1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam (2).doc

60 2,1K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 698 KB

Nội dung

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, sự biến động của nền kinh tế thế giới có thể nói làcuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ và sự tác động của nó đến toàn cầu đang diễn ra rấtphức tạp, khó lường Cộng đồng quốc tế đang tìm các giải pháp, bằng mọi cách đểkhắc phục hạn chế và sự ảnh hưởng của nó Mặc dù nền kinh tế Việt Nam chưa hộinhập sâu vào nền kinh tế của thế giới nhưng bước đầu đã có sự ảnh hưởng và tácđộng nhất định

Đặc biệt đối với hệ thống các ngân hàng thương mại cũng như các doanhnghiệp xuất nhập khẩu, khi càng ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro Và hiện nay,

có thể nói rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng trở thành mối quan tâmcủa các doanh nghiệp và ngân hàng khi cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng

ra toàn cầu và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi Nhất là đối với hoạt động thanh toánbằng tín dụng chứng từ ( L/C) Với tình hình khủng hoảng tài chính hiện tại có mộtmối đe dọa rất lớn lên thương mại quốc tế thông qua L/C L/C trong vài chục nămtrở lại đây đã vượt qua vai trò công cụ thanh toán trở thành công cụ đảm bảo chothương mại quốc tế Và với nền kinh tế mở như Việt Nam, phụ thuộc nhiều vàohoạt động xuất nhập khẩu, ý nghĩa của L/C lớn hơn nhiều so với những gì các nhàkinh tế vẫn nghĩ Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổbiến nhất, khoảng 11-15% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tíndụng chứng từ, với tổng trị giá hàng năm là một nghìn tỷ đô la Mỹ

Thanh toán theo L/C (thư tín dụng) luôn là phương thức thanh toán quan trọngnhất giữa các doanh nghiệp Đối với một ngân hàng việc thanh toán quốc tế qua L/Cngày càng trở thành một lĩnh vực hoạt động chủ yếu nhưng đồng thời cũng mang lạinhiều rủi ro và tổn thất cho ngân hàng đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay.Qua một thời gian thực tập tại phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCPNgoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam, em thấy ngân hàng đã phát huyđược những thế mạnh của mình qua hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/Cmặc dù chi nhánh mới đi vào hoạt động từ năm 2006 Tuy nhiên, trong quá trìnhhoạt động của mình, TTQT bằng tín dụng chứng từ không chỉ đơn thuần mang lạinhững lợi ích kinh tế cho ngân hàng mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây rarủi ro, tổn thất trực tiếp cho ngân hàng, cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu (đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay) Chính vì vậy,sau khi tìm hiểu em đã chọn viết đề tài:

“Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam”.

Mục đích nghiên cứu:

Trang 2

Đưa các lý luận đã học vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nềnkinh tế thị trường.

Tìm hiểu thực trạng thanh toán xuất nhập khẩu bằng thư tín dụng, rủi ro cũng nhưtình hình quản lý rủi ro thư tín dụng tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chinhánh Quảng Nam

Đề ra các biện pháp và một số kiến nghị cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh và hạn chế rủi ro thanh toán qua L/C cho ngân hàng và doanh nghiệp xuấtnhập khẩu

Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu:

Thông qua việc thu nhập các tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn công việc hiện có tạiphòng thanh toán quốc tế, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh QuảngNam kết hợp với trao đổi, thu nhập ý kiến từ lãnh đạo và nhân viên tại phòng cũngnhư tham khảo các trang web trên internet, tạp chí kinh tế em đã xây dựng đề tài vềphòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tíndụng chứng từ

Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Phương thức tín dụng chứng từ và Rủi ro trong thanh toán bằng phương

thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại

NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam

Chương 3: Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức tín

dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam

Do phạm vi đề tài hạn hẹp, thời gian thực tập không nhiều nên rất khó tránh khỏi sơsót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía ngân hàng nói chung và phòngthanh toán quốc tế nói riêng để đề tài được hoàn chỉnh hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG

TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Khái quát về Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ

1.1.1.Khái niệm:

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (nhà nhập khẩu) sẽ trảmột số tiền nhất định cho người khác (nhà xuất khẩu) hoặc chấp nhận hối phiếu dongười này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàngmột bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng

1.1.2.Các bên tham gia

Người xin mở L/C : là người mua, nhà nhập khẩu hàng hoá hoặc người mua

uỷ thác cho một người khác

Người hưởng lợi : là người bán, nhà xuất khẩu hay một người bất kì dongười hưởng lợi chỉ định

Người xuất trình : là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc bất cứ bên nào khácthực hiện việc xuất trình

Ngân hàng mở hay phát hành thư tín dụng : là ngân hàng đại diện cho nhànhập khẩu, cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu Đây là ngân hàng đứng ra camkết trả tiền cho người hưởng lợi

Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng có nhiệm vụ thông báo thưtín dụng cho nhà xuất khẩu Đây có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lýcủa ngân hàng phát hành Ngân hàng này thường ở nước nhà xuất khẩu.Ngoài ra trong thực tế vận dụng phương thức tín dụng chứng từ, tuỳ theotừng điều kiện cụ thể còn có sự tham gia của một số ngân hàng khác như:Ngân hàng xác nhận (The confirming bank), Ngân hàng thanh toán (Thepaying bank), Ngân hàng chỉ định (The nominated bank), Ngân hàng thươnglượng (The negotiating bank)…

Trang 4

(5)

(6)

(8) (7) (1) (6) (5) (3)

(4)

Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ

(1) Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng

(2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng phát hành sẽ mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho nhà xuất khẩu biết

(3) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho nhà xuất khẩu biết rằng L/C đã mở (4) Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không đề nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng (5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng phát hành xin thanh toán (6) Ngân hàng phát hành L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng

từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ cho nhà xuất khẩu

(7) Ngân hàng phát hành L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán

(8) Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng phát hành L/C, nếu không thì có quyền từ chối trả tiền

1.1.4.Khái niệm, nội dung, phân loại thư tín dụng

1.1.4.1.Khái niệm thư tín dụng

Thư tín dụng là một chứng thư rất quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu

họ xuất trình một bộ chứng từ phù hợp

Thư tín dụng có tính chất quan trọng vì tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đối quyền lợi và nghĩa vụ các bên có liên quan Có nghĩa là khi thanh toán ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà XK

Trang 5

Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế củahàng hoá, NH cũng không có nghĩa vụ xem xét việc giao hàng thực tế có khớp đúngvới chứng từ hay không mà chỉ căn cứ vào chứng từ do người bán xuất trình, nếuthấy chứng từ đó bề mặt phù hợp với các điều kiện của L/C thì trả tiền cho ngườibán.

Chính những tính chất quan trọng của L/C khiến cho phương thức thanh toántín dụng chứng từ mau chóng trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu đặc biệttrong ngoại thương

1.1.4.2.Nội dung của một L/C:

 Số hiệu của tín dụng thư: Tất cả L/C đều có số hiệu riêng của nó.Tác dụngcủa số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thựchiện L/C, để ghi vào chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán củaL/C, để tham chiếu khi thực hiện một nghiệp vụ nào đó

 Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở tạo lập và chuyển giao L/C Địađiểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranhchấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó

 Ngày mở L/C: là nội dung quan trọng để xác định:

+ Ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở với nhà xuất khẩu + Ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C

+ Ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhậpkhẩu và đó là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra nhà nhập khẩu thực hiện việc

mở L/C có đúng hạn đã quy định trong hợp đồng hay không

 Loại L/C: là nội dung quan trọng của L/C, vì mỗi loại L/C có tính chất và nộidung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến L/C cũngkhác nhau

 Tên và địa chỉ của các bên liên quan đến L/C:

Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở L/C

Tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C

Ngân hàng thông báo: thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở ở nướcnhà xuất khẩu

Ngân hàng trả tiền: có thể ngân hàng mở và cũng có thể là ngân hàng khác dongân hàng mở uỷ nhiệm Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước nhà xuấtkhẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo

Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở theoyêu cầu của nó Ngân hàng xác nhận thường là một ngân hàng lớn, có uy tíntrên thị trường và tài chính quốc tế

Tên và địa chỉ người hưởng lợi L/C: phải được ghi rõ, đầy đủ, đúng và địachỉ điện tín Nếu không ghi rõ, ngân hàng thông báo sẽ chậm trễ trong việcgởi L/C cho người thụ hưởng

Trang 6

 Phương thức mở L/C: NH mở dùng điện hay thư để chuyển L/C.

 Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền chonhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trongthời hạn đó và phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C Thời hạnhiệu lực của L/C bắt đầu được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực củaL/C

Thời hạn hiệu lực của L/C được xác định như sau:

+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không đượctrùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C

+ Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không đượctrùng với ngày giao hàng

+ Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợplý

 Số tiền L/C: là nội dung quan trọng Vì vậy việc quy định nó trong L/C cũngrất chặt chẽ Số tiền trong L/C phải ghi cả bằng số và bằng chữ phải thốngnhất với nhau Tên đơn vị tiền tệ phải cụ thể, rõ ràng không nên ghi số tiềndưới dạng một số tuyệt đối, vì như vậy sẽ khó khăn trong việc giao hàng vànhận tiền của bên bán Cách tốt nhất là dựa vào số lượng mà ghi số tiền chochính xác, nếu không ghi thì ghi dung sai cho phép

 Thời hạn trả tiền của L/C: liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền sau.Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêucầu phát hành hối phiếu trong L/C Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thờihạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền ngay, hoặc có thể nằm ngoài thời hạnhiệu lực của L/C nếu như trả tiền có kỳ hạn Song điều quan trọng là nhữnghối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệulực của L/C

 Chỉ rõ tiền lãi hay phí chiết khấu do bên nào chịu: Nhà nhập khẩu hay nhàxuất khẩu chịu nếu thanh toán bằng chấp nhận hối phiếu của người thụhưởng

 Thời hạn xuất trình chứng từ: Ngoài việc ngày hết hiệu lực cho việc xuấttrình chứng từ, L/C còn quy định bộ chứng từ phải được xuất trình trong mộtthời hạn nhất định, thường căn cứ vào ngày giao hàng Theo UCP 600, thờihạn xuất trình bộ chứng từ phải trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng nếu

bộ chứng từ có vận đơn gốc

 Thời hạn giao hàng: là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng hoácho bên mua kể từ khi L/C có hiệu lực Thời hạn giao hàng liên quan chặtchẽ đến thời hạn hiệu lực của tín dụng thư Chú ý: Nếu hai bên thoả thuậnkéo dài thời hạn giao hàng thì thời hạn hiệu lực của L/C tự động được kéodài tương ứng

Trang 7

 Điều khoản về hàng hoá: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất hàng hoá,giá cả đơn vị, bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng, xuất xứ.

 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở giao hàng,địa điểm gởi hàng, bốc hàng, dỡ hàng, địa điểm chuyển tải, cách vận chuyển

và cách giao hàng…cũng được ghi vào L/C

 Cách giao hàng, cách thanh toán và cách vận tải: có nhiều cách khác nhau L/

C có thể quy định cụ thể sau đây:

+ giao hàng một lần

+ giao nhiều lần trong thời gian…

+ giao nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định,

+ giao nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến

+ giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau

 Những chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình cho ngân hàng trả tiền: lànội dung then chốt của một L/C, bởi bộ chứng từ thanh toán quy định trongL/C là một bằng chứng của nhà xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoànthành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng nghĩa vụ của L/C, do vậy ngân hàng

mở phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từphù hợp với những điều quy định trong L/C

 Quy định về bảo hiểm: đồng tiền, công ty bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm phảimua,…

 Hợp đồng mua bán làm cơ sở để mở L/C, cần ghi rõ số hiệu, ngày ký hợpđồng và hai bên ký kết

 Các điều kiện khác, chẳng hạn: có thể hoàn trả tiền bằng điện chẳng hạn, chiphí sửa đổi do ai chịu,

 Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng: là nội dung cuối cùng của L/C và

nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở với L/C này

 Những điều khoản đặc biệt khác

 Chữ ký của ngân hàng mở L/C

1.1.4.3.Các loại L/C :

+Thư tín dụng không huỷ ngang: Là loại L/C sau khi đã được mở ra và thông báocho người hưởng lợi thì không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạnhiệu lực của nó nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan

+Thư tín dụng có xác nhận: Là loại L/C không thể huỷ ngang được một ngân hàngkhác xác nhận đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi Loại thư tín dụng này đượcyêu cầu khi người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mởL/C nên phải cần có một ngân hàng khác đảm bảo, ngân hàng này được gọi là ngânhàng xác nhận

Trang 8

+Thư tín dụng miễn truy đòi: Là loại L/C mà sau khi nhà xuất khẩu đã được trả tiền,ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền nhà xuất khẩu trong bất kì trườnghợp nào Được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.

+Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được: Là loại L/C mà theo đó, người hưởng

có quyền yêu cầu ngân hàng được uỷ quyền thanh toán, cam kết trả sau, chấp nhậnhay chiết khấu hoặc trong trường hợp tín dụng thư tự do chiết khấu, ngân hàng được

uỷ quyền ghi rõ trong thư tín dụng là ngân hàng chuyển nhượng, chuyển nhượngcho một hay nhiều người hưởng khác được sử dụng toàn bộ hay một phần thư tíndụng

+Thư tín dụng giáp lưng: Là loại L/C được mở dựa trên cơ sở tiền của L/C khác đãđược mở trước đó Loại L/C này thường được sử dụng nhiều trong phương thứcgiao dịch mua bán qua trung gian, chuyển khẩu Việc thực hiện quá trình thanh toántheo loại hình thư tín dụng này nói chung khá phức tạp: đặc biệt là những điều kiện

về thời gian, về bộ chứng từ… vì thế hay có sự sai sót gây thiệt hại cho các bên.Nói chung, ngày nay trong thương mại quốc tế, hình thức mua hàng đổi hàng ít nênL/C giáp lưng ít khi được sử dụng

+Thư tín dụng đối ứng: Là loại L/C không thể huỷ bỏ trong đó quy định nó chỉ cógiá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng được mở ra Điều đó có nghĩa là tổ chức xuấtkhẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu phải mở tại L/C tương ứng thì nómới có giá trị Loại L/C đối ứng được sử dụng khi giữa hai bên xuất nhập khẩu cóquan hệ thanh toán trên cơ sở mua bán hàng đổi hàng, đối lưu, gia công…

+Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C không thể huỷ bỏ trong đó quy định rằng khiL/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì nó tự động có giátrị hiệu lực như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất giá trị hợpđồng Loại L/C tuần hoàn này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu vànhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi Khi ápdụng L/C tuần hoàn, tổ chức nhập khẩu có lợi ở hai điểm lớn: không bị động vốn,giảm được phí tổn do mở L/C

+Thư tín dụng dự phòng: Để đảm bảo quyền lợi của đơn vị nhập khẩu trong trườnghợp đơn vị xuất khẩu không giao hàng theo đúng hợp đồng Đơn vị nhập khẩu yêucầu đơn vị xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng trong đó yêu cầu rằng nếu đơn

vị xuất khẩu không thực hiện hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽthanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu

+Thư tín dụng có điều khoản đỏ: Là loại L/C đặc biệt, nó mang hình thức tài trợ chonhà xuất khẩu Ngân hàng phát hành L/C sẽ chuyển một khoản ứng trước để nhàxuất khẩu có vốn sản xuất và giao hàng Nhà xuất khẩu phải cam kết bồi hoàn sốtiền nhận ứng trước nếu không nộp đủ chứng từ phù hợp theo thời gian quy định.Loại L/C này được gọi là tín dụng điều khoản đỏ vì ngân hàng phát hành khi ghi

Trang 9

điều khoản ứng trước đó vào định khoản có dùng mực đỏ để tập trung sự chú ý tớiL/C đặc biệt này.

1.2.Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1.Rủi ro kĩ thuật

Là những rủi ro do những sai sót mang tính chất kỹ thuật trong quy trình thanh toán TDCT, thường do các bên thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụthanh toán :

Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu

Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành đứng

ra cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp vớiL/C trong khi đó để đảm bảo việc giao hàng theo đúng hợp đồng thương mại, L/Cthường đòi hỏi nhiều điều khoản rất chi tiết và khắt khe Chỉ cần một sơ suất nhỏtrong việc lập bộ chứng từ thì nhà xuất khẩu cũng bị ngân hàng mở L/C và ngườimua bắt lỗi, từ chối thanh toán Do đó việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâurất quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà XK

Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau:_Các chứng từ phải lập ra đúng yêu cầu về số lượng, số loại, nội dung như đã quyđịnh trong L/C

_Nội dung của các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau

_Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm trả tiền quy định trong L/C trongthời hạn hiệu lực của L/C

Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ mà thường gặpnhất là:

_Sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ…

_Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng

_Các sai sót trên bề mặt chứng từ như:

+Số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị L/C

Trang 10

chứng từ muộn…Nếu việc xuất trình chứng từ thể hiện sự vi phạm một trong cácthời hạn nói trên cũng sẽ bị từ chối thanh toán.

Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu

Trong thanh toán TDCT, việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉcăn cứ vào bộ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá NH chỉ kiểmtra tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chânthật bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng của hàng hoá Nhưvậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặthàng hay không Nhà NK có thể nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư hạitrong quá trình vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho NHphát hành

Một rủi ro mà nhà NK hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ, nhà NK chưanhận được bộ chứng từ mà hàng đã cập cảng Bộ chứng từ bao gồm vận đơn, màvận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hoá nên thiếu vận đơn thì hàng hoá không đượcgiải toả Nếu nhà NK cần gấp ngay hàng hoá thì phải thu xếp để ngân hàng phátphát hành một thư bảo lãnh nhận hàng Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà NK phảitrả thêm một khoản phí cho NH Hơn nữa, nếu nhà NK không nhận hàng theo quiđịnh thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành

Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu ngân hàng phát hành kiểm tra không kĩ đơnxin mở L/C sẽ dẫn đến việc tranh chấp những điều khoản hàm chứa rủi ro cho ngânhàng sau này

Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán ngay cho người thụ hưởngtheo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK mất khả năng thanh toánhoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ

Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ (fullset off B/L) thì một nhà NK có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình mộtphần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là ngân hàng pháthành theo cam kết của L/C

Rủi ro đối với ngân hàng thông báo

NH thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thậtđồng thời phải xác minh chữ ký, mã khoá, mẫu điện của NH phát hành trước khigửi thông báo cho nhà XK Rủi ro xảy ra đối với NH thông báo là khi NH này thôngbáo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính NH chưaxác nhận được tình trạng của mã khoá hay chữ ký uỷ quyền của ngân hàng mở L/C

Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu

Đối với ngân hàng chiết khấu rủi ro xảy ra phần nhiều tuỳ thuộc vào thiệnchí ngân hàng mở và nhà NK Ngân hàng chiết khấu sẽ không thu hồi được tiềnhoặc thu chậm là do nhà NK trì hoãn thanh toán Lý do để nhà NK trì hoãn chủ yếu

Trang 11

là do gặp khó khăn trong thanh toán hoặc cũng có thể do bên mua không tin tưởngbên bán vì hay giao hàng trễ, giao hàng kém chất lượng Mục đích của người mua làmuốn hàng thật sự về cảng nhìn thấy hàng rồi mới trả tiền.

1.2.2.Rủi ro đạo đức

Mặc dù trong phương thức tín dụng chứng từ, quyền lợi và nghĩa vụ các bêntham gia được quy định rõ ràng , song không phải lúc nào nguyên tắc đó cũng đượctôn trọng Rủi ro đạo đức là rủi ro khi một bên tham gia không thực hiện đúng nghĩa

vụ của mình, làm ảnh hưởng quyền lợi của bên kia

Rủi ro đạo đức đối với nhà Xuất khẩu

Mặc dù trong thanh toán TDCT đã có sự cam kết của NH mở L/C nhưng sựtin tưởng và thiện chí giữa người mua và người bán vẫn được coi là yếu tố quantrọng đảm bảo cho sự an toàn của TTQT Khi nhà NK không thiện chí, cố ý khôngmuốn thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào sai sót cho dù là rất nhỏ của bộchứng từ để đòi giảm giá kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn của người bán, thậmchí từ chối thanh toán

Rủi ro đạo đức đối với nhà Nhập khẩu

Với người mua sự trung thực của người bán là hết sức quan trọng bởi vì NHchỉ làm việc với các chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợp đồnghay không Do đó nhà NK có thể gặp rủi ro nếu nhà XK có hành vi gian dối lừa đảotrong việc giao hàng như: cố tình giao hàng kém phẩm chất, không đúng số lượng…

Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng

NH là người gánh chịu rủi ro: NH phát hành phải thực hiện thanh toán chongười hưởng lợi theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK chủ tâmkhông hoàn trả

NH là người gây ra rủi ro đạo đức: NH mở L/C có thể vi phạm cam kết củamình như từ chối thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán hoặc đứng về phía khách hànggây khó khăn trong quá trình thanh toán

1.2.3.Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT là nhữngrủi ro bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế, chính trị của các nước có liên quan trongquá trình thanh toán

Tham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có quan hệ với nhiều đối tượngkinh tế của nhiều quốc gia, thanh toán quốc tế mà chủ yếu là phương thức TDCTchịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia.Một trong các yếu tố trên biến động dù là nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự vận độngcủa tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ

đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán

Rủi ro chính trị thường gặp nhất là rủi ro do sự thay đổi của môi trường pháp

lý đặc biệt ở những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên có sửa

Trang 12

chữa, bổ sung Những rủi ro về pháp lý thường liên quan đến việc thay đổi các quyđịnh về dự trữ, thuế hay việc ban hành các quy định cản trở hoạt động của ngânhàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế Trên thực tế những thay đổi này thườngkhiến các bên xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình,làm cho L/C bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên.

Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh….hoặcnhững rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn ở các nước tham gia, chứng từ bịthất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình thanh toán

1.2.4.Rủi ro khách quan từ nền kinh tế

Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức TDCT hay gặp là sự khủnghoảng kinh tế, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia Khinền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng

bị phong toả hoặc tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình thanhtoán quốc tế Nếu nợ nước ngoài của mỗi quốc gia là quá lớn thì các biện pháp nhưtăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được áp dụng, từ đó làm giảm khả năng chi trả củangười mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi được tiền Ngoài ra sự phong toảkinh tế của các quốc gia như trường hợp của CuBa, Iraq… cũng mang lại rủi ro chobất kì quốc gia, đơn vị kinh tế nào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước đó

1.3.Một số kinh nghiệm phòng tránh rủi ro của ngân hàng nước ngoài

1.3.1.Phân loại hạn mức tín dụng cho khách hàng

Các ngân hàng nước ngoài có những tiêu chuẩn để phân loại khách hàngthuộc loại khách hàng có tình hình tài chính tốt, trung bình, xấu Tuỳ mỗi ngân hàng

mà có hệ thống phân loại khác nhau Khi tiến hành giao dịch với một khách hàng,ngân hàng sẽ phân loại khách hàng đó thuộc nhóm khách hàng nào Đối với kháchhàng có tình hình tài chính tốt sẽ được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức chiết khấu,bảo lãnh mở thư tín dụng không cần ký quỹ Đối với khách hàng có tình hình tàichính trung bình sẽ được cấp hạn mức chiết khấu có truy đòi, hạn mức bảo lãnh mởthư tín dụng có ký quỹ Đối với khách hàng có tình hình tài chính xấu sẽ khôngđược cấp hạn mức tín dụng hoặc phải trình lên hội đồng tín dụng Có được bướcchuẩn bị ban đầu để giảm được rủi ro sau này cho ngân hàng

1.3.2.Sử dụng các thoả thuận trong giao dịch tín dụng chứng từ

Khi các ngân hàng tham gia vào các giao dịch tín dụng nói chung và các giaodịch tín dụng chứng từ nói riêng đều có những hợp đồng, thoả thuận với khách hàngđược soạn thảo một cách chặt chẽ Các hợp đồng thoả thuận đó có thể là hợp đồngcấp bảo lãnh, hợp đồng chiết khấu, thoả thuận về ký quỹ thư tín dụng, các mẫu đơnxin mở thư tín dụng, phát hành thư bảo lãnh nhận hàng của khách hàng Trong cáchợp đồng và thoả thuận này, các ngân hàng thường đưa ra điều khoản ràng buộctrách nhiệm của khách hàng khi có rủi ro xảy ra để giảm thiểu trách nhiệm của ngânhàng Các ngân hàng lớn thường có một bộ phận hoăc phòng ban chuyên soạn thảo

Trang 13

các hợp đồng và mẫu biểu này để khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có đủ căn cứ đểgiảm thiểu trách nhiệm cho mình.

