BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI:
TÌM HIẾU TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRINH TÍN DUNG TIET KIEM CEP DOI VOI PHU NU LAO DONG NGHEO O QUAN
GO VAP THANH PHO HO CHi MINH
Giảng Viên Hướng Dẫn: ThS.Lê Chí An Sinh Viên Thực Hiện: Trần Thị Thu Thủy
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP CỬ NHÂN XÃ HỘI HỌC CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC TỎ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ
TP.HÒ CHÍ MINH - NĂM 2010
Trang 2PHAN DAN NHAP ccsscscsssecsssssccsssssssssscscsnesessscssosecssnusessansesnanecasseessnsneesssuecesnssseenees 1.Lý Do Chọn Đề Tài
2 Điểm Lại Thư Tịch
3 Mục Tiêu Nghiên Cứu o5 << 5 LH HH 0 95800086446 056 3.1 Mục tiêu tổng quất -s- 2 S< 222 EEEEE.1E11222111 01011 E121 1.ccerrrrree 3.2 Mục tiêu cụ thể ác cScrevrrrrerreeeree
4 Phạm Vi Nghiên Cứu Và Khách Thể Nghiên Cứu
Loài nh ố ẽ
4.2 Khách thể nghiên cứu
5 Giả Thiết Và Khung Nghiên Cứu
5.1 Giả thiết nghiên cứu
5.2 Khung nghiên cứu 6 Phương Pháp Nghiên Cứu
6.1 Loại hình nghiên cứu
6.2 Mẫu nghiên cứu -
6.3 Phương pháp thu thập thông tin
6.4 Kỹ thuật phân tích và xử lý thơng tín «s« sec àieretereeeerrrerere 6.5 Kế hoạch nghiên cứu s:++s< 22222 12717111 222E171111711 7.11 11EE re 7 Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Nghiên Cứu -css=s<<<esesse
PHÂN NỘI DƯNG ccceeeetrtriiiriiiiiiiiiiririiiririrrrirriem 16 CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN .s+eeeerteeerrrieerrrrrerrnrre 16
1 Định Nghĩa Các Khái Niệm Liên Quan — .Ô 16
1.2 Tin CUNY, cece 17
I6 icon 18
2 Cơ Sở Luý Luận - 5< 4 5< se sử a3 hư Hư HH4 Thư na 84100 70015-84808 07m 18 2.1 Thuyết nhu cầu cơ bản của Abraham Miaslow, -ssccccccrrrreerrrrree 18 2.2 Lý thuyết tương tác biểu trưng : © se+c2xae+Exxerrrrrxrrrrkrrrrrrrrrrrrer 19
2.3 Một số lý thuyết nữ quyền coi te 20 CHƯƠNG II: TONG QUAN VE VAN DE NGHIEN CUU VA DOI TUQNG 0): 8e .).).) ,Ô 22 1 Tổng Quan Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh «¿ 22
2 Thực Trạng Đói Nghèo Tại Việt Nam Và Thành Phố HCM 24
2.1 Thực trạng đói nghẻo tại Việt Nam "
2.2 Xóa đói giảm nghèo tại Tp.HCM ~c~.-cee 1M 27
3 Mối Liên Hệ Giữa Giới Và Nghèo Đói 5 csccscerescocescrzsssrxaessee 4 Quỹ Trợ Vốn CEP Và Dự Án Mở Rộng Tài Chính Vi Mô
Trang 3CHƯƠNG III: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU . 55cSccveveessssee 37
1 Một Số Đặc Điểm Của Phụ Nữ Lao Động Nghèo Q.Gò Vấp, Tp.HCM 37
1.1 Độ tuổi của nhóm phụ nữ vay 1 37 1.2 Trình độ học 37 8.8186 38 1.4 Tình trạng gia đình 39 1.5 Số con .39 1.6 Nghề nghiệp của chồng 40
1.7 Mức sông gia € GI 40
2 Các Thông Tin và Vốn Vay Của Quỹ CEP Và Mục Đích Sử Dụng Vốn 42
2.1 Nguồn thơng tin về chương trình tín dụng tiết kiệm của quỹ CEP 42
2.2 Sô vôn vay của phụ nữ lao động - + c+s+c+sreriteirserrsrrrerrre 43 2.3 Mục đích vay vốn
2.4 Đánh giá về mức vay 2.5 Ý kiến của phụ nữ khi đánh giá về mức vay và nhu cầu của họ 45
2.6 Năm bắt đầu vay vốn on 2.7 Số lần vay cho đến thời điểm ign tai cecsscseessssecssseecerseescnceesesnseeeesene 47 3 Nhận Xét Về Chương Trình Tín Dụng Tiết Kiệm 5 cee+ 49 3.1 Đánh giá về thái độ của nhân viên khi phat vay 40
3.2 Mức độ hài lòng đối với các vấn đề .-. - - 50
4 Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Chủ Quan Đến Người Phụ Nữ 3
4.1 Sự tương quan giữa nhân khẩu và mức sống wi 33 4.2 Ảnh hưởng của học vấn đến hiệu quả sử dụng VỐN ++cxvevsecccsesrrvree 54 4.3 Ảnh hưởng của số lần vay vốn đến mức độ thay đổi về TTKT của gia đình gái) 6 56
5 Tac Động Của Chương Trình Tín Dụng Tiết Kiệm Đối Với Phụ Nữ wore D8 5.1 Mức độ thay đổi cuộc sống gia đình . ccsccccsrrrrrerrrerrre 35
5.2 Thay đổi về thu nhập - ¿25+ 7+xSvx 2v t+ETErrterrrirtrirrrie 30
5.3 Thay đôi về tài sản gia đình 61
5.4 Thay đôi về mặt xã hội trong gia đình -etrireeereieerre 63 5.5 Trả lời về vấn đề nhận được lợi ích khác ngồi việc vay vốn từ CEP 65
5.6 Những lợi ích khác ngoài việc vay vốn ccsserrrrrrrerrrrrrrree 65 5.7.Mức độ tự tin của người phụ nữ sau khi tham gia chương trình vay vốn tín dụng của quỹ CEP cát HH HH HH2 00 Ánh ng g1 1711218141141 01.11 5.8 Thái độ của người chồng khi phụ nữ tham gia vay vốn sive 5.0 Người quyết định các vẫn dễ lớn trong gia đình trước và sau khi vay vốn 69
Trang 4Bảng 2: Trình độ học vấn "- .,,ƠỎ 38
Bảng 3: Nghề nghiệp của phụ nữ vay 8 38 Bang 4: Tình Trạng Gia Đình: <s<sesesseneneneterretrereeerneseetersree 39 Bảng 5: Số con cúa phụ nữ vay vỐn .-.o-s©2cssxetE.reeksrered.rresrresoserree 39 Bảng 6: Nghề nghiệp của người chẳng . 2- «+ ceezresrksarrrrrsrrree 40 Bang 7: Mức sống gia đình «<c-se<cccexterA.rrrrrtrgAeetrrsrerrs 001181 vn 41
Bảng 8: Nguồn thông tin về quỹ CEP ¬—- ,Ơ 43
Bảng 9: Mục đích vay vắn scsneneneaesesssensocuescsassonsosssscuentesessnecacacorenseaeetacesoeneates 44
Bảng 10: Năm bắt đầu vay vốn .47 Bảng 11: Số lần vay cho đến thời điểm hiện tại #7
Bảng 12: Mức độ hài lòng đối với thời gian để được vay vốn lại +50
Bang 13: Mức độ hài lòng về thời hạn thu hồi vốn 51
Bảng 14: Mức độ hài lòng đấi với thái độ của nhân viên phát vay ĐỀ Bảng 15: Mức độ hài lòng đối với lãi suất phải trả .-.c.resrseeereeee 52
Bảng 16: Mức độ hài lòng về thủ tục vay vốn ccceesaessseerrrrneresrsrer 52
Bảng 17: S6 com va MU SON cssescccsessccnesessnseseronvsersssensenscaressesssansessnseseseceensnsesseae 54 Bang 18; Trinh d6 hoc vấn và mức độ thay đổi về tình trạng kinh tế gia đình 56 Bảng 19: Số lần vay và mức độ thay đỗi về tình trạng kinh tế gia đình 57
Bảng 20: Mức độ thay đối về cuộc sống gia đình -o -<«csecceessrsree 59
Bang 21: Thay đỗi về tài sản gia đình . <cccesceceerrrreredrrrsermsser 63 Bang 22: Thay doi về mặt xã hội trong gia đình . es.teerssseerree 64
Trang 5Bidu dd 1: S6 vốn vay của phụ nữ quận Gị Vấp «.eeeresrrksisieerrre 43
Biểu đỗ 2: Đánh giá về mức vay của phụ nữ css+ccesseeeseserrrrrke 45 Biểu đồ 3: Đánh giá về mức vay đáp ứng nhu cầu cũ phụ nữ 46
Biểu đồ 4: Thái độ của nhân viên tín dụng e ccsseccseere-rsrer 49
Biểu đồ 5: Thu nhập trước và sau khi VaY -ecrxeeerxersetsreeerreir 59
Trang 6ADB: Ngân hàng phát trién chau A
AusAID: Cơ quan phát triển quốc tế Úc
CEP: Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm tại TP.HCM
LHQ: Liên Hợp Quốc
PN: Phụ nữ
TCVM: Tài chính vi mơ TDVM: Tín dụng vi mô
TP HCM: Thành phố Hỗ Chí Minh
TTCN: Tiểu thủ cơng nghiệp
XDGN: Xóa đói giảm nghèo
Trang 7KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHÍ AN
PHAN DAN NHAP
Thế giới ngày nay đang ở trong quá trình phát triển mạnh mẽ với những biến đổi
sâu sắc dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng khoa học — kỹ thuật — công nghệ
cũng như các nhân tố khác thuộc về đặc điểm, nội dung và xu hướng của thời đại chỉ phối
Loài người đã bước vào thế kỷ XXI với sự đan xen phức tạp những thời cơ, vận hội lớn của phát triển cùng với những thách thức nghiệt ngã phải vượt qua trên con đường phát triển đó dé khơng rơi vào suy thoái, lạc hậu và tụt hậu
Lưựa chọn con đường và giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển, hơn nữa lại là sự
phát triển bền vững, bảo đảm những triển vọng tích cực cho sự phát triển của xã hội và của con người, của cộng đồng loài người đang trở thành mỗi quan tâm thường xuyên của các quốc gia — dân tộc Do bản chất chế độ chính trị, kinh tế và xã hội
khác nhau, do những nguyên tác hệ tư tưởng khác nhau và rất nhiều sự khác nhau về truyền thống, đặc điểm văn hóa và lịch sử, về trình độ phát triển nên mỗi quốc
gia dân tộc thuộc những chế độ xã hội khác nhau có những sự lựa chọn mơ hình và
giải pháp phát triển khác nhau Thực tế ấy được phản ánh trong chiến lược và chính sách của các nước, trong xu thế thế giới cùng tồn tại hòa bình, đấu tranh và hợp tác, cạnh tranh và hợp tác dé phát triển Song dù có những khác biệt đến đâu đi nữa thì các quốc gia, dân tộc trong thế giới ngày nay vẫn cịn có những điểm chung, những vân đề nóng bóng, bức xúc chung đều phải quan tâm giải quyết Một trong những
vấn đề toàn câu như thế là nạn đói nghèo, là tinh trạng lạc hậu, chậm phát triển Các
nhà nước, các chính phủ đang phải đối đầu thường xuyên với hiện trạng đó
Hiện nay, trên hành tỉnh của chúng ta vẫn còn tới 1,5 tỷ người đói nghèo, đang sống
dưới mức tối thiểu Nhiều số liệu thống kê cho thấy, 800 triệu người ở châu Á và
500 triệu người ở châu Phi đang phải sống như vậy mà đa số là phụ nữ và trẻ em Đi
liền với đói nghèo và là hậu quả trực tiếp của đới nghèo là nạn suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em, nạn thất nghiệp, mù chữ và thất học, các bệnh tật lây lan, diều kiện sống và môi trường sinh thai bị ô nhiễm nặng, sự giảm thiểu trí lực và tuổi thọ Đói
nghèo đã kéo theo sự gia tăng các tệ nạn xã hội, những rỗi loạn và mat 6n định xã
Trang 8
tăng, thậm chí cịn giảm đi ở một số nước, trong khi đó con số lao động nữ trong khu vực kinh tế khơng chính thức thì tăng nhanh đến mức đáng lo ngại.!
