Những tác động mà ODA mang lại cho Việt Nam

Một phần của tài liệu tình hình thu hút nguồn vốn oda trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 29)

2.1.3.1. Mặt tích cực

Nguồn vốn ODA được tài trợ vào Việt Nam, đem lại những lợi ích hết sức to lớn, giúp Việt Nam cải thiện tình hình kinh tế, tăng cường phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

Những thành quả đã đạt được từ nguồn vốn ODA:

22

Các chương trình, dự án ODA đã góp phần cải thiện đời sống người dân vùng sâu, vùng xa, giúp xây dựng các công trình nông nghiệp nông thôn, phát triển điện lưới nông thôn…

Trong lĩnh vực năng lượng

Nhờ có các nhà tài trợ ODA, Việt Nam đã xây dựng được các công trình thủy điện, nhiệt điện, thực hiện các chương trình, dự án phát triển năng lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày một tăng cao của xã hội…

Trong lĩnh vực giao thông vận tải

Vì là một đất nước còn hạn chế đường giao thông, đường giao thông chưa hợp lý, đây là lĩnh vực nhận được nhiều vốn ODA nhất tại Việt Nam. Các công trình giao thông đô thị, giao thông nông thôn, các tuyến đường nối từ địa phận các tỉnh với nhau, các tuyến đường cao tốc, quốc lộ… trên khắp mọi miền là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò quan trọng của nguồn vốn ODA.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Từ bậc mầm non cho đến bậc đại học, tất cả các cấp học đều nhận được sự tài trợ của vốn ODA. Đó là những ngôi trường ở vùng sâu vùng xa, những thiết bị dạy học tiên tiến… đã giúp cho trẻ em Việt Nam được đến trường nhiều hơn và tiếp thu được kiến thức một cách tốt hơn.

Trong lĩnh vực y tế

Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phòng chống các căn bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS được thực hiện bằng vốn ODA đã đem lại những hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, các công trình y tế, các thiết bị y tế tại khắp các bệnh viện trên cả nước là những thành quả mà ODA đem lại cho ngành y tế Việt Nam.

23

Ngoài ra, trong các lĩnh vực phát triển và bảo vệ môi trường, lĩnh vực khoa học – công nghệ, xây dựng thể chế cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ ODA và cũng đã có những thành quả đáng kể.

Qua đó, có thể thấy, nguồn vốn ODA có một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong việc đưa Việt Nam phát triển đi lên thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2020 theo định hướng của Đảng. Vì thế, việc thu hút và đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này là nhiệm vụ tối quan trọng để các nhà tài trợ đến với Việt Nam nhiều hơn, giúp chúng ta nâng cao đời sống người dân tốt hơn…

2.1.3.2. Mặt tiêu cực

Bên cạnh những lợi ích mà ODA đã mang lại, nguồn vốn này cũng đem đến tác động tiêu cực cho Việt Nam: gây cho Việt Nam những món nợ lớn về kinh tế mà Việt Nam chưa đủ sức trả ngay vào thời điểm hiện tại, điều này có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai, phải gánh trên vai trọng trách trả nợ cho đất nước.

2.2. Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Yên Bái và các nhà tài trợ ODA

2.2.1. Những tổ chức tài trợ quốc tế và những dự án ODA đầu tiên

Hội nghị về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Paris của WB vào tháng 11 năm 1993, đã chính thức đánh dấu cho quá trình vận động, thu hút và quản lý sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) ở Việt Nam nói chung và cho tỉnh Yên Bái nói riêng.