1.3.3.Áp dụng công nghệ cao và đào tạo con người

Các ngân hàng nước ngoài thường sử dụng các chương trình quản lý với kỹthuật và công nghệ hiện đại để giảm bớt những rủi ro Các chi nhánh của ngân hàng

ở bất cứ nước nào cũng có thể truy cập thông tin liên quan phục vụ cho nghiệp vụcủa mình nên giảm được rủi ro thiếu thông tin Ngoài ra, các ngân hàng này đều đàotạo đội ngũ nhân viên bài bản bằng những khoá huấn luyện dài ngày tại trung tâmđào tạo, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lýcủa nhau

1.3.4.Trung tâm tài trợ thương mại

Các ngân hàng thương mại dần dần hiện đại hoá hạ tầng công nghệ thông tintheo hướng xử lý giao dịch tập trung của nhiều nước, chi nhánh về một trung tâm.Hiện nay, đây là cách làm của nhiều ngân hàng lớn trên thế giới có nhiều chi nhánh,lượng giao dịch lớn như Citibank có trung tâm xử lý tài chính thương mại ở Penang(Malaysia), American Express Bank có trung tâm tại Singapore…

Trang 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC

TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.1.Tổng quan về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 18-12-2002, Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Cấp II Tam Kỳ trựcthuộc Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Quảng Ngãi ra đời

Ngày 03-07-2006, Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Quảng Nam (VCBQuảng Nam) khai trương hoạt động, trụ sở đặt tại số 35 Trần Hưng Đạo-thành phốTam Kỳ, Quảng Nam; hoạt động độc lập, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo

uỷ quyền, phân cấp của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam; trực tiếp kinh doanhtiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác cóliên quan; đồng thời tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ vàthực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Ngoại ThươngQuảng Nam phân cấp, phân công

Tính đến nay, VCB Quảng Nam đã thành lập được năm phòng giao dịch:Phòng giao dịch Chu Lai huyện Núi Thành, Phòng giao dịch Tam Kỳ tại Thành PhốTam Kỳ, Phòng giao dịch Duy Xuyên tại Huyện Duy Xuyên, Phòng giao dịch Hội

An tại Thành Phố Hội An, Phòng giao dịch Điện Nam-Điện Ngọc huyện ĐiệnBàn…

2.1.2.Sơ đồ tổ chức

Trang 15

Sơ đồ 2:Cơ cấu tổ chức

P.G dịch Tam Kỳ

P.G dịch Hội An

Phòng.G dịch Chu lai

P HChính Nhân Sự

P Ngân Quỹ

P Quản Lý Nợ

P KDDV

P.G dịch Duy Xuyên

Phó GiámĐốc

Giám

Đốc

Tổ Tổng Hợp Vốn

Tổ Kiểm Tra Nội Bộ

Phó GiámĐốc

Trang 16

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

2.1.3.Chức năng từng phòng ban

 Phòng giao dịch Tam Kỳ: Tổ chức các hoạt động huy động vốn đối với các tổchức kinh tế, dân cư theo đúng chính sách của VCB Quảng Nam và quy địnhcủa pháp luật; tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, mua bánngoại tệ trong phạm vi uỷ quyền của Chi nhánh và một số hoạt động khác

 Phòng giao dịch Chu Lai: Tổ chức các hoạt động huy động vốn đối với các tổchức kinh tế dân cư theo đúng chính sách của VCB Quảng Nam và quy định củapháp luật; tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, mua bán ngoại

tệ trong phạm vi uỷ quyền của Chi nhánh và một số hoạt động khác

 Phòng Kinh doanh Dịch Vụ: Cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đối với kháchhàng là cá nhân, phát và thực hiện dịch vụ trả lương qua thẻ

 Phòng Thanh Toán Quốc Tế: Thực hiện thanh toán quốc tế tại Chi nhánh theođúng qui định, qui chế, qui trình nghiệp vụ hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước(NHNN) và NHNT Việt Nam, đồng thời tuân thủ các qui ước quốc tế và nghiệp

vụ thanh toán quốc tế mà NHNT Việt Nam tham gia

 Phòng Hành chính-Nhân sự: Tham mưu và giúp Ban Giám đốc Chi nhánh trongcông tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại Chi nhánh theo đứng Bộ LuậtLao Động và quy định hiện hành Đồng thời, nghiên cứu xây dựng mở rộng vàphát triển hệ thống mạng lưới hoạt động Chi nhánh trên địa bàn tỉnh theophương hướng, kế hoạch phát triển NHNT của Ban lãnh đạo theo từng giai đoạnnhằm tăng sức cạnh tranh, thu hút, mở rộng khách hàng, khẳng định uy tín củaNHNT với khách hàng trên thị trường

 Phòng Ngân Quỹ: Có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý tiền mặt,tài sản quý, giấy tờ có giá….theo đúng quy trình, quy chế quản lý kho quỹ củaNhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước và NHNT Việt Nam

 Phòng Kế Toán: Phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức, tham mưu và giúpBan giám đốc Chi nhánh trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán-tài chính,báo cáo và hạch toán kế toán tại Chi nhánh theo quy định kế toán hiện hành

 Bộ phận vi tính thuộc Phòng có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện cáccông việc liên quan về hệ thống mạng, quản lý các phần mềm ứng dụng

 Phòng Quan Hệ Khách Hàng: Có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ tíndụng khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp triển khai các biệnpháp Maketing giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ; đồng thờiduy trì và mở rộng mối quan hệ khách hàng trên tất cả các sản phẩm ngân hàng

 Phòng Quản lý rủi ro: Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro chung (rủi ro hệthống, rủi ro thị trường…) và rủi ro riêng của từng dự án, từng khách hàng nhằm

Trang 17

đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiêu quả;thẩm định dự án, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án.

 Tổ Tổng Hợp Vốn: Tham mưu cho ban giám đốc về quản trị, điều hành lãi suất,

tỷ giá phí, huy động vốn VND và ngoại tệ tại CN theo đúng quy định về quản lývốn và quản lý ngoại hối

 Tổ Kiểm tra nội bộ: Tham mưu và giúp ban giám đốc trong việc kiểm tra, giámsát việc thực hiện các văn bản của pháp luật, quy chế, quy định của NHNN vàNHNT Việt Nam; nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tíndụng của CN, bảo vệ lơi ích của Nhà Nước, của Ngân hàng và của khách hàngtại CN

 Phòng Quản lý nợ: Có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệpliên quan đến việc giải ngân và thu hồi nợ

2.2.Thực trạng thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam

2.2.1.Kết quả kinh doanh thanh toán quốc tế của chi nhánh trong thời gian

qua:

Mặc dù mới thành lập vào đầu năm 2006 nhưng VCB - Chi nhánh QuảngNam đã nhanh chóng hòa nhập vào thị trường ngân hàng vốn có tiềm năng này Chinhánh hoạt động hiệu quả, cụ thể là bộ phận thanh toán quốc tế có doanh số ngàycàng tăng, góp phần không nhỏ vào doanh số chung của toàn Chi nhánh QuảngNam

Bảng 1.1: Tổng hợp doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Quảng Nam.

(Nguồn: báo cáo hằng năm của phòng thanh toán quốc tế VCB – Chi nhánh QuảngNam, đơn vị tính USD)

Trang 18

(Nguồn: báo cáo hằng năm của phòng thanh toán quốc tế VCB – Chi nhánh QuảngNam, đơn vị tính VNĐ)

Thu nhập từphí 504,139,189 906,611,473 1,657,564,367 Nhìn chung tình hình thanh toán quốc tế tại chi nhánh trong thời gian qua hoạtđộng rất hiệu quả Doanh số trung bình mỗi năm tăng mạnh đặc biệt năm 2007 đãlên trên 82 triệu USD

Nhờ vào đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại và một phần dochính sách tín dụng của VCB về tài trợ xuất nhập khẩu đã tác động tích cực đếnviệc tăng trưởng doanh số TTQT của chi nhánh Năm 2007 doanh số TTQT đạt 82triệu USD, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006, đến năm 2008 đạt 93 triệu USD.Doanh số TTQT 3 năm qua không ngừng tăng trưởng Đặc biệt tốc độ tăng trưởngnăm 2007 lên đến 235%, năm 2008 do tác động của khủng hoảng tài chính thế giớinên tốc độ này giảm một cách đáng kể chỉ còn là 14% Cùng với xu hướng của cảnước doanh số nhập khẩu luôn cao hơn doanh số xuất khẩu (doanh số nhập khẩuchiếm khoảng 55% trong tổng doanh số), doanh số TTQT nhập khẩu của chi nhánhliên tục tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số (chiếmkhoảng 73%) và có xu hướng tăng

