Để tổng kết và đánh giá quá trình học tập, chúng em được giao nhiệm vụ hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động c
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC I
PHẦN I : MỞ ĐẦU 2
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Ý nghĩa của đề tài 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu (Nghiên cứu thực tiễn) 3
1.7 Kế hoạch nghiên cứu 4
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỒ ÁN 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL DÙNG BƠM CAO ÁP CHIA 5 1.1.Lịch sử và phát triển động cơ diesel 5
1.2.Kết cấu và nguyên lý hoạt động hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bơm cao áp chia 6 1.2.1 Thùng chứa nhiên liệu: 6
1.2.2 Bầu lọc nhiên liệu 7
1.2.3 Sơ đồ kết cấu bơm cao áp chia 8
1.2.2 Sơ đồ nguyên lý làm việc 9
1.2.3 Các hành trình làm việc của piston bơm 10
1.2.4 Bộ điều khiển phun sớm tự động 11
1.2.5 Bộ điều tốc 12
1.2.6 Các bộ phận khác trên bơm cao áp chia 17
1.2.6.1 Bơm tiếp vận ( bơm cánh gạt ) 17
1.2.6.2 Van điều chỉnh áp suất 18
1.2.6.3 Đường dầu hồi 19
1.2 6.4.Van điện từ 19
1.2.6.5.Van cao áp 20
Trang 21.2.6.6 Cảm biến tốc độ 21
1.2.6.7.Ống cao áp 21
1.3.Nguyên lý làm việc- phân loại kim phun 211.3.1 Căn cứ vào số lò xo trong kim 21
1.3.1.1 Kim phun thân kim có một lo xo 22
1.3.1.2 Kim phun thân có hai lò xo 22
1.3.2 Căn cứ vào số lỗ tia và van kim 24
1.3.2.1 Kim phun hở 24
1.3.2.2 Kim phun kín 24
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH 26
2.1 Các yêu cầu đối với mô hình 262.1.1 Yêu cầu về tính kỹ thuật 26
2.1.2.Yêu cầu về độ an toàn khi sử dụng 26
2.3.2 Danh mục vật tư thiết bị 29
2.4 Thiết kế chế tạo mô hình 312.4.1 Thiết kế bản vẽ khung giá mô hình 31
2.4.1.1 Yêu cầu về tính kỹ thuật 31
2.4.1.2 Bản vẽ mô hình được hoàn thiện 31
2.4.2 Thiết kế bố trí thiết bị trên mô hình32
2.4.2.1 Yêu cầu về tính kỹ thuật 32
2.4.2.2 Bản vẽ bố trí thiết bị được hoàn thiện 33
2.4.2.3 Bản vẽ bảng điều khiển được hoàn thiện 33
2.4.2.4 Sơ đồ mạch điện trên mô hình 34
2.4.3 Tiến hành chế tạo và lắp đặt mô hình 34
2.4.4 Vận hành mô hình 35
Trang 32.4.4.1 Chuẩn bị trước khi thử 35
2.4.4.2 Vận hành mô hình 36
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRÊN MÔ HÌNH HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU DÙNG BƠM CAO ÁP CHIA 38
3.1 Mục đích 383.2 Xây dựng hệ thống bài tập 383.2.1 Yêu cầu hệ thống bài tập 38
3.2.2 Phân dạng bài tập 38
3.2.3 Nội dung chi tiết của các bài tập 38
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Danh mục vật tư cần thiết khi xây dựng mô hình 29
Bảng 2.2 : Danh mục thiết bị khi xây dựng mô hình 30
Bảng 3.1: Các bước tháo bơm cao áp chia 39
Bảng 3.2: Thông số các giá trị cân chỉnh bơm cao áp 72
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ thùng nhiên liệu 6Hình 1.2: Cấu tạo lọc nhiên liệu 7
Hình 1.3: Cấu tạo bơm cao áp chia 8
Hình 1.4: Nguyên lý hoạt động bơm cao áp 9
Hình 1.5 : khoảng chạy của piston bơm và các giai đoạn cung cấp nhiên liệu 10Hình 1.6: Bộ điều khiển phun sớm tự động 11
Hình 1.7: Bộ điều tốc cơ học bơm chia 12
Hình 1.8: Cơ cấu điều tốc 13
Hình 1.9: Bộ điều tốc kiểu đa tốc độ 13
Hình 1.16: Hoạt động của bơm tiếp vận và van điều chỉnh 17
Hình 1.17: Van điều chỉnh áp suất 18
Hình 1.18: đường dầu hồi 19
Hình 1.19: Van điện từ 19
Hình 1.20: Van cao áp 20
Hình 1.21: Bộ cảm biến tốc độ 21
Hình 1.22: Kim phun một lò xo 22
Hình 1.23: Kim phun thân có hai lò xo 23
Hình 1.24: Kim phun loại đót kín lỗ tia hở 25
Hình 1.25: Kim phun loại đót kín lỗ tia kín 25
Trang 6Hình 2.7: Bản vẽ bố trí thiết bị 33
Hình 2.8: Bản vẽ bố trí bảng điều khiển 33
Hình 2.9: Sơ đồ mạch điện của hệ thống 34
Hình 3.1: Các chi tiết của bơm cao áp chia sau khi tháo47
Hình 3.2: Cặp xilanh piston bơm cao áp 48
Hình 3.3: Bộ truyền động 51
Hình 3.4: Dùng đồng hồ so kiểm tra con lăn và giá đỡ 52
Hình 3.5: Bộ điều tốc cơ khí 53
Hình 3.6: Cấu tạo bộ điều chỉnh phun sớm theo tốc độ 55
Hình 3.7: Bộ điều chỉnh phun sớm theo tốc độ sử dụng vít điều chỉnh (loại lò xo đơn)
56
Hình 3.8: Bơm cánh gạt 57
Hình 3.9:Cấu tạo van triệt hồi 60
Hình 3.10: Kiểm tra van triệt hồi 60
Hình 1.11: Van điều chỉnh áp suất 61
Hình 3.12: Cấu tao van điện từ 62
Hình 3.13: Thiết bị cân chỉnh BCA hãng BOSCH 64
Hình 3.14: Sơ đồ lắp bơm cao áp chia lên thiết bị cân chỉnh 65
Hình 3.15: Lắp bơm và các đường ống lên thiết bị cân chỉnh 66
Hình 3.16: Các tay gạt điều chỉnh 67
Hình 3.17: Các khoá điện 67
Hình 3.18: Bảng công tắc 67
Hình 3.19: Tay xoay giàn ống nghiệm 67
Hình 2.20: Điều chỉnh bơm áp lực cung cấp 70
Hình 3.21: Điều chỉnh tốc độ không tải 71
Hình 3.22: Điều chỉnh tốc độ toàn tải 72
Hình 3.23: Các chi tiết của vòi phun sau khi tháo 78