Phụ nữ nghèo đói thường là ít học và lấy chồng sớm, đẻ nhiều, sức khỏe kém, thiếu
sức lao động, việc làm bắp bênh, thu nhập thấp, thiếu kỹ năng và lại ít học tạo
thành cái vòng luẫn quần đối với phụ nữ nông thôn
“Quê tôi là một tính thuần nơng ở đồng bằng Bắc bộ Mới đây về thăm quê, gặp cô
em họ mà tôi khơng nhận ra Mới ngồi 40, mà trông cô em héo hon, nếp chân chim
nơi khỏe mắt trông như nan quạt, cô em chảo tôi với nụ cười héo hắt: Bác về chơi! Nhà nghèo, học hết cấp I phố thông, em tôi đã ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng 20 tuổi, cô chú tôi gả em cho một trai làng hiền lành, chăm chỉ Sinh liền 2 “ả Tố Nga” xinh
xắn, những tưởng hai vợ chồng cô em chỉ còn dồn sức làm ăn ni con, tích lũy cho gia đình Nhưng em rể họ tôi là con trai trưởng của gia đình, gánh nặng “có con trai nối dõi tông đường” đè nặng trên vai Ngoanh đi ngoảnh lại, vợ chồng cô em đã có 4 cơ con gái Song chẳng thấy “tứ nữ bất bần” đâu, gia đình họ nghèo vẫn hồn nghèo
Cơ em tôi sau may dan sinh nở, sức khỏe kém han di, công việc đồng áng, chăn nuôi nặng nhọc đồn cả vào vai chồng Được cái, em rễ tôi cũng cần cù, chăm chỉ
Doi no, nặng nhọc, vất vả, cơng việc gì đến tay cũng làm hết, không kêu ca nửa lời Song, hai vợ chồng đều ít học, nghề nghiệp khơng có, 6 miệng ăn trong gia đình chí trơng vào may sào ruộng, đói thì khơng đói, nhưng chẳng biết bao giờ mới thoát được cảnh nghèo!” Nghe câu chuyện đó, chắc nhiều người có chung tâm trạng:
chăng có gì lạ! Đúng là khơng có gì lạ Câu chuyện này khá phố biến ở nhiều miền
quê Theo thông kê của Ủy ban Các vấn đề Xã hội - Quốc hội, hiện nay, tính theo chuẩn nghèo mới, cả nước có 4,6 triệu hộ nghèo Và theo các nhà nghiên cứu xã hội, phụ nữ thường phải gánh chịu ảnh hưởng của nghèo đói nhiều hơn so với nam giới, do họ khơng có qun quyết định, có trình độ học vấn thấp hơn và có Ít cơ hội hơn
' Theo http//:www.VnExpress.net (trang Vietbao) qua bài viết của Việt Linh
Trang 9KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHi AN
Những người phụ nữ nghèo ở các miền nông thơn cứ theo cái vịng luân quân: Ít
học và lấy chồng sớm, đẻ nhiều Đẻ nhiều nên sức khỏe kém, thiếu sức lao động
Thiếu sức lao động lại không có kỹ năng nghề nên việc làm của phụ nữ bấp bênh, thu nhập thấp Từ đó thiếu cơ hội nâng cao kỹ năng và lại ít học Tất cả những yếu tố đó tạo thành cái vòng luẫn quân nghẻo đói đối với nhiều thế hệ phụ nữ nông thôn
Phát biểu nhân ký niệm lần thứ 100 ngày Quốc tế Phụ nữ, Tổng thư ký LHQ Ban Ki
Moon nhấn mạnh, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là nhiệm vụ cơ bản trong sứ mệnh toàn cầu của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này nhằm đạt được các quyền bình đẳng và phẩm giá cho tất cả mọi người Bình đẳng cho phụ nữ cũng
là vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách Tổng Thư ký Ban Ki Moon nhấn mạnh, chỉ khi
phụ nữ và trẻ em gái được giải phóng khỏi đói nghèo và bất công, mọi mục tiêu của LHQ về hoà bình, an ninh và phát triển bền vững mới không bị phương hại Tổng thư ký Ban Ki Moon nói: “Ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra chính sách và luật lệ
ủng hộ sự bình đăng giới tính và sức khỏe sinh sản Giờ đây có nhiều bé gái được
cấp sách đến trường, nhất là cấp tiểu học Ngày càng có nhiều phụ nữ làm chủ doanh nghiệp và vay được tiền nhiều hơn Phụ nữ giờ đây cũng tham gia chính quyền nhiều hơn.”
Tổ chức thực hiện tôt chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 (quyết định số 19/2002/QĐÐ — TTg ngày 21/01/2002), Cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho phụ nữ; nâng cao và phát huy năng lực, khả năng và vai trò của họ, đảm bảo cho người phụ nữ có thể thực hiện nhiệm vụ vả tham gia đầy đủ, ngang bằng trong mọi hoạt động, đặc biệt là chính trị, kinh té, văn hóa xã hội trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hoá để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Đảm bảo các điều kiện để phụ nữ thực hiện
quyền bình đăng trong lĩnh vực lao động và việc làm thông qua đảm bảo đủ đất canh tác, các nguôn lực cơ bản và xác định chỉ tiêu thu hút lao động nữ vào việc
? http//;www.vovnews.vn
Trang 10
làm mới Hoàn thiện các quy định va tăng cường việc giám sát thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và cơng bằng trong chính
sách đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu Lồng ghép
giới có hiệu quả vào các chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề với các thông tin tách biệt theo giới tính Phát triển các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ Tăng
cường khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với các nguồn vốn tín dụng, vốn từ chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện để phụ nữ được tập huấn vẻ cách sử đụng và trực tiếp sử dụng các nguồn vốn dé?
I Lý Do Chọn Đề Tài
Đói nghèo trên diện rộng vẫn là một vấn nạn của cộng đồng thế giới Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì năm 1988 có 1,2 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói tuyệt đối với mức sống ít hơn 1 USD/ngày Một nửa trong số đó nằm trong các khu vực Nam Á Mặc dù trong những năm vừa qua tỉ lệ nghèo đói có giảm bớt, nhưng đây vẫn là một trong những vấn đề lớn nhất của nhân loại Một lần nữa, xin được nhắc lại những hậu quả thảm khốc mà dói nghèo gây ra Trước hết, nó làm cho người ta luôn phải đau khổ vì đói khát và buộc con người phải thường xuyên lo lắng vi những mục tiêu hạ cấp nhất Đói nghèo làm cho người ta trở thành cục cần, nó khơng chi đây một số người dến những hành động bạo lực mà còn làm băng hoại quan hệ giữa người với người, nhất là trong gia đình Nghèo đói là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn dến những hành động bạo hành đối với phụ nữ Nhiều người phụ nữ Nam Á nói rằng: khi tình trạng kinh tế của người nghèo được cải thiện thì một trong những thay dỗi rõ rệt nhất là sự hòa thuận trong gia đình gia tăng, cũng có nghĩa là bạo hành trong gia đình đã giảm
Đã có những lời cảnh báo rằng tỉnh trạng nghèo đói tại châu Á sẽ vẫn tiếp diễn do
những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu mặc dù nền kinh tế thé giới đã có dâu hiệu hôi phục
3 http//:;www.VnExpress.net (trang Vietbao)
Trang 11KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHi AN
Một báo cáo chung được thực hiện bởi Ngân hang Phat triển Châu Á (ADB) và Liên Hiệp Quốc cho biết, sẽ có thêm bốn triệu người châu Á rơi vào cảnh nghèo đói
trong năm nay, gây thêm nhiều sức ép cho chính phủ các nước cũng như các tổ chứ phi chính phủ trong nỗ lực xóa đói giâm nghèo
Hiện nay, 900 triệu người châu Á đang phải sống trong tỉnh trạng cực kì nghèo đói với mức sống dưới 1.25 đô la Mỹ/ ngày Theo bản báo cáo trên, sẽ có thêm 17 triệu người nữa rơi vào tình trạng này do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tỉnh hinh cịn có thể trở nên bi đát hơn nữa
Ông Guanghua Wan, chuyên gia cao cấp về xóa đói giảm nghèo của ngân hàng
ADB, cho biết, trên thực tế, số người bị rơi vào cảnh nghèo đói do ảnh hưởng của cuộc khủng hoâng thấp hơn nhiều so với mức dự đốn Nhóm đối tượng bị ảnh
hưởng nặng nề nhất là những người làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến các đối tác nước ngoài Những người làm việc trong ngành công nghiệp xuất khẩu ở
các quốc gia là nhóm bị ảnh hưởng đầu tiên Nhóm đối tượng thứ hai chịu ánh
hưởng là những người làm việc trong ngành du lịch hoặc ở những đất nước có ngành du lịch phát triển và có doanh thu lớn từ du lịch Nhưng nhóm đối tượng bị tác động lớn nhất chính là phụ nữ, dặc biệt là những nữ công nhân làm việc trong
An?”
các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu Thông thường, đây là những “nạn nhân” dầu tiên khi có khủng hoảng hoặc những nguy cơ khủng hoảng xảy ra."