Trong khi năm 2007 phổ biến nhất là hình thức điện chuyển tiền nhờ tính nhanhchóng và thủ tục đơn giản của nó được khách hàng ưa chuộng nhiều với tổng doanh

số lên gần 70 triệu USD, tuy nhiên đây cũng là phương thức gặp nhiều rủi ro Sangnăm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lan rộng ra toàn cầu thì phươngthức này không còn được ưa chuộng như trước nữa bởi tính rủi ro của nó, và thayvào đó các doanh nghiệp lại thích sử dụng L/C để phòng chống rủi ro trong việcthanh toán với các đối tác Và qua bảng tóm tắt trên ta thấy doanh số thanh toán quaphương thức chuyển tiền đã giảm đi một cách đáng kể chỉ vào khoảng 65 triệu USDnăm 2008 và thay vào đó doanh số L/C xuất nhập khẩu tăng gần như gấp 2 đến 3lần

Qua bảng tóm tắt trên ta thấy hai hình thức điện chuyển tiền và L/C đã góp trên90% tổng doanh số thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tổng doanh số tăng thể hiệnlượng khách hàng đến giao dịch tại đây ngày càng nhiều và hoạt động xuất nhậpkhẩu tại Quảng Nam ngày càng mạnh Doanh nghiệp tiếp xúc ngày càng nhiều vàcũng tỏ ra khá am hiểu về tầm quan trọng của thanh toán quốc tế trong việc phòngchống rủi ro trong thanh toán với các đối tác nước ngoài đặc biệt trong thời kỳkhủng hoảng như hiện nay, cụ thể là số lượng mở L/C ngày càng nhiều thay chohình thức chuyển tiền như trước đây

Phí dịch vụ từ đó cũng tăng theo dẫn đến doanh thu dịch vụ tại chi nhánh tăng.Chính điều này làm cho hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Quảng Nam

Trang 19

ngày càng trở thành một trong những hoạt động mang lại nguồn doanh thu lớn chochi nhánh trong mấy năm qua.

2.2.2.Những sản phẩm TTQT tại chi nhánh hiện có:

a.Chuyển tiền bằng điện:

 Chuyển tiền đi bằng điện

+ Chuyển tiền bằng điện thanh toán hàng hóa

+ Chuyển tiền bằng điện thanh toán dịch vụ

+ Chuyển tiền bằng điện thanh toán khác

 Nhận chuyển tiền đến bằng điện

+ Chuyển tiền đến thanh toán hàng hóa

+ Chuyển tiền đến thanh toán dịch vụ

+ Chuyển tiền đến thanh toán khác

b.Nhờ thu

 Nhờ thu gửi đi ( nhờ thu xuất)

+ Nhờ thu kèm chứng từ xuất trả ngay

+ Nhờ thu kèm chứng từ xuất trả chậm

 Nhờ thu gửi đến ( nhờ thu nhập)

+ Nhờ thu kèm chứng từ trả ngay

+ Nhờ thu kèm chứng từ trả chậm

c.Tín dụng chứng từ ( xuất khẩu, nhập khẩu)

2.3.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại chi nhánh Quảng Nam

2.3.1.Những quy định chung về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh:

Các quy tắc của phòng thương mại quốc tế ( international Chamber of commerce –gọi tắt là ICC)

 Quy tắc về thực hành thống nhất tín dụng chứng từ ( uniform custom andPractice for Documentary Credit – UCP) Bản mới nhất là UCP 600 có hiệulực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007

 Thực hiện ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và kiểm tra chứng từ của tíndụng thư do ICC ban hành (international standard banking practice – ISBP)

 Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng ( Uniform Rules for bank

to bank Reimbursement – URR 725) có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/10/2008thay cho URR 525

 Các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩutại Việt Nam như văn bản quản lý ngoại hối, luật điều chỉnh các chứng từngười bán xuất trình thanh toán, luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hóaXNK, luật điều chỉnh hối phiếu, sec, luật điều chỉnh hàng hải Việt Nam…

Trang 20

2.3.2.Tình hình hoạt động kinh doanh bằng thư tín dụng trong thời gian qua

Bảng 1.3: Thu nhập các loại phí TTQT của chi nhánh trong thời gian qua:

(Nguồn: báo cáo hằng năm của phòng thanh toán quốc tế VCB – Chi nhánh Quảng

Nam, đơn vị tính: VNĐ )

Phí thu từ LC 176,448,716.2 398,909,048.1 994,538,620.2 60%Phí thu từ TT 302,483,513.4 453,305,736.5 579,147,628.5 35%Phí thu từ nhờ

VCB đã đưa ra chính sách tài trợ xuất nhập khẩu linh hoạt Bên cạnh việc sửdụng tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản… VCB có chủ trương chú trọng đếntài trợ xuất khẩu bằng những chính sách tín dụng và ưu tiên hoạt động xuất khẩutrong các loại phí thu từ những dịch vụ phục vụ hoạt động này Hiện nay, VCB đãthực hiện tài trợ sau khi giao hàng và tài trợ để sản xuất hàng xuất khẩu Do sự pháttriển của tín dụng doanh nghiệp và chính sách chú trọng tài trợ xuất nhập khẩu làmcho doanh số thanh toán bằng phương thức TDCT tại chi nhánh tăng mạnh qua cácnăm

Trong ba PTTT chủ yếu là TT, nhờ thu và LC, doanh số của phương thức TTchiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 71%, nhờ thu khoảng 4.5% và L/C khoảng 24.5%.Tuy doanh số chiếm 24.5% trong tổng doanh số TTQT của chi nhánh nhưng phí thu

từ dịch vụ LC chiếm khoảng 60% trong tổng phí dịch vụ TTQT thu được Năm

2006, tỷ lệ phí dịch vụ thu từ phương thức TDCT so với tổng phí TTQT là 35%,đến năm 2007 là 44% và đến 2008 là 60% Như vậy, xét về cả doanh số và phí,

Trang 21

phương thức TDCT đóng góp một phần đáng kể trong tổng doanh số và phí thuđược từ dịch vụ TTQT của chi nhánh.

Trải qua 4 năm hoạt động TTQT, dịch vụ TDCT tại Ngân hàng TMCP NgoạiThương chi nhánh Quảng Nam đã thu được những kết quả từ số lượng khách hàng

sử dụng đến doanh số và phí đem về từ dịch vụ này:

+Số lượng khách hàng tăng qua các năm và hiện tại đạt gần 10aQ0 khách hàng

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiệp vụ TTQT bằng TDCT tại VCB cũnggặp phải những rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ Như vậy, cần phải tìmhiểu về những rủi ro đã xảy ra, nguyên nhân, kinh nghiệm khắc phục và dự đoánnhững rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để có những giải pháp cụ thể nhằm nângcao chất lượng dịch vụ

2.4.Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu

2.4.1.Quy trình thanh toán xuất khẩu

Bước 1:Nhận và kiểm tra L/C

a)Tính chân thật bề ngoài của L/C

_L/C nhận được bằng SWIFT phải theo mẫu chuẩn của tổ chức SWIFT quốc tế_L/C thông báo L/C nhận được bằng thư phải có xác nhận chữ kí đúng và hợp lệcủa bộ phận quan hệ NHĐL

b)Trạng thái L/C khi nhận

_L/C nhận được bị chập hoặc lỗi (điện SWIFT) bị mờ hoặc rách thư

_Điện thông báo ngay cho nơi gửi điện/thư yêu cầu chuyển phát lại nêu rõ NHNTkhông chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào do việc chậm thông báo gây ra

c)Các điều kiện, điều khoản L/C

_Tên và địa chỉ (hoặc tài khoản) Người hưởng lợi phải đầy đủ, rõ ràng

_Tên và địa chỉ đầy đủ (hoặc SWIFT code) của NHTB

_Loại L/C là không huỷ ngang (xác nhận, chuyển nhượng…)

_Loại L/C phải dẫn chiếu UCP áp dụng.

