BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -
DAI HOC MG - BAN CONG T P HO CHi MINH
KHOA XA HOI HOC i (3% " stud end wc lt i TRUONG HỢP ĐIỂN Cứu Tại KHũ CÔNG NGHIỆP VIET N@M - SINGAPORE SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẤN THỊ MỸ LINH
_ GIANG VIEN HƯỚNG DẪN : NGUYEN XUAN NGHĨA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
KHÓA 8
Trang 2Myc LUC
LỮI CAM ON
LIET KE CAC BANG
LIET KE CAC BO THI
CAc TU VIET TAT - - Trang Phan I: MO ĐẦU -:- + SE S33 ckeEEEerrrkrrrkrrrsrrrrrre i N7ì8 7117 1 — Dẫn nhập : 2 Lý do chọn để tài
3 Những nghiên cứu đã có về để tài ceerrrrrriiererrod
II MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ceed 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: .-cerrierrererrrrirrrdrrirtrrrie 5 1.1 Mục tiêu tổng quát : ` 5 1.2 Mục tiêu cụ thể: ceeeeiiierferrierrriririiiieriD
2.1 Phương pháp nghiên cứu: - xe 6
.1.1 Địa bàn nghiên cỨU: -cccseereerrrrrrrrrrrrirreiritrrrrrieiiriie 6
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu và cách chọn mẫu nghiên cứu 6 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu: ° -eceierreriririrrdrie 7 2.2.4 Thuận lợi và hạn chế trong việc thu thập thông tin 7 2.2.5 Hạn chế trong nghiên cứu .-. -cereirrrrdrriierrrieeriie 8
Ill C0 SỞ LÝ LUẬN - PHƯƠNG PHÁP LUẬN
3.1 Cac lý thuyết ứng dụng trong để tai
3.11 Lý thuết hành động
3.1.2 Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý
3.1.3 Lý thuyết tiếp cận mâu thuẫn và xung đột xã hội: cà
3.1.4 Lý thuyết chức năng về sự phân tầng AO 3.2 Khung lý thuyết
3.3 Một số khái niệm
Trang 3> HƯƠNG I:
TONG QUAN VE DIA BAN NGHIÊN CỨU
I Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội - dân số và lao động của tỉnh Binh Dương 15
1.1 VỊ trí địa lý cài tr rrrrrerrrriiriiiiirriritrrrrirrrre 1b 1.2 Điều kiện tự nhiên -csecerrerrertrirteiirideirrirrriiei wel 1.3 Điều kiện kinh tế xã hội: ¬— tb
1.4 Dân số và lao động: 15 _
II Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp: .- TH sera {16 - ll Sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp : -‹ -e.reer 17
3.1 Những nét chung về khu công nghiệp Việt Nam- Sigapore: " 17 am hr C2 Bò —
Nghể nghiệp trước khi trở thành công nhân
8o sánh trình độ học vấn của cha me và công nhân 3.1.1 Thành lập khu công nghiỆp : -eerrerenrrerrrreree 17 3.1.2 CO SO hạ tẨn: se S22 {8 3.1.3 Ban quan lý khu công nghiệp Việt Nam — Singapore: 19 3.1.4 Các công trình và dịch vụ HG tr 0P — ` 19
3.2 Kết quả họat động cla khu cong nghiép: 20
_ 3.2.4 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng: H22 110208111 211.1exe 20
3.2.2 Kêu gọi và thu hút đầu tự: -ccrresrrrrrirerrrrirrrrirriiie 20
3.2.3 Kết quả hoạt động của các doang nghiệp: " 21
> ; CHƯƠNG II:
ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU VÀ XÃ HỘI CỦA NỮ CÔNG NHÂN
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM-SINGAP0RE
_: án 1 22
Trình độ học vấn -cceerieiieeerreierrrirrirrerie
Quê quán
Tình trạng hôn nhân wes "
Nghề nghiệp trước khi làm công nhân -. -: c-cereerrrreerttrrrrrrrrie
Mức lương trung bình cỗa công nhân
: CHUONG III:
VI THE CUA NU CONG NHAN VGI DI DONG DOC
2.iTrình độ học vấn của cha eerrrrrre 2.2Trình độ học vấn của me
Trang 4
3 So sánh nghề nghiệp của cha mẹ và nghề nghiệp của công nhân 35 3.1 Nghề nghiệp của cha .cccscssecsssessessnceseeceseesesetessuessseessseenesssseenenseeescen 3 3.2 Nghề nghiệp của mẹ TH H111 1111x211 Hi 36 4 Nơi sống trước khi trở thanh cOng MNAM ees essessesstsceeeseeeseeesneesseeeeneesnees 39 - CHUONG IV: VỊ THẾ CỦA NỮ °ÔNG NHÂN VỚI DI BỘNG NGANG 1, Trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của nữ công nhân ve 42 1.1 Trình độ học vấn: -cccccrrrrrtrrrrrtrrrrrrerree ÔNHH.2000020 0.0000.000 e6 42 s- 1.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề c-.iie 47 - PA ¡R0 i7 50
2.1 Các loại công việcđang làm " see
2.2 Tham gia quản lý doanh nghiệp -csesecerirrrirrrrrrriD
2.3 F 1 53
HƯƠNG V:
TAC BONG CUA DI BONG XA HOI BEN BOI SONG HIEN TAI VA SU THAY
DOI NGHE NGHIEP CUA NU CONG NHAN TRONG THOI GIAN SAP TOI
1 Đời sống vat Chat cila CONG ANAM eseeccccscscsccsssssssneesecssssneteseseesteseesesssssessnseetl
2 Đời sống tinh than cla ngudi nf cOng ANAM one ese esseecsessetecssessecsseeeeneesees 58
2.1 Quan hệ với gia đình have 5
2.2 Các mối quan hệ ngoài xã hội 2.2.1 Các mối tương quan với bạn bè đồng nghiệp:
2.2.2 Mối tương quan với cấp trên ¬- .Ô 2 2.2.3 Mối quan hệ với bạn bè cũ cccsesririeeriirerii 2.2.4 Mối quan hệ với bạn bè cùng nhà trọ aus
2.2.5 Mối quan hệ với cộng đồng địa phương -ccersereree 2.3 Nhận thức của công nhân về cuộc sống hiện tại c ecrrree
+» Về quan niệm chọn bạn trai -c see
3 Sự thay đổi các vị trí vai trồ ccceerrrrre
3.1 Sự thay đổi các vị trí vai trò trong gia đình He
3.2 Sự thay đổi các vị trí vai trò ngoài xã hội -.ieiiiree
Trang 52 Những phát hiện chính về tính di động xã hội của lực lượng nữ công nhân này 74
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT ¿ ¿5 25 S<<S2<+2e+zeerreererrrrrrree 71
Trang 6LIET KE CAC BANG
Bảng †: Tình trạng hôn nhân của các nhóm nữ công nhân -eeeeerrree 26
Bảng 2: Tý lệ phần trăm việc làm trước khi trở thành công nhân
Bảng 3: Nghề nghiệp của cha của các nhóm nữ công nhân 39
Bảng 4: Nghề nghiệp của mẹ ìseriiiiiiiiiffflrrerrddrrrrrrrririiir 38 Bảng 5: Tương quan giữa nơi sống trước đây và ngành nghề của sông nhân 39.7 Bang 6: Trinh độ học vấn của từng nhóm công nhân - -eeereeeeerrrrree 43 Bảng 7: Học vấn của công nhân địa phương và công nhân nhập cư sau khi trở thành công II .ỒÔỒỎÔỒ nh 45 Bảng 8: Trinh độ học vấn của từng nhóm công nhân reeeerreerre 45 Bảng 8: Mối tương quan giữa trình độ học vấn và sự đầu tư cho bản thân sau này 46