Mặc dù đã có nhiều chương trình, chính sách ưu đãi dành cho phụ nữ nhưng đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt đối với những người phụ nữ nghèo, thì
sự khó khăn đó càng tăng lên Họ luôn chịu thiệt thoi vé đời sống vật chất lẫn vai
trị của mình
Khơng năm ngồi quy luật chung của thé giới, tại Việt Nam thi tình trạng nghèo nói chung và phụ nữ nghèo nói riêng vẫn cịn tồn tại mặc dù nền kinh tế đã có sự tăng trưởng rõ rệt Nhà nước ta cũng có các chương trình cải thiện dời sống và vai trò của người phụ nữ nhưng tỷ lệ dạt được chưa cao
4 Ngudn New report wams of millions more Asians falling into poverty 19/02/2010 - 15:40 David Chen
Trang 12Có thể kế đến các chương trình như Quỹ Xóa đói giảm nghèo (XĐGN), Quỹ Quốc
gia giải quyết việc làm, Quỹ 156, Ngân hàng Chính sách xã hội, các phong trào đo Hội Liên hiệp PN Việt Nam phát động như: “PN giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Ngày tiết kiệm vì PN nghèo”, “Giúp PN nghèo có địa chỉ”, “Giúp hộ nghèo do PN làm chủ hộ” Đặc biệt là các chương trinh tín dụng tiết kiệm dành cho phụ nữ đã được triển khai thực hiện trên nhiều tỉnh thành trong khắp cả nước như phong trào "Phụ nữ tiết kiệm tín dụng" ở xã Phương Thạnh tinh Tra Vinh, mô hình nhóm phụ nữ tiết kiệm của hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh Khánh Hịa Ngồi ra cịn có các chương trình tín dụng tiết kiệm khác do nước ngoài đầu tư như Dự án tín dụng tiết
kiệm do Chính phủ Vương quốc Bi tài trợ, Chương trình Tín dụng hỗn hợp của Đan Mạch cấp các khoản tín dụng khơng tính lãi hoặc lãi suất thấp cho các dự án phát
triển có mục tiêu giảm nghèo, nâng cao mức sống và góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển
Gần đây chương trình tín dụng tiết kiệm dành cho phụ nữ diễn ra hầu như rộng khắp Chương trình này khơng những hỗ trợ cho phụ nữ có tiền để làm ăn mà còn
giúp họ tiết kiệm một số tiền theo chính sách của chương trình tín dụng tiết kiệm
Tuy vậy hiệu quả của chương trình này ra sao và có tác động thế nào đến đời sống của người phụ nữ là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ
Là sinh viên học ngành xã hội học, tôi được học rất nhiều về kiến thức tống quan
của xã hội Trong đó, tôi được đào tạo thiên về nghiên cứu những con người, những nhóm xã hội có hồn cảnh khó khăn Trong số những chương trình học đó, tơi cũng được nghiên cứu nhiều về đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp đặc
biêt là những người phụ nữ nghèo Đây là đối tượng nhạy cảm, dễ chịu ảnh hưởng của xã hội
Ý thức về khả năng và nhiệm vụ của mình, tơi muốn tìm hiểu rõ ràng hơn đời sống của người phụ nữ nghèo, những chương trình chính sách dành cho họ và những thay đổi trong đời sống thông qua nghiên cứu sự tác động của chương trình tín dụng tiết kiệm lên đời sống của họ
Trang 13KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHI AN
2 Diém Lai The Tich
Công trình nghiên cứu về “Tác động của một số chương trình vốn cho người nghèo
đối với người hưởng thụ và con cái họ nghiên cứu tại Quận 8, Thành Phố Hỗ Chí Minh”, cơng trình nghiên cứu được thực hiện vào năm 1995, với các tác giả là
Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Trương Thị Dừa, Trần Kim Phượng, Lê Chí An."
Đây là cơng trình nghiên cứu về chương trình hoạt động tín dụng xóa đói giảm
nghèo, tiết kiệm tín đụng tại Quận 8, Thành Phế Hồ Chí Minh, cơng trình nghiên
cứu trên hai khía cạnh:
-_ Đánh giá đời sống nhận thức, cách sống và quan hệ xã hội của các thành viên
thụ hưởng chương trình trợ vốn - _ Đánh giá hiệu quả của việc trợ vốn
Chương trình được khảo sát trên bốn phường của Quận 8, phỏng vấn trực tiếp 120
thành viên
Bài nghiên cửu của sinh viên về “Chương trình tín dụng - tiết kiệm — sức khỏe hỗ
trợ chăn nuôi nhỏ tác động đến đời sống người phụ nữ” tại xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An Bài nghiên cứu này chủ yếu tìm hiểu về tác động của
chương trình tín dụng - tiết kiệm — sức khỏe đối với đời sống của phụ nữ qua việc
tăng thu nhập và nâng cao ý thức về sức khỏe
Bài viết “Chương trình tín dụng - tiết kiệm cộng đồng: một lỗi tiếp cận phát triển bền vững” của Thạc sĩ Lê Thị Mỹ Hiển tìm hiểu về các chương trình xóa đói giảm
nghèo đặc biệt là chương trình tín dụng
Bài viết nói về lợi ích của quỹ tín dụng mang lại đó là cộng đồng có thể tự lực về
sau này khi không còn sự hỗ trợ về bên ngoài nữa.Š
: Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Trương Thị Dừa, Tran Kim Phượng, Lê Chi An, “Tác động của một số chương trình vốn
cho người nghèo đối với người hưởng thụ và con cái họ nghiên cứu tại quận 8,TP HCM”, 1995
“ Lê Thị Mỹ Hiển, “Chương trinh tín dụng - tiết kiệm cộng đồng: một lối tiếp cận phát triển bên vững”, tạp chí Khoa học Đại Học Mở TP.HCM
Trang 14
Bài đánh giá tác động tổ chức tài chính vi mô — quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Tp.HCM Việt Nam
Căn cứ vào 1.138 mẫu khách hàng và 316 mẫu khách hàng đối ứng ở 3 quận nông thôn và 4 quận đô thị của thành phố Hồ Chí Minh Đánh giá tập trung vào hai thành
phần: nghiên cứu chiều sâu — theo đõi vẫn dé an sinh của khách hàng ở 3 thời kỳ khác nhau trong suốt thời gian 43 tháng; và nghiên cứu liên phần nhóm khách hàng mẫu vay góp tuân của CEP, so sánh an sinh của khách hàng dựa trên số lần vay mà khách hàng tham gia chương trình CEP
Việc đánh giá cho thấy rằng tác động mạnh mẽ của chương trình tài chính vi mô CEP lên vấn đề an sinh của khách hàng Khách hàng CEP tham gia chương trình đã
cải thiện vấn đề an sinh và những khách hàng rời chương trình cũng có lợi ích từ việc tham gia chương trình
Bài viết “Vấn để tiếp cận vốn tín dụng trong phát triển” (trường hợp phụ nữ Cơ Tu ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) của tác giả Đỗ Thị Bình và Nguyễn Thị Mỹ Trinh Bài viết dược hình thành trên cơ sở nghiên cứu thực địa của
tác giả và nhóm nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2003 tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu giới Việt Nam, giai đoạn 2” tại Huế
Bằng phương pháp nghiên cứu văn bản, nghiên cứu định tính, quan sát mô tả, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung, trên cở sở phỏng vấn băng bản hỏi 10% trong tổng số người Cơ Tu ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Cũng như những xã miền nủi khác của Việt Nam, Hồng Hạ là địa bàn sinh sống của đồng bảo các dân tộc thiểu số với điều kiện tự nhiên kém thuận lợi, cơ sở hạ tầng cịn nhiều khó khăn, hạn chế tiếp cận đến giáo dục và các dịch vụ xã hội khác Đây cũng là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn cúa tỉnh Thừa Thiên Huế Nghiên cứu vai trò giới ở Hồng Hạ đã chỉ ra rằng vẫn có sự thiên lệch giới, bất lợi cho phụ nữ trong tiếp cận đến các nguồn lực cho phát triển Tuy nhiên các nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ mô tả, chưa đi sâu phân tích nguyên nhân hạn
Trang 15
KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHi AN
chế việc tiếp cận nguồn lực của phụ nữ Vì vậy, nghiên cứu tiếp cận và kiểm sốt tín dụng của phụ nữ Cơ tu là nhằm tìm ra giải pháp tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực của phụ nữ phục vụ phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo
Bài viết “Tác động của Quỹ tín dụng Tình Thương đến thu nhập và vị trí của phụ nữ nghèo” của tác giả Trần Thị Vân Anh và nhóm nghiên cứu
Để xem xét tác động của Quỹ tín dụng Tình Thương (TYM) đối với phụ nữ nghèo sau 10 năm hoạt động, tháng 4 năm 2002, một cuộc khảo sát đã được tiễn hành với 1215 người, bằng khoảng 20% số thành viên thuộc năm chỉ nhánh đã hoạt động từ năm năm trở lên Cuộc kháo sát được thực hiện với một bảng hỏi kết câu về tình hình vay và sử dụng vốn vay, về thu nhập và tiết kiệm, về điều kiện sinh hoạt và tài sản, sức khỏe và về vị trí của người phụ nữ v.v Ngồi ra, nhóm nghiên cứu đã tiến hành họp nhóm, phỏng vấn sâu các thành viên quỹ TYM và trao đổi với lãnh đạo cơ sở về tác động của quỹ TYM đối với địa phương, Bài viết tập trung trình bảy hai nội dung chính được rút ra từ kết quá khảo sát nói trên về vấn đề thu nhập và tiết kiệm của thành viên và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng."
