1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh

102 1,9K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY

HẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ

THƯƠNG MẠI LIDOVIT – QUẬN THỦ ĐỨC – TPHCM

Ngành: MÔI TR ƯỜNG

Chuyên ngành: K Ỹ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Xuân Trường Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quốc Toản

MSSV: 1191080114 Lớp: 11HMT12

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Quốc Toản Phái: Nam

Ngày tháng năm sinh: 24-10-1987 Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường MSSV: 1191080114

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI LIDOVIT – QUẬN THỦ ĐỨC -

TP HCM

Ngày bắt đầu: 03/12/2012

Ngày hoàn thành: 01/04/2013

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Trường

Tôi xin cam đoan đây là tôi tự thực hiện đồ án tốt nghiệp, trong quá trình làm

việc tôi đã sưu tập sách báo, internet, tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức

đã học tập tại nhà trường, cũng như quá trình công tác tại công ty, tôi đã thực hiện xong đồ án tốt nghiệp, không sao chép dưới bất cứ hình thức nào Những kết quả và

số liệu trích dẫn trong đồ án tốt nghiệp là trung thực Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2013 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quốc Toản

Trang 3

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực

của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Quý thầy, cô khoa Môi trường và Công nghệ sinh học - Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh Đồ án tốt nghiệp này phản ánh phần nào những kiến thức mà tôi đã tích góp được trong một thời gian dài học tập và nghiên cứu

Lòng biết ơn chân thành xin gửi tới thầy Nguyễn Xuân Trường hiện là giáo viên hướng dẫn, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện đồ án này

Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi đã luôn sát cánh khuyến khích động viên và làm tất cả những gì có thế để tôi được thuận lợi trong công việc cũng

như trong suốt quá trình học tập

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến các anh chị CB-CNV tại công ty cổ

phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập số

liệu, hướng dẫn tôi các quy trình kỹ thuật, tài liệu liên quan đến đồ án do tôi nghiên

cứu Bên cạnh đó cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè của tôi, những người luôn bên cạnh giúp đỡ , động viên và ủng hộ tôi

Trang 4

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

3 Giới hạn của đề tài 2

3.1 Phạm vi nghiên cứu 2

3.2 Thời gian thực hiện đề tài 2

4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

4.1 Nội dung nghiên cứu 2

4.2 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT MẠ KẼM 5

1.1 Giới thiệu về ngành xi mạ trên thế giới và tại Việt Nam 5

1.2 Khái quát về xi mạ 5

1.2.1 Chức năng – mục đích của xi mạ 6

1.2.2 Quy trình công nghệ xi mạ tổng quát 7

1.2.2.1 Sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát 7

1.2.2.2 Mô tả sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát 9

1.2.3 Một số quy trình công nghệ xi mạ điển hình ở Việt Nam 11

1.2.3.1 Quy trình công nghệ xi mạ Ni-Cr cho các chi tiết kim loại 11

1.2.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm 13

1.3 Mạ kẽm 14

1.3.1 Tính chất và ứng dụng lớp mạ kẽm 14

1.3.2 Kỹ thuật mạ kẽm tại công ty LIDOVIT 14

1.3.2.1 Dung dịch mạ kẽm muối amon 14

1.3.2.2 Xử lý sau khi mạ kẽm 15

1.3.3 Độc tính của các hợp chất kẽm 17

1.4 Một số phương pháp xử lý nước thải xi mạ phổ biến hiện nay 18

Trang 5

1.5 Đặc trưng ô nhiễm và phương pháp xử lý CTRNH mạ kẽm 20

1.5.1 Nguồn gốc phát sinh các loại CTRNH xi mạ 20

1.5.2 Một số phương pháp xử lý CTRNH xi mạ phổ biến hiện nay 21

1.5.3 Giới thiệu sơ đồ quản lý CTR xi mạ phù hợp điều kiện Việt Nam hiện nay 24

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRNH TẠI CÔNG TY LIDOVIT 25

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT 25

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu 25

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 29

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty 29

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 30

2.1.3.3 Tính chất và quy mô hoạt động 34

2.1.3.4 Nhu cầu nguyên nhiên liệu sử dụng trong sản xuất – Hóa chất sử dụng 37

2.1.3.5 Quy trình công nghệ xi mạ tại công ty 39

2.1.3.5.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất 39

2.2 Các vấn đề môi trường hiện nay tại nhà máy 41

2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm chính tại nhà máy 41

2.2.2 Hiện trạng quản lý CTRNH hiện nay tại công ty LIDOVIT 43

2.2.2.1 Sơ đồ quản lý CTRNH tại công ty 43

2.2.2.2 Tình hình thu gom CTRNH 44

2.2.2.3 Tình hình vận chuyển CTRNH 45

2.2.2.4 Tình hình lưu trữ và chứa CTRNH 46

2.2.2.5 Tình hình xử lý CTRNH 47

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY LIDOVIT 48

3.1 Thực trạng ô nhiễm tại một số công đoạn sản xuất tại công ty 48

3.1.1 Ô nhiễm nguồn nước thải 50

3.1.2 Tiếng ồn, vi khí hậu 51

3.1.3 Đối với môi trường không khí bên trong xưởng xi mạ 51

Trang 6

3.3 Những phương án kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm 54

3.3.1 Đối với nước thải 54

3.3.2 Đối với khí thải 56

3.3.3 Đối với chất thải rắn 58

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CTRNH TẠI CÔNG TY LIDOVIT 59