Bảng 10: Sự phát triển của các nhóm công nhân (sau khi đã là công nhân) 47
Bang 11: Nơi đào tạo của từng nhóm công nhân -.-cereerrrerrrrrie đ9 Bang 12: Cac lọai công việc đang làm của công nhân nhập cư và công nhân địa phương 51 Bảng 13: Quan điểm của công nhân địa phương và công nhân nhập cư về sự tác động của
trình độ học vấn đến các vị trí trong công fy eerrderrrdrrrrrrrrrrrrie 51 Bảng 14: Chức vụ cụ thể của từng nhóm công nhân wn D2 Bảng 15 : Đánh giá mức sống hiện tại của từng nhóm công nhân 57
Bảng 16: Đánh giá về mức sống hiện tại của nữ công nhân nhập cư và nữ công nhân địa phƯỚơng -.- set secerrererreireierrrriiiriie " 58 Bảng 17: Đóng góp cho gia đình của từng nhóm công nhân -. -.erreer 59 Bảng 18 : Đóng góp cho gia đình của công nhân địa phương và nhập cư - 60
Bảng 19: Tỷ lệ phần trắm động góp của từng nhóm công nhân - - 60
Bảng 20: Mức độ hài lòng về cụôc sống hiện tại của từng nhóm công nhân 65
Bảng 21: Mức tác động về thu nhập của người công nhân đối với gia đình 88
Bảng 22: Dự định về nghề nghiệp trong tương lại của từng nhóm công nhân 70
Trang 7LIỆT KE CAC BO THI
Đồ thị 1: Tuổi trung bình của nữ công nhân phân theo nhóm Tre
Đồ thị 2: Trình độ học vấn trung bình của từng nhóm công nhân
Đồ thị 3: Quê quán của nữ công nhân nhập cư
Đồ thị 4: Nghề nghiệp trước khi trở thành công nhân
Đồ thị 5: Mức lương trung bình của từng nhóm công nhân -
Đồ thị 6: Nghề nghiệp trước khi làm công nhân -eeerreeereerrereee
Đổ thị 7: Trình độ học vấn cửa cha và con chia theo từng nhóm nghề của nữ công nhân - Đồ thị 8: Trình độ học vấn của me va con chia theo từng nhóm công nhân 34
Đồ thị 9: So sánh trình độ học vấn của công nhân nhập cư và công nhân địa phương 44
Đồ thị 10: Thời gian đào tạo tại cơng .«eeerrerreererrtdrtrrtmrrrrderrrrrrrrre 48
Để thị 11: Nơi đào tạo oủa công nhân eeeeeerreereremrrrrnrrnrrrrrrrnnrrrrnrrrre 49 Đồ thị 12: Mức lương khối đểm của công nhân địa phương và công nhân nhập 54 Đồ thị 13: Mức lương trung bình cửa công nhân địa phương và nhập cư . 55
Đồ thị 14: Mức lương trung bình cho từng nhóm công ¡PP ` 55
cAc TU VIET TAT
CNH- HĐH : Công nhgiệp hóa, hiện đại hóa
KCN : Khu công nghiệp `
Nxb :_ Nhà xuất bản Tp > Thanh phd
Trang 9| ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Dẫn nhập
“Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa đi quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa”
“Tục ngữ ta có câu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời Đây là một nhận xét xuất phát từ kinh nghiệm dân gian về sự thăng trầm của xã hội hay là một tư tưởng chịu ảnh hưởng quan niệm phổ biến ở nhiều dân tộc Á Đông, hay chỉ là một ˆ sự an ủi thông thường của người đời
Nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Pierre Bourdieu quan niệm rằng trong cuộc chơi của chúng ta trong xã hội, chúng ta đã thừa hưởng và mang theo bên mình ba
loại vốn liếng, trong nghĩa đen cũng như nghĩa bóng: “Vốn liếng kinh tế (gia sản, lợi tức), vốn liếng xã hội (mạng lưới những tương quan xã hội), và vốn liếng văn hóa
(bằng cấp, trình độ học vấn) Chính những vốn liếng khác nhau đó đã đặt mỗi cá nhân vào những vị trí khác nhau trong các tầng lớp xã hội khác nhau”!
Có thể nói rằng một trong những đặc điểm cơ bản của xã hội loài người là trong
cuộc sống của họ thường diễn ra các quá trình chuyển động Thực tế đã chứng minh,
ngay trong thời kỳ hoang đã, mông muội, hình thức kiếm sống bằng săn bắn, hái lượm thô sơ đã khiến cho con người phải thường xuyên di chuyển để tìm kiếm nguồn
lương thực phù hợp Từ đó đến nay, xã hội loài người đã trải qua nhiều loại hình kinh
tế xã hội khác nhau, con người ngày càng tiến lên các giai tầng xã hội cao hơn để tồn
tại phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội
Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, việc dẩy mạnh 0NH-HĐH đã góp phẩn
thay đổi bộ mặt xã hội Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu với cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển đần sang nền kinh tế thị trường SỰ chuyển dịch cơ cấu này kéo theo sự thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp của các cá nhân và các nhóm
người Đặc biệt là sự di chuyển từ nông thôn ra thành thị dẫn đến sự thay đổi cơ cấu
nghề nghiệp và kéo theo những vấn để xã hội khác Để giải quyết những vấn để này
đòi hổi phải có sự phối hợp đổng bộ của các ban ngành và có một sự nghiên cứu
khoa học kỹ lưỡng |
Trang 102 Lý do chọn để tài
Vấn để lao động — việc làm là một trong những vấn để kinh tế - xã hội mà mọi người đều hết sức quan tâm
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay, nguồn lực con
người được xem là nguồn lực cơ bản nhất, có vai trò quyết định chủ lực trong công
cuộc đổi mới đất nước Đối với nước ta, trong khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật
chất còn hạn hẹp, các nguồn lực khác như vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên cho dù có đổi dào bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ là hữu hạn nếu chúng ta không
biết kết hợp với nguồn lực con người Đặc biệt, ở đây, trong giai đoạn ONH-HĐH lực _
lượng công nhân đóng vai trò rất lớn, là nhân tố quyết định cho sự đẩy mạnh đi lên: ˆ
0NH-HĐH toàn diện Riêng đối với “Bình Dương là một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ và có những thay đổi quan trọng từ năm 1997” Và cũng bắt đầu từ thời gian này, tỉnh Bình Dương đã thu hút được nhiều nguồn đẩu tư trong cũng như ngoài nước và hình thành rất nhiều khu công nghiệp.Hiện nay Bình Dương đã có 9 khu công nghiệp được hình thành và đi vào họat động với quy mô khá lớn Nhờ sự phát triển này mà tỉnh Bình Dương giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động không những ( trong tỉnh mà còn ở các tỉnh bạn Vì vậy lực lượng công nhân ngày càng đóng vai trò \ quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước nói chưng và Bình Dương nói