Trang 22

Bước 2:Thông báo L/C

a)Các hình thức thông báo:

_Thông báo sơ bộ

_Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi: lập thư thông báo gửi người hưởng lợi _Thông báo qua Ngân hàng khác: lập thông báo bằng SWIFT/thư theo yêu mẫub)Phí thông báo: theo qui định ngân hàng

c)Xác thực L/C gốc:

_ L/C nhận được bằng SWIFT/Telex : Trên trang mặt gốc của L/C phải có chữORGINAL, đóng dấu vuông có chữ “Joint stock commercial bank for ForeignTrade of VN” và chữ kí được uỷ quyền

_L/C nhận được bằng thư : Đóng dấu vuông có chữ “Joint stock commercial bankfor Foreign Trade of VN” và chữ kí được uỷ quyền

d)Giao thông báo L/C

Giao ngay cho người hưởng lợi/NHTB khác 1 bản thư thông báo L/C, 1 bản L/Cgốc

e)Lập hồ sơ theo dõi L/C

f)Thông báo sửa đổi L/C

_Lập thông báo trực tiếp cho người hưởng theo mẫu

_Lập điện SWIFT/Telex/thư thông báo qua ngân hàng theo mẫu

_Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau

_Nếu có sai sót, tư vấn cho khách hàng sửa đổi, bổ sung các chứng từ

c)Lập thư đòi tiền kèm bộ chứng từ gửi Ngân hàng phát hành và rút số dư mặt sauL/C gốc

+Bộ chứng từ đòi tiền gửi Ngân hàng phát hành bao gồm :

_Thư đòi tiền NHPH (có đầy đủ chữ kí )

_Bộ chứng từ gốc theo L/C

d)Lập hồ sơ theo dõi L/C và lưu chứng từ

Trang 23

Bước 4:Chiết khấu chứng từ

a)Khi khách hàng là người xuất khẩu muốn chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất phảixuất trình những chứng từ sau:

_ Giấy đề nghị chiết khấu bộ chứng từ

_ Bộ chứng từ gốc

_ L/C gốc

TTV kiểm tra lại giấy đề nghị chiết khấu BCT và chuyển sang bộ phận Quan hệkhách hàng để quyết định tỷ lệ chiết khấu, nếu BCT phù hợp có thể chiết khấu 95%trị giá BCT, nếu không thì tuỳ uy tín khách hàng mà thực hiện

Bước 5:Thanh toán

_Khi nhận được báo có từ TTTT trên IBT online thì tiến hành thông báo và thựchiện thanh toán cho khách hàng

_Thu phí thanh toán BCT hàng xuất, mức phí: 0.15% trị giá bộ chứng từ, min20USD, max 200 USD

2.4.2.Rủi ro trong quy trình thanh toán xuất khẩu

Các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chiết khấu bộ chứng từ:

Chiết khấu là việc ngân hàng được chỉ định thực hiện mua lại hối phiếu (được

ký phát cho một ngân hàng khác ngân hàng được chỉ định) và/ hoặc bộ chứng từxuất trình phù hợp bằng cách ứng trước hoặc đồng ý ứng trước tiền cho người thụhưởng vào hoặc trước ngày ngân hàng chỉ định nhận được tiền hoàn trả

Chiết khấu không truy đòi là NHCK không có quyền truy đòi người thụ hưởngkhi không nhận được thanh toán từ NHPH do bộ chứng từ bất hợp lệ hoặc NHPHmất khả năng thanh toán Trong trường hợp này, VCB sẽ gặp rủi ro không thu hồilại được khoản tiền đã cấp cho người thụ hưởng Rủi ro này phát sinh do uy tín củaNHPH không tốt, nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng không vững và quan điểmkhác nhau về tập quán ngân hàng quốc tế

Chiết khấu có truy đòi là NHCK có thể đòi lại số tiền đã cấp cho người thụhưởng nếu NHPH từ chối thanh toán bộ chứng từ Trong trường hợp chiết khấu cótruy đòi, rủi ro của VCB phát sinh chủ yếu do uy tín của người thụ hưởng Nếu khảnăng và uy tín tài chính của người thụ hưởng thấp, người thụ hưởng lập bộ chứng từgiả hoặc cố tình câu kết với người mở thư tín dụng lừa đảo NHCK thì khả năngVCB gặp rủi ro là rất lớn

Khi thực hiện chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, VCB có thể gặpnhững rủi ro phát sinh từ:

Rủi ro phát sinh do tình hình kinh tế, chính trị - xã hội tại nước của ngân hàng phát hành

Theo UCP, NHPH được miễn trách nhiệm trong các trường hợp bất khả khángnhư động đất, bạo động, chiến tranh, khủng bố… Những bộ chứng từ xuất trình

Trang 24

hoặc đến hạn thanh toán trong thời gian các trường hợp bất khả kháng xảy ra,NHPH không có trách nhiệm phải thanh toán VCB sẽ không thu hồi được tiền đốivới bộ chứng từ gửi đến NHPH trong thời gian này Đối với rủi ro này, VCB khó cóthể kiểm soát và phòng ngừa.

Rủi ro phát sinh do chủ thể liên quan đến nghiệp vụ chiết khấu

+ Rủi ro phát sinh từ người yêu cầu mở thư tín dụng

Uy tín của người yêu cầu mở TTD ảnh hưởng nhiều nhất đến quyền lợi của cácbên tham gia vào phương thức TDCT, trong đó có NHCK Ý chí, khả năng tài chínhcủa người mở TTD sẽ ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ chối thanh toán củaNHPH Trong trường hợp bộ chứng từ không phù hợp hoặc có những điểm khôngphù hợp không đáng kể, không ảnh hưởng đến việc nhận hàng, nếu người yêu cầu

mở TTD có thiện chí thanh toán thì khả năng NHPH chấp nhận thanh toán là rấtcao Trong trường hợp ngược lại, người mở TTD có khả năng thanh toán yếu hay bịphá sản hoặc không có ý chí nhận hàng, muốn trì hoãn thời hạn thanh toán, muốnngười bán giảm giá hàng bán, thì NHPH sẽ lấy đó làm lý do từ chối thanh toán.Trong nhiều trường hợp, người yêu cầu mở TTD không muốn thanh toán sẽ là độnglực để NHPH cố tình tìm và bắt những điểm không phù hợp để từ chối bộ chứng từ.Đối với rủi ro này, VCB cần phải cẩn trọng trong việc kiểm tra bộ chứng từ và phảixét đến uy tín của NHPH và của người mở TTD trước khi chiết khấu bộ chứng từ

+ Rủi ro phát sinh từ ngân hàng phát hành

Trên thế giới số lượng ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sảnkhông nhiều nhưng không phải là không xảy ra Trong trường hợp này, VCB sẽkhông thể thu hồi lại được số tiền đã cấp cho người thụ hưởng từ NHPH

+ Rủi ro phát sinh từ người thụ hưởng

Uy tín, khả năng tài chính của người thụ hưởng ảnh hưởng đến khả năng ngânhàng chiết khấu thu hồi số tiền đã cấp cho người thụ hưởng nếu không nhận đượcthanh toán từ NHPH trong trường hợp chiết khấu có truy đòi và người thụ hưởngcòn giúp VCB có những thông tin cần thiết về người yêu cầu mở TTD Nếu ngườithụ hưởng không có uy tín và khả năng tài chính yếu, VCB sẽ gặp rủi ro vì khôngtruy đòi được số tiền đã chiết khấu nếu NHPH từ chối bộ chứng từ Bên cạnh đó, cónhững trường hợp người thụ hưởng cấu kết với người mở TTD cố tình lừa đảo ngânhàng

Rủi ro phát sinh từ việc thực hiện nghiệp vụ

+ Rủi ro phát sinh từ việc kiểm tra bộ chứng từ

Kiểm tra bộ chứng từ là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ chiết khấu bộchứng từ xuất khẩu Nếu việc kiểm tra bộ chứng từ không được thực hiện với một

sự cẩn trọng thì sẽ gây rủi ro cho ngân hàng chiết khấu VCB có thể sẽ gánh chịu rủi

ro không được hoàn trả nếu đã chiết khấu bộ chứng từ mà không phát hiện nhữngđiểm không phù hợp Vì vậy, khi kiểm tra bộ chứng từ phải hết sức cẩn trọng để

Trang 25

tránh những tranh chấp có thể xảy ra và bị NHPH từ chối thanh toán do những điểmkhông đáng có Bên cạnh kiểm tra bộ chứng từ chiết khấu, ngân hàng còn phải tuânthủ UCP, ISBP và L/C về thời gian kiểm tra chứng từ, nơi gửi chứng từ đòi tiền, nơigửi điện đòi tiền, hình thức đòi tiền và các điều kiện khác khi gửi chứng từ đòitiền… Nếu các quy định này không được thực hiện có thể sẽ mang lại rủi ro bị từchối thanh toán làm giảm uy tín của ngân hàng chiết khấu.