4.1 Một số biện pháp quản lý môi trường và CTRNH tại công ty 59

4.1.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng tại công ty 59

4.1.1.1 Đối với nước thải 59

4.1.1.2 Đối với khí thải 59

4.1.1.3 Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại 59

4.1.1.4 Đối với tiếng ồn, độ rung 64

4.1.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt thu gom CTRNH 65

4.1.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận chuyển CTRNH 66

4.1.4 Biện pháp an toàn cho kho lưu trữ CTRNH 67

4.1.5 Biện pháp về an toàn lao động trong phân xưởng xi mạ 68

4.1.6 Biện pháp về sản xuất sạch hơn trong phân xưởng xi mạ 69

4.2 Một số biện pháp quản lý bổ sung 70

4.2.1 Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho CB- CNV 70

4.3 Biện pháp bổ sung, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRNH 74

4.3.1 Biện pháp thay đổi vận hành để giảm chất thải 74

4.4 Dự toán kinh phí đầu tư thêm cho công ty 75

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 78

5.1 Kết luận 78

5.2 Kiến nghị 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 7

Ký hiệu/ Chữ

BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa

COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học

EP A Environmental Protection

Agency

Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kì

GDP Gross Domestic Product Tổng sản lượng nội địa

SS Suspended Solids Chất rắn lơ lửng

Trang 8

viết tắt Giải thích Ý nghĩa

Trang 9

2.1 Danh mục máy móc, thiết bị tại công ty LIDOVIT

2.2 Danh mục hóa chất sử dụng

2.3 Danh mục nguyên vật liệu sản xuất

2.4 Danh mục nhiên liệu sử dụng

2.5 Lượng sản phẩm trung bình hằng tháng

2.6 Đặc tính nguồn thải

2.7 Các loại CTRNH thu gom tại nhà máy

3.1 Chất lượng nước thải của nhà máy sau xử lý

3.2 Kết quả phân tích khí thải trong các phân xưởng

3.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu khí thải tại hệ thống thu khí

3.4 Lượng chất thải rắn trung bình trong một tháng

3.5 Lưu đồ công nghệ xử lý N-NH4+

4.1 Lưu đồ quản lý CTRNH

4.2 Dự toán kinh phí đầu tư thêm của nhà máy

Trang 10

1.1 Sơ đồ thiết bị mạ

1.2 Sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát

1.3 Quy trình công nghệ xi mạ Ni – Cr cho các chi tiết kim loại

1.4 Qui trình sản xuất tôn mạ kẽm

1.5 Sơ đồ công nghệ xử lý bùn thải bằng phương pháp ổn định hóa rắn 1.6 Sơ đồ công nghệ xử lý bùn thải bằng phương pháp đốt

1.7 Sơ đồ QL CTRNH phù hợp hiện nay của ngành xi mạ

2.1 Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT 2.2 Qui trình sản xuất của nhà máy

2.3 Sơ đồ quy trình công nghệ xi mạ

2.4 Sơ đồ QL CTRNH của nhà máy

3.1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải

4.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

1 Các sản phẩm của công ty

2 Nơi chứa hóa chất trong xưởng xi mạ

3 Phòng thí nghiệm tại phân xưởng mạ

4 Công nghệ mạ điện bằng hệ thống thùng quay

5 Quá trình bảo trì định kì tại hệ thống xi mạ

6 Hệ thống lọc dung dịch mạ

7 Thùng sấy sản phẩm sau khi mạ điện

8 Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

9 Nơi lưu trữ chất thải rắn nguy hại

10 Hệ thống xử lý nước thải tại công ty

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào thị trường Việt Nam Các doanh ngiệp này đã đóng góp đáng kể vào việc tăng sản lượng sản xuất công nghiệp, thu hút một lực lượng lao động rất lớn, giải quyết công ăn việc làm và mức tăng GDP của cả nước Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng làm phát sinh các vấn

đề môi trường hết sức cấp bách, đặc biệt là vấn đề phát sinh chất thải nguy hại Tuỳ từng loại và quy mô sản xuất của ngành công nghiệp mà tính chất và mức độ gây ô nhiễm môi trường cũng khác nhau

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp xi mạ có quy mô lớn ở nước ta không nhiều, chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ thuộc dạng tư nhân nằm rải rác khắp nơi Riêng ở TP.HCM, các cơ sở xi mạ dạng tiểu thủ công nghiệp thường tổ chức sản xuất ở những nơi có mặt bằng chật hẹp, công nghệ và thiết bị lạc hậu

Tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Thương Mại LIDOVIT, hàng năm đã thải vào môi trường một khối lượng đáng kể các chất thải nguy hại dạng rắn, lỏng, khí Mặc dù trong thời gian qua, Công ty đã thực hiện các chương trình giám sát môi trường nhằm phát hiện và khắc phục những vấn đề môi trường còn tồn tại Tuy nhiên, trong thực tế chất thải vẫn chưa được quản lý và xử lý triệt để, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao

Xuất phát từ những bức xúc đang tồn tại hiện nay mà đề tài “ Nghiên cứu và

đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty

cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT – Quận Thủ Đức – Tp.HCM “

được lựa chọn thực hiện Hy vọng rằng kết quả của đề tài này sẽ là một tài liệu có ích, góp phần trợ giúp cho Công ty trong công tác quản lý môi trường sau này

2 M ục tiêu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý CTRNH của công ty cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT, nhằm tập trung giải quyết các mục tiêu chính sau đây:

Trang 12

- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRNH tại Công ty

- Đề xuất mô hình quản lý hiệu quả CTRNH tại Công ty

- Lựa chọn một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao nâng lực quản lý

CTRNH tại Công ty: như SXSH, an toàn lao động, cải tiến kỹ thuật…

3 Giới hạn của đề tài

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là công ty cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT chuyên sản xuất ốc vít, các sản phẩm phục vụ cho ngành gỗ,

phụ tùng xe hơi, xe máy…

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất, mạ kẽm từ đó nghiên cứu hoàn thiện hơn các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn nguy hại hiện nay tại Công ty LIDOVIT

3.3 Thời gian thực hiện đề tài:

Thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp: Từ 03/12/2012 đến 01/04/2013

4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT

- Đánh giá, phân tích những ưu nhược điểm của hệ thống quản lý chất thải rắn

nguy hại tại Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT

- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất

thải rắn nguy hại Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT 4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu, thu thập các tài liệu về tình hình phát sinh và xử lý chất thải nguy hại của ngành xi mạ nói chung và hoạt động sản xuất xi mạ tại công ty

LIDOVIT nói riêng

- Khảo sát thực tế, thu thập các số liệu về hiện trạng quản lý môi trường tại công ty LIDOVIT

Trang 13

- Nghiên cứu thống kê thành phần, khối lượng của một số loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất

- So sánh, phân tích các ưu – nhược điểm của các biện pháp quản lý hiện nay làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hơn chất thải rắn nguy hại

tại công ty LIDOVIT

- Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực mạ điện

5 Kết cấu của đề tài

Đồ án tốt nghiệp: “ Nghiên cứu và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả

quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Thương Mại LIDOVIT“ gồm có 80 trang A4, nội dung chính được chia thành 5 chương như sau:

Giới thiệu về kỹ thuật mạ kẽm, đặc trưng ô nhiễm và các biện pháp xử lý

CTNH trong mạ kẽm, giới thiệu mô hình quản lý CTRNH hiện nay của ngành xi

mạ

Chương 2:Tình hình chung về công tác quản lý CTRNH tại công ty LIDOVIT

Giới thiệu về sự hình thành Công ty, sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự, các sản phẩm của nhà máy, quy trình công nghệ sản xuất, nhu cầu về nguyên nhiên liệu, danh mục các trang thiết bị và các vấn đề môi trường hiện nay của Công ty

LIDOVIT

Chương 3: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRNH tại công ty LIDOVIT

Điều tra, thu thập số liệu về hiện trạng thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý

CTRNH Đánh giá những hạn chế và tồn tại của hệ thống quản lý CTRNH hiện nay

tại Công ty

Trang 14

Chương 4: Đề xuất biện pháp quản lý CTRNH phù hợp cho Công ty

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng quản lý CTRNH tại Công ty, đề xuất biện pháp quản lý CTRNH phù hợp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường tại Công ty

Chương 5: Kết luận – Kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT MẠ KẼM

1.1 Giới thiệu về ngành xi mạ trên thế giới và tại Việt Nam

 Mạ là một trong những phương pháp rất hiệu quả vừa để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn trong môi trường xâm thực và khí quyển vừa nhằm mục đích trang trí, tăng cứng, phản quang, dẫn điện…

 Ngành mạ ra đời và phát triển hàng trăm năm nay

- Năm 1800, nhà bác học Brugnatelli người Ý đã phát hiện ra kỹ thuật mạ điện

- Đến năm 1840, Elkington mới chính thức đăng ký về mạ điện

Từ đó đến nay, ngành mạ điện liên tục phát triển và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng không thể thiếu trong sản xuất

Ở các quốc gia trên thế giới, ngành mạ phát triển rất mạnh (quan trọng nhất

là mạ điện kim loại) đặc biệt là ở các Quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp,

Hà Lan…

 Tại Việt Nam, ngành mạ điện đang phát triển mạnh ( như ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương…) nhằm đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng

 Hầu hết các cơ sở mạ điện ở Việt Nam có những đặc điểm chung sau:

- Mặt bằng sản xuất chật hẹp, thường nằm xen kẽ trong khu dân cư

- Quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất kiểu gia đình

- Công nghệ và thiết bị lạc hậu, xuống cấp

Hiện nay ở nước ta phổ biến nhất trong ngành mạ tiểu thủ công nghiệp là mạ

phủ các kim loại như đồng, kẽm, crôm, vàng, bạc Tùy vào mục đích sử dụng mà áp dụng nhiều kỹ thuật mạ phủ các kim loại khác nhau

1.2 Khái quát về xi mạ

Xi mạ là quá trình điện kết tủa kim loại lên bề mặt nền một lớp phủ có những tính chất cơ, lý, hoá… đáp ứng được các yêu cầu mong muốn Cấu tạo của thiết bị mạ bao gồm:

Trang 16

(1) Dung dịch mạ: gồm các muối dẫn điện, ion kim loại cần mạ, chất đệm, các phụ da

(2) Catốt dẫn điện: chính là vật được mạ

(3) Anốt dẫn điện: có thể tan hoặc không tan

(4) Bể chứa: được làm bằng thép, thép lót cao su, polypropylen,

polyvinylclorua… chịu được dung dịch mạ

(5) Nguồn điện một chiều: thường dùng chỉnh lưu

Nguồn 1 chiều

Bể chứa

Lớp mạ

Hình 1.1 Sơ đồ thiết bị mạ

Trang 17

- Lớp mạ dẫn điện tốt hơn kim loại nền nhiều lần, lại không gỉ

- Lớp mạ còn thay đổi kích thước chi tiết máy…

 Tuỳ vào mục đích sử dụng lớp mạ mà người ta chia thành các nhóm khác nhau:

- Lớp mạ bảo vệ

- Lớp mạ trang trí

- Lớp mạ vừa bảo vệ vừa trang trí

- Lớp mạ kĩ thuật

 Tuy nhiên, lớp mạ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bám chắc vào kim loại nền, không bong

1.2 2 Quy trình công nghệ xi mạ tổng quát

1 2.2.1 Sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát

Trang 18

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát

S ơ đồ hệ thống công đoạn Thành phần hóa chất chủ yếu

Hóa chất Phụ gia

Chất thụ động màu

Zn – Kim

Loại

Glixin N(CH2COOH)3

NH4Cl chất dẫn điện

Crôm

ZnCl2cung cấp ion

Zn2+

Thiorê (NH2)CS chất làm bóng

NH4Cl

Poliglicola : chất hoạt động

bề mặt HCl Keo HNO3

Mạ kẽm

Thụ động

Hoạt hóa

Sấy ly tâm

Rửa nước 3 lần

Đóng gói 18

Trang 19

1.2.2.2 Mô tả sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát

Công nghệ xi mạ gồm các giai đoạn chính sau:

(1) Tẩy sạch dầu mỡ :

Đối với dầu mỡ có nguồn gốc thực vật (dầu) hay động vật (mỡ): dùng xà phòng để tẩy

Đối với dầu mỡ có nguồn gốc dầu mỏ: không thể bị xà phòng hoá nhưng dễ

bị nhũ hoa bởi các chất kiềm và có thể tách khỏi bề mặt chi tiết cần mạ

Tẩy dầu mỡ có thể thực hiện trong dung môi hữu cơ, trong dung dịch kiềm

và nhũ tương, hay bằng phương pháp tẩy dầu mỡ điện hoá hoặc bằng siêu âm

Bảng 1.1 Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của dung dịch tẩy dầu hóa học Kim loại cần

tẩy Thành phần

Nồng độ (g/l)