3 Mục Tiêu Nghiên Cứu 3.1 Muc Tiéu Téng Qudt
Tôi thực hiện để tài này nhằm tìm hiểu những tác động của chương trình tín dụng tiết kiệm của quỹ trợ vốn CEP đối với phụ nữ lao động nghèo
3.2 Mục Tiêu Cụ Thể
~ Tìm hiểu những khó khăn tác động đến việc phát triển kinh tế của phụ nữ lao động
nghèo và gia đình của họ
- Tìm hiểu những yếu tố liên quan đến việc vay vốn của phụ nữ lao động nghèo - Người phụ nữ lao động nghèo đã sử dụng số vốn vay vào những mục đích gì
” Đỗ Thị Bình, Nguyễn Thi Mg Trinh, “Vẫn đề tiếp cận vốn tín dụng trong phát triển” (trường hợp phụ nữ Cơ Tu ở
xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, khoa học về phụ nữ - số 6/2004, trang 12
° Trần Thị Vân Anh và nhóm nghiên cứu, “Tác động của Qũy tín dụng tình thương đến thu nhập và vị trí của phụ nữ nghèo, khoa học về phụ nữ, số 6/2004, trang 3
Trang 16- Việc cho vay vốn đã giúp người phụ nữ lao động nghèo và gia đình của họ có những thay đôi quan trọng gì trong cuộc sống
4 Phạm Vi Nghiên Cứu Và Khách Thể Nghiên Cứu 4.2 Phạm Vì Nghiên Cứu
Vì khả năng và thời gian giới hạn nên trong đề tài nghiên cứu này, tôi chỉ tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống của người phụ nữ lao động nghèo và gia đình của họ sau khi tham gia vào chương trình tín dụng tiết kiệm
của quỹ trợ vốn CEP tại địa bàn quận Gò Vấp, TP.HCM 4.3 Khách Thể Nghiên Cứu
Với đề tài nghiên cứu này, tôi chỉ tiến hành khảo sát trong 150 phụ nữ trong độ tuổi 18 đến trên 50 tuổi và chỉ nhắm vào đối tượng là phụ nữ lao động nghẻo vay vốn tại quỹ CEP Gị Vấp Do đó có phần hạn chế nhất định về tính đại diện
5 Giả Thiết Và Khung Nghiên Cứu 5.1 Giả Thiết Nghiên Cứu
- Giả thiết 1: Số con là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh tế
gia đình Gia đình càng đơng con thì mức sống càng thấp
- Giá Thiết 2: Xã hội ngày càng phát triển thì địi hỏi trình độ học vấn của con
người càng phải cao, vì thế nếu học vấn của người phụ nữ cảng thấp thì cách sử
dụng vốn càng ít hiệu quả
- Giả Thiết 3: Số lần vay vốn của người phụ nữ lao động nghèo càng nhiều thì đời sống của họ và gia đình càng được cải thiện nhiều hơn
- Giả Thiết 4: Người phụ nữ cảm thấy tự tin hơn trước vì gia đình họ đã có những thay đỗi đáng kế sau khi tham gia vào chương trình vay vốn
- Gia thiết 5: Người vay hài lịng với chương trình vay vốn vẻ (thủ tục, lãi suất, thời gian vay, thời hạn thu hồi vốn và thái độ của nhân viên phát vay)
Trang 17KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHi AN
EEE
3.2 Khung Nghiên Cứu
DIEU KIEN KINH TE
VAN HOA - XA HOI
YEU TO CHU QUAN
QUY TRO VON CEP
CACH SU DUNG VON THAI DO NHAN VIEN PHY NU LAO *| ĐỘNG NGHÈO r
THAY ĐỎI CUỘC SÓNG
—————————————————————————
Trang 186 Phương Pháp Nghiên Cứu 6.1 Loại Hình Nghiên Cứu
Với đề tài này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính Với phương pháp nghiên cứu định lượng, tôi sử dụng công cụ thu thập thông tin chính là bản câu hỏi Còn với phương pháp nghiên cứu định tính, tơi sử dụng kỹ thuật quan
sat, nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phỏng vẫn sâu (chọn 10 phụ nữ điển hình dé tiễn
hành phỏng vấn sâu)
Vì nghiên cứu là sự kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng, do vậy tôi
sử dụng nghiên cứu tư liệu và tải liệu thử cấp có liên qua ‹ đến đề tài nghiên cứu
nhằm định hướng thêm và có cái nhìn toàn điện hơn
6.2 Mẫu nghiên cứu
Tổng số người mà tôi chọn cho việc nghiên cứu định lượng là 150 đối tượng được
chia đều cho 4 phường trong quận Gò Vấp
Phường 3: 30 người
Phường 5: 30 người Phường 11: 30 người Phường 14: 30 người Phường 17: 30 người
Với mẫu phỏng vấn định tính, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 người để làm
rõ hơn và đi sâu vào những ý mà kết quá phỏng vấn định lượng có được Số mẫu này cũng nằm trong danh sách phỏng vấn định lượng
Trong cuộc nghiên cứu này tôi tiến hành chọn mẫu theo hình thức mẫu rút thăm tập
trung từng chùm Tại quận Gị Vấp, tơi rút thăm 5 phường để tiến hành nghiên cứu Trong các phường này, tôi lại chọn mẫu theo hình thức mẫu ngẫu nhiên
6.3 Phương Pháp Thu Thập Thong Tin
Với thông tin định lượng, tôi thu thập thông tin bằng bản câu hỏi đã soạn sẵn Trong
khi thiết kế để cương nghiên cứu, soạn bản hỏi, tôi đã tra cứu tài liệu thư tịch từ
nhiều nguồn khác nhau, khảo sát tình hình thực tế bằng cách quan sát, trò chuyện với những phụ nữ lao động nghèo trong khu phố Đồng thời, tôi còn tham khảo
Trang 19
KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHI AN
thêm ý kiến của một số người chuyên môn để xác định rõ hơn hướng nghiên cứu
Bản câu hỏi được phỏng vấn thử với một số đối tượng trước khi thực hiện phỏng
vấn chính thức nhằm thu được những thông tin xác đáng và đầy đủ hơn
6.4 Kỹ Thuật Phân Tích Và Xử Lý Thơng Tin
Với những thơng tín định lượng tôi sẽ tiến hành xử lý bằng phần mềm kỹ thuật SPSS
Thông tin định tính được ghi lại và tiến hành sàng lọc để chọn lấy những thông tin
có ý nghĩa nhất
Với những thông tin thu thập được từ Internet, báo chí, tơi tiến hành phân tích, so sánh để làm rõ hơn cho những kết quả định lượng và định tính trong kết quả nghiên cứu
6.5 Kế Hoạch Nghiên Cứu
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu
01/06 — 10/06/2010: Xác định vấn để nghiên cứu, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu
11/06 ~ 20/06/2010: Phân tích tài liệu, phác thảo để cương nghiên cứu Xây dựng mơ hình phân tích Lập bản câu hỏi, bản hướng dẫn phỏng vấn sâu
21/06 — 30/06/2010: Thiết kế cuộc nghiên cứu Chọn một số đối tượng theo khung mẫu và tiền hành phỏng vấn thử Chỉnh sửa bản câu hỏi
Giai đoạn 2: Giai đoạn tiến hành nghiên cứu
02/07 — 12/07/2010: Thu thập thông tin bằng bản hỏi
Giai đoạn 3: Giai đoạn xử lý và phân tích thơng tin
13/07 ~ 20/07/2010: Xử lý và phân tích thơng tin định lượng bằng phần mềm SPSS 21/07 ~ 09/08/2010: Phân tích thơng tin, viết bài nghiên cứu
10/08 — 20/08/2010: Giảng viên hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa Hoàn thành bài nghiên cứu
Trang 207, Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Nghiên Cứu Thuận lợi:
Tôi dược sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Chí An, trưởng bộ môn Công Tác Xã
Hội, khoa Xã Hội Học, trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Sự giúp đỡ nhiệt tình của trưởng chi nhánh Bùi Văn Hiệp và quỹ trợ vốn CEP - Gò Vấp Thành phố Hỗ Chí Minh
Ngồi ra, tơi cịn nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo của các cô cụm trưởng trong cụm vay vốn tín dụng tại phường 3, phường 5, phường L1, phường 14 và phường 17
quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh
Có khá nhiều tài liệu liên quan đến chương trình tín dụng tiết kiệm đành cho phụ nữ
để tôi có thể tìm hiểu thêm
Khó khăn:
Bài nghiên cứu bị giới hạn một phần do thời gian nghiên cứu giới hạn nên thời gian quan sát và phông vấn sâu, phỏng vấn cộng đồng không nhiều Vì thế lượng thơng tin chưa được phong phú và kết quả chưa cao
Số lượng thành viên vay vốn nằm trong nhiều cụm khác nhau nên việc tìm đúng đến đối tượng nghiên cứu khá khó khăn nếu tơi khơng được sự hướng dẫn từ quỹ CEP va các cụm trưởng
Vì hầu hết đối tượng nghiên cứu đi làm vào ban ngày nên tôi chỉ có thể tiến hành
phỏng vấn vào buỗi tối và tranh thủ lúc những cụm vay họp để phát vay
Việc gặp được các đối tượng phỏng vấn khá khó khăn vì họ khơng có nhiều thời gian dành cho sinh viên
Trang 21KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHI AN
PHAN NOI DUNG
CHUONG I: CO SO LY LUAN
1 DINH NGHIA CAC KHAI NIEM LIEN QUAN
1.1 Nghéo
Nghèo diễn tả sự thiểu cơ hội dé có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 thang 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005”, thì những hộ gia đình có thu nhập bình qn đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng
những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng
(1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ
có thu nhập bình qn đầu người từ 150.000 déng/ngudi/thang (1.800.000
đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu
vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân tir 260.000 déng/ngudi/thang (dưới 3.120.000
đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
Trang 22Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới 330.000 déng/thang hoặc 4.000.000 déng/nim (tương ứng
284USID/năm thấp hơn tiêu chuân 360 USD/năm của quốc tế).?
Theo Peter Townsend, nhà xã hội học người Anh định nghĩa: các cá nhân, hộ gia đình và đồn nhóm của dân cư được gọi là nghèo khi họ thiếu thốn các tài nguyên để có được các loại thực phẩm, để tham dự vào các hoạt động và có được những : điều kiện sống và dịch vụ được xem là thơng thường, hay ít nhất được khuyến khích
hay được chấp nhận rộng rãi, trong những xã hội mà họ sinh sông.!9
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói do Hội nghị chống đói nghèo
khu vực Châu Á — Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan
tháng 9/2003: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những như cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quản của địa phương
1.2 Tin Dụng "
Tín dụng là nguồn bằng tiền hay hiện vật do một người hoặc tổ chức này cho một người hoặc tổ chức khác vay trong một thời gian Khoản vay thường có các điều kiện và điều khoản kèm theo như: số tiền vay, thời gian vay, hình thức trả nợ và lãi
suất hoặc lệ phí phải trả
Các nguồn tín dụng ở địa phương: + Ngân hàng
+ Các quỹ quốc gia
+ Anh, em, bạn bè, hàng xóm
® http://www.vi.wikipedia.org
Ts Trần Xuân Khiêm, “Các thước đo về bất bình đẳng và phát triển”, Tài liệu phát triển học, , Tp Hồ Chí Minh
2005, trang 10
1! Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Trương Thị Dừa, Trần Kim Phượng, Lê Chí An, Tác động của một số chương trình vấn
cho người nghèo đối với người hưởng thụ và con cải họ nghiên cứu tại Quận 8, Thành Phố Hồ Chỉ Minh, 1995
Trang 23KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHi AN
+ Tổ chức xã hội
+ Vốn tự có của địa phương 1.3 Tiết kiệm '?
