Khách du lịch

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 51)

2.2.1.1. Qui mô

Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển ngành du lịch. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là trong những năm gần đây nhờ những thành tựu trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế có những bước phát triển khá nhanh, nhiều hoạt động văn hóa được quan tâm đáp ứng nhu cầu mọi mặt trong cuộc sống. Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khôi phục. Các di tích lịch sử danh thắng, phong tục lễ hội được phục hồi, làng nghề truyền thống đó là cơ sở để phát triển du lịch.

46

Hàng năm Ninh Bình đón một lượng khách tương đối lớn, mà chủ yếu là khách tham quan, khách đi lễ hội, khách đi nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa đình, đền, chùa... khách đến Ninh Bình tập trung đông nhất vẫn là vào mùa lễ hội (lễ hội Trường Yên, lễ hội Chùa Bái Đính).

Qua nghiên cứu có thể thấy tuy số khách du lịch đến Ninh Bình đông nhưng số khách đi du lịch thuần túy, lưu trú qua đêm ở Ninh Bình theo thống kê vẫn chưa được cao. Theo niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2005, lượng khách đến Ninh Bình là 1.011.000 lượt, trong đó khách trong nước là 648.000 lượt chiếm 64,1%, khách nước ngoài là 362.000 lượt chiêm 35,9 %. Năm 2012, hoạt động du lịch trên địa bàn có 3.712.000 lượt khách du lịch tới tỉnh trong đó có 3.036.000 khách trong nước, chiếm 81,78%; khách du lịch nước ngoài là 676.000 người chiếm18,22%, chủ yếu là khách trong nước. Như vậy, tư năm 2005 đến 2012 lương khách du lịch đến Ninh Bình tăng lên đáng kể.

47

Bảng 2.1: Lượng khách đến Ninh Bình năm 2005-2012

(Đơn vị: Nghìn lượt) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng Lượng khách du lịch 1.021,3 1.189,9 1.411 1.964 2.388 3.096 3.252 3.712 Lượng khách lưu trú 64,3 79,8 109,1 134,1 152,5 181,1 197,4 224,5 Tỷ lệ lượng khách lưu trú/ tổng lượng khách du lịch (%) 6,3 6,7 7,1 6,8 6,38 5,84 6,07 6,04

(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Ninh Bình năm 2012)

Từ những số liệu trên, ta có thể thấy số lương khách du lịch đến Ninh Bình có chiều hướng phát triển qua từng năm. Nhờ chính sách đổi mới , mở cửa của Đảng và Nhà nước, sự phát triển ổn định với tốc độ cao của kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là sự ổn định về chính trị , an ninh quốc phòng ở nước ra đã góp phần nâng cao mức sống của người dân là nhân tố quan trọng làm cho nhu cầu nhu lịch tăng lên. Tỉ lệ tăng số lượng khách du lịch tăng cao nhất vào năm 2009-2010 với số lượng tăng 608.000 người, có thể nói mức sống, thu nhập của người dân ở thời điểm này khá cao kéo theo đó là nhu cầu nhu lịch được nâng cao, đồng thời với các chính sách đổi mới, cái thiện về kinh tế và du lịch của Chính phủ được áp dụng đúng đắn.

Có thể khẳng định năm 2012, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển lớn số lượng khách tới Ninh Bình đã tăng lên. Tuy nhiên, năm 2012 khách tới Ninh Bình là 3.712.000 lượt khách, con số nay vẫn chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng mà Ninh Bình đang có. Đặc biệt khách du lịch tới Ninh Bìnhcòn thấp hơn

48

rất nhiều so với các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Năm 2012 khách du lịch tới Ninh Bình là 3.712.000 lượt khách, trong khi đó năm 2012 Hà Nội đón 14.400.000 lượt khách, Hải hòng đón 4.218.821 lượt khách , Thanh Hóa đón 4.527.000 lượt khách và Quảng Ninh đón 7.120.000 lượt khách lớn hơn rất nhiều so với Ninh Bình. Điều này là do sản phẩm du lịch Ninh Bình vẫn chưa có sự nổi trội so với Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Mặt khách Ninh Bình vẫn đang ở trong giai đoạn khai thác các tiềm năng du lịch, du lịch Ninh Bình vẫn đang còn mới mẻ và chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc quản lý, khai thác, quảng bá về du lịch…Trong khi đó Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là 3 trung tâm du lịch lớn của miền Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, là địa điểm chính thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đầu mối đón khách quốc tế bằng đường hàng không. Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên Thế giới, có cửa khẩu biên giới đón khách quốc tế bằng đường biển, đường bộ. Thành phố biển Hải Phòng có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, cùng với Di sản thiên nhiên Thế giới Hạ Long tạo thành quần thể biển đảo Hạ Long - Cát Bà.