Trên thực tế, tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận và quản lý sử dụng viện trợ của các nhà tài trợ quốc tế từ những năm 1991 và phát triển mạnh vào những năm sau đó. Năm 1991 Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức hợp tác

24

phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), bắt đầu tài trợ cho tỉnh Yên Bái thông qua 5 dự án với tổng giá trị thực hiện là 85 nghìn USD, trong đó UNICEF là 45 nghìn USD; SIDA là 40 nghìn USD. Năm 1993 có thêm Quỹ dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ cho tỉnh Yên Bái 5000 USD, để triển khai thực hiện dự án Dân số kế hoạch hóa gia đình. Như vậy năm 1993 trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 7 dự án sử dụng vốn ODA của 3 tổ chức tài trợ tham gia, với tổng mức đầu tư thực hiện đạt 370 nghìn USD.

Chính phủ Pháp tài trợ khoản vốn đầu ODA vay đầu tiên cho tỉnh Yên Bái thực hiện dự án xây dựng Nhà máy cấp nước Yên Bình – Yên Bái trong thời gian từ năm 1997 – 2000.

Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ cho tỉnh Yên Bái thực hiện dự án giảm nghèo có tổng mức đầu tư lớn trên 150 triệu USD đầu tiên, thời gian từ 2001 – 2007.

Dự án đầu tiên sử dụng vốn của Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA Nhật Bản là các dự án điện, được thực hiện năm 2000.

2.2.2. Các nhà tài trợ có nhiều dự án ODA thực hiện tại tỉnh Yên Bái từ 2001 – 2013

Các nhà tài trợ cung cấp ODA cho Yên Bái có ít nhất từ 05 dự án trở lên như: Ngân hàng Thế giới (10 dự án); Ngân hàng phát triển châu Á (12 dự án); Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA Nhật Bản (19 dự án).

2.2.3. Các nhà tài trợ cung cấp ODA lớn cho tỉnh Yên Bái từ 2001 – 2013

Các nhà cung cấp ODA có giá trị đầu tư thực hiện lớn như: Ngân hàng Thế giới 61,35 triệu USD; Ngân hàng phát triển châu Á 23,69 triệu USD; Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA Nhật Bản 12,79 triệu USD; Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc 52 triệu USD;…

25

2.3. Tình hình thu hút ODA trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 – 2013

2.3.1. Giai đoạn 2001 – 2007

Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2007 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có 26 dự án ODA được đầu tư thực hiện của một số nhà tài trợ điển hình như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA Nhật Bản, Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA)… Đây đều là những nhà tài trợ lâu năm đối với tỉnh Yên Bái, đã có rất nhiều dự án triển khai thực hiện từ những năm đầu của lịch sử tài trợ ODA.

Các nhà tài trợ chủ yếu, như:

- Ngân hàng Thế giới (WB) với 05 dự án, tổng mức đầu tư 25 triệu USD; trong đó viện trợ 02 dự án, tổng mức đầu tư thực hiện 23,6 triệu USD và 02 dự án cho vay, tổng mức đầu tư 1,4 triệu USD;

- Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với 06 dự án vay, tổng mức đầu tư 10,24 triệu USD;

- Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA Nhật Bản, 10 dự án với tổng mức đầu tư 4 triệu USD; trong đó viện trợ 01 dự án, tổng mức đầu tư 0,02 triệu USD và 09 dự án cho vay, tổng mức đầu tư 3,98 triệu USD;

- Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) viện trợ không hoàn lại 02 dự án, tổng vốn viện trợ 4,86 triệu USD;

- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) viện trợ không hoàn lại 01 dự án với tổng mức đầu tư 0,05 triệu USD;

- Chính phủ Đức viện trợ không hoàn lại 01 dự án với tổng mức đầu tư 0,23 triệu USD;

26

- Chính phủ Tây Ban Nha cho vay 01 dự án với tổng mức đầu tư 0,27 triệu USD.

