Kim phun hở

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp chia (Trang 40 - 93)

5. Khâu nối 6 Van kim 7 Lỗ tia

1.3.2.1. Kim phun hở

Loại này không có kim đóng kín ở đót kim, đường dẫn nhiên liệu luôn luôn thông với xilanh qua các lỗ phun. Loại này ít sử dụng.

1.3.2.2. Kim phun kín

Đót kín lỗ tia hở

Kim phun kín có nhiều lỗ

Loại này ở đầu đót kim có đầu nhô ra dạng chỏm lồi, có từ (2÷10) lỗ phun được khoan nghiêng so với đường tâm.

Đường kính lỗ kim =(0,1÷0,35)mm, góc giữa các lỗ phun =1200÷1500 Loại này có 2 loại đót : ngắn và dài

Áp suất phun :Pφ=(150÷180) KG/cm2

Hình 1.24: Kim phun loại đót kín lỗ tia hở

Hình 1.25: Kim phun loại đót kín lỗ tia kín

Loại này có một lỗ phun ở đầu kim có một chuôi hình trụ hoặc hình côn ló ra ngoài lỗ phun khoảng 0,5mm khi đóng kín.

Áp suất phun :Pφ= (120÷150) KG/cm2

Dùng vòi phun để thực hiện quy luật cung cấp nhiên liệu bật thang và làm êm dịu quá trình cháy vì vòi phun tiết lưu đã làm giảm tốc độ cung cấp nhiên liệu ở giai đoạn đầu của quá trình phun.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH 2.1. Các yêu cầu đối với mô hình

- Mô hình xây dựng lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

2.1.1. Yêu cầu về tính kỹ thuật

- Các mối hàn, lắp ghép phải đảm bảo được độ chắc chắn.

- Mô hình phải chịu được tải trọng của động cơ và bơm cao ap chia khi đặt lên. - Phải chịu được lực xoắn, chịu được rung rật khi động cơ và bơm cao áp chia

2.1.2.Yêu cầu về độ an toàn khi sử dụng

- Đảm bảo bơm cao áp chia làm việc ổn định, chắc chắn. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như bơm cao áp chia trong quá trìng vận hành, kiểm tra, điều chỉnh.

2.1.3. Yêu cầu về độ thẩm mĩ

- Mô hình sau khi hoàn thiện phải có sự cân đối giữa động cơ và khung gá lắp. - Các mối hàn lắp ghép phải nhẵn, không được xù xì.

- Sơn phủ bề mặt phải nhắn đẹp.

2.2. Các phương án thiết kế và xây dựng mô hình

2.2.1. Thiết kế mô hình dạng bảng đứng2.2.1.1 Ưu điểm2.2.1.1 Ưu điểm2.2.1.1 Ưu điểm 2.2.1.1 Ưu điểm

- Mô hình sau khi chế tao thuận tiện cho việc lắp đặt, kiểm tra bơm cao áp chia. - Diên tích không gian khá rộng bố trí các thiết bị trên mô hình.

- Các đường điện tới bảng điều khiển, đường dầu tới bơm cao áp, thùng dầu ngắn sẽ tiết kiệm được vật liệu, kiểm tra dễ dàng.

2..2.1.2. Nhược điểm

- Bảng điều khiển chưa được phân định rõ ràng.

- Mô hình dựng lên khi bố trí các đường tia ô cao áp gặp khó khăn. - Mô hình không được cân đối về trọng lượng.

Hình 2.1: Mô hình dạng bảng đứng

2.2.2. Thiết kế mô hình dạng vát chéo

2.2.2.1 Ưu điểm

- Bảng điều khiển nhỏ gọn, dễ chế tạo.

- Mô hình sẽ cách điệu, thoáng hơn trong việc quan sát và học tập.

- Các đường điện tới bảng điều khiển, đường dầu tới bơm cao áp, thùng dầu ngắn sẽ tiết kiệm được vật liệu, kiểm tra dễ dàng.

2.2.2.2 Nhược điểm

- Không tạo được không gian trong việc lắp đặt mô tơ dẫn động bơm cao áp chia. - Tốn nhiều công sức, thiết bị vật tư cho việc chế tạo tốn kém.

- Mô hình không được cân đối về trọng lượng.

Hình 2.2: Mô hình dạng vát chéo

2.2.3. Thiết kế mô hình dạng mặt bàn2.2.3.1. Ưu điểm2.2.3.1. Ưu điểm2.2.3.1. Ưu điểm 2.2.3.1. Ưu điểm

- Tạo không gian cho gầm lắp đặt mô tơ dẫn động bơm cao áp chia. - Mô hình cân đối về trọng lượng và bố trí các thiết bị.

