Tình hình phát triển Kinh tế-xã hội của tỉnhNinh Bình

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 42)

2.1.1.1. Kinh tế

Trong quá trình cùng cả nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Ninh Bình đã tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn bộ nền kinh tế

37

cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh.

Năm 2013 đạt mức: nông nghiệp 13,93%; công nghiệp 48,12%; dịch vụ 37,95% (năm 2012 tỷ trọng các ngành tương ứng là 18,89%; 47.24%; 33.87%). Trên thị trường hàng hóa lưu thông ổn định, mặt hàng đa dạng phong phú đặc biệt nhiều mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế trên thị trường, rất được ưa chuộng đối với khách du lịch. Sức mua xã hội được cải thiện, hàng hóa địa phương sản xuất nhất là hàng nông sản thực phẩm được tiêu thụ tốt hơn. Đặc biệt riêng ngành du lịch trong thời kỳ 2007-2013 đạt mức tăng trưởng bình quân rất caovà chiếm tỷ trọng 3,45% GDP của tỉnh Ninh Bình năm 2013.

Trong năm 2013 giá trị sản xuất nông,lâm, thủy sản đạt 2259.5 tỷ đồng, tăng 2,11%. Như vậy năm 2013 sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tương đối khá. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (theo giá so sánh năm 1994) đạt 21945,5 tỷ đồng, tăng 10,41% so với cùng kỳ năm trước. Năm2013, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội đạt 5415,8 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế tư nhân tăng 32,9%; kinh tế nhà nước tăng 21,2%; kinh tế cá thể tăng 18,4% - Phân theo ngành kinh doanh, thương nghiệp có tỷ trọng lớn nhất (chiếm 85,2%) tăng 19,9%; khách sạn nhà hàng (chiếm 9,2%) tăng 15,6% và dịch vụ-du lịch tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu 12 tháng đạt 340.200 nghìn USD tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị nhập khẩu trên địa bàn đạt 436.809 ngàn USD, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu địa phương đạt 29.959 ngàn USD tăng 2,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 404.554 ngàn USD tăng 72,2%.

Về hoạt động du lịch: Ninh Bình là một tỉnh có tiềm năng du lịch, là tỉnh miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, Năm 2013, ngành du lịch

38

Ninh Bình đón được 4,5 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế là 520.000 lượt; doanh thu đạt 920 tỷ đồng. Năm 2014, ngành đặt mục tiêu phấn đấu đón 4,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 600.000 lượt, khách nội địa là 4,1 triệu lượt.

2.1.1.2. Xã hội

Theo địa giới hành chính, tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, 1 thành phố loại III trực thuộc tỉnh với 121 xã, 16 phường, 7 thị trấn. Hiện nay dân số toàn tỉnh là 915.945 người trong đó số dân nông thôn741.388 người (chiếm 80,9%), dân thành thị 174557 người (chiếm 19,1%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 5,61%. Tổng nguồn lao động của tỉnh có 569,4 nghìn người, chiếm 62,16% dân số.

Mật độ dân số trung bình 665 người /km2. Dân cư thường tập trung ở đô thị và các xóm thôn dọc theo các trục giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng tạo thuận tiện cho việc đầu tư các công trình hạ tầng phúc lợi công cộng như trường học, trạm y tế, lưới điện, nước sinh hoạt... Dân tộc chủ yếu sinh sống ở Ninh Bình là dân tộc Kinh theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Tính cách của người dân Ninh Bình là mang đậm nét đặc trung của vùng văn minh lúa nước châu thổ sông Hồng: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách.

Do kinh tế tăng trưởng ổn định nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông thôn đều được cải thiện. Đến năm 2013 tỷ lệ hội đói nghèo chỉ còn 5,5%, toàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữa. Đến nay, tất cả các xã, các phường trên địa bàn tỉnh đều đã có hệ thống điện, đường, trường, trạm tương đối hoàn chỉnh. hong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển manh, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, làng văn hóa ngày càng mở rộng.

39

2.1.2. C sở hạ tầng kỹ thu t v môi trường 2.1.2.1. Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây đã được xây dựng tương đối hợp lý, rộng khắp toàn tỉnh, ô tô đi được tới tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Toàn tỉnh hiện có 2.278,2 km đường bộ và 496 km đường sông với các tuyến quan trọng nối liền thành phố tỉnh lỵ với các huyện lỵ và tỏa đi các xã. Các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp rải nhựa ô tô đi đến 100% số xã phường. Mạng lưới giao thông của Tỉnh phân bổ tương đối đều: đường sắt, đường bộ, đường thủy…

Đường bộ:

Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, liên huyên, đường xã và liên xã với tổng chiều dài 2.278,2 km. Ngoài quốc lộ 1A, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn có các tuyến quốc lộ chạy qua như 10, 12B, 45, trong đó:

- Đường quốc lộ: có 110,5 km

- Đường tỉnh lộ: có 261,5 km

- Đường huyện lộ : có 194,92 km

- Đường xã, liên xã: có tổng chiều dài 911,5

Hiện nay, mạng lưới giao thông đã được cải thiện tốt hơn.Tuy nhiên hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tê- xã hội. Hệ thống các đường nội đô thị còn yếu kém, nhiều tuyến đường đến trung tâm thành phố cần được cải tạo và mở rộng. Đặc biệt nâng cấp cải tạo toàn tuyến 1A trên địa bàn tỉnh nhất là đoạn đi qua thành phố Ninh Bình. Đấy là tuyến giao thông chủ đạo trong giao lưu kinh tế- xã hội giữa Ninh Bình với các tỉnh phía Bắc cũng

40

như phía Nam. Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách qua Ninh Bình ngày càng lớn. Hệ thống giao thông nông thôn, đường liên xã đã được nâng cấp, trải nhựa; cải tạo và làm mới các tuyến đường vào các xã vùng cao, điều này có nghĩa quan trọng đối với việc khai thác thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế đồng thời nâng cao đời sống nhân dân, mở mang dân trí, thu hẹp khoảng cách giữa vùng đồng bằng và vùng núi.

Tổng số cầu trên địa bàn tỉnh: 90 chiếc, trong đó càu bê tông cốt thép 73 chiếc với tổng chiều dài 1.553,7m; cầu thép 10 chiếc với tổng chiều dài 299m và cầu tạm 7 chiếc với tổng chiều dài 114,5m. Hệ thống các cầu đường bộ được xây dựng qua nhiều thời kì khác nhau nên hiện tại trên các tuyến đường tỉnh lộ và đường nông thôn còn nhiều khổ cầu hẹp 4-5m, tải trọng thấp; ngoài ra còn có một số cầu yếu, cần được nghiên cứu đánh giá để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp dần trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu vận tải và phát triển du lịch.

Đường sắt:

Ninh Bình là địa phương nằm trên tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam, đây là tuyến đường sắt đónggóp một phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh với các địa phương khác trong vùng kinh tế và trên toàn quốc. Toàn tỉnh Ninh Bình có 4 ga là: ga Ghềnh, ga Đồng Dao, ga Cầu Yên và ga Ninh Bình. Tuyến tàu chạy Hà Nội - Vinh đi qua Ninh Bình đi các tỉnh phía Nam.

Đường thủy:

Ninh Bìnhcó 22 sông, kênhcó thể khai thác vận tải thủy với tổng chiều dài 387,3 km. Mật độ sông là 27,3 km/km2

(lớn hơn mật độ Bìnhquân cả nước), phần lớn là sông cấp II, III và IV mang đặc điểm chung của sông, kênh khu vực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

đồng bằng sông Hồng. Toàn tỉnh cócácsông chảy qua là sôngĐáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Vân, sông Lạng…, giúp cho Ninh Bìnhcó điều kiện thuận lợi và là một đầu mối quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và toàn vùng Bắc Bộ rộng lớn.

Với hệ thống sông đa dạng, Ninh Bìnhcó tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển cảng Sông với công suất hàng hóathông quan lớn (khoảng 2 triệu tấn/năm). Hiện Ninh Bìnhcó 2 cảng chính do Trung ương quản l là cảng Ninh Bình và cảng Ninh húc; ngoài ra còncó cảng 3 thuộc nhà máy điện Ninh Bình và hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hóa nằm trên các bờ sông phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

2.1.2.2. C sở hạ tầng kỹ thu t khác

Hệ thống cấp điện:

Ninh Bình có điều kiện thuận lợi về nguồn cấp điện hệ thống trạm và trên địa bàn của tỉnh có nguồn cấp điện từ nhà máy nhiệt điện Ninh Bình.Nhà máy này do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, công suất 330MW, số giờ vận hành hàng năm là 6.000 giờ, sản lượng điện thương phẩm hàng năm khoảng 1,8 tỷ kWh.

Bưu chính viễn thông:

Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của ngành Bưu chính viễn thông cả nước, mạng lưới thông tin liên lạc ở Ninh Bình đã tỏa rộng tới các thông xóm trong tỉnh tạo thuận lợi cho khách du lịch về nhu cầu thông tin liên lạc. Việc phủ sóng điện thoại di động đến hầu hết các khu vực trong tỉnh góp phần phục vụ khách du lịch tốt hơn, thuận lợi hơn. Ngoài ra các loại hình dịch vụ

42

như: Điện hoa, chuyển tiền nhanh, giải đáp thông tin cho khách, dịch vụ Internet... tạo thuận lợi cho khách du lịch khai thác, sử dụng trong thời gian tham quan, lưu trú trên địa bàn tỉnh.

Nói chung mạng lưới bưu chính viễn thông ở Ninh Bình hiện nay có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời góp phần tạo ra kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển du lịch.

Cấp nước, thoát nước thải và vệ sinh môi trường

Vấn đề cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị cũng trở nên bức xúc ở hầu hết các đô thị trong tỉnh, chủ yếu là mạng nước chảy chung. ở thành phố Ninh Bình hệ thống điều hòa nước kém tác dụng do cốt đáy bị nâng lên. Cống dẫn nước ngầm và một trạm bơm tiêu nước với công suất nhỏ (18.000 m3/h) không đảm bảo. Hiện nay tỉnh có kế hoạch tăng cường công tác thoát nước và vệ sinh môi trường nhất là khu đô thị mới.