Hình 3.24: Mòn thân kim phun và đế 79
Hình 3.25: Làm sạch đế kim và kim phun 80
Hình 3.26 Kiểm tra kim phun và đế kim 81
Hình 3.27: Dụng cụ thử vòi phun 82
Hình 3.28:Kiểm tra chất lượng chùm tia phun 83
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay Ôtô là một trong những phương tiện giao thông không thể thiếu đối vớiviệc phát triển kinh tế - xã hội Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật được ứngdụng rất nhiều vào nền công nghiệp sản xuất Ôtô Công nghệ chế tạo, lắp giáp và sửachữa ngày càng được cải tiến mạnh mẽ, để tạo ra một chiếc Ôtô hiện đại, tiện nghiđảm bảo vệ sinh môi trường và giảm tối thiểu tai nạn giao thông
Nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, thực hiện việc công nghiệp hóa hiện đạihóa đất nước Do đó nhu cầu về đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng cao cả vềchất lượng và số lượng Vì thế nhà nước ta đã ưu tiên phát triển ngành công nghiệpnày Hiện nay ở nước ta đã có nhiều công ty cổ phần, liên doanh với nước ngoài về sảnxuất, lắp giáp ôtô xe máy như: FORD, TOYOTA, MERCEDES, HONDA, SUZUKI…
Nó đã thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc trong những dây truyền sảnsuất lắp giáp
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Sư phạm Kỹ ThuậtHưng Yên, chuyên ngành Kỹ Thuật Ôtô Chúng em đã được thầy cô trang bị nhữngkiến thức cơ bản về chuyên ngành Để tổng kết và đánh giá quá trình học tập, chúng
em được giao nhiệm vụ hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động
cơ diesel dùng bơm cao áp chia”.
Sau khi nhận đề tài chúng em đã tìm hiểu nghiên cứu tài liệu, vận dụng các kiến
thức đã học, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy Trần Văn Đăng giáo viên
hướng dẫn cùng các thầy cô giáo trong khoa Đồng thời có sự tham gia đóng góp củabạn bè đến nay đề tài của em đã hoàn thành
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nênnội dung không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của cácthầy, cô giáo trong khoa và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài được giao!
Hưng Yên, Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện :
Vũ Tất Tân
Trang 9PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
- Trong thời đại ngày nay Ôtô là một phương tiện di chuyển và vận tải không thểthiếu, nó rất linh hoạt và tiện lợi , cùng với sự phát triển không ngừng của Khoa Học
Kỹ Thuật, Động Cơ Đốt Trong cũng ngày càng được sản xuất và ứng dụng rộng rãi,đặc biệt là Động Cơ Diesel Chúng thực sự đóng vai trò to lớn trong đời sống kinh tế
và xã hội Là động lực chủ yếu của thế giới trên mọi lĩnh vực: Vận tải, xây dựng, phátđiện Ôtô có nhiều loại và tải trọng khác nhau, cho nên vận chuyển được nhiều loạihang hóa và không bị hạn chế về số lượng như các phương tiện vận tải đường sắt vàđường thủy, các phương tiện này chỉ phát huy vai trò khi hang hóa đã được tập trung
- Nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, thực hiện việc công nghiệp hang hóahiện đại hóa đất nước Do đó nhu cầu về đi lại và vận chuyển hang hóa ngày càng cao
cả về chất lượng và số lượng Để thích nghi với thời kì giá xăng dầu ngày càng tăngtrên toàn thế giới cho nên các hãng sản xuất ô tô trên thế giới đã cho ra đời các loạiđộng cơ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và cải thiện về mặt công suất Hiện tại trênthị trường, ôtô được trang bị các hệ thống cung cấp nhiên liệu khác nhau và chúngcũng sữ dụng các loại bơm cao áp khác nhau Bao gồm:, bơm dãy, bơm chia, bơm cao
áp điều khiển điện tử như EDC, COMMON RAIL…
- Trong các hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel thì hệ thống cung cấpnhiên liệu bằng bơm cao áp chia được sữ dụng trên các động cơ nhỏ rất phổ biến trênthị trường Việt Nam Do hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel được ví như trái timcủa động cơ nên việc tìm hiểu sâu rộng về bơm cao áp chia là một việc cần thiết.Trong quá trình học tập do nhóm có cùng sự đam mê và lòng nhiệt huyết nên chúng
em đã thành lập nhóm và đưa ra quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp chia”
1.2 Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài giúp cho những sinh viên năm cuối củng cố lại kiến thức để chuẩn bị chothi tốt nghiệp
Đề tài nghiên cứu về “Xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp chia” giúp cho em hiểu rõ hơn nữa
và bổ trợ thêm kiến thức mới về hệ thống này
Trang 10- Giúp cho em có một kiến thức vững chắc để không còn bỡ ngỡ khi gặp nhữngtình huống bất ngờ về hệ thống này Tạo tiền đề nguồn tài liệu tham khảo cho các bạnhọc sinh, sinh viên các khóa có thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo.