Theo quan niệm cũ: Tiết kiệm là tiền còn lại sau khi đã chỉ tiêu Thực chất tiền còn
lại sau khi đã chỉ tiêu được coi là tiền nhàn rỗi chứ không phải là tiền tiết kiệm Theo quan niệm này thì người nghèo hầu như không thê tiết kiệm được vì thu nhập
của họ thường thấp, không đủ chỉ phí trong gia đình
Theo quan niệm mới: Tiết kiệm là tiền hoặc hiện vật được dành dụm lại trước khi
chỉ tiêu Theo quan niệm này, người nghèo hầu như không thể tiết kiệm nếu như họ
khơng có ý thức và ý chí tiết kiệm 2, CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Thuyết Nhu Cau Co Ban Cia Abraham Maslow ©
Theo hệ thống phân cấp nhu cầu cơ bản của Abraham Maslow thi con người có 5 nhu cầu thiết yếu sau:
1 Nhu cầu sinh lý, sinh tồn
2 Nhụ cầu được an toàn
3 Nhu cầu xã hội
4 Nhu cầu được tôn trọng
5 Nhu cầu tự khẳng định
Dựa vào thuyết nhu cầu cơ bản, chúng ta có thể biết được động cơ tiến đến việc
tham gia vào chương trình tín dụng tiết kiệm của phụ nữ là từ đâu Nó xuất phát từ
nhu cầu cơ bản của con người Chúng ta có thé thay ring, du la nam hay nữ thì nhu
cầu sinh lý, sinh tồn (ăn, mặc, ở) vẫn là những thứ rất cấp thiết Hầu như đời sống
hàng ngày của những phụ nữ nghèo đều quanh quân các nhu cầu sinh tồn này Do thu nhập thấp nên họ ít có cơ hội và nguồn lực để có các nhu cầu xã hội Họ ít được
2 Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Trương Thị Dừa, Trần Kim Phượng, Lê Chi An, Tác động của raội số chương trình vốn cho người nghèo đối với người hướng thụ và con cdi họ nghiên cứu tại Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh, 1995
Nguyễn Ngọc Lâm, Tài liệu hướng dẫn học tập Khoa học giao tiếp, 2006, trang 33
Trang 24
tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định là rất thấp Vì vậy, việc tham gia vào chương trình tín dụng tiết kiệm, là một cách để giúp phụ nữ có thể thỏa mãn các nhu cầu của mình Khi tham gia vào chương trình này, có phải phụ nữ chỉ muốn được thỏa mãn các nhụ cầu sinh lý, sinh tồn hay còn để đạt được các nhu cầu xã hội khác,
được giao tiếp rộng rãi với mọi người, được mở rộng các mỗi quan hệ, hoặc để
được tôn trọng và tự khẳng định ban than? Tat ca những vấn đề trên sẽ được chúng tôi giải thích cụ thể và rõ ràng hơn trong quá trình phân tích từ kết quá nghiên cứu
2.2 Lý Thuyết Tương Tác Biểu Trưng !“
Luận điểm gốc của lý thuyết tương tác biểu trưng cho rằng xã hội được tạo thành tử sự tương tác của vô số các cá nhân; bất kỳ hành vi và cử chỉ nào của con người đều
có vơ số các ý nghĩa khác nhau; hành vi và hoạt động của con người không những
phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng Do đó, để hiểu được tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa con người với xã hội cần phải nghiên cứu tương tác xã hội, cần phải lý giải được ý nghĩa của các biểu hiện của mối tương tác
đó Ngoài ra, các tác giả thuyết tương tác biểu trưng phát triển thuyết hành vi xã hội
để nhắn mạnh vai trò của các yếu tố tư duy, ý thức và tự ý thức của cá nhân trong
hành vi, hoạt động, giao tiếp nhất là mỗi tương tác xã hội
Tôi áp dụng lý thuyết tương tác biểu trưng dé giải thích cho đề tài này như sau: Những phụ nữ tham gia vay vốn tại quỹ trợ vốn CEP là những cá nhân xã hội, còn quỹ CEP là một tổ chức xã hội Khi quỹ CEP cho các cá nhân xã hội này vay vốn, họ đã tạo nên một sự tương tác xã hội với nhau Cụ thể, quỹ CEP là nơi cung cấp tiền, và phụ nữ là những người vay và trả lại số tiền đã vay đó Mối tương tác ở đây được thực hiện qua sự cho vay - trả lại Nghĩa là khi tiến hành cho vay, quỹ CEP sẽ tiễn hành khảo sát cuộc sống của các cá nhân xã hội này, còn các cá nhân xã hội
phải làm đầy đủ những thủ tục giấy tờ cũng như đảm bảo được số vốn vay cũng như lãi suất phải trả Bên cạnh đó, q trình tương tác còn được thể hiện qua việc những tác động mà CEP mang lại cho các cá nhân xã hội này Chẳng hạn.như như nhờ vay vốn mà các cá nhân xã hội có thể mua sắm dược phương tiện đi lại, đồ dùng gia ! Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và ly thuyết xã hội học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2002, trang 277
Trang 25
KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHI AN
đình Vì chính nhờ sự cho vay — trả lại đã giúp tạo nên những tác động đó Ngồi ra, các cá nhân xã hội khi tham gia vào chương trình này đã tạo thành một cụm vay Trong cụm vay này, mối tương tác xã hội càng được thể hiện rõ ràng hơn Theo Max Weber: “hành động xã hội được chủ thể gán cho ý nghĩa nhất định và được
định hướng vào hành vi của người khác, tức là chú thể luôn phải tính đến sự hiện
diện của người khác trong suốt quá trình hành động của mình” Tức là khi đã ở trong một cụm vay vốn, các cá nhân xã hội đã tự hình thành ý thức là phải trả tiền
vốn và lãi suất đúng hạn, vì chỉ cần một cá nhân trả tiền không đúng hạn thì cả cụm
vay không được vay tiếp Đồng thời, các cá nhân còn có sự tương tác giao tiếp xã hội với nhau để duy trì hoạt động trong cụm vay của mình
2.3 Một số lý thuyết nữ quyền 'Š
Lÿ thuyết nữ quyên tự do
Lý thuyết nữ quyền tự do cho rằng sự phụ thuộc của phụ nữ có nguồn gốc trong tập quán và hạn chế của luật pháp Những tập quán và những hạn chế về luật pháp đã cản trở phụ nữ tham gia vào thế giới công cộng và cán trở những thành công của họ trong thế giới đó Lý thuyết nữ quyền tự do còn cho rằng xã hội đã sai lầm khi cho rằng về mặt tự nhiên phụ nữ kém về trí tuệ và thể lực so với nam giới Và xã hội đã loại trừ phụ nữ ra khỏi lĩnh vực khoa học, khỏi thị trường v.v Các lý luận gia nữ quyền tự do đã phân tích và chỉ ra răng nếu như phụ nữ có được cơ hội giáo dục, có quyền cơng đân như nam giới thì nhiều người sẽ đạt được những thành tựu trong khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp như nam giới
Ly thuyét nữ quyền xã hội chu nghia cia William Thompson
Theo Thompson, sự độc lập về kinh tế và quyền theo đuổi nghề nghiệp của phụ nữ chỉ có thể đạt được trong xã hội có tính hợp tác, trong đó giá trị đầy đủ của sự cống hiến của phụ nữ được đánh giá cao và khơng có động cơ để nam giới thực hiện sự bất công Xã hội đó là xã hội mà phụ nữ và nam giới quan hệ với nhau một cách tự do và bình đẳng như những con người
'* Trần Hàn Giang, “Một số lý thuyết nữ quyền”, Khoa học về phụ nữ - số 1/2004, trang 11
Trang 26
Gilman (1860 — 1945) đã phát triển quan điểm lẫy phụ nữ làm trung tâm Bà cho
rằng phụ nữ phải được độc lập về kinh tế để không những cho bản thân họ mà còn
cho lợi ích của con người nói chung Sự độc lập kinh tế sẽ làm thay đổi sự tổn tại của cấu trúc gia đỉnh có tính áp bức và dẫn dến một hình thức quan hệ cao hơn, đó là quan hệ không dựa trên nhu cầu về kinh tế
Dựa trên các lý thuyết nữ quyền, chúng ta có thế thấy rằng phụ nữ và nam giới đều
bình đẳng như nhau Nghĩa là họ đều có nhận thức, có trí tuệ và cũng tham gia vào
lao động xã hội như bất kì người đàn ơng nào khác Đối với phụ nữ lao động nghèo cũng vậy, cái nghèo của họ không phải đo họ không biết cách làm ăn mà là đo thiếu các điều kiện để có cơ hội phát triển như học tập, vốn làm ăn Hay nói cách khác, họ cũng có mục tiêu là làm giàu, nhưng họ không nhận được những cơ hội đề hoàn
thành mục tiêu đó Theo lý thuyết nữ quyển thì “phụ nữ phải được độc lập về kinh
tế để không những cho bản thân họ mà còn cho lợi ích của con người nói chung”
Như vậy, việc tham gia lao động là cách tốt nhất để được độc lập vẻ kinh tế Và việc
tham gia vào chương trình vay vốn tín dụng tiết kiệm là một cơ hội cho họ - những phụ nữ lao động nghẻo có được một số vốn để tự tạo việc làm, nghĩa là họ đã có được sự độc lập về kinh tế
Trang 27KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHi AN
CHUONG II: TONG QUAN VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Tống Quan Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh !°
Quận Gị Vấp hơm nay là vùng đất gồm 8 xã Sau ngày Sài Gòn được mang tên Chủ
tịch Hồ Chí Minh - tháng 7 năm 1976, Gò Vấp trở thành quận nội thành nhưng vẫn
gọi là quận ven do q trình đơ thị hóa chưa cao
Quận Gò Vấp nằm ở vành đai phía Bắc Thành phố Gị Vấp có diện tích 19,74 km”,
chia thành 17 phường Năm 1984 điều chỉnh địa giới còn lại 12 phường: I, 3, 4, 5, 7, 10, 11, 12, 13, 15, 16 va 17
Q trình đơ thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có
tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố Cụ thể, năm 1976 Gị Vấp có 144 ngàn dân thì năm 1995 đã có 223 ngàn người, năm 2000 là 231 ngàn, năm 2003 là 413 ngàn và năm 2004 là 455 ngàn người
Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân số của Gò Vắp tăng 2,87 lần, trung bình tăng
mỗi năm 13,66% Có 8 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống
ở Gị Vấp, đơng nhất là người Kinh, gần 98%; người Hoa hơn I,8% Các dân tộc
khác chỉ chiếm khoảng 0,2% Các dân tộc và các tôn giáo ở Gị Vấp hình thành một cộng đồng thống nhất trong sự bình n
tà cơng nghiệp: Từ năm 1986 đến năm 2000, giá trị sản xuất tăng bình quân mỗi năm 13,15% Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch sang ngành sản xuất da, giả da chiếm tỷ trọng 26,05%; sản phẩm từ cao su và plastic I3,78%; dệt 16,59%; cơ khí 10,72% Từ năm 2001 đến nay giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,04% Đến nay, sản xuất công nghiệp —- TTCN quận Gò Vấp có 325 đơn vị hoạt động theo luật doanh nghiệp và 3.200 cơ sở sản xuất nhỏ với 45.000 lao động Quận cũng đã quy hoạch khu sản xuất công nghiệp tập trung tại phuờng 12 với diện tích 40,31 ha với 74 doanh nghiệp đang hoạt động, đảm bảo xử lý tốt 6 nhiễm môi trường
