2.1.2.1. Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA theo quy định tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP quyết định chiến lược, chính sách, quy hoạch, định hướng thu hút và sử dụng ODA cho từng thời kỳ; ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục tài trợ ODA và những sửa đổi, bổ sung (nếu có) của Danh mục.
Đồng thời, Chính phủ kết hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA, cụ thể: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để điều hành, quản lý và sử dụng ODA.
2.1.2.2. Khung pháp lý cho hoạt động thu hút, quản lý ODA tại Việt Nam
Từ năm 1993, Hội nghị tại Paris đánh dấu bước đầu tiên trong hoạt động tài trợ ODA của các nhà tài trợ nước ngoài vào Việt Nam cho đến nay, Chính
21
phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn này.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn ODA, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp quy về thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn này. Bắt
đầu từ Nghị định 20/1994/NĐ-CP năm 1994, tiếp đó là Nghị định 87/1997/NĐ-
CP năm 1997, Nghị định 17/2001/NĐ-CP năm 2001, Nghị định 131/2006/NĐ-
CP ngày 09/11/2006 và gần đây nhất là Nghị định 38/2013/NĐ-CP ban hành
ngày 23/04/2013 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Ngoài ra, Thông tƣ 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 138/2013/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Bên cạnh đó, Quyết định 106/QĐ-TTg ngày 19/02/2012 về việc phê
duyệt đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các
khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ tời kỳ 2011 – 2015”, Quyết định 12/2008/QĐ-BXD ngày 26/09/2008 về việc Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Xây dựng cũng là những văn bản pháp quy quy định về thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.