Những kết quả thu thập được trong quá trình hoàn thành đề tài này trước tiên làgiúp em, một sinh viên của lớp ĐLK7 có thể hiểu rõ hơn, sâu hơn về hệ thống này,nắm được kết cấu, điều kiện làm việc, hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa.1.3 Mục tiêu của đề tài
Xây dựng được mô hình hoàn chỉnh và quan trọng hơn đó là xây dựng hệ thốngbài tập thực hành trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dung bơmcao áp chia
Đề xuất các giải pháp nghiên cứu mới phù hợp với những thay đổi của thực tế
xã hội, nhằm cho sinh viên chủ động hơn trong việc tiếp thu những công nghệ mớithay đổi từng ngày của xã hội
1.4 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp chia
- Xây dựng hệ thống bài tập trên hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp chia
1.5 Phạm vi nghiên cứu.
- Xây dựng mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dung bơm cao
ap chia
- Xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình đã thiết kế
1.6 Phương pháp nghiên cứu (Nghiên cứu thực tiễn)
- Là phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu tàoliệu để đánh giá và đưa ra những kết luận chính xác Chủ yếu được sử sụng để đánhgiá các mối quan hệ thông qua các số liệu thu được
Các bước thực hiện:
- Từ thực tiễn nghiên cứu về hệ thống và nghiên cứu các tài liệu lý thuyết đưa ra
hệ thống bài tập thực hành, bảo dưỡng sửa chữa, khắc phục hư hỏng của hệ thống cungcấp nhiên liệu dùng bơm cao áp chia
Bước 1: Quan sát, đo đạc, tìm hiểu các thông số kết cấu (thông số bên ngoài) của
hệ thống
Trang 11Bước 2: Lâp phương án và xây dựng mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động
cơ diesel dung bơm cao áp chia
Bước 3: Xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệuđộng cơ diesel dung bơm cao áp chia
1.7 Kế hoạch nghiên cứu
10.1.213 – 10.2.2013: Nghiên cứu tổng quát về hệ thống cung cấp nhiên liệuđộng cơ diesel dùng bơm cao áp chia
10.2.2012 – 10.3.2013: Thiết kế mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơdiesel dùng bơm cao áp chia
Trang 12PHẦN II: NỘI DUNG ĐỒ ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL DÙNG BƠM CAO ÁP CHIA
1.1 Lịch sử và phát triển động cơ diesel
Vào cuối thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu tập trung phát triển hướng nghiên cứu
về hiệu suất và khả năng chuyển hoá năng lượng của động cơ đốt trong hơn là nghiêncứu về năng lượng hơi nước Một trong những người tiên phong nghiên cứu vấn đềnày là Dr.N.A.Otto, người đã thành công trong việc sáng chế ra động cơ xăng vào năm
1876 và chu trình Otto là cơ sở cho việc phát triển động cơ xăng và động cơ dieselngày nay
Khi chu trình Otto đã được hình thành, các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm kiếm cácgiải pháp đốt cháy hỗn hợp nhiên và không khí cho hiệu quả Một giải pháp đã đượctìm thấy do một kỹ sư người đức –Rudolf Diesel vào năm 1892 là áp suất nén Khi đónhiên liệu được phun vào khu vực không khí cực nóng này trong xy lanh sẽ bị đốtcháy hầu hết ngay lập tức và sự giãn nở của khí cháy sinh công với hiệu suất cao.Động cơ hoạt động theo nguyên lý trên được gọi là động cơ đốt cháy do nén hay động
cơ diesel mặc dù các nhà nghiên cứu đã gặp phải một số vần đề phát sinh như là thiếuvật liệu chế tạo những chi tiết chịu được tình trạng nhiệt độ cao cũng như khó phunnhiên liệu vào khu vực có áp suất cao
- Vào năm 1895 ông đã được công nhận bằng sáng chế động cơ diesel ở Mỹ
- Vào năm 1900 động cơ diesel cở lớn đã được sử dụng rộng rãi trong các khucông nghiệp ở châu âu
- Vào năm 1924 nó được lắp lên tàu biển và năm 1925 động cơ diesel được ứngdụng trên ôtô khách và ôtô tải
- Với những ưu điểm của nó về tính kinh tế, hiệu suất và công suất cao động cơdiesel đã được ứng dụng rộng rãi cho đến ngày nay
Trong suốt quãng thời gian thăng trầm này, công nghệ động cơ diesel liên tục có những bước cải tiến lớn Đến nay, tiếng ồn của động cơ đã giảm, nhờ hệ thống cách
âm và kiểm soát quá trình đốt nhiên liệu tốt hơn; khói thải giảm xuống và thời gian khởi động nhanh gần bằng động cơ xăng, nhờ cải tiến buồng đốt Cần lưu ý rằng một trong những điểm khác biệt cơ bản nhất giữa động cơ diesel và động cơ xăng là cơ chếđánh lửa
Trong khi động cơ xăng cần có bugi để kích hoạt cháy nổ của hỗn hợp không khí, thì động cơ diesel không có bộ phận đánh lửa mà nén khí và phun nhiên
Trang 13xăng-liệu trực tiếp vào buồng đốt Chính sức nóng của khí nén sẽ đốt cháy nhiên xăng-liệu
Không khí bị đốt nóng nhờ tỷ số nén cao Động cơ xăng nén hòa khí với tỷ số từ 8:1 đến 12:1, trong khi động cơ diesel nén với tỷ số từ 14:1 đến 25:1 Chính cơ chế tự cháy nổ này khiến động cơ diesel có hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu cao hơn động cơ xăng
Tuy nhiên, quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ diesel sinh ra nhiều bụi than hơn nên khói xả thường đen Diesel có nồng độ lưu huỳnh thấp đã khắc phục đáng kể nhược điểm này
Như một minh chứng thuyết phục cho hiệu quả cũng như sự mạnh mẽ của động
cơ diesel so với động cơ xăng, xe R10 chạy bằng diesel của Audi đã giành chiến thắng tại các giải đua xe thể thao danh tiếng như LeMans, France 24-hour
Bên cạnh đó, động cơ diesel cũng đã chứng minh rằng xe hạng sang hoàn toàn
có thể chạy bằng diesel, với sự xuất hiện của xe Mercedes-Benz E320 CDI Bluetec, Jaguar S-Type 2.7, BMW 318d, 325d…