riêng Quá trình 0NH-HĐH tác động đến công nhân như thế nào? Đặc biệt là lực '
lượng nữ công nhân (chiếm 80% lực lượng lao động trong các khu Gơng nghiệp tại
lÍnh Bình Dương)” Và trong quá trình ấy, xu hướng dịch chuyển nghề nghiệp của
những nữ công nhân từ trước khi là công nhân, cho đến hiện tại và tương lai như thế
nào? Quy luật của GNH-HĐH dẫn đến khả năng di động xã hội nghề nghiệp ngày càng tăng trong đội ngũ công nhân nói chung tại các đô thị trong cả nước và của nữ công nhân tại khu Công nghiệp Việt Nam — Singapore nói riêng
Chính vì tam quan trọng của đội ngũ công nhân như thế, đòi hòi những nhà xã hội học, những cơ quan chức năng phải nghiên cứu xem quá trình CNH-HĐH đã tác động như thế nào đến xu hướng di chuyển co cấu nghề nghiệp của lực lượng nòng cốt
này; đồng thời phải tìm hiểu xem những yếu tố nào tác động đến sự di chuyển cơ cấu
lao động để kịp thời hỗ trợ, và từng bước xây dựng đội ngũ công nhân vững mạnh và đó cũng là lý do sinh viên chọn để tai: “Tim hiểu sự di động xã hội của nữ công nhân tại một số công y thuộc khu công nghiiệp Viet Nam — Singapore” tai tinh Binh Dương
3 Những nghiên cứu đã có về đề tài:
Những nghiêm cứu về công nhân rất nhiều với những vấn để được tìm hiểu rất
đa dạng và phong phú tại các địa bàn khác nhau nhưng những nghiên cứu về sự di động xã hội của công nhân thì khổng nhiều Đặc biệt là nghiên cứu về sự di động xã
hội của công nhân trong khu vực ngoài quốc doanh, tại các công ty có vốn đấu tư
nước ngoài -
Trang 11- “Di động xã hội và vị thế của nữ công nhân trong doanh nghiệp tại Hà Nội.” Đây là một bài viết phân tích về vị thế của nữ công nhân trong các doanh nghiệp Hà Nội theo các chiều cạnh của di động và chỉ ra mức độ thay đổi vị thế và chất lượng của họ trong giai đoạn hiện nay, cũng như sự thiệt thòi của họ so với nam
công nhân Bài viết đã dựa vào số liệu của để tài “Nguồn bổ sung đội ngũ công nhân
và ảnh hưởng của nó đến chất lượng đội ngũ” do phòng Xã hội học Lao động và Công nghệ thuộc viện Xã hội học thực hiện tháng 10/2001 ,
-“ Lao déng n@ di cu ty do néng thén -Thanh thi?
Quyển sách này nói về hiện tượng di cư trong bối cảnh đổi mới và phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, Từ đó chúng ta thấy được việc làm và đời sống của lao - động nữ di cư tự do vào các thành phổ Ảnh hưởng của lao động nữ di cư tự do đối
với các Tp Nơi cư trú và các vùng nông thôn nơi xuất cư Dư luận của xã hội đối với
việc di cư tự do , xu hướng và giải pháp trong thời gian tới
- " Một số vấn để cơ cấu xã hội -nghề nghiệp của đội ngữ công nhân lao
động Hải Phòng hiện nay"
Bài nghiên cứu đưa ra kết quả về tình hình thay đổi nghề nghiệp của đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng kể từ năm 1991, giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới đến
nay có điểm đáng chú ý là sau 6 năm có gần 2/3 công nhân lao động hoàn toàn không thay đổi nghề nghiệp, số còn lại (hơn 1/3 thì ít nhiều có thay đổi nghề nghiệp, thậm chí có người trong 6 năm thay đổi nghề nghiệp từ 3 lần trở lên (3,14)
Ngoài ra còn có một số để tài liên quan đến di dân, cũng cho một số thông tin liên quan đến nữ công nhân:
- "Báo cáo kết quả chủ yếu điều tra di dân tự do vào Tp Hồ Chí Minh”
Bài báo cáo để cập đến những người nhập cư tự do vào Tp Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra đối với họ cũng như những nguyên nhân khiến họ rời quê nhà để
đến Tp Hồ Chi Minh
- “Dị dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hóa ở Tp Hồ Chí Minh’?
Nghiên cứu cho thấy những người nhập cư vào Tp Hồ Chí Minh chủ yếu là muốn tìm việc, có thu nhập để hỗ trợ cho gia đình Qua đó họ đóng góp cho thành phố một
nguồn tài nguyên rất lớn, vốn nhân lực Bên cạnh đó cũng đặt ra cho Tp những vấn để cần giải quyết trong bối cảnh đô thị hóa hiện tại
* Bùi Thị Thanh Hà,” Di động xã hội và vị thể của nữ công nhân trong doanh nghiệp tại Hà Nội” Khoa hoc về Phụ nữ, $6 1/2003 trang 24-33
* Hà Thị Phương Tiến, Hà Quang Ngọc, Lao động nữ đi cư tự do nông thôn — thành thị, Nxb Phụ nữ, Hà nội 2000
Š Trương Xuân Trường," Một số vấn để cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng hiện nay, Xã hội học, số 3{63), 1988, trang 90-97
7 Viện kinh tế Tp Hồ Chí Minh , "Báo cáo kết chủ yếu điều tra dĩ dân tự do vào Tp Hổ Chí Minh”, tháng 4/1997
Trang 12- “ Những con đường về Tp( Di dân đến Tp Hồ Chí Minh từ một vùng Đồng -_ Bằng sông Cửu Long)
Qua điểu tra xã hội học, quyển sách đã nêu lên thực trạng của những người
nhập cư đến Thành phố Hổ Chí Minh từ vùng Đổểng bằng sông Cửu Long Những
nguyên nhân khiến họ họ tim đến Tp Hồ Chi Minh Bên cạnh đó quyển sách còn để
cập đến những trường hợp người nhập cư quay trở về quê nhưng rồi lại tiếp tục quay
trở lại Tp Hổ Chí Minh Từ đó các tác giả đã đưa ra những giải pháp hạn chế quá trình nhập cư về thành thị và nhờ đó có thể giúp cho việc chuẩn bị và bâo đảm sự
hòa nhập của người nhập cư vào Tp Hồ Chí Minh
Thừa hưởng những nghiên cứu trên, sinh viên tiếp tục tiến hành nghiên cứu đối ' ˆ
với nữ lao động trong ba lĩnh vực của việc làm: công nhân điện tử, công nhân thực
phẩm và công nhân may để tìm hiểu những yếu tố quyết định đến việc di động xã
hội của nữ công nhân tại một số công ty tại Khu công nghiệp Việt Nam — Singapore, xu hướng di động xã hội của lực lượng nữ công nhân tại các doanh nghiệp này trong những năm tới cũng như trong quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất
nước
1l MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1 Mục tiêu tổng quát:
- Tìm hiểu về chân dung của người nữ công nhân tại khu công nghiệp Việt Nam
— Singapore bao gồm cả công nhân địa phương và công nhân nhập cư
- Tìm hiểu những yếu tố chi phối đến việc dịch chuyển nghề nghiệp của nữ
công nhân và xu hướng biến đổi nghề của người công nhân trong giai đọan sắp tới, qua đó thử khám phá sự di động xã hội của người nữ công nhân và luồng di động xã
hội của lực lượng nữ công nhân này trong thời gian sắp tới
2.1.2 Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu những đặc điểm cá nhân và xã hội của một số nữ công nhân tại khu
công nghiệp Việt Nam —Singapore
- Tìm hiểu những yếu tố tạo nên vị thế của người nữ công nhân đối với di động
dọc và di động ngang
- Tìm hiểu mức độ tác động của di động dọc và di động ngang đến đời sông
vật chất và đời sông tinh thần của người công nhân
- Tìm hiểu về dự tính về nghề nghiệp trong tương lai của những người nữ công
nhân tại một số công ty thuộc KCN này
` Vũ Thị Hồng, Partick Gubry, Lê Văn Thành, Những con đường về Thành Phố ( Di dân đến Tp Hồ Chí Minh từ một vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long), Viện kinh tế Tp Hồ Chỉ Minh (IER), Trung tâm dân số và phát triển Pháp (CEPED), Nhà xuất bản Tp Hồ
Trang 132.2 Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1 Địa hàn nghiên cứu:
- Địa điểm tiến hành cuộc nghiên cứu là khu công nghiệp Việt Nam- Singapore tọa lạc tại 22 Đại Lộ Bình Dương, huyện Thuận An Và trọng tâm đặt vào.ba nhóm nữ công nhân đang làm việc tại công ty may, công ty điện tử và công ty bánh kẹo và
sữa kể cả công nhân nhập cư và công nhân địa phương
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu và cách chọn mẫu nghiên cứu:
Đối tượng là 120 nữ công nhân chia theo ba lĩnh vực: - - 40 nữ công nhân may trong đó:
+ 20 nữ công nhân may địa phương (bao gồm các nữ công nhân đang sinh
sống tại thị xã, huyện ở tỉnh Bình Dương, gần khu công nghiệp Việt Nam ~
Singapore
+ 20 nữ công nhân may nhập cư (bao gồm các nữ công nhân đến từ các
vùng khác nhau trong cả nước)
- 40 nữ công nhân làm trong ngành điện tử tại một số công ty thuộc khu công nghiệp Việt Nam — Singapore
+ 20 nữ công nhân địa phương + 20 nữ công nhân nhập cư
- 40 nữ công nhân làm trong ngành thực phẩm
+ 20 nữ công nhân thực phẩm ở tại địa phương
+ 20 nữ công nhân thực phẩm nhập cư từ các vùng khác nhau trong cả nước
Qua số mẫu trên, sinh viên co thể tóm tắt thành sơ đồ sau: 120 nữ công nhân 40 nữ công 40 nữ công nhân 40 nữ công nhân nhânmay „ điện từ thực phẩm
20 nữ 20 nữ 20 nữ công 20 nữ công 20 nữ công 20 nữ công công nhân công nhân nhân điện tử nhân điện tử nhân thực nhân thực
may nhập may địa nhập cư địa phương phẩm nhập phẩm địa
Trang 14VORP OTE ARIST Be HS *
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp định lượng: với bảng câu hỏi dành cho nữ công nhân có nội
;~ dung chính như sau :
- Những thông tin cá nhân về bản thân người nữ công nhân
- Những thông tin liên quan đến cha mẹ và hoàn cảnh sống của gia dinh nit
công nhân
- Những thông tin liên quan đến việc làm và các mối quan hệ hiện tại của nữ
công nhân
- Những thông tin về định hướng các giá trị và những dự định trong tương lai * Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu 30 đối tượng nữ công nhân bao gồm cả 3 ngành nói trên với nội dung chính sau:
Trên cũ sở bảng phỏng vấn định lượng, sinh viên tìm hiểu sâu vào những vấn
để liên quan đến sự di động xã hội của nữ công nhân như :
- Những đánh giá của gia đình với những lựa chọn nghề nghiệp của họ
- Những sự khác nhau về các giá trị, các quan niệm giữa nữ công nhân và cha mẹ của họ
- Các mối quan hệ và vai trò của họ trong môi trường làm việc
- Những suy nghĩ về việc làm hiện tại và những dự định tương lai của chính bản thân người nữ công nhân
- Những suy nghĩ hiện tại của công nhân về cộng đồng nơi đến và nơi đi + Phỏng vấn sâu cán bộ công đoàn
+ Phống vấn sâu tổ trưởng thuộc 3 đối tượng công nhân trên
+ Họp nhóm nữ công nhân để trao đổi về các vấn để: việc làm hiện tại, nhận xét về nghề nghiệp của cha mẹ trước đây về các quan điểm trước đây và về dự tính nghề nghiệp trong tương lai của người nữ công nhân
2.2.4 Thuận lợi và hạn chế trong việc thu thập thông tin - Thuận lợi:
+ Nhận được sự quan tâm của các cơ quan, lãnh đạo tỉnh Bình Dương trong suốt quá trình tìm hiểu sinh viên có điểu kiện thuận lợi và có cơ hội tốt thu thập thông tin
Trang 15- Hạn chế:
+ 0ông nhân hầu hết làm việc theo dây chuyển và để đảm bảo năng suất cá
nhân cũng như đâm bảo tiến độ sản xuất kịp thời của phân xưởng, họ phải làm theo ca (xoay ca) Do đó, sinh viên không thể phỏng vấn công nhân ngay tại công ty mà phải gặp họ sau giờ làm việc Bên cạnh đó, giờ giấc làm việc và tăng ca của công nhân không ổn định Vì thế việc tìm đến chỗ ở và tiếp xúc với họ là một vấn đề hết sức khó khăn Thời gian nghiên cứu thì có hạn nên số liệu và thông tin thu thập còn rất hạn chế ,
2.2.5 Hạn chế trong nghiên cứu
- Do sinh viên bị giới hạn về thời gian nghiên cứu nên việc tìm hiểu, tham khảo các tài liệu chưa được phong phú và việc thu thập thông tin chưa được đa dạng, chưa
lắng nghe được thông tin từ nhiều phía như từ quý vị lãnh đạo của các công ty, từ những nhà trực tiếp đầu tư vào công ty và từ những quý vị lãnh đạo của tỉnh Bình
Dương
- Do sinh viên còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên có thé bang câu hỏi chưa được sâu và thông tin thu thập chưa được phong phú, đa dạng, chưa khai
thác triệt để được các thông tin từ phía công nhân
- Do để tài khá mới nên có ít nguồn tài liệu để tham khảo cho bài văn thêm đa dạng và phong phú
