâng cấp và khai thác hợp lý các khu du lịch trọng điểm, đặc biệt là khu du lịc Tràng An, chùa Bái Đính, khu Tam Cốc-Bích Động, hu đất ngập nước Vân Long, Khu Kênh Gà-Vân Trình, Khu Hồ Đồng Chương, Cố đô Hoa Lư, khu nghỉ dưỡng gần Vườn Quốc gia Cúc hương, ven biển Kim Sơn…Nghiên cứu xây dựng các tuyến giao thông kết nối các khu du lịch này.

Hoàn thành việc bảo tồn, tôn tạo và nạo vét sông Sào Khê, xây dựng tuyến du lịch trên sông Sào hê, đặc biệt là đoạn từ Cố đô Hoa Lư đến Thành phố Ninh Bình; phát triển du lịch ban đêm trên sông. Nghiên cứu chương trình du lịch trên sông Đáy, sông Hoàng Long và kết nối các chương trình du lịch trên sông.

 Nghiên cứu và có kế hoạch đầu tư phát triển du lịch vùng ven biển Kim Sơn gắn với vùng Giao Thuỷ (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) là vùng lõi

67

khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc đồng bằng sông Hồng đã được UNESCO công nhận.

Đầu tư phát triển các sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch, trước mắt tập trung vào các làng nghề truyền thống đã được công nhận. Ưu tiên đầu tư cho các làng nghề nổi tiếng, gần các khu, điểm du lịch, sản xuất các sản phẩm thủ công, như đá mỹ nghệ, thêu ren, cói, mộc, mây tre đan. Nghiên cứu dự án trồng, phát triển cây thuốc nam tại làng Sinh Dược (Gia Sinh, Gia Viễn) kết hợp chữa bệnh và dịch vụ du lịch. Phát triển làng nghề nấu rượu im Sơn, đưa rượu im Sơn trở thành thương hiệu hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Quy hoạch xây dựng các siêu thị, các điểm mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ. Chú trọng khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể như các lễ hội dân gian, hát chèo, hát xẩm, ca trù, các làn điệu dân ca và rối nước…

Đầu tư hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Có giải pháp khôi phục và khuyến khích phát triển các món ăn truyền thống của Ninh Bình như thịt dê, cơm cháy, cá rô Tổng Trường, cá tràu tiến vua, miến lươn và các món ăn cung đình còn lưu giữ trong khu vực Cố đô Hoa Lư…Có kế hoạch và giải pháp cụ thể để triển khai đề án bảo tồn và phát triển đàn dê bản địa nhằm tạo nguồn thực phẩm đặc trưng của địa phương phục vụ khách du lịch.

Nâng cấp, phát triển hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch trước hết là các ngành liên quan trực tiếp đến phục vụ khách du lịch như điện, nước (đặc biệt là hệ thống cung cấp nước sạch cho các khách sạn cao cấp đang xây dựng), bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, y tế, nghiên cứu thành lập khoa Quốc tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh… hát triển và nâng cao dịch vụ vận tải, chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông (đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không khi có điều kiện). Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động lữ hành và vận chuyển hành khách. Thu hút đầu tư xây dựng các khu ẩm thực cao

68

cấp, các siêu thị, các trung tâm hội nghị, triển lãm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống…

Nghiên cứu thiết kế hệ thống nhà mẫu theo phong cách những ngôi nhà tiêu biểu của Đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là những ngôi nhà đẹp điển hình của làng quê Ninh Bình, cung cấp thiết kế miễn phí, hướng dẫn xây dựng đối với dân cư đang sinh sống trong các khu du lịch chính, như Tràng An, Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc-Bích Động... và các khu tái định cư, nhằm tạo cảnh quan cho khu du lịch, tạo tiền đề phát triển loại hình du lịch ở nhà dân, đưa loại hình du lịch này trở thành phổ biến.

Tập trung giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho dân cư, xây dựng chính sách hỗ trợ đất ở, vay vốn ưu đãi để giúp người dân vùng tái định cư xây dựng nhà ở theo mẫu, từng bước hình thành các làng tái định cư theo hướng làng du lịch sinh thái - văn minh, nhằm nâng dần chất lượng cuộc sống của nhân dân và phát triển du lịch. Năm 2009, triển khai thí điểm đối với khu tái định cư của huyện Gia Viễn.

Nghiên cấm xây dựng không phép trong các khu du lịch, điểm du lịch đã quy hoạch. Việc cấp phép xây dựng mới nhà ở của nhân dân trong các khu du lịch đã được quy hoạch, các vùng dự án du lịch đã phê duyệt phải có ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình không thực hiện việc giải phóng mặt bằng trong các dự án du lịch. Đồng thời nghiêm cấm việc vi phạm hệ thống công trình quốc phòng đã được quy hoạch và xây dựng.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong đó có Quảng trường, Tượng đài vua Đinh và hội trường 1200 ghế ngồi. Yêu cầu đảm bảo đúng tiến độ xây dựng những dự án du lịch đang triển khai như sân golf 54 lỗ, các khách sạn cao cấp, các công

69

trình tu bổ, tôn tạo, khảo cổ tại các di tích lịch sử, văn hoá và đề xuất những dự án mới.