1.2 Kết cấu và nguyên lý hoạt động hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bơm cao áp chia
1.2.1 Thùng chứa nhiên liệu:
Hình 1.1: Sơ đồ thùng nhiên liệu
Thùng chứa nhiên liệu dùng để chứa một lượng nhiên liệu diesel cần thiết cho
sự làm việc của động cơ, kích thước thùng lớn hay bé tuỳ theo công suất và đặc tính làm việc của động cơ, thùng chứa được dập bằng thép lá, bên trong có các tấm ngăn đểnhiên liệu bớt dao động, nắp thùng chứa có lỗ thông hơi, ống hút nhiên liệu bố trí cao
Trang 141.2.2 Bầu lọc nhiên liệu
Hình 1.2: Cấu tạo lọc nhiên liệu
1 Bơm xả 2 Lọc nhiên liệu 3 Bộ lắng nước
Bơm xả: Đây là một bơm tay dùng để xả không khí ra khỏi đường ống nhiên liệu sau khi xe đã hết nhiên liệu hoặc để xả nước tích tụ trong bộ lắng nước
Lọc nhiên liệu: Bộ phận này lọc chất bẩn ra khỏi nhiên liệu
Bộ lắng nước: Bộ phận này tách nước ra khỏi nhiên liệu
Bầu lọc có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất ra khỏi nhiên liệu như cặn bẩn, nước và các tạp chất gây mài mòn khác ra khỏi hệ thống nhiên liệu
Các phần tử lọc thường được làm bằng vật liệu: gốm silicat và kim loại, gỗ, cuộn chỉ, bông giấy, giấy lọc đặc biệt
Nguyên lý hoạt động: nhiên liệu chảy vào bộ lọc, đi qua phần tử lọc Những hạt bụi bẩn được giữ lại trên bề mặt của phần tử lọc Nước chứa trong nhiên liệu sẽ lắng đọng lại ở đáy bộ lọc do nước nặng hơn Nhiên liệu sau khi đi ra khỏi bầu lọc đã được lọc sạch nước và cặn bẩn
Phải định kì xả nước ra khỏi lọc bằng cách mở vít xả nước ở đáy bầu lọc nhiên liệu
Trang 151.2.3 Sơ đồ kết cấu bơm cao áp chia
Hình 1.3: Cấu tạo bơm cao áp chia 1- Cần điều khiển 11- van triệt hồi
2- Vít giới hạn toàn tả 12- piston
3- Lò xo điều tốc 13- vành điều khiển
4- vít giới hạn chân ga 14- lò xo
7- Vít điều chỉnh toàn tải 17- giá đỡ con lăn.
8- Cụm cần điều khiển 18- Bánh răng dẫn động.
9- Cần đàn hồi M- chốt 19- Bơm cung cấp.
10- Bulông 20- Quả văng
21- ống ngoài trục bộ điều tốc.
Trang 161.2.2 Sơ đồ nguyên lý làm việc
Hình 1.4: Nguyên lý hoạt động bơm cao áp
Khi bật khoá điện ON, van điện từ cắt nhiên liệu được kéo vào trong, đườngthông giữa thân bơm và pít tông mở Khi bơm cấp liệu quay, hút nhiên liệu từ bìnhnhiên liệu, qua bộ lắng đọng nước và bộ lọc nhiên liệu, đi vào thân bơm theo áp suấtđược điều chỉnh bởi van điều chỉnh Pít tông hút nhiên liệu từ thân bơm vào buồng ápsuất trong hành trình hút (dịch chuyển sang trái) và nén nhiên liệu ở mức độ cao đểdẫn đến từng van phân phối trong hành trình nén (di chuyển sang phải) Sau khi quavan phân phối, nhiên liệu được đưa vào các vòi phun qua các ống dẫn cao áp, từ đónhiên liệu được phun vào các xi lanh Cùng lúc, các bộ phận bên trong bơm đượcnhiên liệu làm mát và bôi trơn Một phần nhiên liệu quay trở về bình nhiên liệu từ víttràn để kiểm soát mức độ tăng nhiệt độ của nhiên liệu trong bơm
Trang 171.2.3 Các hành trình làm việc của piston bơm
Hình 1.5 : Khoảng chạy của piston bơm và các giai đoạn cung cấp nhiên liệu
6 Đường phân phối
7 Lỗ thoát nhiên liệu
8 Van định lượng
Quá trình điều khiển lượng dầu cung cấp cho một chu trình được thực hiện gồm các bước sau:
Bước 1: Nạp nhiên liệu:
Khi piston bơm chuyển động sang trái, một trong 4 rãnh hút trên piston sẽ thẳnghàng với cửa hút và nhiên liệu sẽ được hút vào đường bên trong piston
Bước 2: Phân phối nhiên liệu:
Khi đĩa cam và piston quay, cửa hút đóng và cửa phân phối của piston sẽ thẳnghàng với một trong bốn lỗ trên nắp phân phối Khi đĩa cam lăn trên các con lăn,piston vừa quay vừa dịch chuyển sang phải, làm nhiên liệu bị nén Khi nhiên liệu bịnén đến một áp suất nhất định nó được phun ra khỏi vòi phun
Bước 3: Kết thúc việc cung cấp nhiên liệu:
Trang 18Khi piston dịch chuyển thêm về phía bên phải, hai cửa tràn của piston sẽ lộ ra khỏi van định lượng và nhiên liệu dưới áp suất cao sẽ bị đẩy về buồng bơm qua cáccửa tràn này Vì vậy áp suất nhiên liệu sẽ giảm đột ngột và quá trình phun kết thúc.Bước 4: Cân bằng áp suất:
Tiếp theo việc kết thúc phun piston bơm sẽ quay và cửa dầu ra trên thân bơm sẽtrùng với rãnh cân bằng trên piston Sau đó áp suất nhiên liệu trên đường cao áp từ giữa cửa xả trên piston và van cao áp sẽ giảm bằng với áp suất dầu trong buồng bơm
Hành trình này sẽ cân bằng áp suất cửa ra cho từng chu kì phun với mọi vòng quay của động cơ do vậy đảm bảo cho việc phun nhiên liệu được ổn định
1.2.4 Bộ điều khiển phun sớm tự động
Hình 1.6: Bộ điều khiển phun sớm tự động
Giống như thời điểm đánh lửa của động cơ xăng, thời điểm phun nhiên liệu củađộng cơ điêzen phải sớm (hoặc muộn) theo tốc độ của động cơ để đạt được công suấttối ưu
Bộ định thời tự động điều khiển thời điểm phun sớm hoặc muộn theo tốc độ của độngcơ
Việc thay đổi vị trí con lăn tiếp xúc mặt cam sẽ điều khiển thời điểm phun nhiênliệu Khi bơm phun nhiên liệu không quay, con lăn sẽ ở vị trí muộn tối đa Khi bơmphun nhiên liệu bắt đầu quay và tốc độ tăng, pít tông của bộ định thời dịch chuyểnsang trái đẩy lò xo bộ định thời, khi đó áp suất nhiên liệu trong bơm tăng Chốt trượt
Trang 19nối với pít tông chuyển hoá sự dịch chuyển của pít tông thành chuyển động quay củavành lăn Khi vành lăn quay theo chiều ngược lại với trục dẫn động, thời điểm phun sẽsớm hơn Khi vành lăn quay cùng một hướng, thời điểm phun sẽ muộn.
