Lao động và giải quyết việc làm trong du lịch

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 60)

Theo số liệu của Sở Lao Động – Thương Binh- Xã Hội tỉnhNinh Bình, nguồn lao động trực tiếp của ngành Du lịch năm 2011 có khoảng 3.500 người, năm 2012 có khoảng 3.670 người trong đó đại học và trên đại học là 170 người, cao đẳng và trung cấp là 900 người,còn lại là lao động khác và số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ là 71 người. Số lượng lao động trên một phòng khách như sau:

Số lượng lao động như vậy chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trong ngành dịch vụ thương mại. Nguồn nhân lực nhỏ như vậy nên chưa đáp ứng được cho

55

yêu cầu hiện tại, lao động có trình độ ngoại ngữ vẫn còn thiếu và tỷ lệ lao động chưa hợp lý giữa cán bộ quản lý du lịch và nhân viên phục vụ du lịch có tay nghề cao. Vì vậy vấn đề tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực đang là mối quan tâm của tỉnh Ninh Bình. Ngoài lực lượng lao động trên còn một lực lượng gián tiếp phục vụ ngành du lịch và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển du lịch như: Các dịch vụ bán hàng rong, bán quà lưu niệm tại các khu du lịch, bán đồ lễ chùa ở các chùa truyền thuộc khu du lịch cúa tỉnh Ninh Bình… Nguồn lao động này có thể xem là gián tiếp phục vụ du lịch, tuy nhiên tỉnh Ninh Bình vẫn chưa có số liệu thống kê cũng như chưa có quy hoạch cụ thể đối với nguồn lao động này.

Ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình năm 2012 đã thu hút được 17.700 lao động trong đó lao động trực tiếp là 5.900 . Phấn đấu đến năm 2020 ngành du lịch sẽ có 26.100 lao động và dự tính có 6.700 lao động trực tiếp. Với sự phát triển của ngành du lịch Ninh Bình đã góp phần giải quyết phần lớn việc làm trong toàn tỉnh.

2.2.5. Hiện trạng đầu tư v o du ịch

Trong những năm gần đây nhận thức của các ngành, các cấp và của nhân dân về phát triển du lịch đã được cải thiện. Nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch đem lại cho các ngành kinh tế khác là hết sức to lớn và r nét hơn. Nó không chỉ là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo mà còn có sức lan toả hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Nhận thức rõ vai trò to lớn nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch mang lại, các cấp chính quyền địa phương có nguồn tài nguyên du lịch đều chọn hướng lấy du lịch làm ngành mũi nhọn cho địa phương mình. Ngoài lợi ích về kinh tế, ngành Du lịch còn mang lại cho nhân dân nhiều lợi ích khác về mặt xã hội như: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,

56

hạ tầng được đầu tư, bảo vệ được cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hoá bản địa… Chính vì thế, thời gian qua, các cấp chính quyền của thành phố đã rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển du lịch thành một động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác.

Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình chủ yếu đầu tư cho việc bảo tồn các di sản văn hoá và cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ du lịch. Việc xây dựng các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch chủ yếu là do tư nhân và các doanh nghiệp đầu tư, tỉnh Ninh Bình chỉ đầu tư xây dựng, nâng cấp một số khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao 2 sao …Các công trình vui chơi giải trí cũng được xây, khu thành phố mới, quốc lộ 1A, 10... cả những dự án nâng cấp các cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển du lịch đều được bổ sung ngân quỹ. Công tác đầu tư mạnh nhưng việc đầu tư còn chồng chéo, một số ngành đầu tư nhưng lại ảnh hưởng đến cảnh quan, du lịch sinh thái. Nhận thức về du lịch còn có những bất cập nhất định, chưa có cơ chế chính sách hợp l thu hút đầu tư.

2.2.6. Công tác marketing xúc tiến du lịch

Trong thời gian qua các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở Ninh Bình cũng đã chú trọng và có nhiều nỗ lực trong công tác Marketing và quảng bá du lịch của tỉnh như tổ chức các đợt hội thảo, làm việc với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh bạn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tuyên truyền các chính sách của tỉnh, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngành du lịch tuyên truyền những tiềm năng thế mạnh, cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh, thu hút đông đảo lượng khách đến tham qua và các đối tác hợp tác kinh doanh; Đã có băng đĩa hình giới thiệu về các sản phẩm du lịch, chương tình du lịch, làm biển quảng cáo du lịch đặt ở các khu du lịch, phối hợp với Tổng cụ Du lịch Quảng

57

cáo cho hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua ấn phẩm như anô, áp phích tại các điểm du lịch. Có thể nói hoạt động Marketing đã góp phần xây dựng và tuyên truyền hình ảnh tốt đẹp về du lịch tỉnh Ninh Bình.