2.2.1.2. C cấu.

Khách du lịch quốc tế:

Ninh Bình là tỉnh có nhiều các điểm du lịch nổi tiếng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vì vậy lượng khách du lịch quốc tế hàng năm đến Ninh Bình tương đối nhiều, Năm 2011 tỉnh thu hút được 667.000 lượt khách quốc tế, Năm 2012 khách quốc tế đến tỉnh là 676.000.Đối tượng khách chủ yếu là:

+ Khách khảo sát, thực hiện một số dự án đầu tư tại Ninh Bình (thăm dò, khảo sát, đầu tư công nghiệp...).

49

+ Khách của các tổ chức phi chính phủ làm từ thiện (hội chữ thập đỏ, chương trình môi trường, nước sạch Phần Lan...).

+ Nguồn khách là người Ninh Bình sinh sống nước ngoài về thăm thân.

Khách du lịch nội địa.

Số lượng khách du lịch nội địa lưu trú đã tăng lên:

Bảng 2.2: Lượng khách du lịch nội địa 2005-2012

( ĐVT: Nghìn người) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Lượt

người

691,389 751,1 972,8 1.249 1.774 2.433 2.585 3.036

(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Ninh Bình năm 2012)

Tốc độ tăng trưởng bình quân trung bình vê khách du lịch nội địa từ năm 2005 -2012 là 19,8% . Đây là một mức tăng trưởng khá cao. Khách du lịch đến Ninh Bình chủ yếu bằng đường bộ từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nam Định... qua đường quốc lộ 1A, hoặc theo đường 10.

Khách du lịch nội địa đến Ninh Bình hàng năm tập trung chủ yếu vào mùa lễ hội, vào các tháng giêng, hai, ba. Thành phần, đối tượng khách nội địa chủ yếu là khách đi dự các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hóa, thăm thân, du lịch sinh thái cảnh quan, đi với mục đích công tác, học sinh, sinh viên dã ngoại... Chính vì mục đích như trên dẫn đến số ngày lưu trú của khách thấp. Nguyên nhân khác khiến cho ngày lưu trú thấp là do du lịch của tỉnh chưa được đầu tư tương xứng, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở lưu trú thiếu tiện nghi, chưa có nhiều cơ sở vui chơi giải trí.

50

Bảng 2.3: Sốlượng khách lưu trú tại Ninh Bình năm 2005-2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đơn vị: Người) Năm Số lượng khách quốc tế lưu trú Số lượng khách nội địa lưu trú

2005 131 102.8 2006 148.9 113.2 2007 165 119 2008 178 126 2009 211 131.4 2010 344 146.7 2011 485 148.9 2012 643 160.2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2012)

Một dạng đối tượng khách du lịch không thể không nói đến là khách du lịch dừng chân và tham quan đi, về trong ngày. Không có số liệu thống kê cụ thể nhưng với vị trí nằm trên trục quốc lộ 1A, với khoảng cách phù hợp cho các điểm dừng chân thì r ràng lượng khách này tương đối lớn và đóng góp không nhỏ cho tổng thu nhập du lịch và GDP của tỉnh.

51

2.2.2. Thu nh p du lịch.

2.2.2.1. Đ ng g p của du lịch về mặt kinh tế

Theo thống kê của Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 đến năm 2012 thu nhập du lịch của tỉnh đều đạt năm sau cao hơn năm trước và ở mức tăng trưởng cao (trung bình 24,5%/năm). Năm 2009 thu nhập du lịch của ngành đạt 297 tỷ đồng đóng góp vào ngân sách của tỉnh 13%, năm 2010 thu nhập du lịch đạt 360 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2009 đóng góp vào ngân sách cho tỉnh tăng lên 14,1%, năm 2012 tổng doanh thu về du lịch đạt trên 465 tỷ đồng, tăng 29,2% so với năm 2009, góp phần cho ngân sách của tỉnh 16,3%. Năm 2012 là năm hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình đạt hiệu quả cao nhất từ trước đến nay.