ll 0 SỞ LÝ LUẬN ~ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
3.1 Các lý thuyết ứng dụng trong để tài:
3.1.1 Lý thuyết hành động:'?
Lý thuyết này được Max Weber khởi xướng vào đầu Thế kỹ XX, trên cơ sở xem xét cá nhân qua các hành động của họ Ông cho rằng trong hành động của con người
luôn mang ý nghĩa chủ quan và khi hành động bao giờ cũng hành động theo một quyết định nội tại Max.Weber xem xét hành động dưới các dạng thức như:
- Hành động mang tính cảm xúc: đây là loại hành động theo những tình cảm bộc phát và thường là tự phát theo từng tình huống cụ thể cũng như từng trạng thái
cảm xúc Cũng là cá nhân ấy trong cùng một hoàn cảnh giống nhau lại có thể đưa đến các hành động khác Do vậy hành động mang tính cảm xúc rất khó nghiên cứu
Ấp dụng lý thuyết này trong nghiên cứu, sinh viên đã sử dụng để có thể tìm ra
nguyên nhân, hay có- thể là một sự giải thích cho những hành động mà ngay chính
bản thân người công nhân cũng có thể khơng kiểm sốt được Sự dịch chuyển từ vị trí
trước đây là học sinh, nông dân cho đến nay là công nhân có khi không thể lý giải được mà đó chỉ là hành động mang tính cảm xúc “Tôi làm công nhân vì tôi thích làm
Trang 16
công nhân, tôi thích mặc chiếc áo đồng phục của công nhân"(phiếu 73, công nhân điện tử địa phương,19 tuổi lớp 12)
- Hành động mang tính truyền thống: Các cá nhân có hành động theo một thói
quen mang tính truyền thống Những hành động của họ xuất phát từ các điều đã được học hỏi và được cho là đứng, là hợp lý Khi hành động của họ không cẩn phải suy nghĩ, không phải đắn đo là nên hay không nên vì hành động đó xưa nay vốn như thế,
mọi người đều làm như vậy cả Những hành động như vậy được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác mang tính truyển thống Điểu này sinh viên có thể tìm thấy được nơi những công nhân không có sự di động nhiều lắm về xã hội Có nghĩa là những hành động của họ có thể do truyền thống gia đình họ là như thế, “Ba em làm cơng ¬
nhân thì em cũng làm công nhân, làm công nhân cũng khá" (phiếu 105, công nhân
thực phẩm địa phương, 21 tuổi, lớp trung học y tế)
Lý thuyết này cũng có thể lý giải trường hợp những công nhân có ít sự thay đổi trong các quan niệm sống Hầu như quan niệm, cách ứng xử của họ đầu giống như
cha mẹ họ trước đây Qua đó, chúng ta có thể thấy được vai trò của giáo dục tại gia
đình rất quan trọng trong việc hình thành các hành vi, ứng xử hay lối sống của một
con người
3.1.2 Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý”
Lý thuyết này là sự biến thái từ lý thuyết hành vi do Coleman khởi xướng Nội
dung cơ bản của lý thuyết là từ một lọat các kích thích nhận được không phải các cá nhân sẽ phản ứng lại mà sẽ lựa chọn: những kích thích nào tổ ra không phù hợp, không mang lại lợi ích gì thì sẽ bị khước từ và lọai bỏ Lý thuyết này được ứng dụng rộng rãi ở Mỹ, Đức, Nhật trong khá nhiều lĩnh vực như nghiên cứu phản ứng của khách hàng trong việc lựa chọn hàng hóa, nghiên cứu sự lựa chọn của cử tri đối với
các ứng cử viên trong cuộc bầu cử trị, nghiên cứu sự lựa chọn trước các tình huống diễn ra trong cuộc sống -
Trong bài nghiên cứu này, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý đã phần nào giúp cho sinh viên có thể áp dụng tìm hiểu việc lựa chọn hoặc thay đổi nghề nghiệp của
giai cấp công nhân và sự di chuyển của họ trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân Phải chăng quá trình lựa chọn này vô hình chung đã tạo ra một sự Nhà xã hội trong giai cấp công nhân Đó là vấn để mà sinh viên đang muốn tìm hiểu q
3.1.3 Lý thuyết tiến cận mâu thuẫn và xung đội xã hội.'?
Lý thuyết này cho rằng trong xã hội có giai cấp luôn luôn tồn tại những bất bình đẳng xã hội về quyển lợi kinh tế, nguồn gốc gia đình và nguồn gốc xã hội Mâu
thuẫn và xung đột đó tổn tại phổ biến trong các nhóm, các giai cấp, các tập đoàn xã
hội cũng như giữa các cá nhân Do vậy nguồn gốc phát sinh, động lực vận động và phát triển, những mặt tiêu cực và tích cực của xã hội đểu xoay quanh các trục mâu
ee " G Ritzer, 2001 Sad, trang 132
Trang 17thuẫn và xung đột Thật vậy, do có sự xung đột cá nhân này mà vô hình chưng đã
hình thành nên các tầng lớp khác nhau trong xã hội, do có sự đấu tranh ngay cả
trong nhóm: cụ thể là gia đình hay chính bản thân của cá nhân đó mà có sự thay đổi
nghề nghiệp khác so với cha mẹ họ trước đây hay so với thời gian vài năm trước, khi
họ còn là lao động phổ thông hay là nông dân Đây chính là qui luật của sự tiến bộ xã hội, sự đấu tranh để từ bổ cái cũ và đi đến một cái mới là động lực của sự phat
triển, tiến bộ Tuy nhiên, sự đấu tranh từ bỏ cái cũ để tiến đến một cái mới có phải là quy luật tất yếu và bao giờ tiến đến cái mới cũng là cái tốt đẹp không Sinh viên mong muốn qua để tài nghiên cứu này có thể tìm câu giải đáp cho vấn để trên của lý thuyết này Sự phát triển lên trở thành công nhân là một bưổẽ phát triển mới so với trước đây là nông dân, là học sinh nhưng bước phát triển này có phải là “bước phái -
triển bển vững không?” Đó cũng là một câu hỏi rất lớn đối với bản thân người nghiên cứu để tài này
3.1.4 Lý thuyết chức năng về sự phân tầng
Lý thuyết chức năng về sự phân tầng như là sự nối ráp bởi Kingsky Davis và
Wibert Moore Davis và Moore làm rõ rằng, họ xem sự phân tầng xã hội vừa có tính
chung nhất, vừa có tính tất yếu Họ có lập luận rằng, chưa hể có xã hội không phân tầng, hoặc là hoàn toàn phi giai cấp Theo quan điểm của họ, sự phân tầng là tất yếu