'© http://www.govap-hochiminhcity.gov.vn
Trang 28
Về nông nghiệp: Trong những năm từ 1975 — 1985, sản xuất nông nghiệp quận Gò
Vấp phát triển nhanh với các sản phẩm chủ lực là rau — hoa phục vụ nhu cầu tiêu
thụ rau — hoa tươi thường xuyên của Thành phố Sản lượng hoa tươi thời kỳ này
chiếm hơn 50% lượng hoa tươi tiêu thụ tại Thành phố Cùng với ngành trồng trọt,
ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh trong đó chăn ni heo đặc biết là heo nái và bò sữa
Từ năm 1986 đến nay, q trình đơ thị hố Quận Gị Vắp làm cho diện tích đất nơng
nghiệp và đất canh tác ngày càng thu hẹp, nhưng do chuyên đổi cơ cầu cây trồng và vật nuôi nên sản xuất nông nghiệp vẫn tạo việc làm hiện nay cho trên 1.500 lao
động với hiệu quả kinh tế cao hơn và có xu hướng chuyên dịch sang hoạt động dịch
vụ nông nghiệp
Và thương mại — dịch vụ, xuất nhập khẩu: Kinh tế thị trường thúc đấy hoạt động
thương mại - dich vụ của Quận phát triển mạnh mẽ Tổng mức lưu chuyển hàng hoá
bán ra mỗi năm tăng bình quân 17,35% Đến cuối năm 1999 có 9.748 cơ sở thương
mại, trong đó có 288 đơn vị trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, số lao
động toàn ngành gần 20.000 người Hình thành các khu buôn bán tập trung như khu
thương mại Ngã 6, khu phố chợ Tân Sơn Nhất, chợ An Nhơn, chợ Gị Vấp, chợ
Xóm Mới đáp ứng nhu cầu hàng hoá thông thường và cao cấp cho nhân dân
Vé phat triển văn hóa - xã hội: Chăm lo chu đáo gia đình chính sách và hộ nghèo Đã hồn thành cơng tác xây dựng nhà tình nghĩa và nhà tình thương (285 nha tinh nghĩa và 329 nhà tình thương) Mỗi năm giới thiệu giải quyết 13.000 — 14.000 lượt lao động có nhu cầu việc làm Cơng tác xố đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, sau 1l
năm thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo đến cuối năm 2003, quận đã căn
bản xoá hộ nghèo theo tiêu chí của Thành phố giai đoạn 1992-1993, từ năm 2004 thực hiện giai đoạn 2 chương trình xố đói giảm nghèo (nâng chuẩn thu nhập bình
quân hộ từ đưới 4 triệu lên đến 6 triệu déng/ngudi/nam) Thực hiện nhiều biệp pháp chăm lo, hỗ trợ cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn đặc biệt như trợ cấp học bồng,
dạy nghề
Trang 29KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHI AN
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, Gò Vấp còn là nơi có số dân nhập cư khá đơng trong tồn thành phố Tình hình lao động nhập cư trên địa bàn quận ngày càng tăng, số hộ và nhân khẩu thường trú, tạm trú tại thời điểm ngày 31/12/2009 có 135.588 hộ với 540.441 nhân khẩu đã tác động trực tiếp đến thu nhập đời sống của
người nghèo, hộ nghèo toàn quận Từ tỉnh hình thực tế trên chương trình giảm
nghèo - tăng hộ khá của Thành phố được triển khai giai đoạn 3 (2009-2015) với
chuẩn nghèo điều chỉnh nâng lên theo tiêu chí thu nhập bình quân 12 triệu
đồng/người/năm, dược Quận ủy và UBND quận quan tâm chỉ đạo triển khai cho các
ngành, đoàn thể và 16 phường tập trung thực hiện 4 mục tiêu của giảm nghèo năm
2009 của Thành phố
Qua điều tra, khảo sát, trên địa bàn quận hiện nay còn 6.795 hộ với 31.204 nhân khẩu có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm, chiếm 5% trên tổng số 135.588 hộ dân của quận (theo số liệu thống kê 3 1/12/2009)
Tính đến ngày 15/11/2009, tống quỹ xóa đói giảm nghèo của quận là 7.163.458.079
đồng, so với cùng kỳ năm 2008 tăng 10,97%; đã trợ vốn mới cho 127 hộ với 809.500.000 đồng: quay vòng vốn cho 750 hộ với 5.170.500.000 đồng: thu hồi vốn
cho 797 hộ với 5.280.354.000 đồng
Ngoài ra, Ban xóa đói giảm nghèo và việc làm quận đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm trợ giúp, hỗ trợ chính sách và chăm lo cho các hộ nghèo, đào tạo giải quyết việc làm, quản lý nguồn vốn, thực hiện chính sách hỗ trợ chuyên đổi nghề cho lao động nghèo sử dụng xe 3-4 bánh tự chế vv
2 Thực Trạng Đói Nghèo Tại Việt Nam Và Thành Phố Hồ Chí Minh 2.1 Thực Trạng Đói Nghèo Tại Việt Nam
Tỷ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao Theo kết quả Điều tra mức sống dân
cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỷ lệ đói nghèo năm 1998 là trên 37% Nếu tính theo chuẩn đói nghèo về lương thực, thực phẩm năm 1998 là ]5%
Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh Mặc dù Việt
Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tý lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này rất mong manh
Trang 30
Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn năm giáp ranh mức nghẻo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tý lệ nghèo
Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và
dễ bị tốn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng Nhiều hộ gia
đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói, do vậy, khi có những dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo
Đói nghèo tập trung ở khu vực nông thôn Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở
nông thôn với 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn Năm 1999, tỷ lệ nghèo
đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6%, trong khi đó ở nông thôn là
15,9% Trên 80% hộ nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếp
cận các nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ ), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém,
chủng loại sản phẩm nghèo nàn
Nghèo đói trong khu vực thành thị Trong khu vực thành thị, tuy ty lệ nghèo doi ít hơn và mức sống trung bình cao hơn so với mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện điều kiện sống không đồng đều Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu
vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sỡ hữu trong khu vực nhà nước dẫn đến sự đôi dư lao động, mất việc làm của một bộ phận người lao động ở khu vực này, làm
cho điều kiện sống của họ cảng thêm khó khăn hơn Số lao động này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn hoặc khơng tìm được việc làm và trở thành thất nghiệp Người nghèo đô thị phần lớn sống ở những nơi có cơ sở hạ
tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh
mơi trường, thốt nước, ánh sáng và thu gom rác thải) Người nghèo đô thị dễ bị tồn
Trang 31
KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHI AN
thương do sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập bằng tiền Họ khơng có hoặc có ít khả năng tiết kiệm và Bặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tạo việc làm.” Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam Từ năm 1998 đến nay, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình 135 ra đời và đi vào hoạt động đã tạo sự chuyển biến sâu sắc trong toàn xã hội, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động và đa dạng hoá các nguồn lực cho giảm nghèo, bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ nét, đời sông của người nghèo, đồng bào dân tộc đã được nâng lên một bước Thành quả xố đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 đã ghi nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” tạo được sự đồng thuận xã hội cao, góp phần ẩn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001 xuống còn 6,3% năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ), bình quân mỗi
năm giảm được trên 30 vạn hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đáng lần thứ VIII va IX đề ra Cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từng bước được xây dựng, năm 2000 có khoảng 4.000 cơng trình được đưa vào sử dụng, đến năm 2006 đã có trên 30.000 cơng trình được xây đựng và đưa vào sử dụng đã làm cho bộ mặt của xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thuỷ lợi nhỏ, đường giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường
Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo đã được nâng lên một bước,
thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vào năm 2005 Đề tiếp tục phát huy những thành quả giảm nghèo đạt được, đồng thời cũng là sự thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt
!” T§,Trần Thanh Lâm, Đái nghèo yếu tổ chính phá vỡ mối quan hệ giữa con người và môi trường, Học viện HCQG
Trang 32Nam đối với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 và chương trình 135 giai
đoạn II; hình thành Ban Chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tổ chức thực hiện 02
Chương trình từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, đồng thời ban hành nhiều chính sách mới như: tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo; cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất- kinh doanh tại vùng khó khăn Sau 2 năm thực hiện, đã có 2,866 triệu hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi; 1,330 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; 20 ngàn lao động nghèo được hỗ trợ dạy nghề miễn phí; 62
ngàn lượt cán bộ giảm nghèo các cấp được tập huấn nâng cao năng lực; 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT; 2,4 triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí; 230 ngàn hộ nghẻo được hỗ trợ về nhà ở; nhiều mơ hình giảm nghẻo ở các vùng đặc thù, mô hình giảm nghèo gắn với an sinh- quốc phòng và mơ hình liên kết