Trong thu nhập du lịch thì nguồn thu từ khách nội địa là chủ yếu, do khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách du lịch tỉnh.

Thu nhập của du lịch Ninh Bình như vậy là tương đối khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của tỉnh Nguyên nhân do lượng khách ít, thời gian lưu trú không dài, điều kiện vật chất, vui chơi giải trí còn thấp, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh còn bị ảnh hưởng nhiều của tính thời vụ du lịch. Việc tổ chức quản lý du lịch gặp nhiều khó khăn, thu nhập du lịch của tỉnh mới chỉ tính được phần thu của các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị có đăng k kinh doanh, trong khi còn nhiều cơ sở kinh doanh du lịch dưới nhiều hình thức mà không đăng k , khai báo thu nhập và làm nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước.

Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của khách cho hợp lý là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch. Trong những năm tới cần thu hút và tạo điều kiện cho khách chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sám hàng lưu niệmvào vận chuyển du lịch và sử dụng các dịch vụ bổ sung khác. Muốn như vậy cần đầu tư các cơ sở sản xuất và bán hàng lưu niệm, các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác

52

phong phú với chất lượng cao để đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khác và lưu giữ khách dài ngày hơn.

2.2.2.2. Đ ng góp của du lịch đối với xã hội.

Trong những năm qua ngành du lich Ninh Bình đã có sự thay đổi cả về qui mô và chất lượng, lượng khách du lịch tới Ninh Bình ngày càng tăng lên, đã đóng góp không nhỏ vào GDP của tỉnh. Đồng thời góp phần trong việc xoá đói giảm nghèo làm giảm tỉ lệ đói nghèo trong tỉnh năm 2012 tỷ lệ nghèo đói giảm xuống còn dưới 9% (tuy nhiên tỷ lệ này không phải chỉ riêng ngành du lịch mà còn co sự đóng góp của nhiều ngành khác), tạo công ăn việc lam cho rất nhiều lao động như năm 2012 tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch và rất nhiều lao động khác (lao động gián tiếp phục vụ du lịch), đặc biệt là những hộ gia đình thuộc các khu du lịch của tỉnh (nguồn lao động gián tiếp phục vụ du lịch này chưa có số liệu thống kê). Đã bảo tồn và tái tạo được các khu di tích lịch sử cách mạng, khơi dậy được nét văn hoá đậm dà bản sắc dân tộc của tỉnh như: các lễ hội Trường Yên (Hoa Lư), hội Chùa Bái Đính (Gia Viễn)…

2.2.3. C sở v t chất kỹ thu t phục vụ du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch và được quan tâm hàng đầu vì khả năng sinh lợi lớn với thời gian quay vòng vốn ngắn. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển và các cơ sở dịch vụ khác.

53

- Cơ sở lưu trú: Từ năm 2009 cho đến năm 2012 số lượng cơ sở tăng nhiều (tốc độ tăng trung bình khoảng 10,5%) chất lượng thì được cải thiện rõ rệt, các cơ sở lưu trú được đầu tư nâng cấp, tăng lên nhiều. Năm 2009, tỉnh có 127 cơ sở lưu trú du lịch với gần 1.751 phòng nghỉ, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, 7khách sạn được xếp hạng 2 sao, 8 khách sạn được xếp hạng 1 sao, 139 khách sạn, nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn, còn 20 cơ sở lưu trú chưa đề nghị phân loại xếp hạng. Hoạt động kinh doanh khách sạn khá nhộn nhịp, năm 2012 toàn tỉnh hiện có 222 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 2968 phòng, trong đó có khách sạn 5 sao The Vissai với 157 phòng, 2 khách sạn 4 sao 224 phòng, công suất sử dụng buồng, phòng trong các khách sạn, nhà nghỉ luôn đạt 60% .

Mức giá trung bình của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:

Bảng 2.4: Giá tiền phòng khách sạn ở Ninh Bình.