1.2.5 Bộ điều tốc
Hình 1.7: Bộ điều tốc cơ học bơm chia
Cần thiết phải kiểm soát lượng phun nhiên liệu phù hợp với lực ép xuống bànđạp ga và tải trọng của động cơ, bởi vì công suất động cơ điêzen do lượng nhiên liệunạp điều khiển Do vị trí vành tràn quyết định lượng phun nhiên liệu nên bộ điều tốcphải điểu chỉnh vị trí vành tràn để động cơ có thể chạy ổn định
Điều khiển theo mức nhấn bàn đạp ga:
Ấn xuống: Lượng nhiên liệu nạp tăng (tốc độ động cơ tăng)
Nhả ra: Lượng nhiên liệu nạp giảm (tốc độ động cơ giảm)
Kiểm soát khi vị trí bàn đạp ga không thay đổi nhưng trọng tải của động cơ thay đổi
Ngăn động cơ không chạy quá tốc bằng việc kiểm soát tốc độ tối đa của động cơ
và giữ cho động cơ chạy ổn định ở tốc độ thấp
Trang 20Hình 1.8: Cơ cấu điều tốc
Các quả văng quay cùng với trục dẫn động của bơm phun nhiên liệu; chúng bungrộng ra nhờ lực li tâm, tuỳ theo sự tăng tốc độ quay của trục
Chuyển động này được truyền đến vành tràn (thông qua ống nối và cần điều khiển của
bộ điều tốc) để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu
1.2.5.1 Bộ điều tốc kiểu đa tốc độ
Hình 1.9: Bộ điều tốc kiểu đa tốc độ
Bộ điều tốc kiểu mọi tốc độ kiểm soát lượng nhiên liệu nạp trong toàn bộ dải tốc
độ của động cơ Bộ điều tốc dịch chuyển vành tràn làm thay đổi hành trình hữu ích vàđiều chỉnh lượng phun
Trang 21Lúc này, cần điều khiển quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A vàdịch chuyển vành tràn tới vị trí khởi động (lượng phun tối đa) để cung lượng nhiên liệucần thiết trong khởi động.
+ Chạy không tải:
Hình 1.11: Chế độ chạy không tải
Sau khi khởi động động cơ và nhả bàn đạp ga, cần điều chỉnh quay về vị trí không tải
Do sức căng của lò xo điều khiển tại thời điểm này là 0, quả văng có thể bungrộng ra ngoài kể cả khi tốc độ chậm Ống trượt bộ điều tốc nén lò xo không tải lại
Trang 22Lúc này, cần điều khiển quay cùng chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A và dịchchuyển vành tràn tới vị trí không tải.
Bằng cách đó, có thể đạt được tốc độ không tải ổn định khi lực ly tâm của các quảvăng và sức căng của lò xo không tải cân bằng
+ Tải trung bình:
Khi cần điều chỉnh ở vị trí trung gian giữa đầy tải và không tải, lò xo điều khiển có lựccăng yếu, cho phép vành tràn dịch chuyển theo hướng giảm lượng phun ở tốc độ thấphơn trong khi kiểm soát tốc độ tối đa Kết quả là tốc độ động cơ được kiểm soát phùhợp với mức độ nhấn bàn đạp ga
Đặc điểm của lượng phun nhiên liệu trong trường hợp này cũng giống như trường hợpđầy tải, khi tốc độ của động cơ còn thấp (trước khi vành tràn dịch chuyển theo hướng
để giảm lượng phun) Khi tốc độ tăng, lượng phun sẽ giảm để kiểm soát tốc độ
đó dịch chuyển vành tràn tới vị trí toàn tải
Kết quả lượng nhiên liệu nạp sẽ giảm so với trong khi khởi động
Trang 231.2.5.2 Bộ điều tốc kiểu tốc độ Tốc độ tối đa-tối thiểu
Bộ điều tốc kiểu tốc độ tối đa- tối thiểu kiểm soát lượng phun theo tốc độ động
cơ ở tốc độ tối đa và tối thiểu ở các dải tốc độ khác, lượng nhiên liệu nạp theo mức độnhấn bàn đạp ga (Trừ lò xo điều khiển, về cơ bản cơ cấu của bộ điều tốc kiểu mọi tốc
độ và bộ điều tốc kiểu tốc độ tối đa-tối thiểu là giống nhau)
*Các vít điều chỉnh:
Trang 24Hình 1.15: Các vít điều chỉnh
+ Vít điều chỉnh tốc độ tối đa:
Kiểm soát tốc độ tối đa của động cơ
+ Vít điều chỉnh tốc độ không tải:
Điều chỉnh tốc độ của động cơ khi chạy không tải
+ Vít điều chỉnh toàn tải:
Điều chỉnh lượng nhiên liệu nạp
Khi vít điều chỉnh tốc độ tối đa và vít điều chỉnh toàn tải được điều chỉnh ở vị tríthích hợp và được niêm phong, thông thường chúng không được điều chỉnh nữa Tuynhiên, nếu do thay đổi theo thời gian, cần thiết phải điều chỉnh, bỏ niêm phong và tiếnhành điều chỉnh Sau khi điều chỉnh, vít điều chỉnh tốc độ tối đa và vít điều chỉnh toàntải phải được niêm phong lại
1.2.6 Các bộ phận khác trên bơm cao áp chia
1.2.6.1 Bơm tiếp vận ( bơm cánh gạt )
Hình 1.16: Hoạt động của bơm tiếp vận và van điều chỉnh
Bơm tiếp vận kiểu cánh gạt bao gồm 4 cánh gạt và một rôto Trục dẫn động quayrôto và nhờ có lực ly tâm mà các cánh gạt ép nhiên liệu lên thành trong của buồng áp
Trang 25suất Do trọng tâm của rô to lệch so với tâm của buồng nén nên nhiên liệu giữa cáccánh gạt bị nén và đẩy ra ngoài.