Nhiệt độ ( o C)

Thời gian (phút)

10 – 12,5

Nguồn: Kỹ thuật mạ điện, Nguyễn Khương

Thành phần dung dịch tẩy dầu có thể thay đổi trong phạm vi rộng Hàm lượng NaOH thấp hiệu quả tẩy dầu thấp; nhưng nếu cao quá, khi tẩy dầu xà phòng tạo ra khó hoà tan, làm giảm hiệu quả tẩy dầu Để duy trì dung dịch ổn định độ

Trang 20

kiềm, khống chế sự thay đổi hàm lượng NaOH thường cho vào các loại muối như

Na2CO3, Na3PO4… Sự có mặt của các chất hoạt động bề mặt, và chất nhũ hóa (natri silicat) để tăng khả năng tẩy các chất không xà phòng hoá được

(2) Tẩy gỉ:

Tẩy gỉ tiến hành sau khi đã làm sạch dầu mỡ trên bề mặt, chi tiết cần mạ thường có lớp oxít phủ bên ngoài Lớp oxít này sinh ra khi đánh bóng không bôi dầu hoặc để lâu ngoài không khí bị oxi hoá hoặc chi tiết có những phần không cần đánh bóng Nếu trước khi mạ không tẩy lớp oxít này đi thì lớp mạ không bám chắc, khi sử dụng hay va chạm sẽ bị bong ra Vì vậy, cần phải tẩy sạch lớp oxít trước khi

mạ Công thức tẩy gỉ áp dụng phổ biến đối với kim loại đen (sắt, thép) là:

- Axít HCl (tỷ trọng 1,9) : 100-200g/l

- Chất ức chế ăn mòn do hydro (butilamin, tiorê) : > 2%

(3) Nguyên liệu cần mạ sau khi tẩy sạch bề mặt và được rửa sạch bằng nước được đưa vào bể mạ Một số công thức pha chế dung dịch mạ thường sử dụng là:

Trang 21

(4) Sấy khô và hoàn thành sản phẩm

1.2.3 Một số quy trình công nghệ xi mạ điển hình ở Việt Nam

1.2.3.1 Quy trình công nghệ xi mạ Ni – Cr cho các chi tiết kim loại

Quy trình này có 4 công đoạn chính:

(1) Công đoạn tẩy sạch dầu mỡ và các vết bẩn dính bám trên bề mặt các chi tiết kim loại cần xi mạ

(2) Công đoạn mạ Nikel

(3) Công đoạn mạ Crôm

(4) Công đoạn rửa sạch, sấy khô và hoàn tất sản phẩm

Trang 22

Nguyên liệu (các chi tiết KL)

Tẩy rửa lần 1 (bằng dung dịch kiềm nóng E - 82)

Tẩy rửa lần 2 (bằng chất điện giải dương E - 33)

Tẩy rửa lần 3 (bằng chất điện giải âm E - 33)

Tẩy rửa lần 4 (bằng dung dịch H2SO4) Tẩy rửa bằng nước

Xi mạ Niken

Xi mạ Crôm Rửa sạch bằng nước

Sấy khô Thành phẩm đã được mạ Ni - Cr

Hình 1.3 Quy trình công nghệ xi mạ Ni – Cr cho các chi tiết kim loại

Trang 23

1.2.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm

Tôn nhập về

Sấy khô Rửa nước

Rửa nước Tẩy

Hình 1.4 Quy trình công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm

Trang 24

 Kẽm là KL thông dụng để bảo vệ sắt thép và hợp kim của chúng Sản phẩm

mạ kẽm dùng cho các công trình xây dựng: các tấm tôn lợp, đường dây điện, đường sắt, các ống nước, các thiết bị đặt ngoài trời

 Trong môi trường xâm thực, lớp mạ kẽm phải dày:

- Điều kiện thường: độ dày lớp mạ là 10 -15 m

- Điều kiện ăn mòn mạnh: độ dày lớp mạ tối thiểu là 25 - 30 m

1.3.2 Kỹ thuật mạ kẽm tại công ty LIDOVIT

Dung dịch mạ kẽm của LIDOVIT là dung dịch mạ kẽm không xianua Đối với dung dịch mạ kẽm không xianua dùng các chất tạo phức khác nhau

1.3.2.1 Dung dịch mạ kẽm muối amôn

Dung dịch mạ kẽm muối amôn, hiệu suất cao, tốc độ kết tủa nhanh, thành phần đơn giản, dung dịch ổn định, lớp mạ bóng, khả năng phân bố thấp, dùng để mạ những chi tiết đơn giản Dung dịch ăn mòn bể mạ sắt thép

Trang 25

Bảng 1.2 Thành phần và chế độ làm việc dung dịch mạ kẽm muối amôn

Nguồn: Kỹ thuật mạ điện, Nguyễn Văn Lộc, 2001

1.3.2.2 Xử lý sau khi mạ kẽm

Xử lý sau khi mạ kẽm nhằm để loại trừ một số hiện tượng không tốt sinh ra trong khi mạ, nhằm cải thiện tính năng hóa lý của lớp mạ, nâng cao tính bền ăn mòn và thời gian sử dụng, bao gồm các công nghệ khử hydro, làm bóng, thụ động hóa…

a) Thụ động hóa

Để làm bóng và nâng cao độ bền ăn mòn của lớp mạ kẽm, người ta xử lý lớp

mạ kẽm trong dung dịch hợp chất Crôm Sau khi cho vào dung dịch thụ động sẽ tạo thành lớp màng thụ động rắn chắc, ổn định có màu vàng hoặc màu cầu vòng, tính bền ăn mòn của nó cao hơn 5 – 7 lần so với lớp màng chưa thụ động Trong màng thụ động, tỷ lệ crôm hóa trị ba và crôm hóa trị sáu là 1,5 : 1 Màu sắc của màng thụ động định giá chất lượng của màng Màng thụ động tốt có màu cầu vòng rất đẹp

Quá trình hình thành màng thụ động gồm có hai quá trình: hòa tan và tạo màng Trong giai đoạn đầu, chủ yếu kẽm hòa tan Sự hòa tan của kẽm tạo điều kiện

