Tài nguyên du lịch Ninh Bình

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 32)

Tài nguyên du lịch Ninh Bình khá phong phú và đa dạng có sức thu hút lớn đối với khách quốc tế. Trong đó đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

1.3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.

Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam, có diện tích tự nhiên không quá rộng lớn nhưng có cảnh quan đa dạng, địa hình phong phú .Là tỉnh có vùng đồng bằng xen lẫn những dãy núi đá vôi tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những cánh đồng lúa tốt tươi, những dòng sông lớn, môi trường tự nhiên khá trong sạch. Nhiều làng quê trù phú mang đậm nét đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du khảo đồng quê, tham quan nghiên cứu khoa học. Các tài nguyên du lịch tự nhiên thường được gắn liền với các tài nguyên du lịch nhân văn. Sự phân biệt sau đây chỉ là tương đối. Tiêu biểu:

Khu du lịch sinh thái Tràng An

hu du lịch sinh thái Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Nơi đây còn được gọi là thành Nam của cố đô Hoa Lư, gồm hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Trong

27

danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.

Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km theo hướng nam, cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An, cách thị xã Tam Điệp 16 km theo hướng bắc qua Tam Cốc, cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Vùng l i Tràng An có diện tích hơn 4.000 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch khu du lịch Tràng An với diện tích 12.000 ha.

Liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - cố đô Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, là đại diện di sản của Việt Nam ứng cử di sản thế giới với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất. Nơi đây được kỳ vọng trở thành một di sản thế giới hỗn hợp với cả 2 tiêu chí văn hóa và thiên nhiên đầu tiên tại Việt Namvà cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

Khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng hật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ hật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi hật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Dự kiến, Đại lễ hật đản Liên hiệp quốc - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính. Chùa nằm ở cửa ng

28

phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.

Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện hật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh.. vẫn đang được tiếp tục xây dựng.

Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long

Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. hu bảo tồn này nằm ở phía đông bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Vân Long được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1998 và hiện là một trọng điểm du lịch của Quốc gia Việt Nam, là nơi sở hữu 2 kỷ lục của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam năm 2010 đó là: “Nơi có số lượng cá thể voọc mông trắng nhiều nhất” và “Nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất”. Năm 1999, nơi đây trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, được ghi trong danh sách các khu bảo vệ đất ngập nước và danh mục hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Hiện tại, Vân Long được chính phủ Hà Lan, Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng qu hiếm Cúc hương hỗ trợ việc bảo tồn các loài thú qu hiếm.

Du lịch khám phá Vân Trình – Kênh Gà

Động Vân Trình là một động lớn có thể xếp vào loại đẹp nhất ở Ninh Bình. Động nằm trong núi M thuộc xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan. Động đã được ngành Du lịch Ninh Bình đưa vào khai thác đón khách theo tour du lịch Kênh Gà – Vân Trình.

29

Động nằm trong một quả núi cao hơn trăm mét. Cửa vào động ở lưng chừng núi, cao khoảng 40 m so với mặt đất. Du khách theo tour du lịch vào thăm động sẽ đi bằng thuyền từ bến sông Hoàng Long. Từ thành phố Ninh Bình có thể đi đến động theo trục đường bê tông từ hồ ỳ Lân đến khu du lịch Tràng An kéo dài.

Diện tích của động Vân Trình rất lớn, khoảng trên 4000 m². Vòm động chỗ cao nhất trên 100 m, sàn động có nhiều vân hoa độc đáo. Sâu vào trong động là giếng Rồng có nước tuôn từ dưới lên. Trong động có nhiều nhũ đá lấp lánh với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau. hông khí trong động tương đối thoáng mát và dễ chịu. Giá trị tâm linh hơn cả ở động Vân Trình là thạch nhũ bằng đá nhô lên hình "của qu " của người đàn ông, nằm đối diện với một lỗ nhỏ gọi là "cửa sinh". Những người hiếm muộn về đường con cái thường sờ tay vào và chui qua cửa đó để cầu may.

Đã có thời gian dài hơn 100 năm cửa động bị vùi lấp (còn gọi là hang Lấp), vì vậy động Vân Trình không có nhiều dấu tích của các danh sĩ để lại nhưng từ năm 2001 được mở và là một điểm đến rất hấp dẫn để các du khách trong và ngoài nước đến thăm quan tìm hiểu.

Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động

Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Hiện nay, Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đang được ứng cử di sản thiên nhiên thế giới.

30

Được khởi công vào năm1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục hêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) - linh mục ở giáo phận hát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm .

Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ hát Diệm gồm các phần: Ao hồ, hương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.

Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Phòng tuyến Tam Điệp

hòng tuyến Tam Điệp là một quần thể các di tích lịch sử ghi dấu cuộc chiến tranh giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Thanh. Quần thể di tích này thuộc khu vực dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình), là ranh giới tự nhiên hiểm yếu ngăn cách hai miền Trung - Bắc.

Thiên nhiên của nền văn hóa lúa nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dường như mật độ các dòng sông, đình, đền, chùa bố cục dày đặc trên toàn tỉnh. Những đình, đền chùa này đều gắn liền với cây đa, bến nước hoặc những bến sông luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng đối với du khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây đa, bến nước, sân đình... đã gần như trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt.