Tuy nhiên còn nhiều hạn chế do kinh phí cấp cho hoạt động này còn quá ít, chưa có các trung tâm thông tin về du lịch, văn phòng du lịch, địa diện cho du lịch ở các tỉnh bạn, chưa xây dựng trang Web về du lịch Ninh Bình hay có những cuốn sách ảnh du lịch gửi đi quảng cáo trong, ngoài nước... Marketing là công việc tốn kém nhưng lại rất khó đánh giá hiệu quả, nó đóng vai trò quan trọng bởi công tác Marketing không đơn thuần là của nhà kinh doanh mà là của toàn ngành du lịch. Do vậy bằng công tác này ngành du lịch Ninh Bình cần chiếm lĩnh thị trường với một chiến lược đầy đủ, chặt chẽ nhằm đưa đến sự tiếp xúc thông tin toàn xã hội từ đó mà từng bước khẳng định mình, khẳng định ngành Du lịch Ninh Bình đổi mới trong hiện tại cũng như tương lai sắp tới.

2.2.7. Hiện trạng tổ ch c quản lý hoạt động kinh doanh du lịch 2.2.7.1. Tổ ch c kinh doanh du lịch Ninh Bình hiện nay

Kinh doanh dịch vụ lưu trú

Thực hiện phương châm xây dựng hóa du lịch, trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình quan tâm và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhờ vậy mạng lưới cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Hiện nay trên địa bàn tỉnh hình thành tương đối rõ nét 3 khu du lịch tập trung: thành phố Ninh Bình, khu di tích danh thắng Tràng An- Bái Đính, khu di tích Trường Yên... Tại đây hệ thống cơ sở kinh doanh lưu trú phát triển khá đa dạng về qui mô, chất lượng và loại hình (khách sạn, nhà nghỉ).

58

Kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách du lịch

Hiện nay Ninh Bình có 17 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch. 18 doanh nghiệp chuyên kinh doanh lữ hành và 16 điểm dừng chân du lịch phục vụ nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm cho du khách trong nước và quốc, góp phần làm tăng lượng khách du lịch từ Ninh Bình tới các vùng miền của đất nước, nhưng chủ yếu là lữ hành nội địa. Nhìn chung còn nhiều hạn chế. Toàn ngành chưa có doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn thiếu và yếu về trình độ nghiệp vụ. Hiện nay ngành Du lịch Ninh Bình chỉ có 71 người dược cấp thẻ làm nghề hướng dẫn du lịch nội địa . Việc xây dựng và khai thác các tuyến, chương trình du lịch trong, ngoài tỉnh chưa ổn định dẫn đến hiệu quả từ hoạt động kinh doanh lữ hành còn thấp chưa thu hút được du khách cho các cơ sở lưu trú kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

2.2.7.2. Công tác tổ ch c, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch

Trong những năm gần đây nhận thức và chỉ đạo của các cấp, các ngành về du lịch ở Ninh Bình chưa toàn diện và đồng bộ. Việc xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án tiến hành chậm. Vốn đầu tư vào ngành còn hạn chế. Quản lý du lịch còn nhiều bất cập. Số lượng lao động trong ngành du lịch chưa được đáp ứng, sự phối hợp liên ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Hiện nay tổ chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã được củng cố, kiện toàn nhằm phát huy vai trò nâng cao năng lực, hiệu quả quản l Nhà nước đối với hoạt động Du lịch UBND tỉnh đã ra quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa- thể thao và du lịch thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối ới các hoạt động du lịch trên địa bàn. Tuy nhiên hệ thống quản lý