với các doanh nghiệp được xây dựng có hiệu quả và nhân rộng 'Ê 2.2 Xóa Đói Giảm Nghèo Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chương trình Xóa đói giảm nghèo giai đoạn I (1992-2003), Thành phố đã đánh giá những thành tựu cơ bản hồn thành việc xố đói giảm nghèo (với chuẩn nghèo 3 triệu đồng thu nhập/bình quân người/năm ở nội thành và 2,5 triệu đồng ở ngoại
thành) Đầu năm 2008, TPHCM có gân 100.000 hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2 (2004 — 2010) với chuẩn nghèo mới là 6 triệu đồng thu nhập/bình quân người/năm
Tuy nhiên, trong vòng 1 năm, các ban ngành chức năng thành phố đã giúp hơn 80.000 hộ thốt nghèo
Ngồi nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, trong năm 2008, bằng nhiều hình thức vận động như: tổ chức ca nhạc từ thiện, đi bộ, diễu hành thành phố đã vận động được gần 140 tỉ đồng từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để chăm lo, hỗ trợ cho các hộ nghẻo
6 http://www.molisa.gov,vn
Trang 33KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHÍ AN
Tính đến cuối năm 2008 thì thành phố chỉ còn hơn 3.000 hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2, chiếm 0,24% dân số của thành phó, tức là đã cơ bản khơng cịn
hộ nghèo Như vậy, thành phố đã hoàn thành cơng tác xóa nghèo giai đoạn 2 theo
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần VIII đề ra trước 2 năm
Trong khi chuẩn nghèo cá nước hiện nay đang áp dụng cho giai doạn 2006-2010 là
những người có thu nhập bình qn từ 200.000-260.000 đồng/tháng, TPHCM mạnh
dạn điều chỉnh nâng mức chuẩn nghèo của thành phố giai đoạn 2009-2015 lên gấp
đôi
Cụ thể, chuẩn nghèo mới của TPHCM theo tiêu chí thu nhập bình quân là dưới 12
triệu đồng/người/năm ở các quận nội thành, dưới 10 triệu đồng/người/năm ở các huyện ngoại thành
Theo lãnh đạo thành phố thì với thu nhập bình quân đầu người tại TPHCM đạt trên 2.500 USD/người/năm thì chuân nghèo 6 triệu dồng/người/năm khơng cịn phù hợp thực tế Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM Lê Hiếu Đăng cho chuẩn nghèo mới là hợp lý hơn Vì tại thành phố đất đỏ nhất nước này thì thu nhập 500 ngàn đồng/tháng không thể sống nỗi chứ không phải là nghèo
Theo chuẩn nghèo mới này, tính đến nay, tồn thành phố có khoảng 172 nghìn hộ
nghèo; trong đó có hơn 3.000 hộ có thu nhập bình quân dưới 6 triệu
đồng/người/năm Như vậy, số hộ nghèo của thành phố đã tăng hơn 50 lần khơng
phải vì suy giảm kinh tế mà vì nâng chuân nghèo
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 cơ bản khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn mới, thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo thông qua Quỹ Xóa đói giảm nghèo, Quỹ Vì người nghèo,
Quỹ Hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất (Quỹ 156); mua
thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hộ nghèo; miễn 100% học phí và tiền cơ sở vật chất cho học sinh thuộc hộ nghèo
Đến nay, Quỹ xóa đói giảm nghèo thành phố có trên 210 tỷ đồng: đang sử dụng trợ
vốn cho 42.800 hộ nghèo và cận nghẻo với tổng dư nợ trên 184 tỷ đồng Quỹ 156
Trang 34đã xét đuyệt 87 đự án vay vốn sản xuất kinh doanh với tông số tiền hơn 9 tỷ đồng,
giải quyết việc làm cho hơn 1.300 lao động
Ngoài ra, thành phố cũng đã xét đuyệt 252 đơn xin miễn giảm học phí cho học sinh - sinh viên với tông số tiền 124 triệu đồng, đuyệt cấp gần 35.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hơn 190 nghìn người nghèo '
3 Mối Liên Hệ Giữa Giới Và Ngèo Đói ?
Có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về mối liên hệ giữa giới và nghèo đói Tuy nhiên, có ba xu hướng chính về nhận thức và hành động
Xu hướng thứ nhất chấp nhận sự khác biệt giữa nam và nữ về tình trạng nghèo đói và về cơ hội thốt nghèo, coi đây là điều “tự nhiên”, không cần lý giải và có thể khơng cần thay đổi Quan niệm chủ đạo ở đây cho rằng sự khác biệt nam nữ vốn được quy định bởi các yếu tố sinh học, đo đó nếu phụ nữ có yếu hơn, kém hơn hoặc nghèo hơn nam giới thì cũng là điều dễ hiểu Xu hướng thứ hai khơng nhìn nhận sự khác biệt giữa nam và nữ như một vấn để mà cho rằng đã nghèo thì ai cũng như nhau Nam hay nữ thì cũng cần sự hỗ trợ và các giải pháp để thoát nghèo giống nhau Những người theo xu hướng này đơn giản cho rằng khái niệm nghèo đói, tình trạng nghèo và các biện pháp giảm nghèo là không liên quan đến giới tính Xu hướng thứ ba cho rằng giới tính, tức là yếu tế sinh học không quyết định năng lực hay mức độ nghèo đói của nam, nữ Ngược lại, chính các yếu tố xã hội có tác động đến vị trí, vai trò, sự tiền bộ hoặc nghèo đói của phụ nữ và nam giới
Quan niệm chỉ phối ở đây cho rằng vị trí xã hội thấp là một trong các yếu tố làm tăng rủi ro, tăng nguy cơ rơi vào nghèo đói và hạn chế khả năng thoát nghèo của phụ nữ cũng như nam giới
Trên thực tế, mối liên hệ giữa giới và nghèo đói ở nước ta có thể xem xét trên ba
khía cạnh chính là sản xuất, tái sinh sản và mỗi tương quan giữa hai giới hiện nay
'? Theo http:/www.dantri.com.vn qua bài viết của Tùng Nguyên
?9 Trần Thị Vân Anh, “Mối Liên Hệ Giữa Giới Và Nghẻo Đói”, Khoa học về phụ nữ, số 5/2004, trang 4
Trang 35
KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHI AN
Thứ nhất, lao động nữ chiếm số đông ở nhiều ngành kinh tế quốc dân, ví dụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ v.v Đây là những ngành có tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh trong những năm vừa qua và cũng là những ngành thu hút nhiều lao động, có đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt ở nơng thơn
Bên cạnh đó, phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng tự sản xuất kinh đoanh trong nông nghiệp (nữ 56,8%, nam 49,2%), trong khi nam giới đi làm thuê nhiều hơn nữ
(nữ 4,8%, nam 7,4%) Phụ nữ do đó cũng gặp nhiều khó khăn hơn để thốt nghèo
do tính chất rủi ro của sản xuất nông nghiệp Điều này thể hiện đặc biệt rõ ở vùng
miền núi, những nơi điều kiện tự nhiên không thuận lợi đối với cây lương thực
Từ thực tế trên, nếu việc đào tạo nghề, trang bị kỹ thuật, cho vay vốn được thực
hiện với nhận thức và biện pháp thích hợp về giới, tức là tạo cơ hội bình đẳng cho lao động nữ thì sẽ góp phần thúc đây tăng trưởng, tăng kim ngạch xuất khâu, đa dạng hóa ngành nghề, tạo việc làm ngày càng nhiều và giảm nghèo đói một cách hiệu quả
Thứ hai, phụ nữ có vai trò trực tiếp trong việc phát triển con người Điều này có liên
quan dến vai trò người mẹ, Các nghiên cứu đã kết luận rằng: học vẫn của phụ nữ có
tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ sinh Ví dụ, các bà mẹ học hết tiểu học có tỉ lệ
sinh thấp hơn 31% so với các bà mẹ không đi học Học vấn của bà mẹ còn có tác
động tích cực trong việc giảm tỷ lệ suy dinh đưỡng ở trẻ đưới năm tuổi Ngoài ra,
mẹ có học vấn cao cũng làm tăng số năm đi học của con, quan hệ này chặt chẽ hơn so với học vấn của bế (Trương Thị Kim Chuyên và cộng sự, 1999) Điều này rõ ràng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở miền núi nơi việc đi học của em gái và phụ nữ
nói chung cịn gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, xét từ góc độ chăm sóc và sức khỏe sẽ có điều kiện chăm lo cho các thành viên trong gia đình tốt hơn và khoa học hơn
Nếu xã hội đầu tư tích cực hơn vào việc nâng cao học vấn và sức khỏe của phụ nữ,
tức là đã đầu tư vào sự phát triển của con người một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững ở mỗi địa phương Thứ ba, có sự khác biệt về vị trí và tương quan quyền
Trang 36
lực của phụ nữ và nam giới Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo của Chính phủ chỉ rõ 90% người nghèo sống ở nông thôn, trong số những người nghèo thì nhóm dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi Tác động của các yếu tố xã hội ngay trong một vùng đối với phụ nữ và nam giới là không như nhau Nguy cơ rơi vào nghèo đói và khả năng thoát
nghèo của mỗi giới là khác nhau đo bị chỉ phối bởi công việc cụ thể mà họ làm, bởi
vị trí, tiếng nói của mỗi giới trong gia đình và cộng đồng, cũng như bởi khả năng
tiếp cận và quản lý của phụ nữ và nam giới đối với các nguồn lực vật chất và tỉnh
thần Ngoài ra cịn có những yếu tố tác động mạnh và trực tiếp hơn đến phụ nữ và
em gái như lấy chồng sớm, đẻ nhiều v.v (biéu đỏ)
Biéu đồ: Vịng đói nghèo của phụ nữ và em gái
Lấy chồng sớm Thiếu sức
lao động Hay đau ôm
Biểu đỗ trên cho thấy đói nghèo là một vịng luẫn quần, điều này đặc biệt đúng đối với em gái và phụ nữ ở miễn núi Nghèo đói dẫn đến ít học — lấy chồng sớm — dé
nhiều — sức khỏe kém ~ thiểu sức lao động và - tiếp tục rơi vào nghèo đói Tuy nhiên, để phá vỡ vòng luẫn quấn này, nếu chỉ tập trung vào phụ nữ và em gái mà quên đi vai trò của nam giới thì khó có thể giảm nghèo một cách thành công
Trang 37
KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHÍ AN
Tóm lại, nếu tương quan giới thay đổi theo hướng tích cực trên cơ sở thu hút nam
giới và tạo điều kiện để họ thay đổi hành vi, chủ động cùng bàn bạc và việc đưa ra
các quyết định công bằng ở gia đình và tại cộng đồng, nhằm đem lại lợi ích cho cả phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực như phân công lao động, phân bỏ nguồn lực, thụ hưởng lợi ích v.v thì các hoạt động giảm nghèo sẽ ngày càng bền vững hơn 4 Quy Trg Von CEP Và Dự Án Mỡ Rộng Tài Chính Vi Mơ ?!