- Mô hình nhìn trực quan, dễ chế tạo, không tốn vật tư. - Bảng điều khiển được phân định rõ rang.

- Các đường điện tới bảng điều khiển, đường dầu tới bơm cao áp, thùng dầu ngắn sẽ tiết kiệm được vật liệu, kiểm tra dễ dàng.

- Mô hình dựng lên khi bố trí các đường tia ô cao áp không gặp khó khăn. - Dễ tiến hành kiểm tra sửa chữa.

2.2.3.2. Nhược điểm

- Mô hình kì công hơn trong việc thiết kế chế tạo và lắp đặt bơm cao áp chia và bảng điều khiển.

Hình 2.3: Mô hình dạng mặt bàn

2.3. Chọn phương án và danh mục vật tư

2.3.1. Chọn phương án thiết kế

* Nhận xét: Từ những ưu, nhược điểm phân tích ở trên chúng em đi đến quyết

định chọn_ phương án thiết kế mô hình dạng mặt bàn.

2.3.2. Danh mục vật tư thiết bị

Bảng 2.1: Danh mục vật tư cần thiết khi xây dựng mô hình

Tên vật tư Số lượng

Sắt hộp 3 × 3 1 cây Sắt hộp 2,5 × 2,5 2 cây Que hàn 1 túi Thép lá đặc 1m Sắt cây vuông 3m Lưỡi cắt săt 2

Lưỡi mài 1

Bảng 2.2 : Danh mục thiết bị khi xây dựng mô hình

Tên thiết bị Số lượng

Bánh xe 4 aptomat 1 Khóa điện 1 Đèn báo 12v DCV 1 Đồng hồ đo tốc độ 1 Gỗ phíp 3 li 1 kg Vít bắn 1 phân 1 túi ống tia ô cao áp 4

Vòi phun 120 bar 4

Mô tơ 1.1 kw 1

Puly mô tơ 1

Puly bơm 1 Bơm tay 1 Bầu lọc 1 Bơm cao áp VE 1 ống tia ô 5m Van thít ống tia ô 7 Dây đai 1 Bulong 12 1 kg Tôn 0,35 li 1,5m dài

2.4. Thiết kế chế tạo mô hình

2.4.1. Thiết kế bản vẽ khung giá mô hình

2.4.1.1. Yêu cầu về tính kỹ thuật

- Bản vẽ chế tạo phải đảm bảo được độ chắc chắn.

- Mô hình phải chịu được tải trọng của bơm cao ap và mô tơ điện khi đặt lên. - Phải chịu được lực xoắn, chịu được rung rật khi mô hình làm việc.

- Đảm bảo về diện tích và bố trí thiết bị.

2.4.1.2 Bản vẽ mô hình được hoàn thiện

Hình 2.4: Hình chiếu đứng mô hình

Hình 2.5:Hình chiếu bằng

Hình 2.6: Hình chiếu cạnh

2.4.2. Thiết kế bố trí thiết bị trên mô hình

2.4.2.1. Yêu cầu về tính kỹ thuật

- Tạo không gian cho gầm lắp đặt mô tơ dẫn động bơm cao áp chia. - Mô hình cân đối về trọng lượng và bố trí các thiết bị.

- Các đường điện tới bảng điều khiển, đường dầu tới bơm cao áp, thùng dầu ngắn sẽ tiết kiệm được vật liệu, kiểm tra dễ dàng.

- Dễ dàng và thuận tiện vận hành mô hình.

2.4.2.2. Bản vẽ bố trí thiết bị được hoàn thiện

Hình 2.7: Bản vẽ bố trí thiết bị

2.4.2.3. Bản vẽ bảng điều khiển được hoàn thiện

Hình 2.8: Bản vẽ bố trí bảng điều khiển

2.4.2.4. Sơ đồ mạch điện trên mô hình

Hình 2.9: Sơ đồ mạch điện của hệ thống

2.4.3. Tiến hành chế tạo và lắp đặt mô hình

Bước 3: Kết nối ống tia ô cao áp

Bước 5: Lắp đặt bơm tay- bầu lọc

Bước 7: Lắp đặt bảng điều khiển

Bước 4: Lắp đặt mô tơ dẫn động

Bước 6: Lắp đặt bình nhiên liệu

Bước 8: Lắp đặt sơ đồ nguyên lý của bơm cao áp chia

2.4.4. Vận hành mô hình

2.4.4.1. Chuẩn bị trước khi thử

Hệ thống cung cấp nhiên liệu thấp áp gồm thùng nhiên liệu, bơm chuyển nhiên liệu, các bộ lọc nhiên liệu và các đường ống dẫn. Các hư hỏng của hệ thống này có thể dẫn đến hậu quả là nhiên liệu không nạp đầy hoặc không đủ áp suất trong khoang nhiên liệu thấp áp của bơm cao áp, làm cho bơm cao áp thiếu nhiên liệu và lọt khí, không hoạt động bình thường được. Các các kiểm tra hệ thống nhiên liệu thấp áp gồm:

+ Kiểm tra hệ thống không kín gây rò rỉ, chảy nhiên liệu và lọt khí. Hiện tượng rò rỉ thường xảy ra ở các đầu ống nối, ở các mặt lắp ghép giữa các bộ phận do đệm, gioăng bị hỏng hoặc do nứt vỡ đầu nối hoặc đường nối hoặc đầu ống. Hiện tượng rò rỉ không những gây hao phí nhiên liệu, ô nhiễm môi trường mà còn gây ra thiếu nhiên liệu cho bơm cao áp, làm lọt khí vào hệ thống. Hiện tượng lọt khí có thể phát hiện dễ dàng khi thấy động cơ làm việc hay bị giật cục và không lên ga êm được, khi nới vít xả thấy có nhiều bọt khí thoát ra.

+ Kiểm tra lọc nhiên liệu tắc do cặn bẩn, gây cản đường cấp nhiên liệu làm nhiên liệu không cấp đủ lên bơm cao áp.

Bơm chuyển nhiên liệu thấp áp bị mòn hỏng không cung cấp đủ lưu lượng yêu cầu cho bơm cao áp. Các hư hỏng của bơm thấp áp là mòn các chi tiết chính như piston – xy lanh trong bơm piston, các bánh răng và vỏ bơm trong bơm bánh răng, rô to cánh gạt và thân trong bơm cánh gạt. Các hư hỏng khác như mòn hoặc liệt van một chiều, lò xo bơm yếu, hỏng hoặc các chi tiết dẫn động bị mòn cũng sẽ làm cho bơm không cung cấp đủ lưu lượng yêu cầu.

+ Kiểm tra lượng nhiên liệu của bình dầu nếu thiếu thì bổ xung thêm.

Lượng nhiên liệu trong hệ thống luôn luôn phải đảm bảo cho mô hình hoạt động ổn định. Do nhiên liệu ngoài công dụng trong quá trình sinh công mà còn có tác dụng làm mát và bôi trơn cho bơm cao áp. Thiếu nhiên liệu có thể làm hu hỏng bơm cao áp.

+ Kiểm tra hệ thống nguồn điện cung cấp cho mô hình hoạt động- và hệ thống mạch điện trong bảng điều khiển.

Mô hình muốn hoạt động được cần dùng hai nguồn điện gồm 12DCV cho van điện từ- đèn báo và nguồn 220VAC cho mô tơ điện xoay chiều một pha cấp mômen cho bơm hoạt động. Các mạch điện phải đảm bảo tính ổn định trong quá trình hoạt động và đảm bảo tính thẩm mĩ.

+ Kiểm tra cơ cấu dẫn động hoạt động có ổn định không.

Bơm cao áp chia được dẫn động nhờ một mô tơ điện xoay chiều một pha. Hệ thống dẫn dộng bằng đai và được điều chỉnh bằng cơ cấu căng đai trục vít. Nếu hệ thống hoạt động không ổn định dẫn tới bơm hoạt động kém.

2.4.4.2. Vận hành mô hình

Bước 1

-Cấp điện cho mô hình ( gồm điện 12VDC cho bộ cặp bình và 220VAC cho phích cắm điện).

Bước 2

-Bơm dầu bằng cần bơm tay trên bầu lọc và xả gió bằng vít xả trên cụm bơm tay. Bơm đến khi hết bọt khí bên trong bơm cao áp có dầu quay về bình chứa ở cửa dầu hồi trên bơm cao áp.

Bước 3

-Bật khóa điện đến nấc on cấp điện 12DCV cho van điện từ hoạt động. Bật CP đến nấc on. Mô hình bắt đầu hoạt động.

Bước 4

-Quay tay quay để thực hiện căng đai điều khiển tốc độ cho phép bơm hoạt động.

Bước 5

-Thay đổi cần ga về vị trí Min để cho lượng nhiên liệu phun ít và về vị trí Max để có lượng nhiên liệu phun nhiều hơn.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRÊN MÔ HÌNH HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU DÙNG BƠM CAO ÁP CHIA 3.1. Mục đích

- Tập tháo-lắp bơm cao áp chia và sử dụng dụng cụ đúng phương pháp. - Giúp người học nhận thức được các bộ phân trong hệ thống.

- Biết cách kiểm tra và sửa chữa các bộ phận trong hệ thống.

- Nhằm thống nhất lưu lượng nhiên liệu ở mỗi phần tử bơm là như nhau. - Học hỏi kĩ năng thực hành.