15 – 30

1 – 2

Trang 26

hình thành màng thụ động Tác dụng của các thành phần chính trong dung dịch thụ động:

- CrO3: thành phần chủ yếu tạo thành màng

- HNO3: đảm bảo lớp màng bóng, tạo sự bám chắc giữa lớp mạ với lớp màng

- H2SO4: có tác dụng để màng không tạo lớp sương mù

Nhiệt

độ ( o C)

Cho màu cầu vồng sáng, dùng cho các lớp mạ kẽm bóng hay nửa bóng

Dùng cho lớp mạ thu từ dung dịch axit và amoniacat, màng thụ động cứng, sáng

Nguồn: Kỹ thuật mạ điện, Nguyễn Khương tập 2

Trang 27

Thụ động hóa lần thứ nhất xong, có thể trực tiếp đưa vào dung dịch thụ động hóa lần thứ hai Thụ động hóa lần thứ hai xong, dùng nước lạnh rửa, sau đó dùng nước nóng, sấy khô trong tủ sấy 60 – 700

C

- Dung dịch thụ động hóa có màu xanh lục

B ảng 1.4 Dung dịch thụ động hóa có màu xanh lục

Crôm oxit CrO3

Acid nitric HNO3

ra tổn thương da cho những người tiếp xúc lâu dài

Mặc dù kẽm là vi chất cần thiết cho sức khỏe, tuy nhiên nếu hàm lượng kẽm vượt quá mức cần thiết sẽ có hại cho sức khỏe Hấp thụ quá nhiều kẽm làm ngăn chặn sự hấp thu đồng và sắt Ion kẽm tự do trong dung dịch là chất có độc tính cao đối với thực vật, động vật không xương sống, và thậm chí là cả động vật có xương sống

Mô hình hoạt động của ion tự do đã được công bố trong một số ấn phẩm, cho thấy rằng chỉ một lượng nhỏ mol ion kẽm tự do cũng giết đi một số sinh vật

Ion kẽm tự do là một axít Lewis mạnh đến mức có thể ăn mòn Axít dịch vị chứa axít clohydric, mà hàm lượng kẽm kim loại trong đó dễ hòa tan trong đó gây

ăn mòn kẽm clorua

Trang 28

Trong cơ thể con người kẽm thường tích tụ trong gan, là bộ phận tích tụ chính của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể, khoảng 2g kẽm được thận lọc mỗi ngày Trong máu, 2/3 kẽm kết nối với Albumin và hầu hết các phần còn lại được tạo phức chất với γ – macroglobin Kẽm còn có khả năng gây ung thư đột biến, gây ngộ độc hệ thần kinh, sự nhạy cảm, sự sinh sản, gây độc đến hệ miễn nhiễm

Đối với cây trồng: Sự dư thừa kẽm cũng gây ngộ độc đối với cây trồng khi tích tụ trong đất quá cao Dư thừa kẽm cũng gây ra bệnh mất diệp lục Sự tích tụ kẽm trong cây quả nhiều cũng gây một số liên hệ đến mức dư lượng kẽm trong cơ thể người và góp phần phát triển thêm sự tích tụ kẽm trong môi trường mà đặc biệt

là môi trường đất

1.4 Một số phương pháp xử lý nước thải xi mạ phổ biến hiện nay

1.4.1 Các phương pháp chung

a) Phương pháp kết tủa hóa học

Phương pháp này dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước thải với kim loại cần tách, ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng

b) Phương pháp trao đổi ion

Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion dùng ionot là nhựa hữu

cơ tổng hợp, các gốc cao phân tử có gốc hydrocacbon và các nhóm chứa trao đổi ion Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong các cột cationit và anionit

c) Phương pháp điện hóa

Dựa trên cơ sở của quá trình oxy hóa khử để tách kim loại trên các điện cực nhúng trong nước thải chứa KLN khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua Bằng phương pháp này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi nước, không phải bổ sung hóa chất, song thích hợp với nước thải có nồng độ kim loại cao (> 1g/l), chi phí điện năng khá cao

d) Phương pháp sinh học

Dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển sinh khối như bèo tây, bèo tổ

Trang 29

ong, tảo… Với phương pháp này, nước thải phải có nồng độ KLN nhỏ hơn 60mg/l

và bổ sung đủ chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho) và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật như rong tảo Phương pháp này cần diện tích lớn và nước thải có lẫn nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém

Phương pháp thông dụng để xử lý nước thải chứa KLN là phương pháp kết tủa hóa học kết hợp với đông keo tụ

1.4.2 Các phương pháp cụ thể

a) Xử lý nước thải có tính kiềm – axit

Xử lý nước thải chứa axit dùng dung dịch xút NaOH hoặc nước vôi

Ca(OH)2 để trung hòa Ngoài việc trung hòa ion H+ trong nước rửa, dung dịch Ca(OH)2 còn có tác dụng làm kết tủa một số KLN dưới dạng hydroxit, ion sunphate cũng bị kết tủa Sự trung hòa tiến hành ở pH = 7 – 9 cần khuấy mạnh dung dịch

Xử lý nước thải chứa ion OH-thường dùng axit H2SO4 kỹ thuật Sự trung hòa tiến hành ở pH = 6 – 8

b) Xử lý nước thải Crôm

Dung dịch nước thải có chứa acid crômic có tính độc mạnh Để loại trừ ion crômat Cr6+phải khử chúng từ ion crômat (Cr6+

) thành Cr3+, sau đó loại trừ chúng bằng phương pháp kết tủa hydroxit

- Khử Crômat bằng bisulfit natri NaHSO3

NaHSO3 là một chất khử tương đối mạnh nên cần được pha chế trong các bồn chứa bằng plastic hoặc composit

Sự khử Crômat theo phản ứng:

4CrO3 + 6NaHSO3 + 3H2SO4 = 3Na2SO4 + 6H2O + 2Cr2(SO4)3

Trang 30

Bước 2: Kết tủa hydroxit kim loại

Nguyên lý của phương pháp này dựa trên tính chất keo tụ kết tủa hydroxit các KLN có trong nước thải xi mạ Phản ứng xảy ra như sau:

Cr2(SO4)3 + 6NaOH = 2Cr(OH)3↓ + 3Na2SO4Kết tủa được cho qua bể lắng, tách ra, làm khô và tái sử dụng hoặc bỏ đi Nước sau khi loại trừ KLN còn chứa các muối vô cơ (như Na2SO4, NaCl, NaCN) và thải ra ngoài

c) Xử lý nước thải kẽm

Nước thải có chứa kẽm được xử lý theo phương pháp kết tủa hydroxit kim loại hay trao đổi ion Tuy nhiên, do kẽm là kim loại lưỡng tính nên xử lý kẽm theo phương pháp kết tủa hydroxit kim loại khó khống chế pH cho phù hợp Vì vậy, tốt nhất nên xử lý nước thải kẽm theo phương pháp trao đổi ion

Nguyên tắc của phương pháp này là cho nước thải lọc lần lượt qua hai cột cationit và anionit, các cation tạp chất sẽ được giữ lại ở cột đầu, các anion tạp chất

sẽ được giữ lại ở cột cuối, nước trở nên rất sạch, hoàn toàn được phép dùng lại Sau

1 thời gian làm việc, các cột ionit được tái sinh, cationit được lọc rửa riêng bằng

H2SO4 hay HCl 3 – 10%, anionit được lọc rửa riêng bằng NaOH hay Na2CO3 Nước rửa cationit chứa các cation và acid dư được đưa đi thu hồi và dùng vào việc khác, cationit được tái sinh và bắt đầu chu kỳ làm việc mới

1 5 Đặc trưng ô nhiễm và phương pháp xử lý CTRNH mạ kẽm

1.5.1 Nguồn gốc phát sinh các loại CTRNH xi mạ

Trong quá trình mạ điện sinh ra các loại CTRNH như: bùn thải, cặn từ bể mạ

có chứa KLN, can đựng hóa chất, bao bì, thùng phuy đựng nguyên vật liệu (thải bỏ sau sản xuất) đã dính dầu mỡ hay hóa chất… Trong đó, bùn thải xi mạ là loại

CTRNH đặc trưng cho ngành mạ điện

Hầu hết thành phần của bùn thải xi mạ là phần kết tủa hydroxit của KL từ hệ thống XLNT, đã được qua tách ẩm làm khô bằng các thiết bị Hàm lượng KLN trong bùn thải không ổn định và tùy thuộc vào công nghệ

Trang 31

1.5.2 Một số phương pháp xử lý CTRNH xi mạ phổ biến hiện nay

Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn

Trang 32

Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có các lớp đệm vòng sứ Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí vào pha lỏng (dung dịch NaOH) các thành phần khí aixit như: HCl, HF, COX,SOx, NOx, bụi sẽ được loại

bỏ ra khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao 20m Phần dung dịch hấp thụ được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH thường xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ cho quá trình xử lý

Trang 33

Theo định kỳ phần dung dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và thay thế bằng dung dịch mới Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận dụng

để sấy khô các loại chất thải và bùn thải nhằm hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi trường và tiết kiệm nhiên liệu cho quá trình xử lý

Cặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được tiến hành hóa rắn trước khi chôn lấp an toàn

c) Xử lý cơ học

Xử lý cơ học thông thường được dùng để xử lý sơ bộ chất thải bằng phương pháp cắt nhỏ, nghiền, sàng… trước khi đưa vào xử lý hoá lý hay xử lý nhiệt Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả xử lý ở các bước tiếp theo Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt

Đối với CTR xi mạ chứa muối xyanua cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hoà tan để xử lý hoá học

d)Chôn lấp hợp vệ sinh CTRNH

Chôn lấp an toàn hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới Theo công nghệ này CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định

ở dạng viên (có thể cố định bằng xi măng hoặc có thể trộn thêm vào đó một vài chất

vô cơ khác để tăng độ ổn định và kết cấu) được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất

02 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước dưới đất CTRNH xi

mạ trước khi đem đi chôn lấp an toàn cần phải được xử lý sơ bộ (tiền xử lý) bằng các phương pháp làm giảm thể tích và khối lượng chất thải

Trang 34

1.5.3 GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ QL CTRNH XI MẠ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN

VIỆT NAM HIỆN NAY (theo EPA)

Chứa tạm thời

Chở ra bên ngoài

Tích lũy bùn

Xử lý nước thải

ở bên ngoài

Xử lý nước thải tại chỗ

Xử lý bùn bên ngoài

Xử lý bùn

tại chỗ

Chứa tạm thời

Xả ra nguồn

Xả

bỏ

Luân chuyển

Xả

bỏ Tiêu hủy

Luân chuyển

Xả

bỏ Tiêu

hủy

Luân chuyển

Tái sử dụng Tái

chế

Trang 35

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2.1 T ổng quan về công ty cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT

2.1.1 L ịch sử hình thành và phát triển

Tên Doanh Nghiệp: Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT Tên giao dịch (Tiếng Việt): Công ty Cổ phần LIDOVIT

Tên giao dịch (Tiếng Anh): LIDOVIT Joint Stock Co

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303171396 do Sở Kế hoạch và Đầu tư

Điện thoại: 08.38991231 – 08.38991623 Fax: 08.38980063

Số tài khoản: 0071000556141 tại Ngân hàng Ngoại thương Tp Hồ Chí Minh

Từ năm 1975 – 1978 trên cơ sở tận dụng các máy móc thiết bị đã nhập từ trước và một số máy móc thiết bị được chế tạo trong nước, các đơn vị sản xuất ốc vít tại TP Hồ Chí Minh đã sản xuất được một khối lượng ốc vít đáng kể phục vụ cho nhu cầu sản xuất, lắp ráp, sửa chữa Nhưng không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường do thiết bị quá cũ kỹ, lạc hậu nên các loại ốc vít sản xuất ra không đạt

Trang 36

tiêu chuẩn về chất lượng Do đó các ngành công nghiệp sản xuất trong nước phải nhập khẩu một lượng lớn ốc vít từ nước ngoài