Từ 2001 – 2007, tổng vốn ODA mà tỉnh Yên Bái đã nhận được là 44,65 triệu USD. Đây là một con số không hề nhỏ đối với một tỉnh miền núi như Yên Bái. Điều này cho thấy các nhà tài trợ đã rất quan tâm đến tỉnh, đầu tư những dự án thiết thực giúp tỉnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí…

Từ bảng tổng hợp các dự án từ 2001 – 2007(1)

có thể thấy một số điểm cơ bản như sau:

- Ngân hàng Thế giới (WB) đầu tư vào các dự án giảm nghèo, năng lượng nông thôn, y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân;

- Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đầu tư vào các dự án giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển kinh tế cho tỉnh qua dự án phát triển nông nghiệp;

- Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA Nhật Bản tập trung nhiều vào các dự án đưa mạng lưới điện quốc gia đến với những vùng khó khăn, cung cấp vả cải tạo nguồn nước sạch cho người dân, các dự án xây dựng, tu sửa các tuyến đường huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

- Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) thực hiện các dự án y tế cho người dân vùng khó khăn thông qua chính người dân tuyên truyền, vận động và các dự án giúp các hộ dân thoát nghèo, tăng sinh kế phục vụ cho đời sống của họ;

- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cung cấp vốn đầu tư cho dự án cấp nước cho các vùng nông thôn, giúp người dân nơi đây được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và phục vụ sản xuất;

27

- Chính phủ Đức đầu tư cho Yên Bái dự án phát triển thế mạnh đó là dự án phát triển rừng. người dân, đặc biệt là những người đang có rừng đều được học cách quản lý rừng, chế biến các sản phẩm lâm sản để tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho tỉnh;

- Chính phủ Tây Ban Nha đầu tư dự án về thông tin truyền thông cho tỉnh. Đó là dự án nâng cao năng lực làm tin thời sự cho các cán bộ Đài PTTH tỉnh, tăng cường kỹ năng cho các cán bộ làm thời sự.

Các dự án trong giai đoạn này tương đối nhiều và mang lại những lợi ích rất lớn cho tỉnh Yên Bái. Các dự án hầu hết tập trung vào xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, phổ cập giáo dục, cung cấp lưới điện quốc gia… Đây đều là những dự án cơ bản phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân những vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ở các huyện trên địa bàn tỉnh.

2.3.2. Giai đoạn 2008 – 2013

Giai đoạn 2008 – 2013 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã thực hiện vận động, thu hút, tiếp nhận, quản lý 26 dự án sử dụng vốn ODA. Tổng mức đầu tư thực hiện giải ngân trên 117,29 triệu USD, tăng 72,64 triệu USD so với giai đoạn 2001 – 2007. Có 22 dự án vay với tổng mức đầu tư đạt 115,78 triệu USD và có 04 dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại với tổng mức đầu tư 1,51 triệu USD.

Trong giai đoạn 2008 – 2013 có 06 nhà tài trợ cung cấp ODA cho tỉnh Yên Bái, trong đó có một số nhà tài trợ có mức vốn đầu tư lớn như:

- Ngân hàng Thế giới (WB) cho vay 05 dự án, tổng mức đầu tư 36,35 triệu USD;

28

- Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) có 06 dự án, tổng mức đầu tư 13,45 triệu USD; trong đó viện trợ không hoàn lại 01 dự án, tổng mức đầu tư 0,93 triệu USD và cho vay 05 dự án, tổng mức đầu tư 12,52 triệu USD;

- Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA Nhật Bản 09 dự án với tổng mức đầu tư thực hiện 8,79 triệu USD, trong đó có 01 dự án viện trợ không hoàn lại với tổng mức đầu tư 0,02 triệu USD và 08 dự án cho vay, tổng mức đầu tư 8,77 triệu USD

- Chính phủ Phần Lan thực hiện đầu tư 04 dự án, tổng mức đầu tư 1,06 triệu USD, trong đó có 02 dự án vay với tổng mức đầu tư 0,5 triệu USD; 02 dự án viện trợ với tổng vốn viện trợ 0,56 triệu USD;

- Chính phủ Đức thực hiện cho vay 01 dự án với tổng mức đầu tư 5,64 triệu USD;

- Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc thực hiện đầu tư cho vay 01 dự án với tổng mức đầu tư thực hiện 52 triệu USD…