- Biết cách xác định chính xác kim phun hỏng. Ta tiến hành sửa chữa.

3.2. Xây dựng hệ thống bài tập

Từ mục đích xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp chia. Chúng ta có thể xây dựng hệ thống bài tập dùng trong công tác chuẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và hư hỏng trên động cơ sử dụng nhiên liệu diesel.

3.2.1. Yêu cầu hệ thống bài tập

- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính logic về kĩ thuật trình bày khoa học. - Hệ thống bài tập phải rõ ràng, mạch lạc tránh lặp đi lặp lại kiến thức.

- Bài tập phải có tính thực tế, phù hợp với mô hình phục vụ trong quá trình học tập, nghiên cứu và tham khảo.

3.2.2. Phân dạng bài tập

- Bài 1: Tháo-Lắp bơm cao áp chia.

- Bài 2: Kiểm tra - sửa chữa cặp piston-xilanh và bộ phận truyền động. - Bài 3: Kiểm tra - sửa chữa bộ điều tốc và bộ điều chỉnh phun sớm. - Bài 4: Kiểm tra - sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu và vỏ bơm. - Bài 5: kiểm tra - sửa chữa van triệt hồi .

- Bài 6 Kiểm tra van điều chỉnh áp suất và van điện từ. - Bài 7: Cân bơm cao áp chia.

- Bài 8: Điều chỉnh bơm cao áp chia trên động cơ.

- Bài 9: xả e trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dùng bom cao áp chia.

- Bài 10: Kiểm tra và sửa chữa kim phun.

3.2.3. Nội dung chi tiết của các bài tập

1 : Mục tiêu

 Tập tháo bơm cao áp chia và sử dụng dụng cụ đúng phương pháp.  Tháo bơm để kiểm tra sửa chữa bên trong.

2 : Yêu cầu

 Nơi làm việc phải sạch.

 Đối với người làm việc tay phải sạch.  Dụng cụ đồ nghề phải sạch.

 Khi tháo phải sắp xếp các chi tiết đúng thứ tự của từng phần tử bơm, không được để lẫn lộn chi tiết của phần tử bơm này qua sang phần tử bơm khác, các chi tiết phải được sắp xếp trên một khay sạch.

3 : Chuẩn bị

 Bơm cao áp chia.

 Dụng cụ chuyên dụng thích hợp.

 Khay đựng dụng cụ và các chi tiết cảu bơm cao áp chia.

 Chuẩn bị dầu diesel, giẻ lau, chổi lông, mặt bàn thợ và bàn kẹp phải được bọc kim loại mềm như nhôm, thau lá hay chì để tránh làm xước các chi tiết bơm khi tháo ra, đầy đủ dụng cụ tháo lắp .

 Trước khi tiến hành tháo ta cần phải làm vệ sinh sạch sẽ bơm và các bộ phận có liên quan. Các chi tiết khi tháo ra phải được để gọn gàng thành từng cụm và phải được ngâm vào trong dầu diesel.

 Không được dùng các dụng cụ sắc cạnh bằng kim loại cứng như sắt, thép để cạo các chi tiết bơm.

 Quay xi lanh số một ở ĐCT (cuối nén đầu nổ). Dùng khẩu quay bánh đai trục khuỷu theo chiều kim đồng hồ sao cho dấu trên bánh đai chùng với kim chỉ ĐCT. Kiểm tra dấu thời điểm phun trên bánh đai trục cam trùng với dấu trên vỏ số 2 đai cam. Nếu không trùng xoay trục khuỷu thêm một vòng nữa.

4 : Phương pháp thực hiện

Bảng 3.1: Các bước tháo bơm cao áp chia

TT

Tên nội dung nguyên công + bước Sơ đồ nguyên công + bước Dụng cụ

BÀI 1 TÊN BÀI HỌC

1 + Tháo bơm ra khỏi động cơ :

- Tháo các đường ống thấp áp và cao áp.

- Tháo các dây dẫn động và điều khiển.

- Tháo đường ống nước khởi động lạnh.

- Tháo dây điều khiển van điện từ. - Tháo dây đai và bánh đà (bánh răng truyền động).

- Tháo các đai ốc bulông bắt bơm với thân động cơ và lấy bơm ra ngoài. -tuốcnơ vít. - Kìm. - Cờlê dẹt 17- 22 Choòng 12- 14 Choòng 24 - tuýp 13

2 + Lắp bơm lên đồ gá chuyên dùng SST (giá đỡ)

- tuýp 12

3 + Tháo bánh răng đầu trục: - Tháo bánh răng truyền động

Ghi chú : Đối với loại bánh răng truyền động loại nhỏ.

Choòng 19

4 + Vam bánh răng ra Choòng

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp chia (Trang 40 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w