Xây dựng Thành phố Ninh Bình trở thành Thành phố du lịch. Có kế hoạch di dời và không xây dựng mới các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm trong thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.3.Huy động các nguồn lực

Huy động các nguồn lực về tài chính, các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, kêu gọi đầu tư, ưu đãi đầu tư; tranh thủ nguồn bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu từ Trung ương; hàng năm dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho phát triển du lịch.

3.2.3.4. ăng cường công tác quản ý Nh nước về du lịch.

Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác phối hợp giữa cấp và ngành trong phát triển du lịch. Kiện toàn và củng cố, tiến tới xây dựng mô hình quản lý thích hợp tại các khu du lịch lớn như Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc-Bích Động, Cố đô Hoa Lư, Vân Long, Linh Cốc-Hải Nham, hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng...theo hướng đấu thầu. Thành lập Ban quản lý hoặc doanh nghiệp cổ phần, có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Hướng dẫn tiến hành bổ sung, xây dựng các hương ước, quy ước ở khu dân cư về tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.

Xây dựng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là phí danh lam thắng cảnh và giá vé đò tại các khu du lịch như Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vân long, Linh Cốc-Hải Nham, Thạch Bích-Thung Nắng...

70

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các điểm nhạy cảm gần các khu, điểm du lịch và các tuyến giao thông. Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường tại các khu du lịch trọng điểm. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, làm tốt công tác xử lý rác thải trên mặt đất, mặt nước tại các khu, điểm du lịch.

Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ hệ thống núi đá vôi, hang động, nhũ đá và các loài động vật hoang dã.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng thanh tra, kiểm tra để gây phiền hà cho doanh nghiệp và du khách. Nghiên cứu thành lập đường dây nóng xử lý các ý kiến phản ánh, thắc mắc của khách du lịch. Nghiên cứu thành lập trạm công an cụm xã tại các điểm du lịch lớn như chùa Bái Đính, Tam Cốc-Bích Động... Xây dựng phương án tổ chức lực lượng đảm bảo trật tự công cộng tại các điểm du lịch.

Triển khai công tác điều tra cơ bản về du lịch, xây dựng phương án thống kê du lịch phù hợp với yêu cầu của tỉnh và phù hợp với Luật Du lịch.

Thành lập Hiệp hội Du lịch Ninh Bình hoặc các Hiệp hội nghề về du lịch như Hiệp hội cơ sở lưu trú, Hiệp hội Lữ hành, Hiệp hội Hướng dẫn viên, Hiệp hội đầu bếp.

3.2.3.5. Phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch.

Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chiến lược quảng bá phù hợp cho du lịch Ninh Bình. Đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác quảng bá. Trước hết

71

cần xác định đúng các thị trường trọng điểm nước ngoài để quảng bá cho phù hợp (tập trung vào các thị trường Pháp và Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và Newzeland, Đông bắc Á). Tổ chức các hoạt động liên kết và tập trung quảng bá vào 2 trung tâm phân phối khách lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường quốc tế, tham dự các hội chợ, các chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.

Hàng năm có kế hoạch mời các phóng viên về du lịch, các hãng hàng không, các chủ hãng du lịch lớn trong nước và quốc tế tới khảo sát, tuyên truyền về các sản phẩm du lịch của Ninh Bình.

Tăng cường công tác xúc tiến du lịch. Trước hết tổ chức một điểm cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch tại trung tâm Thành phố Ninh Bình hoặc tại Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động. Nâng cấp trang web du lịch Ninh Bình. Tổ chức các cuộc thi ảnh, thi sáng tác các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học nghệ thuật...giới thiệu về các điểm, khu du lịch của Ninh Bình, lựa chọn các tác phẩm đặc sắc để xây dựng hệ thống các ấn phẩm quảng bá hấp dẫn cho du lịch như bản đồ, tập gấp, ảnh, sách hướng dẫn, sách dư địa chí, phim tài liệu, phim truyện và các quà tặng đặc trưng về miền đất Ninh Bình. Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, quảng bá về du lịch Ninh Bình, tiến tới phủ sóng qua vệ tinh để quảng bá rộng rãi ở trong nước và quốc tế.

Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin dữ liệu liên quan đến đầu tư phát triển du lịch, tăng cường chức năng tư vấn, đầu tư du lịch để hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện quy trình thủ tục đơn giản, hiệu quả.

72

Tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong ngành du lịch để xác định nhu cầu đào tạo, chú trọng nguồn nhân lực trực tiếp nhằm chuyển đổi mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực du lịch. Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức lao động của ngành du lịch xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch giai đoạn 2010-2015, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020.

Chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và những người dân làm du lịch. Tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với các đối tượng quản lý và ngành nghề mang tính đặc thù như sơ cấp cứu y tế, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy.

Trước mắt làm tốt công tác liên kết trong đào tạo, tập trung vào các lĩnh vực: lễ tân, buồng, bàn, bar, kỹ thuật chế biến món ăn, thuyết minh viên, bán hàng, chụp ảnh, vận chuyển khách. Giai đoạn đầu có thể lựa chọn cả phương pháp đào tạo ngắn hạn như "cầm tay chỉ việc" để khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực trước mắt. Giai đoạn từ 2015 trở đi, đầu tư đào tạo về quản lý lữ hành và hướng dẫn viên.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các lớp năng khiếu văn hoá nghệ thuật, nhất là các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Trước mắt nghiên cứu thành lập hoa Văn hoá quần chúng tại Đại học Hoa Lư.

Khuyết khích các doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chuyên môn của

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 70)