2.4.3.Quy trình thanh toán nhập khẩu

Bước 1:Điều kiện và hồ sơ phát hành

a)Điều kiện về đảm bảo tài chính khi phát hành L/C

NHNT phát hành L/C khi Người yêu cầu mở L/C đáp ứng được các điều kiệnsau:

_Có mã số khách hàng (CIF) tại NHNT

_Ký quỹ 100% trị giá giao dịch để phát hành L/C; hoặc

_Được NHNT cấp hạn mức miễn/giảm ký quỹ để phát hành L/C hoặc được NHNTcho vay thanh toán L/C; hoặc

_Được bảo lãnh thanh toán bởi một bên thứ 3 và bảo lãnh này được chi nhánhNHNT chấp nhận

b)Hồ sơ yêu cầu phát hành L/Cs

Khách hàng yêu cầu NHNT phát hành L/C cần xuất trình các giấy tờ sau :

_Thư yêu cầu phát hành L/C

_Các cam kết về ký quĩ đối với các đối tượng qui định

_Một bản sao hợp đồng mua bán Ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đươngnhư hợp đồng

_Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngànhđối với hàng nhập khẩu cần có giấy phép

_Văn bản xác nhận của NHNN về việc đăng kí vay và trả nợ nước ngoài nếu L/C cóthời hạn trả chậm trên 1 năm

Bước 2:Phát hành L/C

_Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, VCB Quảng Nam sẽ phát hành các loại L/Ctương ứng như: L/C thông thường, L/C chuyển nhượng, L/C xác nhận, L/C đốiứng…

_Khi nhận được yêu cầu phát hành L/C, TTV kiểm tra tất cả các trường trên đơnyêu cầu mở L/C của khách hàng phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương và UCP

600, lưu ý khách hàng những điểm sai biệt và thiếu sót

Sau khi chứng từ đã hoàn toàn phù hợp và đã có Thông báo Tác nghiệp Tài trợThương mại, TTV thực hiện lập điện MT700, nếu nội dung dài có thể lập thêmMT701

_Thực hiện ký quỹ L/C (nếu có)

_Thu phí mở L/C theo qui định

Trang 26

_Giao khách hàng 1 L/C gốc, 1 giấy báo nợ

_Chuyển qua kiểm soát duyệt và đẩy điện đi nước ngoài

_Lưu hồ sơ L/C

_Thực hiện tu chỉnh L/C nếu khách hàng yêu cầu

Bước 3:Thanh toán L/C

a)Khi nhận được điện SWIFT MT750 thông báo chứng từ có bất hợp lệ của ngânhàng người hưởng thì lập thông báo cho người mở L/C kèm theo 1 bản sao điện, tuỳtheo ý kiến của khách hàng tiếp tục xử lý

b)Khi nhận điện SWIFT MT754/MT742 đòi tiền theo L/C cho phép đòi tiền bằngđiện, kiểm tra điện hoàn toàn hợp lệ, thì lập thông báo cho người mở L/C và kiểmtra nguồn tiền thanh toán L/C

_Lập điện trả tiền bằng SWIFT

_Đưa qua kiểm soát duyệt

TTV tiến hành kiểm tra bộ chứng từ sự phù hợp về số lượng, nội dung chứng từ sovới các điều kiện, điều khoản L/C và giữa các chứng từ với nhau

+Ghi rõ ý kiến của mình lên phiếu kiểm tra chứng từ hàng nhập

+Đưa qua phụ trách phòng kiểm tra Nếu chứng từ phù hợp thì tiến hành thanh toántrong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được BCT, nếu BCT có sai sót thì trongvòng 5 ngày làm việc chỉ ra những điểm bất hợp lệ

+Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán, thực hiện thanh toán/ chấp nhận thanh toántheo chỉ dẫn của L/C

+Nếu khách hàng từ chối thanh toán, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng thực hiện.+Thu phí thanh toán L/C, mức phí: 0.2% trị giá bộ chứng từ thanh toán, min20USD, max 500 USD

c)Bảo lãnh nhận hàng :

Bảo lãnh nhận hàng thông thường được phát hành theo yêu cầu của kháchhàng, cho phép nhận hàng khi hàng hoá đã về đến nước nhập khẩu trước khi B/L vềđến ngân hàng phát hành

Là một thư bảo lãnh cho hãng tàu để giao hàng khi chưa có vận đơn gốc, dongân hàng phát hành ký để đảm bảo cho nghĩa vụ thực hiện của nhà nhập khẩu vàngân hàng phát hành sẽ chịu trách nhiệm trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếunhận được từ ngân hàng đòi tiền

Trang 27

Các chứng từ khách hàng cần xuất trình để yêu cầu VCB Quảng Nam pháthành Bảo lãnh nhận hàng:

_Yêu cầu phát hành Bảo lãnh nhận hàng

_Bản sao Hoá đơn TM

d)Ký hậu vận đơn/Uỷ quyền nhận hàng :

Thông thường được thực hiện theo yêu cầu khách hàng và do ngân hàng kýhậu lên bản gốc vận đơn theo đó cho phép nhà nhập khẩu nhận hàng khi hàng hoá

về đến nước nhập khẩu trước khi ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ vậntải đầy đủ

Ngân hàng phát hành sẽ bảo lãnh khả năng thực hiện của khách hàng chịu tráchnhiệm thanh toán/chấp nhận thanh toán cho ngân hàng đòi tiền khi nhận được hốiphiếu đòi tiền

*Các chứng từ khách hàng cần xuất trình để yêu cầu VCB QN ký hậu vận đơn:_Thư yêu cầu ký hậu vận đơn

_Vận đơn gốc

_Hoá đơn thương mại

*Đối với việc phát hành Uỷ quyền nhận hàng

_Thư yêu cầu phát hành uỷ quyền nhận hàng

_Hoá đơn thương mại

_Bản gốc vận đơn hàng không

*Kiểm tra đối chiếu nội dung “yêu cầu ký hậu vận đơn/ phát hành uỷ quyền nhậnhàng với các chi tiết trên bản sao , vận đơn gốc và các điều khoản, điều kiện quyđịnh trong L/C

_Chuyển hồ sơ lên P.Quan hệ KH

_Thực hiện ký hậu vận đơn

_Thu phí ký hậu, mức phí : 15USD

_Chuyển kiểm soát duyệt

_Giao khách hàng

2.4.4.Rủi ro trong quy trình thanh toán nhập khẩu

Các rủi ro có thể gặp phải khi ngân hàng phát hành thư tín dụng:

Trang 28

Rủi ro phát sinh từ các chủ thể tham gia vào quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ:

+ Rủi ro từ phía người yêu cầu mở thư tín dụng:

Trừ trường hợp ký quỹ 100%, nghiệp vụ phát hành TTD luôn mang tính chấtbảo lãnh: VCB bảo lãnh cho người yêu cầu mở TTD, người mở TTD chỉ phải kýquỹ một phần giá trị thư tín dụng, phần còn lại được đảm bảo bằng tài sản, bất độngsản… Vì vậy, khả năng thanh toán và thiện chí thanh toán của người mở TTD vôcùng quan trọng Nếu đến thời hạn thanh toán TTD mà người mở không có khảnăng nộp đủ phần tiền còn lại thì VCB phải dùng nguồn vốn của mình để thanh toáncho người thụ hưởng Khoản tiền này VCB có thể thu hồi lại từ tài sản đảm bảo,hàng hóa nhập khẩu… Việc này tốn nhiều thời gian và chi phí của ngân hàng và cóthể không thu hồi được

+ Rủi ro từ người thụ hưởng thư tín dụng

Giao dịch tín dụng chứng từ là giao dịch chỉ dựa trên chứng từ, NHPH TTD phảithực hiện thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với cácđiều khoản và điều kiện của TTD Dựa vào điều này, trường hợp người thụ hưởngkhông giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng, người yêu cầu mở TTDkhông có khả năng thanh toán, không đồng ý thanh toán vì không có hàng hoặchàng hóa không đúng chất lượng hoặc cùng với người thụ hưởng kết hợp thực hiệnhành vi lừa đảo thì VCB phải gánh chịu rủi ro vừa phải thanh toán vừa không thuhồi được tiền từ hàng hóa nhập khẩu

+Rủi ro từ ngân hàng chiết khấu thư tín dụng hoặc từ ngân hàng xuất trình chứng từ

Người thụ hưởng sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng

từ cho ngân hàng phục vụ mình xin chiết khấu hoặc nhờ đòi tiền theo TTD, có thểđòi tiền bằng thư hoặc đòi tiền bằng điện tùy theo TTD quy định Chiết khấu giúpcho người thụ hưởng nhận được tiền trước khi VCB thanh toán cho bộ chứng từ,mang lại thuận lợi cho người thụ hưởng Trường hợp điện đòi tiền theo thư tín dụng