mang tính chức năng Mọi xã hội đều cẩn một hệ thống như thế, và nhu cẩu này đưa
tới sự tồn tại một hệ thống phân tầng Họ cũng xem một hệ thống phân tầng là một
cấu trúc, chỉ ra rằng sự phân tầng không chỉ nói tới các cá thể trong hệ thống phân
tầng mà đúng hơn là nói tới một hệ thống của các vị trí Họ tập trung vào việc các vị
trí xác định đã đưa tới cùng với chúng các mức độ uy tín khác nhau như thế nào, chứ
không phải vào việc các cá thể đã chiếm lĩnh các vị trí xác định như thế nào
Sự xếp đặt địa vị xã hội thích hợp là một vấn để cơ bản vì ba lý do chính yếu:
Đầu tiên, có một số địa vị dễ chịu khi chiếm giữ hơn một số khác Thứ hai, có một số địa vị quan trọng cho sự tồn tại của xã hội hơn một số khác Thứ ba, các địa vị xã hội khác đòi hỏi các tài năng và năng lực khác
Dù những vấn để này áp dụng đối với mọi địa vị xã hội, Davis và Moore quan
tâm tới các địa vị có chức năng quan trọng hơn trong xã hội Các địa vị có thứ hạng
cao trong hệ thống phân tầng được cho là ít dễ chịu hơn khí chiếm giữ nhưng quan trọng hơn cho sự tổn tại xã hội và đòi hổi những tài năng và khả năng lớn nhất
Ngoài ra, xã hội phải đáp ứng sự đến bù thỏa đáng cho các vị trí này để có đủ người tìm cách chiếm giữ chúng, và các cá nhân đã thực hiện việc chiếm giữ cũng sẽ làm
việc một cách cẩn mẫn Các địa vị có thứ hạng thấp trong hệ thống phân tầng được
giả sử là nhiều dễ chịu hơn và ít quan trọng hơn, ít đòi hỏi các phẩm chất về khả
năng và tài trí Trong xã hội, thường ít xảy ra các cá thể chiếm giữ các địa vị này và
thực hiện chúng với sự mẫn cán Qua lý thuyết này, sinh viên có thể nắm được sự tồn tại phân tầng trong xã hội là một yếu tố khách quan Sự thay đổi vị trí của các công
nhân hiện nay vô hình chung đã tạo nên một sự phân tầng trong xã hội Sự chuyển
%8, Ritzer, 2001, Sđơ, 139
Trang 18: đổi nghề nghiệp của công nhân một phần nào đó tạo cho họ được một vị trí nhất
-; định trong gia đình hoặc xã hội Khi có một vị trí nhất định, họ cũng phải có một số
= nghĩa vụ và được thừa hưởng một số quyển lợi nhất định từ địa vị này Qua lý thuyết -:- này, sinh viên có thể lý giải việc hưởng quyển lợi của những công nhân có vị trí nhất
= định trong công ty ,
3.2 Khung lý thuyết:
Các yếu tố ảnh hưởng lên đi động xã hội
| |
Quê quán Học vấn và nghề Những đặc điểm nhân nghiệp của Cha Mẹ khẩu của người nữ công nhân Di động xã hội của nữ công nhân Ỷ DI ĐỘNG DỌC DI ĐỘNG NGANG
- Học vấn Cha Mẹ - Học vấn của người nữ công nhân - Nghề nghiệp của Cha Mẹ - Tay nghề
Trang 193.3 Một số khái niệm:
+ Phân tầng xã hội được định nghĩa như là sự "xếp hạng” một cách én định
những vị trí của các nhóm người trong xã hội xét từ góc độ quyển lực, uy tín hoặc các
quyền lợi không ngang nhau."
+ Di động xã hội: là sự chuyển dịch từ một địa vị này qua một địa vị khác của một cá nhân hay một nhóm người trong cơ cấu tổ chức xã hội ,
Khái niệm này chú trọng đến sự dịch chuyển của từng cá nhân và từng nhóm người Trong khi đó, một khái niệm khác đã chú trọng đến sự dịch chuyển của cả mội :.7 tầng lớp xã hội: “Sự di động xã hội : là việc di chuyển từ tầng lớp xã hội này qua
tầng lớp xã hội khác được gọi là di động xã hội”"5
» Xã hội đóng kín: là những xã hội trong đó ranh giới giữa các tầng lớp xác
định rõ rệt và thành viên thuộc tầng lớp xã hội này không thể di chuyển qua một tầng
lớp xã hội khác một cách dễ dàng, được gọi là những xã hội đóng kín.”
+ Xã hội mở rộng: ngược lại với xã hội đóng kín, xã hội mở là những xã hội mà trong 46 con người con người có thể dễ dàng vượt qua những ranh giới giữa những
tang lp."
Di động đi lên: là sự di chuyển từ tầng lớp xã hội thấp sang tầng lớp xã hội
cao Ví dụ: trong trường hợp khi một gia đình giàu lên và bắt đầu sở hữu các phương
tiện sân xuất va sinh hoạt của tầng lớp trên."
+ Di động đi xuống: Là sự di chuyển từ tầng lớp xã hội cao sang tầng lớp xã
hội thấp.”
+ Di động cơ cấu: là việc loại bổ những giai cấp hay giảm bớt số lượng thành viên trong một giai cấp do sự phát triển của kỹ thuật trong sản xuất, do sự thay đổi
các tư liệu sản xuất Ví dụ: Cuộc cách mạng Công nghiệp đã giảm giai cấp nông dân
ở Mỹ từ tỷ lệ 90% vào đầu thế kỷ XX xuống chỉ còn 2,9% dân số hoạt động.”
+ Di động không gian: là việc di chuyển các cá nhân và các tập thể từ địa
phương này đến địa phương khác, đặc biệt là đi động đến các thành thị.”
Trang 20+ Di động nội thế hệ: là các cơ hội mà một cá nhân có thể di lên hay rơi
xuống một tầng lớp xã hội khác trong quảng đời của anh ta.“
+ Di động liên thế hệ: được đo lường bằng cách so sánh địa vị trong giai cấp
xã hội giữa hai thế hệ cha và con®
s» Di động dọc: là sự vận động của cá nhân hay nhóm người giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới một vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn
+» Di động ngang: là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người giữa các
nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới một vị trí ngang bằng về mặt xã hội.”
?* Bùi Thị Thanh Ha, (sé 1/2003), bdd, trang 24
# Bũi Thị Thanh Hà, (số 1/2003), bdd, trang 29
Trang 21PHAN Hal:
KẾT Quả NGHIÊN Cứu
Trang 22CHUONG I:
TONG QUAN VE DIA BAN NGHIEN CUU
| TONG QUAT VE DIEU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI - DÂN SỐ VÀ LA0 BỘNG CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG:?