1.2.6.2 Van điều chỉnh áp suất
- Cấu tạo.
-Hình 1.17: Van điều chỉnh áp suất
1 Bạc điều chỉnh 4 Piston 7 Lỗ thoát dầu dư
2 Lò xo 5 Đường dầu đến 8 Đế van
Gồm piston (4) được lắp trong xylanh (hay thân van) (3), đầu dưới piston tiếp xúcvới cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu, lò xo (2) lắp giữa bạc điều chỉnh (1) và piston(4) Trên thân van có một lỗ thoát dầu dư (7) và một lỗ cân bằng áp suất (6), cả hai lỗđều thông với đường dầu nạp (9), lỗ (6) có nhiệm vụ cân bằng áp suất phía trên pistonkhi piston đi lên, ngược lại đảm bảo áp mở van chỉ phụ thuộc vào sức căng lò xo, vàkhi piston đi xuống nó bù một vào lượng dầu để không tạo ra độ chân không cản trởpiston Đế van (8) được lắp chặt vào thân van (3)
- Nguyên lý làm việc van điều chỉnh áp suất.
Khi áp suất dầu ở cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu nằm trong mức quy định vàchưa thắng được sức căng lò xo (2), thì piston (4) sẽ đóng kín đế van (8) và lỗ thoátdầu dư (7) Khi áp suất này vượt quá giá trị cho phép sẽ đẩy piston (4) đi lên và ép lò
xo (2) lại làm mở lỗ thoát dầu dư (7), dầu có áp suất cao từ cửa ra của bơm chuyểnnhiên liệu theo đường dầu đến (5), qua lỗ thoát dầu (7) được đẩy ra đường dầu nạp (9).Tùy thuộc vào áp suất dầu ở cửa ra của bơm chuyển nhiên liệu lớn hay nhỏ mà piston(4) mở lỗ thoát (7) nhiều hay ít, làm giảm bớt lượng dầu dư và ổn định áp suất trong
Trang 26buồng bơm Khi áp suất buồng bơm không đúng quy định, ta điều chỉnh sức căng lò
xo (2) bằng cách thay đổi vị trí của bạc điều chỉnh (1)
1.2.6.3 Đường dầu hồi
Đầu nối (1) thông với đường dầu ra qua các lỗ thoát dầu (6) và ống tiết lưu (4),
nó cho phép một lượng dầu nhất định đi qua và trả về thùng nhiên liệu
1.2 6.4.Van điện từ
Hình 1.19: Van điện từ
Van điện từ có cấu tạo đơn giản gồm một nam châm điện và một ty van có lò
xo bên trong để đẩy cho ty van đóng đường nhiên liệu từ khoang bơm vào khoang nhiên liệu ở đỉnh piston bơm
Trang 27Van điện từ dể sử dụng và cắt nhiên liệu dứt khoắt.
Khi có dòng điện đi vào nam châm điện thì nam châm sẽ tạo ra lực từ đủ lớn để thắng sức căng của lò xo lúc đó ty van được hút lên phía trên mở đường dầu thông từ buồng bơm đến khoang nhiên liệu ở đỉnh piston bơm
Khi ngắt dòng điện vào nam châm điện, lò xo sẽ đẩy ty van về vị trí ban đầu ngắt đường dầu từ buồng bơm đến khoang nhiên liệu ở đỉnh piston bơm Không có nhiên liệu để bơm đến các kim phun dẫn đến động cơ ngưng hoạt động
1 Ống nối 2 Lò xo 3 Van cao áp 4 Mặt hình nón 5 Bệ van
Van cao áp có nhiệm vụ ngắt nhiên liệu giữa bơm và đường ống, nó xác định chính xác thời điểm kim phun ngừng phun Đồng thời nó còn làm cho áp lực ổn định ởcác mạnh phun và kim phun không bị nhiễu sau phun
Van cao áp là một dạng piston được điều khiển bằng áp lực dầu Van cao áp được mở bởi áp lực nhiên liệu và được đóng bởi các lò xo hoàn vị Giữa các hành trình phân phối van cao áp được đóng Trong khoảng thời gian phân phối, van được nâng lên khỏi
vị trí ban đầu của nó bởi áp lực cao Nhiên liệu chảy qua rảnh dọc, tới rảnh tròn, đi quathân van cao áp tới đường ống rồi tới kim phun vào buồng đốt
Trang 281.2.6.6 Cảm biến tốc độ
Hình 1.21: Bộ cảm biến tốc độ
Cảm biến tốc độ tạo tín hiệu từ chuyển động quay của các răng trên bánh răng giá đỡ quả văng
Tín hiệu điện được cảm biến tốc độ gắn trên bơm cao áp nhận biết và truyền tới đồng
hồ đo tốc độ động cơ trên bảng táp lô
1.2.6.7.Ống cao áp
Các ống dẫn dầu cao áp có thiết kế đặt biệt không cần sửa chửa trong suốt quá trình bảo dưỡng Các đường ống này nối bơm cao áp với kim phun, nó không được uốn cong với bán kính nhỏ hơn 50mm Các đường ống cao áp thường được kẹp chạt với khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn Trên các đường ống này không có đường nối và mối hàn Chịu áp lực nén cực đại 500kG/cm2