Nhìn chung, giai đoạn 2008 – 2013 tăng tổng mức đầu tư và đặc biệt trong giai đoạn này giảm dần số lượng các dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu như nông – lâm nghiệp, y tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật…

Dựa vào bảng tổng hợp các dự án giai đoạn 2008 – 2013 trên địa bàn tỉnh

Yên Bái(2) có thể nhận xét một số điểm như sau:

- Ngân hàng Thế giới (WB) tiếp tục viện trợ các dự án về năng lượng nông thôn, các dự án giảm nghèo, giáo dục… là những dự án thiết thực nhất và có tầm quan trọng rất lớn đối với người dân nơi thực hiện dự án;

29

- Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tập trung nhiều vào các dự án giáo dục, cả bậc tiểu học, trung học cho đến giáo dục kỹ năng nghề. Ngoài ra, ADB còn đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, an toàn thực phẩm…

- Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA Nhật Bản hầu hết tập trung vào đầu tư các dự án xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường trong tỉnh, từ tuyến đường huyết mạch Yên Bái – Khe Sang nối toàn bộ tỉnh cho đến các tuyến đường nhỏ thuộc các huyện trong tỉnh;

- Chính phủ Phần Lan thì hoàn toàn tập trung vào các dự án cấp thoát nước phục vụ người dân 2 huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn qua 2 hợp phần cấp nước và 2 hợp phần thoát nước;

- Chính phủ Đức và Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc có một điểm chung là đều đầu tư vào các dự án y tế, xây dựng bệnh viện cho tỉnh. Chính phủ Đức thực hiện dự án trên các tuyến huyện, Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc đầu tư một dự án bệnh viện rất lớn phục vụ nhân dân toàn tỉnh.

Có thể thấy rằng từ giai đoạn 2001 – 2013, tỉnh Yên Bái đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các nhà tài trợ trên thế giới. Số lượng dự án ngày càng gia tăng, khối lượng vốn đầu tư lớn, tập trung vào các dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là những tín hiệu hết sức đáng mừng cho người dân các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và toàn tỉnh Yên Bái.

2.3.3. Tổng hợp tình hình tiếp nhận, thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA từ năm 1993 – 2013

2.3.3.1. Quy mô đầu tư

30

Trong những năm qua tình hình thu hút nguồn vốn viện trợ phát triển của tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nếu như những năm đầu của thập kỷ 90 khối lượng viện trợ còn rất hạn chế, chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ, khối lượng vốn đầu tư hàng năm không tăng mà còn giảm sút. Từ sau năm 2000, hoạt động thu hút vốn viện trợ đầu tư của tỉnh đã chuyển sang một giai đoạn mới, khối lượng vốn tăng lên với tốc độ tăng trưởng cao.

Khối lượng vốn ODA của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 – 2013(3)

cho thấy sự thay đổi khối lượng vốn ODA từ năm 2001 đến cuối 2013 như sau:

Năm 2001, khối lượng vốn ODA đầu tư vào tỉnh Yên Bái là 2,7 triệu USD và khối lượng này tăng dần lên đến 12,7 triệu USD năm 2005. Năn 2006 và 2007, tuy nguồn ODA viện trợ vào Yên Bái có giảm đi nhưng vẫn là một con số khả quan là 8,25 triệu USD (năm 2007) do năm 2006 là một năm kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai năm 2005, dịch bệnh ở gia súc bùng phát, nông nghiệp kém phát triển do sâu bệnh,…

Đến 2008, khối lượng ODA tăng đột biến từ 8,25 triệu USD năm 2007 lên đến 12,85 triệu USD năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2009, ODA đột ngột giảm mạnh xuống còn 7,1 triệu USD. Nguyên nhân là do sự suy thoái kinh tế trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lan rộng ra khắp thế giới, ảnh hưởng hầu

Một phần của tài liệu tình hình thu hút nguồn vốn oda trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)