(Đánh giá tác động tổ chức tài chính vi mơ — quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Tp.HCM Việt Nam)
Trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội vào đầu thập niên 90, những năm đầu của thời kì đổi mới với rất nhiều khó khăn, thử thách khi nên kinh tế nước ta chuyên dần sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Vấn đề giải quyết việc làm
chỉ người lao động nghèo là một trong số những thách thức lớn đối với tất cả các ngành, các cấp
Lúc bấy giờ, Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh — một tổ chức chính trị xã hội, đại điện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính dáng, hợp pháp của người lao động, đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát để tìm kiếm và học tập những quốc gia có mơ hình tạo cơng việc làm cho tầng lớp người có thu nhập thấp Kết quả cuối cùng, Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh nhận thấy Ngân hàng Grameen của Bangladesh, Ngân hàng “cam kết phục vụ người nghèo” đã có kinh nghiệm lâu năm và đã đạt được thành công quan trọng trong việc giảm nghèo ở những khu vực nông thôn của Bangladesh.?2
?! Theo http://www.cep.org.vn qua bai “Banh giá tác động tô chức tài chính ví mơ — quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Tp.HCM Việt Nam”
?2 Ngân hàng Grameen (tiếng Bangla nghĩa là "Ngân hàng của làng quê") bắt nguồn từ ý tưởng của Muhammad
Yunus Ngan hàng bắt đầu với một dự án nghiên cứu của Yunus và dự án kinh tế nông thông tại trường đại học Chittagong, Bangladesh để kiêm tra phương pháp của ông trong việc cho vay tín dụng và các dịch vụ ngân hàng
cho người nghèo nông thôn Vào năm 1976, làng Jobra và các làng quê khác xung quanh trường đại học Chittagong trở thành khu vực đầu tiên đạt điều kiện tiếp nhận dịch vụ từ ngân hang Grameen Ngân hàng thành công vang đội và dự án, được chính phủ hỗ trợ, được giới thiệu vào năm 1979 cho quận Tangail (phía bắc thủ đơ
Dhaka) Sự thành công của ngân hàng tiếp tục và nó nhanh chóng trải rộng đến các quận các của Bangladesh và
vào năm 1983 nó chuyển thành một ngân hàng độc lập dưới quyết định của cơ quan lập pháp Bangladesh Tỷ lệ
hoàn vốn bị ảnh hưởng mạnh bởi trận lụt năm 1998 nhưng lại phục hồi một vài năm sau
Trang 38
Vì vậy mơ hình được xem là khả thi có thể hoạt động phù hợp trong bối cảnh xã hội của TP.HCM
CEP là một tổ chức tài chính vi mơ (TCVM) với trọng tâm giảm nghèo tại thành phố Hỗ Chí Minh, cung cấp tín dụng tăng thu nhập và tạo việc làm cho người nghèo CEP hoạt động ở 24 quận/huyện của Tp.HCM và theo đuổi chính sách phục vụ người nghèo mục tiêu trong mỗi cộng đồng mà CEP hoạt động Chương trình
TCVM chủ yếu của CEP là cung cấp cho khách hàng 2 sản phẩm tiết kiệm và 3 sản phẩm vay được sử dụng tạo thu nhập Do mức độ nghèo giữa những khách hàng này khá cao, 3 loại sản phẩm khác nhau chủ yếu liên quan đến thời gian hồn trả:
góp ngày, tuần và tháng Sản phẩm vay góp ngày cung cấp cho tiểu thương là những người hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ có thu nhập hàng ngày (hiện nay hình thức này khơng cịn sử dụng); sản phẩm góp tuần cung cấp cho nhân dân lao động không hưởng lương có thu nhập khơng én định; và sản phẩm góp tháng cung cấp cho cơng nhân viên có hưởng lương tháng có nhu cầu vốn bổ sung thu nhập Mỗi loại sản phẩm vay cung cấp cho khách hàng nguồn vốn dé đầu tư vào sản xuất
nhỏ, từ đó khách hàng có thê cải thiện an sinh tạo điều kiện gia tăng bền vững thu nhập hộ gia đình Tháng 7 năm 2001, với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Ức (AusAID), CEP thực hiện dự án mở rộng 5 năm để thành lập thêm 7 chỉ nhánh, phát triển thêm 15.500 khách hàng và phủ tầm hoạt động ở tất cả 24 quận/huyện
Tp.HCM Mục tiêu tổng thể của dự án là giảm nghèo thông qua mở rộng chương
trình TDVM CEP và phát triển mơ hình minh chứng cho tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam bền vững vẻ tài chính dé tiếp cận và lợi ích cho người nghéo
CEP hoạt động hoàn toản tại Tp.HCM nơi dân số nghèo khá phố biến Thông tin về
số người nghèo ở Tp.HCM thì rất ít và chuẩn nghèo quốc gia thì khơng thích hợp để áp dụng tại thành phố nơi mả sinh hoạt phí đắt hơn so với những thành phố khác Tham khảo sách niên giám 2004 của cục Thống kê Tp.HCM thì 1/5 dân số thành phố có mức thu nhập bình quân đầu người là 0,86USD/ngày Tương đương 1,2 triệu người, con số này khá lớn nhưng đây chỉ là ước lượng thấp hơn so với thực tế sau khi kết hợp với số người nghèo nhập cư khơng chính thức vào thành phố Trong
Trang 39
KHOA LUAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.LE CHi AN
những năm gần đây mật độ dân nhập cư đô thị ở Việt Nam tăng đáng kể Theo ước lượng chính thức thì dân số Tp.HCM khoảng 6 triệu người, tuy nhiên theo ước lượng không chính thức thì khoảng 10 triệu người Sự khác biệt giữa hai con số này
là do lượng nhập cư vào thành phố, nhiều người từ các tỉnh miền Trung Việt Nam
nhập cư để tìm cơ hội việc làm và hỗ trợ gia đình Những người nhập cư này thường là những người nghèo nhất của Tp.HCM và đo đó số lượng thực tế và tỉ lệ người sinh sống tại Tp.HCM có mức thu nhập ít hơn 1USD/ngay có thế nhiều hơn số
lượng chính thức Nhiều cư dân ở Tp.HCM là những người sinh sống với thời gian
lâu hay là những người mới đến từ các tỉnh xa xôi sống trong điều kiện không én
định và nghèo Về mức sống của người dân Tp.HCM thì họ khác nhau đáng kể tùy vào khu vực, với những khu vực nông thơn thường ít tiết kiệm với những tiện ích cơ bản như nước uống và điện hơn khu vực đô thị Người dân khu vực đô thị thi dường như sống ở nhà kiên cố nhiều hơn là người dân ở khu vực nông thôn Trong bối cảnh này, có khá nhiều người sống trong tình trạng nghèo, CEP thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo thông qua cung cấp các địch vụ tín dụng và tiết kiệm Địa bàn hoạt động chính của CEP là Tp.HCM, tắt cả 24 quận/huyện đô thị và nông thôn CEP tập trung cao vào người nghèo và nghẻo nhất tại Tp.HCM, cùng với sự gia tăng của lao động nhập cư giản đơn, và những nhụ cầu về các dịch vụ mà CEP cung cấp để thực hiện các hoạt động kinh tế duy trì gia đình khách
5 Một Số Hoạt Động Hỗ Trợ Phụ Nữ Nghèo Tại Việt Nam Hiện Nay 3.1 Tài chính vi mơ: Cho người nghèo chiếc cần câu ”
Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều tổ chức lớn đã có những hoạt động tích cực nhằm hỗ
trợ người nghèo được hưởng dịch vụ tiết kiệm và tín dụng để thay đổi cuộc sống Quỹ Citi của Citibank chuyên hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mơ ở các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng cao cơ hội kinh tế cho người dan, nhất
là các gia đình có hồn cảnh khó khăn
Thơng qua sự hỗ trợ của Quỹ này, các tổ chức tài chính vi mơ có cơ hội nâng cao năng lực trong việc tiếp cận người nghèo, người thu nhập thấp và có thêm khả năng
2 http://www vietnamplus.vn, TTXVN/Viet Nam
Trang 40
cung cấp các loại hình dịch vụ và các sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho cộng đồng
Quỹ Ci(i tập trung những khoản tài trợ của mình cho 3 lĩnh vực chính là giáo dục tài
chính, giáo dục cho thế hệ Sơn (Điện Biên), ng Bí, Đông Triều (Quảng Ninh),
Can Lộc (Hà Tĩnh) và Ninh Phước (Ninh Thuận) Đây là hoạt động tín dụng cung cấp dịch vụ cho vay mà không đồi hỏi tài sản thé chap
Đa số người nghèo ở Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp với đặc trưng là năng suất lao động tương đối thấp vì ít được tiếp cận với các nguồn vốn, đất đai và kiến
thức Vì vậy, phát triển hệ thống tài chính nơng thơn, tài chính vi mơ bền vững sẽ có những tác động đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo bền
vững
Tại huyện Uông Bi, tổ chức tài chính vi mô nằm trong mạng lưới M7 với tên gọi "Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển" đã thu hút sự tham gia của trên 7.000 thành viên là phụ nữ Tham gia tổ chức này, chị em không chỉ được vay vốn làm kinh tế với lãi suất thấp mà còn được hướng dẫn cách tiết kiệm tín dụng, làm kinh tế cải
thiện thu nhập Trong số đó, hiện đã có gần 1000 thành viên thoát nghèo Bà Lê Thị
Hải Yến, Giám đốc quỹ, cho rằng chương trình thực sự là địa điểm tin cậy cho
người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập Nhiều chị em từ hai ban
tay trắng, nhờ tham gia chương trình, đến nay đã trở thành các hộ khá giả ở thôn
5.2 Dự án "Hỗ trợ phụ nữ nghèo lập nghiệp" do Quỹ Dmilever Việt Nam tài
trợ”
Những phụ nữ này do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam lựa chọn và giới thiệu, đều chưa có việc làm ỗn định nhưng luôn khao khát được làm việc, được cống hiến và
mong có thêm thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình
Các học viên được trang bị đẩy đủ và miễn phí các phương tiện làm việc như: xe
đạp, hộp đựng hàng, túi xách, máy tính, đồng phục và được các chuyên viên có ?* Theo http://www Vietbao.vn qua bai viét cua Hoang Huy, Thit hai, 31 Tháng bay 2006
————————————————