Đứng trước tình hình trên, xí nghiệp liên doanh sản xuất phụ tùng xe hơi –

xe máy LIDOVIT được thành lập ngày 11/11/1988 theo Quyết định số 246/QĐ-UB của UBND TP Hồ Chí Minh Đây là xí nghiệp liên doanh giữa 2 đơn vị nhà nước

là Liên hiệp xí nghiệp môtô – xe đạp thuộc Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh và Tổng Công ty Bến Thành (SUNIMEX)

Xí nghiệp LIDOVIT bước vào hoạt động với vốn đầu tư ban đầu

300.000USD (tỷ giá 3.800 đồng/USD) do hai bên liên doanh góp vốn với tỷ lệ 50/50 Công trình xây dựng cơ bản được khởi công từ ngày 02/02/1989 và hoàn tất vào tháng 06/1989, phân xưởng sản xuất ra đời với diện tích 1.192 m2 Bước ban đầu xí nghiệp nhập 3 dàn máy hoàn toàn mới và hiện đại từ Đài Loan, đồng thời tuyển một số công nhân đầu tiên về đứng máy Đến tháng 09/1989, xí nghiệp cho ra đời loạt sản phẩm ốc vít đầu tiên

Tháng 03 năm 1991, sau khi tham gia hội chợ ốc vít quốc tế tại Hà Lan, sản phẩm của xí nghiệp được CBI (Trung tâm đầu tư cho những nước phát triển) đánh giá đạt loại A về chất lượng Từ đó xí nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm của mình sang các nước Châu Âu

Vào năm 1991, 1992 với sự giúp đỡ của UBND TP Hồ Chí Minh và Sở Kế hoạch Thành phố, xí nghiệp được vay vốn của ngân hàng Đầu tư Phát triển và ngân hàng Ngoại thương với số tiền 400.000 USD Với số tiền vay được, xí nghiệp

đã nhập thêm được 5 dàn máy mới sản xuất ốc vít các loại và bulon, đai ốc loại lớn như : bulon đai ốc kính cỡ 6, 8, 10, 12, 14, 16 và các loại vít từ M3 – M6 phục vụ cho ngành điện tử, thiết bị điện

Đến cuối năm 1994 để đáp ứng nhu cầu gom về một mối và để mở rộng sản xuất, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố quyết định giao xí nghiệp cho UBND Q.1 và do Tổng Công ty Bến Thành (SUNIMEX) quản lý

Trang 37

Đầu năm 1996 để phù hợp với quy hoạch của thành phố đồng thời để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, xí nghiệp chuyển toàn bộ phân xưởng sản xuất, kho nguyên vật liệu vào khu công nghiệp Bình Chiểu, địa điểm cũ ở thành phố được dùng làm nơi giao dịch tiếp thị

Từ công suất thiết kế ban đầu là 30.000.000 sản phẩm/năm tương đương 172 tấn/năm, với 25 cán bộ công nhân viên Xí nghiệp không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng và vốn tự có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu

Đến năm 1996 công suất của xí nghiệp đã tăng lên 350.000.000 sản

phẩm/năm tương đương 2.000 tấn năm, từ 25 cán bộ công nhân viên tăng lên 120 cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đã mở rộng đầu tư nhà xưởng với hơn 5.000 m2

tại khu công nghiệp Bình Chiểu

Năm 2002, tổng số cán bộ công nhân viên là 230 người, công suất sản xuất của xí nghiệp tăng lên 2.800 tấn/năm

Căn cứ quyết định 2535/QĐ – VB ngày 10/07/2003 của UBND Tp Hồ Chí Minh về chuyển Doanh nghiệp Nhà Nước Xí nghiệp nhà nước sản xuất phụ tùng xe hơi – xe máy LIDOVIT thành Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại

LIDOVIT Kể từ ngày 15/01/2004 mua bán giao dịch theo tên công ty mới sau khi thành lập là công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT

Đến 31/03/2005, cán bộ công nhân viên đã lên tới 289 người Năm 2012, số lao động bình quân là 295 người và vốn đều lệ của công ty đã lên đến trên 47 tỷ đồng

QUY MÔ HOẠT ĐỘNG HIỆN TẠI:

Trụ sở chính và nhà máy của công ty có diện tích gần 13.000 m2 tọa lạc tại

lô D5, đường số 3, khu công nghiệp Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ

Ðức, TP.HCM, Việt Nam, với quy mô nhà xưởng hơn 5.000 m2

(gồm xưởng sản

Trang 38

xuất chính, xưởng xi mạ, xưởng phốt phát, kho thành phẩm, kho nguyên liệu) và các công trình phụ trợ khác

Phân xưởng gồm 7 chủng loại máy móc, thiết bị:

- Nhóm máy tạo hình: dùng tạo ra hình dạng ban đầu cho sản phẩm

- Nhóm máy đai ốc: tạo ra sản phẩm dở dang ( chưa cán ren )

- Nhóm máy cán ren: tạo ren cho bulon, ốc vít

- Nhóm máy cắt hình ( máy sửa đầu ): cắt thành hình lục giác trên đầu của bulon

LIDOVIT có hệ thống phân phối sản phẩm, hàng hóa trên khắp các tỉnh, thành Bắc – Trung – Nam nhằm đảm bảo sản phẩm của LIDOVIT đến được tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng với dịch vụ hậu mãi tốt nhất

Sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu ra nước ngoài như Mỹ, Nhật, cộng đồng Châu Âu

2.1.2 Ch ức năng và nhiệm vụ chủ yếu

 Chức năng:

Công ty Cổ Phần LIDOVIT là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các loại bù lon, ốc vít đạt chất lượng cao để thay thế các hành nhập khẩu, phục vụ cho ngành lắp ráp, chế tạo máy thiết bị điện, giao thông vận tải, máy công nghiệp, hàng gia dụng; sản xuất pedal xe đạp, dụng cụ

đồ nghề cơ khí, phụ kiện ngành chế biến gỗ Ngoài ra, công ty còn có chức năng thương mại

Trang 39

 Nhiệm vụ:

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước, thực hiện đầy đủ các

nghĩa vụ và các khoản nộp cho ngân sách nhà nước như : nộp thuế GTGT, thuế

TNDN, thuế môn bài, thuế TNCN

Tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động

Tích lũy, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn ban đầu, thực hiện tái đầu tư