1.1 Vị trí địa lý
Bình Dương là một vùng đất thuộc khu vực miển Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Mai, phía Tây giáp Thành phố Hổ Chí - Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh Binh Dương là tỉnh
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ~ vùng kinh tế năng động của cả nước
Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng (quốc lộ 1A, quốc lộ 13, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai) trải rộng ra về chiểu ngang và chiểu dọc thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa
1.2 Điều kiện tự nhiên
Bình Dương nằm trong vùng tương đối bằng phẳng, kết cấu địa chất vững chắc,
cộng với khí hậu thuận lợi rất thích hợp cho việc sinh trưởng, phát triển của các lồi cây cơng nghiệp dài ngày và thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các khu đân cư và các trung tâm thương mại, dịch vụ
1.3 Điểu kiện kinh tế - xã hội :
Với những ưu thế về điểu kiện tự nhiên, những năm qua, nhất là 10 năm đổi
mới, nển kinh tế Bình Dương có những bước phát triển khá toàn diện nhất là cơng
nghiệp Ngồi việc chủ động phát huy nội lực “Bình Dương kế thừa được cơ chế thơng thống và chủ trương “ Trải chiếu hoa đón đẩu tư”, “Trải thảm đổ mời gọi tri thức" của tỉnh Sông Bé (cũ), đã thu hút nhân tài, vật lực từ khắp mọi miền tổ quốc và tỪ nhiều nơi khác trên thế giới về chung sức xây dựng một nền kinh tế hàng hóa phát
triển và một cộng đồng xã hội văn minh 1.4 Dan sé va lao động:
Bình Dương là tinh, có dân số khoảng 769.946 người (12/2001) mật độ dân số 286 ngườikm 2 Số người trong độ tuổi lao động khoảng 460.890 người, chiếm
59,86% dân số, cụ thể với các tý lệ sau:
- Tốc độ tăng dần số trong độ tuổi lao động khoảng 5,95% năm, trong đó lao động nhập cư khoảng 15-20.000 người/năm
- Tốc độ tăng việc làm khoảng 6,B3% năm
- Tỷ lệ thất nghiệp 5% số người hoạt động kinh tế thường xuyên 1999 * Vũ Đức hanh , 1999, Sdd, trang 7-9
Trang 23- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 80,75%
Trong tổng số 769.946 người có 341,867 người đang hoạt động trong cả hai lĩnh
vực: sản xuất và phi sẵn xuất với 20,57% lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn
nghiệp vụ Lao động có trình độ đại học là 4,27%, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật là 16,30%, còn lại là lao động phổ thông không có tay nghề và kỹ thuật
II TINH HINH HOAT BONG CUA CAC KHU CÔNG NGHIỆP?
Ngày 14/06/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 452/0Đ-TTg thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KGN Mỹ Phước
(huyện Bến Cát) với diện tích 377ha, tổng vốn đầu tư 223,7 tý đồng, do Công ty
Thương mại Đầu tư và Phát triển (BECAMEX C0RP) làm chủ đầu tư Như vậy đến nay, đã có 8 KGN được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích 1.277,8ha, trong đó diện tích đã triển khai la 1.215,8ha Trong 8 KCN da có 6 KCN cơ bản hoàn thành xây dụng các hạng mục công trình, không tính KGN Tân Đông Hiệp B và Mỹ Phước
còn tiếp tục giải töa dén bu, san lấp mặt bằng và xây dựng Các KCN: Sóng Thần
(Ivà II), Đồng An và Việt Hương đã đưa nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động với
tổng công suất 4.000m 3/ngày Năm 2002, các chủ đầu tư đã đưa vào trên 180 tý đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng Lũy kế đến nay tổng vốn đầu tư đã thực hiện trên
647 tỷ đồng, đạt 58,8% tổng vốn phê duyệt
Về cho thuê lại đất có cơ sở hạ tầng: trong năm 2002, các KCN đã cho thuê
dude 139,41ha, nâng tổng diện tích đã cho thuê là 487,43ha, đạt 51,2% diện tích đất
công nghiệp cho thuê xây dựng nhà xưởng
Về tình hình thu hút vốn đẩu tư và lao động: trong năm 2002, cdc KCN da thu hút được 28 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn điều lệ 44.050 triệu đồng; 56 dự
án có vốn dau tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 100.189.378 USD và 36 dự án bổ sung tăng vốn 52.874.613 USD Nâng tổng số dự án thu hút vào KCN là 323 dự
án (114 dự án trong nước và 209 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 1.518
tỷ đồng và 752.154.397 USD Số lao động thu hút trong năm 2002 là 24.314 người,
nâng tổng số lao động đang làm việc trong các KCN là 62.696 người
Tình hình cụ thể từng KCN theo phục lục đính kèm Riêng một số KÊN mới
thành lập, tình hình cụ thể như sau:
1- KCN Mỹ Phước: đến nay Công ty TM-ĐT và Phát triển Becamex đã dén bù được 310/377 ha (đạt 82,3%), đã thực hiện thí công 37.500m 2 mặt
nhựa đường vớt trị giá 6,1 tỷ đồng, 3.000m lưới phân phối điện trị giá 480 triệu đồng và 6.300m cống thoát nước mưa với trị giá 4,5 tỷ đồng
2 KCN Tân Đông Hiệp B: đến nay Công ty TNHH Tứ Hải đã đển bù
được 136ha (trong đó diện tích nhận của Gông ty SX XNK Binh Dương là
72,29ha) dat 63% Tổng vốn đầu tư đã thực hiện là trên 64 tỷ đồng 0ông ty
?9 Báo cáo hoạt động của ban quản lý các khu công nghiệp năm 2002, tải liệu rồi, 2002
Trang 24đã tiến hành san lấp mặt bằng cho diện tích đã giải tỏa và thi công được 1.708m đường nội bộ KCN
3- KGN Tân Đông Hiệp A: Công ty P Dapark đã hoàn tất việc giải tỏa
đển bù và tiến hành thi công tương đối hoàn chỉnh hệ thống co sở hạ tầng
như: trải thảm mặt nhựa đường, hệ thống cấp điện, thoái nước mưa, công trình công cộng, đã giải tỏa đền bù xong phần diện tích Xây dựng nhà máy xử
lý nước thải và chuẩn bị thi công
Hiện nay tại tỉnh Bình Dương có: 1- KCN Sóng Thần I 2- KCN Sóng Thần II 3- KCN Việt Hương 4- KCN Viét Nam ~ Singapore 5- KCN Mỹ Phước 6- KCN Bình Đường 7- KCN Đồng An
8- KCN Tân Đông Hiệp A 9- KCN Tân Đông Hiệp B
Do trong quá trình thu thập thông tin, sinh viên chỉ tập trung tìm hiểu công nhân ở KCN Việt Nam — Singapore nên xin được giới thiệu vài nét về KCN Việt Nam ~ Singapore
Ill, SY HINH THANH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU CONG NGHIỆP VIỆT NAM -
SINGAPORE”
j.1 Những nét chung về khu công nghiệp Việt Nam — Singapore: 3.1.1 Quá trình thành lập khu công nghiện:
Khu công nghiệp Việt Nam — Singapore là một công trình hợp tác kinh tế giữa hai Chính phủ, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore Trên cơ sỡ thỏa thuận giữa
hai Chính phủ, ngày 12 tháng 02 năm 1996, Bộ Kế họach và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư số 1498/GP thành lập Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn khu công
nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam - Singapore: ; _ - Diện tích quy họach : Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore nằm tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương có điện tích quy họach là 500ha chia làm ba giai đoan :diện tích giai đọan 1 là 116 ha, giai đan 2 là 191ha và giai đọan 3 là †93 ha