1.3 Nguyên lý làm việc-phân loại vòi phun
1.3.1 Căn cứ vào số lò xo trong kim.
Kim phun thân kim có một lò xo
Kim phun thân kim có hai lò xo
Trang 291.3.1.1 Kim phun thân kim có một lo xo
Hình 1.22: Kim phun một lò xo
1 Thân kim 2 Lỗ dầu đến 3 Lò xo 4 Cây đẩy
5 Khâu nối 6 Van kim 7 Lỗ tia
Nguyên lý làm việc kim phun một lò xo:
Nhiên liệu cao áp được bơm cao áp đưa qua các đường trong thân kim phun tớikhông gian bên trên mặt côn tựa của van kim. Lực do áp suất nhiên liệu cao áp tạo ra tác dụng lên diện tích hình vành khăn của van kim chống lại lực ép của lò xo Khi lực của áp suất nhiên liệu lớn hơn lực ép của lò xo thì van kim bị đẩy bật lên mở đường thông cho nhiên liệu tới lỗ phun. Áp suất nhiên liệu làm cho van kim bắt
đầu bật mở được gọi là áp suất bắt đầu phun nhiên liệu
1.3.1.2 Kim phun thân có hai lò xo
Một quá trình cháy êm dịu được thực hiện bằng cách dùng hai lò xo trong thânkim phun phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng cháy động cơ, nó làm giảm bớt tiếng ồn,
hạ thấp mức độ ô nhiễm môi trường Tác dụng chính của thân kim có hai lò xo là đểtăng sự êm dịu cho quá trình cháy (tiếng ồn là nhỏ nhất)
Trên các loại ôtô nhỏ hiện nay như xe chuyên chở hàng hoá, hành khách sử dụng buồng cháy trực tiếp, đều sử dụng kim phun có hai lò xo Kim phun có hai lò xo có thể sử dụng cho buồng cháy
dự bị, buồng cháy xoáy lốc.
Trang 30Hình 1.23: Kim phun thân có hai lò xo
H 1 :khoảng dịch chuyển ban đầu.
H 2 : khoảng dịch chuyển chính (khoảng nâng kim).
Htot = H 1 + H 2 :khoảng nâng kim tổng cộng.
1 – Thân kim 7 – Chén chặn lò xo
2 – Miếng shim 8 – Miếng shim
3 – Lò xo thứ nhất 9 – ống cấp dầu
4 – Phần tử dẫn hướng 10 – Bộ phận trung gian
5 – Cây đẩy 11 – Khâu nối
6 – Lò xo thứ hai
Nguyên lý làm việc của kim phun hai lò xo:
Việc điều chỉnh áp suất phun cũng giống như kim phun một lò xo Những lò xokim phun hai lò xo cũng có cỡ chuẩn Vào thời điểm bắt đầu phun (lần phun thứ nhất),kim phun mở ra được vài phần trăm mm (vào khoảng 0,03 0,06mm) do lò xo thứnhất bị ép để mở kim, cung cấp trước tiên một số ít nhiên liệu vào buồng cháy, kết quả
là sự tăng áp suất trong buồng cháy là không đáng kể Sau đó là toàn thể tiết diệnngang của kim được nâng lên do lò xo thứ hai (mở hết cỡ) lưu lượng nhiên liệu đượccung cấp liên tục vào buồng cháy Loại phun này là loại phun theo giai đoạn Do đó sự
Trang 31cháy lần phun trước, cộng với nhiên liệu cung cấp phần lớn là ở lần phun sau, phốihợp lại dẫn đến quá trình cháy êm dịu xảy ra, giảm bớt đáng kể tiếng ồn.