Trang 40

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

 H ội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công

ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông

Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và chức năng như sau:

- Quyết định chiến lược phát triển công ty

- Kiến nghị loại cổ phần, tổng số cổ phần được quyền chào bán mỗi loại

- Quyết định phương án đầu tư

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám Đốc, Phó Giám Đốc và các cán bộ

quản lý quan trọng khác trong công ty

- Quyết định tiền lương, tiền thưởng cho Giám đốc công ty và các chức danh thuộc quyền quản lý của Hội đồng quản trị

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành

lập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ

phần của doanh nghiệp khác

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng Cổ Đông

- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty

- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng Cổ Đông

- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty

- Hội đồng quản trị có thể hủy các quyết định của Giám đốc nếu xét thấy trái pháp luật, vi phạm điều lệ, nghị quyết của Đại hội Cổ Đông và các quy định của Hội đồng quản trị

- Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, những sai

phạm trong quản lý gây thiệt hại cho công ty

Ngày đăng: 25/04/2014, 20:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Lâm Minh Triết, TS. Nguyễn Thanh Hải. Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại. NXB Xây dựng Hà Nội, 2006 Khác
2. Nguyễn Khắc Linh, Trịnh Thị Thanh. Quản lý chất thải nguy hại. NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
3. GS.TS Lê Huy Bá , 2000, Độc học môi trường. NXB Đại học Quốc gia TP HCM Khác
4. PGS.TS Tr ần Minh Hoàng, Công nghệ mạ điện. NXB Khoa học và kỹ thuật Khác
5. T S Nguyễn Khương, Những qui trình kỹ thuật mạ kim loại và hợp kim. NXB K hoa học và kỹ thuật Khác
6. Nguyễn Văn Lộc, Kỹ thuật mạ điện. NXB Giáo dục Khác
8. Ban qu ản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2011. Tài li ệu tập huấn công tác bảo vệ Môi Trường tại doanh nghiệp Khu công nghi ệp Bình Chiểu, Tp.Hồ Chí Minh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.  Sơ đồ thiết bị mạ - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1.1. Sơ đồ thiết bị mạ (Trang 16)
Hình 1.2.  Sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát (Trang 18)
Bảng 1.1. Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của dung dịch tẩy dầu hóa học - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1.1. Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của dung dịch tẩy dầu hóa học (Trang 19)
Hình 1.3.  Quy trình công nghệ xi mạ Ni – Cr cho các chi tiết kim loại - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1.3. Quy trình công nghệ xi mạ Ni – Cr cho các chi tiết kim loại (Trang 22)
Hình 1.4.  Quy trình công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1.4. Quy trình công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm (Trang 23)
Bảng 1.2. Thành phần và chế độ làm việc dung dịch mạ kẽm muối amôn - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1.2. Thành phần và chế độ làm việc dung dịch mạ kẽm muối amôn (Trang 25)
Hình 1.5.  Sơ đồ công nghệ xử lý bùn thải bằng phương pháp ổn định hóa rắn - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ xử lý bùn thải bằng phương pháp ổn định hóa rắn (Trang 31)
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ xử lý bùn thải bằng phương pháp đốt - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ xử lý bùn thải bằng phương pháp đốt (Trang 32)
Hình 1.7. Sơ đồ QL CTRNH  phù hợp hiện nay của ngành xi mạ. - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1.7. Sơ đồ QL CTRNH phù hợp hiện nay của ngành xi mạ (Trang 34)
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty (Trang 39)
Hình 2.2.  Qui trình sản xuất tại Công ty - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.2. Qui trình sản xuất tại Công ty (Trang 45)
Bảng 2.1.  Danh mục máy móc, thiết bị tại công ty LIDOVIT - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1. Danh mục máy móc, thiết bị tại công ty LIDOVIT (Trang 46)
Bảng 2.4. Danh mục nhiên liệu sử dụng - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.4. Danh mục nhiên liệu sử dụng (Trang 48)
Bảng 2.3. Danh mục nguyên vật liệu sản xuất - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.3. Danh mục nguyên vật liệu sản xuất (Trang 48)
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ xi mạ - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ xi mạ (Trang 50)
Hình 2.4.  Sơ đồ QL CTRNH của nhà máy - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.4. Sơ đồ QL CTRNH của nhà máy (Trang 54)
Bảng kết quả phân tích của ngày 20/01 /2013  như sau: - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng k ết quả phân tích của ngày 20/01 /2013 như sau: (Trang 61)
Bảng 3.5. Lưu đồ công nghệ xử lý N-NH 4+ - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.5. Lưu đồ công nghệ xử lý N-NH 4+ (Trang 65)
Hình 3.1.  Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải (Trang 67)
Hình 4.1.  Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải (Trang 70)
Bảng 3.6. Lưu đồ quản  lý CTRNH - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.6. Lưu đồ quản lý CTRNH (Trang 82)
Bảng 3.7. Dự toán kinh phí đầu tư thêm của nhà máy - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.7. Dự toán kinh phí đầu tư thêm của nhà máy (Trang 87)
Hình 1. Các s ản phẩm của công ty - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1. Các s ản phẩm của công ty (Trang 98)
Hình 4. Công nghệ  mạ điện bằng hệ thống thùng quay - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4. Công nghệ mạ điện bằng hệ thống thùng quay (Trang 99)
Hình 3. P hòng thí nghiệm tại phân xưởng xi mạ - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3. P hòng thí nghiệm tại phân xưởng xi mạ (Trang 99)
Hình 5. Quá trình b ảo trì định kì tại hệ thống xi mạ - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5. Quá trình b ảo trì định kì tại hệ thống xi mạ (Trang 100)
Hình 6. H ệ thống lọc dung dịch mạ - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 6. H ệ thống lọc dung dịch mạ (Trang 100)
Hình 7. Thùng sấy sản phẩm sau khi mạ điện - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 7. Thùng sấy sản phẩm sau khi mạ điện (Trang 101)
Hình 8. Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 8. Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ (Trang 101)
Hình 10. H ệ thống xử lý nước thải tại công ty - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty Cổ phần Công Nghiệp và thương mại LIDOVIT Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 10. H ệ thống xử lý nước thải tại công ty (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w