du lịch của Việt Nam.
Ninh Bình nằm ở vị trí cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bộ .Là vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng,hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 1000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó đã có 127 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt tài nguyên tự nhiên đa dạng phong phú như: Đền thờ Vua Đinh- Vua Lê, khu danh thắng Tam Cốc- Bích Động, khu quần thể danh thắng Tràng
24
An- Bái Đính, nhà thờ đá hát Diệm- im Sơn, hu du lịch sinh thái ngập nước Vân Long, rừng Quốc gia Cúc hương…Với tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cho phép Ninh Bình có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa tâm linh hấp dẫn và độc đáo.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, vì vậy cũng như chiến lược phát triển du lịch của cả nước trong thời gian tới tỉnh Ninh Bình cần phải có chiến lược cụ thể để khai thác triệt để, có hiệu quả các tiềm năng du lịch trên địa bàn, từ đó góp phần đưa ngành du lịch của tỉnh và cả nước đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.
1.3.1.2. Vai trò của phát triển du lịch Ninh Bình trong chiến ư c phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Là một địa phương nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, sự phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình trong một thời gian dài dựa trên kinh tế truyền thống là nông nghiệp. Cùng với sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình cũng đã xác định vai trò của công nghiệp và dịch vụ, trong đó du lịch được đánh giá là ngành kinh tế có nhiều triển vọng trên cơ sở khai thác những lợi thế về vị trí và tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương.
Ý thức được vai trò của du lịch Ninh Bình là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kì 1995-2010” làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển ngành kinh tế đầy tiềm năng này. Những năm qua Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình khóa XIV đã ra Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 18/12/2001về phát triển du lịch giai đoạn đến năm 2010. Điều này thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao vai trò của du lịch Ninh Bình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
25
Những năm trước, Ninh Bình vẫn luôn xác định là một tỉnh nông nghiệp nên xác định cơ cấu kinh tế là Nông nghiệp – Công nghiệp- Dịch vụ - Du lịch. Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổng doanh thu của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 1995 tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 8,55 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã tăng lên gấp 3,27 lần để đạt mức 28 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995- 2000 là 26,78% năm. Đến năm 2005 (tức là sau 10 năm thực hiện quy hoạch). Doanh thu du lịch đã đạt 63,18 tỷ đồng tăng gấp 7,39 lần so với khi bắt đầu thực hiện quy hoạch (đây là doanh thu thuần túy về du lịch, nếu tính cả doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch ước tính đạt 205 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch giai đoạn 2000- 2005 đạt 17,68%/ năm. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch) tăng với tốc độ khá cao, trung bình đạt 29,05% cho giai đoạn 2000 – 2005. Nếu như 2001 tỷ trọng GDP du lịch trong GDP chung của tỉnh mới là 0,31% thì năm 2005 đã đạt 0,63%. Mặc dù chỉ số tuyệt đối còn thấp, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng, tuy nhiên có thể thấy triển vọng rất lớn của du lịch, đặc biệt khi các khu du lịch trọng điểm của tỉnh được đầu tư hoàn chỉnh và đi vào hoạt động. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh nếu chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước.
Bên cạnh vai trò về kinh tế, phát triển du lịch còn có nghĩa đặc biệt trong việc tạo ra sự gia tăng của các ngành kinh tế có liên quan như thương mại, giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp,v.v. Hơn thế nữa, sự phát triển du lịch Ninh Bình còn tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương có them nhiều việc làm và tăng thu nhập thông qua việc tham gia vào các hoạt động dịch
26
vụ du lịch qua đó từng bước xây dựng một nông thôn mới, một nông thôn văn minh lấy du lịch – dịch vụ làm cơ sở để phát triển trù phú, thịnh vượng.