59

từ tỉnh xuống cơ sở chưa được triển khai đồng bộ tại các huyện trong tỉnh, chưa có sự phân công theo dõi, quản lý chuyên ngành du lịch. Tại một số địa phương có các điểm du lịch, các lễ hội lớn thu hút được nhiều khách tham quan du lịch, tuy đã thành lập các ban quản lý, ban tổ chức, song lực lượng tham gia các ban chủ yếu là bán chuyên trách, kiêm nhiệm nên năng lực quản l , điều hành các hoạt động về du lịch còn hạn chế. Nhiều chính sách quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động du lịch như các quy định về quản l cơ sở lưu trú, hoạt động kinh doanh lữ hành chưa được thực hiện nghiêm túc.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đến thời điểm hiện nay, ngoài một số đơn vị do ngành du lịch quản lý còn lại các doanh nghiệp khác đều do ban, ngành các địa phương trong tính quản l . Điều này ảnh hưởng đến sự thống nhất trong tập trung các hoạt động trong việc đầu tư xây dựng cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực và quy hoạch, kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước về du lịch của tỉnh có nhiều ưu thế về quy mô, vị trí địa điểm, ngành nghề kinh doanh, vẫn phát huy vai trò chủ đạo trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Doanh thu hàng năm có tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, hiệu quả kinh doanh chưa cao, tích lũy chưa đáng kể, bộ máy quản lý doanh nghiệp còn cồng kềnh, phương pháp tổ chức kinh doanh chưa thích ứng với thị trường. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH đặc biệt là có hộ tư nhân kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ, số người ít, bộ máy gọn nhẹ có khả năng thích ứng nhanh nhạy với cơ chế thị trường nhưng lại mang tính tự phát, cạnh tranh quyết liệt và khá nhiều cơ sở, kinh doanh chưa chấp hàng nghiêm chỉnh luật pháp Nhà nước.

Mặt được : Trong những năm gần đây, do sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND, HĐND. Tỉnh Ninh Bình đã điều chỉnh kịp thời những chính sách để hoàn thiện cho phù hợp với tình hình phát triển du lịch trong địa bàn tỉnh, và ban hành những chính sách mới với mục đích phát triển du

60

lịch bền vững. Việc quản lí hoạt động du lịch được nâng cao, ý thức đội ngũ cán bộ được gia tăng, có trách nhiệm đi đôi với cán bộ có trình độ cao.

Mặt chưa được: Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo nhưng trong đội ngũ vẫn còn một số cán bộ chưa tích cực, các hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính chất thời vụ, chưa mang tính chuyên nghiệp, giá cả còn chặt chém, các khu du lịch chưa quản lí đồng bộ đội ngũ của mình…

Giải pháp: xây dựng một cơ chế, chính sách phú hợp với tình hình hiện tại, thắt chặt quản lí các hoạt động, dịch vụ du lịch. Ban hành bảng niêm yết giá các sản phẩm như dịch vụ lưu trú, dịch vụ di chuyển, dịch vụ ăn uống. Phối hợp các sở ban ngành xây dựng quy chế, hình thức sử phạt thích đáng để hạn chế dân dần tiến tới xóa bỏ tình trạng trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.8. Đ ng g p của du lịch thúc đấy phát triển các ngành khác

Với sự phát triển của du lịch toàn tỉnh đang gia tăng cao qua từng năm cùng với mức sống của người dân càng tăng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân cũng được tăng đáng kể. Cùng với lẽ đó nhu cầu mua sắm của khách du lịch cũng gia tăng đáng kể, kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ như quà lưu niệm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải…

61

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020

3.1. Đánh giá kết quả phát triển du lịch trong những năm qua.

Ninh Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, đặc biệt là có vùng núi đá vôi với các hang động xuyên thuỷ và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với những tài nguyên du lịch nhân văn, những di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư được hình thành và lưu giữ hàng nghìn năm. Đó là những lợi thế to lớn để phát triển du lịch.

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2001 đến nay, Du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2001-2008 tăng bình quân 21,4%/năm. Riêng năm 2008, ngành Du lịch đón hơn 1.900.000 lượt khách, trong đó có 584.000 lượt khách quốc tế.

Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít (năm 2008 mới có 23.036 lượt khách, chiếm 3,9% tổng số khách quốc tế đến du lịch tại Ninh Bình); Quản l nhà nước về du lịch đặc biệt là trật tự, vệ sinh môi trường các khu, điểm du lịch còn hạn chế.

62

Nguyên nhân chủ yếu của khuyết điểm trên là do một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đảng viên ở các cấp, các ngành và nhân dân chưa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa có kinh nghiệm, còn thiếu và yếu về chuyên môn và thái độ phục vụ. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa hoàn chỉnh; cơ sở lưu trú còn yếu kém, đến nay toàn tỉnh mới có 103 khách sạn với 1.567 phòng nhưng chưa có khách sạn từ 3 sao trở lên. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa phong phú và thiếu hấp dẫn để thu hút khách; hoạt động kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách chưa được quan tâm đúng mức; quảng bá du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đồng bộ; công tác thống kê và điểu tra cơ bản về du lịch chưa đầy đủ; chưa có quy hoạch chi tiết đi kèm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010, tầm nhìn năm 2015.

3.2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3.2.1. Quan điểm

- Xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân.

- Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển.

- Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 60)