31 Mỏ nước khoáng ở Cúc Phương

Đây là mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khoáng. Nhiệt độ nóng và đã sử dụng chữa bệnh. Cần có nghiên cứu sâu hơn về khu vực này để khai thác vì mỏ nước khoáng này có giá trị về nhiều lĩnh vực.

1.3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 1.3.2.2.1.Các di t ch ịch sử - văn h a

Cố đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở nước ta, thuộc huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích khoảng 400ha.

Ngàn năm trước, Hoa Lư là đế đô nguy nga với núi đồi trùng điệp xung quanh kinh đô như tấm bình phong, sông Hoàng Long và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự. hu thành Hoa Lư có qui mô rộng lớn, có nhiều tuyến liên hoàn. Thành gồm hai khu, khu trong và khu ngoài, thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp và hiểm trở. Mỗi khu gồm nhiều vòng, nhiều tuyến nhỏ.

32

Đến thờ vua Đinh Tiên Hoàng, hiện ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Đền quay hướng Đông, trên khuôn viên rộng khoảng 5 mẫu, được xây dựng vào khoảng thế kỉ 17, lấy núi Mã Yên làm án. Đền vua Đinh Tiên Hoàng kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", đường đi trong đền theo hình chữ "vương". Các công trình kiến trúc đối xứng nhau theo đường chính đạo, tên gọi phỏng theo tên gọi của cung điện ngày xưa.

Đền vua Lê

Đền thờ vua Lê Đại Hành, hiện ở làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, cách đền vua Đinh chừng 300m về phía Bắc, cũng xây dựng trên nền cung điện xưa của kinh đô Hoa Lư. Đền ở làng Trường Yên Hạ nên gọi là đền Hạ. Đền lấy núi Đèn làm án. iến trúc của đền xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", có thêm Từ Vũ.

Nhà thờ đá Phát Diệm

Cách thành phố Ninh Bình 28km, Nhà thờ toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 117m, dài 243m, giữa trung tâm thị trấn hát Diệm, huyện im Sơn. Nhà thờ là một kiệt tác về kiến trúc do cha hê Rô Trần Lục (quen gọi là cụ Sáu) xây dựng trong suốt 24 năm (1875 - 1899) với vô vàn khó khăn, phương tiện làm việc thô sơ. Đây là một quần thể kiến trúc kiểu Đình chùa hương Đông, kết hợp với lối kiến trúc Gôtic của nhà thờ hương Tây. Quần thể Nhà thờ đá hát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác nhau như: ao hồ, tượng đài, hương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà

33

nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh hê-Rô và các hang đá nhân tạo...

Đền Thái Vy

Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tôn, hiện ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.

Đền đức Thánh Nguyễn

Đền thờ quốc sư Nguyễn Minh hông hay còn được gọi là L Quốc Sư, tọa lạc tại huyện Gia Viễn. Đền đức Thánh Nguyễn vốn là một ngôi chùa nhỏ do chính ông xây dựng, khoảng năm 1121 và đặt tên là Viên Quang. Đền được xây dựng trên một khu đất rộng gần 2 mẫu.

1.3.2.2.2.Các lễ hội

Lễ hội Trường Yên: Hội được tổ chức từ 10 – 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.

Lễ hội đền Thái Vy: Hội được tổ chức hàmg năm từ ngày 14-17 tháng 3 âm lịch tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp nhân dân Ninh Bình và cả nước tưởng nhớ công lao của các vua Trần, những người có công lớn với đất nước.

34

Lễ hội đền Địch Lộng: Được tổ chức vào ngày mùng 6,7 tháng 3 âm lịch, tại chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn.

Lễ hội chùa Bái Đính: Được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn

Lễ hội Báo bản Nộn hê: Được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại làng Nộn hê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô.

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: Tổ chức ngày 13-15 tháng 11 âm lịch hàng năm, tại xã Quang Thiện, huyện im Sơn. Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kị, ngày 15 tế tạ.

1.3.2.2.3.Các làng nghề truyền thống

Thêu ren Ninh Hải: Nghề thêu ren ở đây đã có trên 700 năm. Tương truyền năm 1285 bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ đã theo triều đình nhà Trần về đây và truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Đường nét thêu ren rất tinh xảo nhưng sống động. Sản phẩm thêu ren rất phong phú: ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn bàn, tranh, ảnh,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỹ nghệ cói im Sơn: Cây cói xuất hiện ở im Sơn mới gần 2 thế kỉ nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân nơi đây. Người dân im Sơn dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: chiếu, thảm, làn, khay, hộp, cốc, mũ,…đặc biệt là nghề dệt chiếu

Chạm khắc đá Ninh Vân: Đây là làng nghề cổ truyền được cả nước biết đến. Sản phẩm bao gồm nhiều loại, như tượng, chim, thú, bể cảnh, bia, thống,

35

chậu hoa, xà nhà,…Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và những đồ vật bằng đá như: bộ ấm trà, gạt tàn thuốc lá, khóm trúc, bé cưỡi trâu, tranh ảnh.

1.3.2.2.4.Ẩm thực

Bên cạnh những món ăn của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, ẩm thực Ninh Bình có đặc trưng riêng. Đó là: Tái dê Ninh Bình, Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), Nem Yên Mạc ( Yên Mô), Rượu Lai Thành, Mắm tép Gia Viễn, Rượu cần Nho Quan

36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH TRONG NHỮNG NĂM Q A

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 32)