Do nhu cầu phát triển kinh tế khai thác nguồn tài nguyên gây ra những biến đổi tác động cả mặt tích cực và tiêu cực. Cũng phải kể đến việc thành lập một số nhà máy công nghiệp, khói bụi thải ra môi trường là nguyên nhân chủ yếu.

Tại các khu vực du lịch trọng điểm và làng nghề môi trường cũng bị tác động lớn nhất là vấn đề chất thải, ý thức bảo vệ môi trường của khách, sản phẩm phụ như rác thải, hóa chất trong các làng nghề... đang là những vấn đề cấp bách cần có biện pháp giải quyết.

43

2.1.3. Những thu n l i v kh khăn 2.1.3.1. Thu n l i

Về vị trí địa lý

- Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có cả vùng đất, vùng trời của miền nhiệt đới, có nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của vùng đồng bằng - cái nôi của nền văn minh lúa nước với cảnh quan hệ sinh thái độc đáo, có nhiều lễ hội làng nghề đặc sắc. Mặt khác, Ninh Bình nằm trong quy hoạch là trung tâm công nghiệp và du lịch lớn ở miền Bắc, nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế vùng Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ, đường sống, đường biển nối liền với hệ thống giao thông quốc gia, có ưu thế hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, khu vực và quốc tế.

- Ninh Bình nằm trong trục phát triển kinh tế Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa), các tỉnh này đều có những điểm du lịch hấp dẫn hàng năm thu hút một lượng khách lớn trong và ngoài nước, sự giao lưu giữa 3 địa danh này tạo cho nhà nước hoạt động du lịch sôi động trong suốt cả năm và đều có sự lưu thông qua Ninh Bình, hệ thống kết cấu hạ tầng đang được cải thiện, nâng cấp đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy tạo điều kiện thuận lợi cho Ninh Bình trong kết cấu liên kết với các tỉnh trong vùng du lịch Bắc Bộ và với cả nước.

Các di tích lịch sử văn hóa:

Có kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông mang nét cở kính huyền bí, linh thiêng, số lượng nhiều và có quy mô lớn như Tràng An- Bái Đính... đặc biệt là các di tích gắn với lễ hội.

44 Nguồn tài nguyên du lịch Ninh Bình

- Phân bố đều trên toàn tỉnh, điều này tạo nhiều thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch, tổ chức các cụm du lịch, các chương trình du lịch. Ninh Bình có tiềm năng du lịch khá phong phú và đa dạng nhất là tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch sinh thái. Các nguồn tài nguyên này nếu được đầu tư khai thác đúng mức sẽ góp phần đưa du lịch Ninh Bình phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Ninh Bình còn là nơi địa linh nhân kiệt, có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống hiếu học và là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị của dân tộc như đền Vua Đinh, Vua Lê…

Từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ngành Du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển rõ rệt. Nhận thức về du lịch của các cấp, các ngành trong xã hội được nâng lên, hoạt động kinh doanh du lịch từng bước mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng cường, các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch đến Ninh Bình tăng đáng kể.

2.1.3.2. h khăn

- Điều kiện tự nhiên: chịu tác động khí hậu, địa hình núi, những yếu tố về lũ lụt cũng gây ảnh hưởng lớn đến điểm du lịch.

- Kết cấu hạ tầng tuy được cải thiện nhưng chưa đủ để đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu phát triển du lịch (yếu về hệ thống xử l môi trường).

- Xuất phát điểm du lịch Ninh Bình thấp, mặc dù có tiềm năng nhưng hiệu quả khai thác chưa cao, sản phẩm nghèo nàn, chưa mang tính đặc thù dẫn đến ngày lưu trú của khách không dài mà chỉ là điểm dừng chân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45

- Trong những năm qua việc đô thị hóa của Ninh Bình đã ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan du lịch (vùng Cúc hương…) đến những làng nghề truyền thống... hủy hoại môi trường. Khai thác du lịch còn tự phát, manh mún, chưa chú đến lâu dài.

2.2. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.

Trong những năm qua thực hiện đổi mới đường lối, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển du lịch là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhiều mặt hoạt động văn hóa xã hội được quan tâm đáp ứng, đặc biệt là các nhu cầu của cuộc sống. Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khơi dậy, các di tích lịch sử, danh thắng, phong tục lễ hội truyền thống được phục hồi. Cùng với xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển đáng kể thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch, danh thu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, nguồn nhân lực du lịch.

2.2.1. Khách du lịch 2.2.1.1. Qui mô 2.2.1.1. Qui mô

Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển ngành du lịch. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là trong những năm gần đây nhờ những thành tựu trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế có những bước phát triển khá nhanh, nhiều hoạt động văn hóa được quan tâm đáp ứng nhu cầu mọi mặt trong cuộc sống. Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khôi phục. Các di tích lịch sử danh thắng, phong tục lễ hội được phục hồi, làng nghề truyền thống đó là cơ sở để phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 42)