đã được thanh toán, bộ chứng từ không phù hợp và bị người mở TTD từ chối, VCB

có thể gặp rủi ro không thể truy đòi từ ngân hàng phục vụ người thụ hưởng

Rủi ro phát sinh từ môi trường kinh doanh

+ Rủi ro phát sinh từ biến động của thị trường hàng hóa nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của người mởTTD và việc thu hồi vốn của VCB Nếu là mặt hàng giá cả biến động nhiều theo thịtrường, kênh phân phối và tiêu thụ hẹp, chỉ có một số đối tượng tiêu thụ đặc biệt thìviệc kinh doanh của nhà nhập khẩu dễ gặp rủi ro, VCB cũng khó tiêu thụ hàng hóa

để thu hồi lại vốn trong trường hợp cần thiết Trong nhiều trường hợp, VCB khôngtiêu thụ được hàng hóa đã bảo lãnh mở TTD

+ Rủi ro phát sinh từ tình hình kinh tế chính trị của một quốc gia

Trang 29

Mọi chủ thể kinh tế hoạt động trong một quốc gia đều chịu sự tác động của tìnhhình kinh tế chính trị của quốc gia đó Khi tình hình chính trị không ổn định, nềnkinh tế suy thoái, VCB thường không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mìnhlàm ảnh hưởng đến uy tín của VCB; nhà nhập khẩu không được nhập hàng hóahoặc mất khả năng thanh toán, trường hợp này VCB phải gánh chịu rủi ro Khủnghoảng kinh tế, lạm phát khiến cho đồng tiền trong nước kém ổn định, mất giá so vớiđồng tiền nước ngoài làm giá hàng hóa thay đổi gây rủi ro hàng hóa.

+ Rủi ro phát sinh từ chính sách kinh tế của một quốc gia

Chính sách thương mại, các quy định về xuất nhập khẩu của một quốc gia có thểgây thiệt hại cho các bên tham gia Chính sách quản lý ngoại hối, những quy định

về chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của nước nhập khẩu nếu bị thay đổi đột ngột(như hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài) thì sẽ gây rủi ro cho NHCK và nhàxuất khẩu Hoặc một quốc gia có dự trữ ngoại tệ thấp, nhà nhập khẩu gặp khó khănthì thậm chí không mua được ngoại tệ để thanh toán, gây rủi ro cho NHCK khôngnhận được tiền, NHPH mất uy tín thanh toán

Rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ

+ Rủi ro phát sinh khi thực hiện phát hành thư tín dụng

Phát hành thư tín dụng là khâu đầu tiên trong qui trình thanh toán bằng phươngthức TDCT Đây là khâu rất quan trọng quy định các điều kiện và chứng từ xuấttrình để thanh toán, đây là khâu có thể gây ra rủi ro cho VCB nếu không thực hiệnchính xác và cẩn trọng và cũng là khâu góp phần đáng kể vào việc giảm các tranhchấp phát sinh sau này Khi tư vấn mở thư tín dụng, VCB chủ yếu dựa vào hợpđồng ngoại thương, kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm của mình VCB phải thựchiện theo đúng chỉ thị của người mở thư tín dụng, nếu không sẽ gánh chịu rủi ro bộchứng từ xuất trình phù hợp với TTD nhưng không đúng theo chỉ thị của người mở

và bị người mở từ chối thanh toán

+ Rủi ro phát sinh từ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng

Bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc là một nghiệp vụ phổ biến để tạođiều kiện thuận lợi cho người yêu cầu mở TTD nhận hàng khi họ đáp ứng được khảnăng thanh toán, tuy nhiên nó cũng có thể đem lại rủi ro cho VCB Khi phát hànhthư bảo lãnh nhận hàng, ngân hàng đã cam kết sẽ đền bù cho hãng vận tải nếu cótổn thất xảy ra khi người mở thư tín dụng nhận hàng mà không xuất trình vận đơngốc, cam kết này hoàn toàn độc lập với cam kết thanh toán cho người thụ hưởng Bảo lãnh nhận hàng chỉ có tính chất tạm thời, không thể thay thế được chứng từ

sở hữu hàng hóa Khi VCB nhận được vận đơn gốc từ người thụ hưởng, phải giaovận đơn gốc cho hãng vận tải để thu hồi bảo lãnh nhận hàng về thì trách nhiệm củaVCB đối với hãng vận tải mới chấm dứt Như vậy, VCB sẽ phải gánh chịu rủi ronếu như người thụ hưởng thực hiện hành vi lừa đảo, không phải là chủ sở hữu của

lô hàng và lô hàng đã nhận không thuộc TTD đã mở mà nó thuộc về một chủ sở hữu

Trang 30

khác Trong trường hợp này, VCB đã thanh toán cho người thụ hưởng mà vẫn phảibồi thường cho hãng vận tải.

+ Rủi ro phát sinh từ khâu kiểm tra bộ chứng từ

Kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng đã mở có ý nghĩa quan trọngquyết định việc NHPH chấp nhận hay từ chối thanh toán Việc kiểm tra bộ chứng từđược điều chỉnh bởi tập quán thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP vàISBP Tuy nhiên, UCP và ISBP không quy định tất cả các trường hợp xảy ra nên cónhiều chi tiết các ngân hàng diễn giải theo nhiều nghĩa khác nhau Vì vậy, đây làkhâu dễ gây tranh cãi giữa các ngân hàng và cũng dễ gây rủi ro cho VCB: Theo quyđịnh của UCP, ngân hàng có năm ngày làm việc để quyết định chấp nhận hay từchối bộ chứng từ được xuất trình theo TTD, VCB sẽ mất quyền từ chối sau 5 ngàylàm việc đó

Sau khi VCB từ chối bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng thì bộ chứng từ đóthuộc về người xuất trình chứng từ Nếu VCB giao bộ chứng từ cho người mở TTDtrước khi có chỉ thị của người xuất trình thì VCB có thể phải chịu rủi ro bị ngườixuất trình chứng từ kiện vì việc giao chứng từ này Khi bộ chứng từ không phù hợpvới điều khoản và điều kiện của TTD, nếu người mở TTD nhận bộ chứng từ vàthanh toán, VCB cần phải yêu cầu người mở TTD chấp nhận những điểm khôngphù hợp bằng văn bản Nếu không có thư chấp nhận này, VCB có thể phải chịu rủi

ro người yêu cầu mở TTD khiếu nại vì không thông báo điểm không phù hợp chohọ.Việc diễn giải UCP và ISBP không thống nhất có thể gây ra tranh cãi giữa cácngân hàng về những điểm không phù hợp VCB còn phải gánh chịu rủi ro do ngânhàng xuất trình chứng từ bác bỏ những điểm không phù hợp cho khách hàng trướckhi vận đơn gốc về

2.5.Đánh giá rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại

NHTMCP Ngoại Thương Việt nam - Chi nhánh Quảng Nam

_Mục đích : Nhằm nhận dạng những rủi ro đã xảy ra và dự đoán những rủi ro có

khả năng xảy ra trong tương lai tại VCB – QN Từ đó đưa ra những giải pháp đểkhắc phục và phòng ngừa hiệu quả hơn

_Quy mô và đối tượng khảo sát

Quy mô: Tại Phòng TTQT VCB – QN

Đối tượng : Gồm TTV và KSV tại Phòng TTQT VCB - QN

_Phương pháp điều tra:

Sử dụng bảng điều tra (Phụ lục 1) mang tính định tính, để có tiêu chuẩn chung đánhgiá về các rủi ro có thể xảy ra

Thang điểm đánh giá được thiết kế từ 1 (có khả năng xảy ra rất thấp) đến 5 (có khảnăng xảy ra rất cao), những rủi ro nào có điểm càng cao càng có nhiều khả năng xảy

ra và ngược lại

Số điểm cho từng loại rủi ro

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tổng hợp doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh  Quảng Nam. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam (2).doc
Bảng 1.1 Tổng hợp doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Quảng Nam (Trang 17)
Bảng 1.2: Thu nhập phí trong hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh  Quảng Nam qua các năm: - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam (2).doc
Bảng 1.2 Thu nhập phí trong hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Quảng Nam qua các năm: (Trang 17)
Bảng 1.3: Thu nhập các loại phí TTQT của chi nhánh trong thời gian qua: - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam (2).doc
Bảng 1.3 Thu nhập các loại phí TTQT của chi nhánh trong thời gian qua: (Trang 19)
Bảng 1.5 :Khả năng xảy ra rủi ro khi VCB – QN phát hành TTD - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam (2).doc
Bảng 1.5 Khả năng xảy ra rủi ro khi VCB – QN phát hành TTD (Trang 30)
Bảng 1.7: Khả năng xảy ra rủi ro khi VCB -QN chiết khấu TTD - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam (2).doc
Bảng 1.7 Khả năng xảy ra rủi ro khi VCB -QN chiết khấu TTD (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w