Áp suất phun tuỳ thuộc theo nhà chế tạo quy định cho từng kim phun vào khoảng(130180)bar
Tóm lại : sự hoàn thiện quá trình cháy khi được sử dụng kim phun lò so là kết quảcủa sự điều chỉnh và phối hợp của :
Sự mở của lò xo thứ 1
Sự mở của lò xo thứ 2
Khoảng nâng ban đầu
Khoảng nâng kim tổng cộng (Htot)
1.3.2 Căn cứ vào số lỗ tia và van kim
Kim phun kín có nhiều lỗ
Loại này ở đầu đót kim có đầu nhô ra dạng chỏm lồi, có từ (210) lỗ phun được khoan nghiêng so với đường tâm
Đường kính lỗ kim =(0,10,35)mm, góc giữa các lỗ phun =1200 1500
Loại này có 2 loại đót : ngắn và dài
Áp suất phun :P =(150 180) KG/cm 2
Trang 32Hình 1.24: Kim phun loại đót kín lỗ tia hở
Đót kín lỗ tia kín
Hình 1.25: Kim phun loại đót kín lỗ tia kín
Loại này có một lỗ phun ở đầu kim có một chuôi hình trụ hoặc hình côn ló ra ngoài lỗ phun khoảng 0,5mm khi đóng kín
Áp suất phun :P= (120150) KG/cm2
Dùng vòi phun để thực hiện quy luật cung cấp nhiên liệu bật thang và làm êm dịu quá trình cháy vì vòi phun tiết lưu đã làm giảm tốc độ cung cấp nhiên liệu ở giai đoạn đầu của quá trình phun
Trang 33CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH 2.1 Các yêu cầu đối với mô hình
- Mô hình xây dựng lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
2.1.1 Yêu cầu về tính kỹ thuật
- Các mối hàn, lắp ghép phải đảm bảo được độ chắc chắn
- Mô hình phải chịu được tải trọng của động cơ và bơm cao ap chia khi đặt lên
- Phải chịu được lực xoắn, chịu được rung rật khi động cơ và bơm cao áp chialàm việc
2.1.2.Yêu cầu về độ an toàn khi sử dụng
- Đảm bảo bơm cao áp chia làm việc ổn định, chắc chắn Đảm bảo an toàn chongười sử dụng cũng như bơm cao áp chia trong quá trìng vận hành, kiểm tra,điều chỉnh
2.1.3 Yêu cầu về độ thẩm mĩ
- Mô hình sau khi hoàn thiện phải có sự cân đối giữa động cơ và khung gá lắp
- Các mối hàn lắp ghép phải nhẵn, không được xù xì
- Sơn phủ bề mặt phải nhắn đẹp
2.2 Các phương án thiết kế và xây dựng mô hình
2.2.1 Thiết kế mô hình dạng bảng đứng
2.2.1.1 Ưu điểm
- Mô hình sau khi chế tao thuận tiện cho việc lắp đặt, kiểm tra bơm cao áp chia
- Diên tích không gian khá rộng bố trí các thiết bị trên mô hình
- Các đường điện tới bảng điều khiển, đường dầu tới bơm cao áp, thùng dầu ngắn
sẽ tiết kiệm được vật liệu, kiểm tra dễ dàng
2 2.1.2 Nhược điểm
- Bảng điều khiển chưa được phân định rõ ràng
- Mô hình dựng lên khi bố trí các đường tia ô cao áp gặp khó khăn
- Mô hình không được cân đối về trọng lượng
Trang 34Hình 2.1: Mô hình dạng bảng đứng
2.2.2 Thiết kế mô hình dạng vát chéo
2.2.2.1 Ưu điểm
- Bảng điều khiển nhỏ gọn, dễ chế tạo
- Mô hình sẽ cách điệu, thoáng hơn trong việc quan sát và học tập
- Các đường điện tới bảng điều khiển, đường dầu tới bơm cao áp, thùng dầu ngắn
sẽ tiết kiệm được vật liệu, kiểm tra dễ dàng
2.2.2.2 Nhược điểm
- Không tạo được không gian trong việc lắp đặt mô tơ dẫn động bơm cao áp chia
- Tốn nhiều công sức, thiết bị vật tư cho việc chế tạo tốn kém
- Mô hình không được cân đối về trọng lượng
- Mô hình dựng lên khi bố trí các đường tia ô cao áp gặp khó khăn
Trang 35Hình 2.2: Mô hình dạng vát chéo
2.2.3 Thiết kế mô hình dạng mặt bàn
2.2.3.1 Ưu điểm
- Tạo không gian cho gầm lắp đặt mô tơ dẫn động bơm cao áp chia
- Mô hình cân đối về trọng lượng và bố trí các thiết bị
- Mô hình nhìn trực quan, dễ chế tạo, không tốn vật tư
- Bảng điều khiển được phân định rõ rang
- Các đường điện tới bảng điều khiển, đường dầu tới bơm cao áp, thùng dầu ngắn
sẽ tiết kiệm được vật liệu, kiểm tra dễ dàng
- Mô hình dựng lên khi bố trí các đường tia ô cao áp không gặp khó khăn
- Dễ tiến hành kiểm tra sửa chữa
2.2.3.2 Nhược điểm
- Mô hình kì công hơn trong việc thiết kế chế tạo và lắp đặt bơm cao áp chia vàbảng điều khiển
Trang 36Hình 2.3: Mô hình dạng mặt bàn
2.3 Chọn phương án và danh mục vật tư
2.3.1 Chọn phương án thiết kế
* Nhận xét: Từ những ưu, nhược điểm phân tích ở trên chúng em đi đến quyết
định chọn_ phương án thiết kế mô hình dạng mặt bàn.
2.3.2 Danh mục vật tư thiết bị
Bảng 2.1: Danh mục vật tư cần thiết khi xây dựng mô hình
Trang 37Lưỡi cắt săt 2
Bảng 2.2 : Danh mục thiết bị khi xây dựng mô hình
Trang 38Bulong 12 1 kg
2.4 Thiết kế chế tạo mô hình
2.4.1 Thiết kế bản vẽ khung giá mô hình
2.4.1.1 Yêu cầu về tính kỹ thuật
- Bản vẽ chế tạo phải đảm bảo được độ chắc chắn
- Mô hình phải chịu được tải trọng của bơm cao ap và mô tơ điện khi đặt lên
- Phải chịu được lực xoắn, chịu được rung rật khi mô hình làm việc
- Đảm bảo về diện tích và bố trí thiết bị
2.4.1.2 Bản vẽ mô hình được hoàn thiện
Hình 2.4: Hình chiếu đứng mô hình
Kích thước trong các bản vẽ mô hình có đơn vị là :cm
Trang 39Hình 2.5:Hình chiếu bằng
Hình 2.6: Hình chiếu cạnh
2.4.2 Thiết kế bố trí thiết bị trên mô hình
2.4.2.1 Yêu cầu về tính kỹ thuật
- Tạo không gian cho gầm lắp đặt mô tơ dẫn động bơm cao áp chia
- Mô hình cân đối về trọng lượng và bố trí các thiết bị
Trang 40- Các đường điện tới bảng điều khiển, đường dầu tới bơm cao áp, thùng dầu ngắn
sẽ tiết kiệm được vật liệu, kiểm tra dễ dàng
- Dễ dàng và thuận tiện vận hành mô hình
2.4.2.2 Bản vẽ bố trí thiết bị được hoàn thiện