Hạng 5 sao 4 sao 3sao 3 sao 1 sao

Giá tiền 62- 200 USD/phòng /ngày, đêm 55 - 200 USD/phòng /ngày, đêm 180.000- 250.000 đ/phòng/ngày, đêm 130.000- 180.000 đ/phòng/ ngày,đêm 80.000- 120.000 đ/phòng/ ngày,đêm (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2012)

Mặc dù cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh có tăng nhưng đa số các cơ sở lưu trú thuộc sở hữu của rư nhân (tư nhân chiếm 77%, nhà nước là 27%). Công suất sử dụng cơ sở lưu trú chưa cao ( năm 2012 la 65%) , nguyên nhân do tư nhân xây dựng ồ ạt các nhà nghỉ dẫn đến thiếu quy hoạch không cân đối giữa cung cầu dẫn đến công suất sử dụng thấp.

54

- hương tiện vận chuyển: Tỉnh hiện có khoảng 17 doanh nghiệp và một số hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch với tổng số gần 600 xe các loại. Phần lớn các phương tiện vận chuyển được nâng cấp hoặc trang bị mới, bảo đảm lịch sự, an toàn. Nhiều doanh nghiệp đã tạo được uy tín đối với khách như các công ty Minh Long, Cát Lợi, Mai Linh, Hoa Lư... Nhìn chung, loại hình vận chuyển du lịch đạt tiêu chuẩn về chất lượng, đội ngũ lái xe có kinh nghiệm đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khách. Tuy nhiên, đội ngũ lái xe còn hạn chế về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ, do đó trong điều kiện hiện tại phải đồng bộ nâng cao cải thiện.

- Các tiện nghi vui chơi giải trí: Nhìn chung chưa phát triển mặc dù tỉnh có tiềm năng nổi trội trong trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và phụ cận, song chưa khai thác được lợi thế về thị trường khách này. Hiện nay Ninh Bình có 1 sân golf 54 lỗ, về phục vụ khách sạn mới chỉ dừng lại ở một số tiện nghi như phòng massage, phòng karaoke, sân tennis chủ yếu phục vụ khách nội địa. Các tiện nghi khác như bể bơi, câu lạc bộ ban đêm và các hoạt động tiêu khiển khác cho du lích hầu như chưa phát triển.

2.2.4. Lao động và giải quyết việc làm trong du lịch

Theo số liệu của Sở Lao Động – Thương Binh- Xã Hội tỉnhNinh Bình, nguồn lao động trực tiếp của ngành Du lịch năm 2011 có khoảng 3.500 người, năm 2012 có khoảng 3.670 người trong đó đại học và trên đại học là 170 người, cao đẳng và trung cấp là 900 người,còn lại là lao động khác và số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ là 71 người. Số lượng lao động trên một phòng khách như sau:

Số lượng lao động như vậy chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trong ngành dịch vụ thương mại. Nguồn nhân lực nhỏ như vậy nên chưa đáp ứng được cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

yêu cầu hiện tại, lao động có trình độ ngoại ngữ vẫn còn thiếu và tỷ lệ lao động chưa hợp lý giữa cán bộ quản lý du lịch và nhân viên phục vụ du lịch có tay nghề cao. Vì vậy vấn đề tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực đang là mối quan tâm của tỉnh Ninh Bình. Ngoài lực lượng lao động trên còn một lực lượng gián tiếp phục vụ ngành du lịch và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển du lịch như: Các dịch vụ bán hàng rong, bán quà lưu niệm tại các khu du lịch, bán đồ lễ chùa ở các chùa truyền thuộc khu du lịch cúa tỉnh Ninh Bình… Nguồn lao động này có thể xem là gián tiếp phục vụ du lịch, tuy nhiên tỉnh Ninh Bình vẫn chưa có số liệu thống kê cũng như chưa có quy hoạch cụ thể đối với nguồn lao động này.

Ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình năm 2012 đã thu hút được 17.700 lao động trong đó lao động trực tiếp là 5.900 . Phấn đấu đến năm 2020 ngành du lịch sẽ có 26.100 lao động và dự tính có 6.700 lao động trực tiếp. Với sự phát triển của ngành du lịch Ninh Bình đã góp phần giải quyết phần lớn việc làm trong

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 51)