- Đối tác liên- doanh:
Bên Việt Nam: Công ty Thương mại Đầu tư và Phát triển Bình Dương (BECAMEX)
* Báp cáo hoạt động của ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore , tài liệu rồi, 2004
Trang 25- Bên Singapore: ông ty Vietnam Singapore Industrial Park Pte.Ltd, dai dién cho một
tập đồn gồm 8 Cơng ty của Singapore
- Vốn đầu tư : Tổng vốn đầu tư của khu công nghiệp Việt Nam- Singapore là
98.000.000 USD và vốn pháp định 14 45.000.000USD, trong đó bên nước ngoài góp 51% vốn pháp định,bên Việt Nam góp 49% vốn pháp định
- 0ø cấu ngành nghề: khu công nghiệp Việt Nam- Singapore chủ yếu thu hút các nhà
đầu tư sản xuất các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tương đối lớn, các ngành công
nghiệp sạch bao gồm: dược phẩm, thực phẩm, linh kiện: điện/điện tử, chế tạo cơ khí
chính xác, vât liệu xây dựng cao cấp, hóa chất cho xây dựng cơ bản, hàng tiêu dùng cao cấp, linh kiện ô tô, giày da, may mặc, công nghiệp hỗ trợ như khuôn mẫu chính ce xác, bao bì cho hàng xuất khẩu, kho lanh, in ấn
KCN Viét Nam ~ Singapore có vị trí rất thuận lợi : nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất nước, gấn Tp Hồ Ghí Minh, trung tâm kinh tế văn hóa lớn của cả nước với sân bay quốt tế Tân Sơn Nhất, cảng
Sai Gon, Tân Cảng, ga Sài Gòn thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hó trongnước và quốc tế
3.1.2 Co sở hạ tầng :
Phát huy kinh nghiệm của phía đối tác Singapore trong việc xây dưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cdc KCN & Indonesi, Trung Quốc, KGN Việt Nam — Singapore có một hệ thống cơ sở hạ tầng hội đủ các tiêu chuẩn phục vụ cho các nhà đầu tư sản xuất công
nghiệp và được các nhà đầu tư đánh giá cao
-_ Đường giao thông: Đến nay khu cơng nghiệp đã hồn tất việc xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối với đại lộ Bình Dương (6 làn xe) và các trục lộ
chính khác -
- Cap dién: Để đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định cho sản xuất, khu
công nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy điện riêng với công suất 15MVA (cho
giai đoạn 1), đồng thời cũng xây dựng trạm biến thế hòa mạng điện lưới quốc
gia 110KV
- ấp nước Hệ thống cấp nước của khu công nghiệp với công suất
40.000m/ngày (giai đoạn 1 là 12 000m"/ngay) được cung cấp từ nhà máy nước
thị xã Thủ Dầu Một đảm bảo áp lực nước ổn định và chất lượng theo tiêu chuẩn của WH0
- Thoát nước và xử lý chất thải: Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore là khu công nghiệp đầu tiên của cả nước đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải
trước khi xây dựng các hạng mục hạ tầng của khu công nghiệp Nhà máy xử lý nước thải của khu cồng nghiệp có công suất 30 000m /ngày (giai đoạn 1 là 6.000m /ngày) Ngoài ra hệ thống cống thoát nước của khu công nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, tách biệt giữa thoát nước mặt và thoát nước thải công
nghiệp thải ra từ các nhà máy
Trang 26- Thông tin liên lạc: Hệ thống cáp quang với dung lượng 1.200 số cho giai
đoạn 1, và dự kiến tăng lên 6.000 số cho toàn khu đáp ứng đẩy đủ nhu cầu về thêng tin liên lạc cho cdc nha dau tư
3.1.3 Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam-§Singapore:
Theo sự thỏa thuận của hai chính phủ và được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Việt Nam, ngày 18 tháng 11 năm 1996, thử tướng chính phủ ban hành quyết định số 870/TTg thành lập và qui định chức năng, quyển hạn và nhiệm vụ của Ban Quản Lý khu công nghiệp Việt Nam-Singapore Theo đó, ban
quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Singapore là cơ quan quản lý nhà nước đối = với các hoạt động trong khu công nghiệp Việt Nam-Singapore theo cơ chế một
cửa từ việc tham gia qui hoạch chỉ tiết các khu chức năng của hạ tầng trong và ngồi khu cơng nghiệp, tham gia vận động thu hút đầu tư, hướng dẫn và tiếp nhận các hồ sơ dự án đầu tư vào khu công nghiệp Cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư đến 40 triệu USD theo uy quyền của
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, phê duyệt kế hoạch nhập khẩu cửa các doanh nghiệp theo ủy quyền của Bộ Thương Mại, xác nhận chế độ kế toán theo ủy quyền của
Bộ Tài Chính, cấp giấy phép lao động cho lao động người nước ngoài theo ủy quyển của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Ho Ngoài ra Ban Quản Lý còn tiếp nhận hồ sơ lao động để cung ứng cho các doanh nghiệp tuyển dụng Đối với các cd quan địa phương, Ban Quản Lý là đầu mối tiếp nhận các ý kiến của các nhà đầu tư và cùng với các sở, ban ngành trong tỉnh kịp thời giải quyết
Ban Quản Lý khu công nghiệp Việt Nam-Singapore với cơ cấu tổ chức: Trưởng ban là Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, các thành viên là đại điện
các bộ: Kế Hoạch và Đầu Tư, Tài Chính, Thương Mại, Bộ Công An, Tổng Cục
Hải Quan Bộ máy giúp việc gọn nhẹ với đội ngũ công chức được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu công việc đã trở
thành một nơi tin cậy của các nhà đầu tư
Có thể nói Ban Quản Lý khu công nghiệp Việt Nam-Singapore là một mô
hình thí điểm cơ chế một cửa trong công tác quản lý khu công nghiệp, đồng
thời từ đó rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý vĩ mô cũng như vỉ
mô đối với lĩnh vực này cửa nước ta
3.1.4 Các công trình và dịch vụ hỗ trợ: c
Ngoài các hạn mục chính, để phục vụ tốt cho hoạt động của khu công
nghiệp, được sự quan tâm của chính phủ và chính quyển địa phương, một số
công trình hỗ trợ đã được xây dựng, đó là:
- Trung tam dao tao kỹ thuật Việt Nam-Singapore được đầu tư với tổng vốn khoảng 60 tỷ đồng, với cơ sở trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giáo viên
Trang 27Singapore và Việt Nam đã được tuyển dụng và đạo tạo tại Singapore, hàng năm đào tạo và cung cấp cho khu công nghiệp hàng trăm công nhân kỹ thuật bậc 3/7 đủ khả năng vận hành máy móc, thiết bị hiện đại
tại các nhà máy ,
Công trình kênh thoát nước Bình Hòa dài 2.700m đảm bảo thoát nước từ khu công nghiệp ra sông Sài Gòn
Bốn khu dân cư xung quanh khu công nghiệp được xây dựng phục vụ cho
việc di dời, giải tôa, ổn định cuộc sống cho các hộ dân trong khu vực
khu công nghiệp Đây cũng là nét đặc trưng của khu công nghiệp vì các
khu dân cư này cũng là nguồn cung cấp lao động đáng kể cho khu cơng
nghiệp
Ngồi ra tại khu công nghiệp còn có chỉ cục hải quan, đổn công an, chi nhánh ngân hàng, các dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác phục vụ nhanh, tại chỗ các nhu cầu của các doanh nghiệp
3.2 Kết quả hoạt động của khu cũng nghiệp: 3.2.1 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng:
Được khởi công xây dựng từ tháng 5 năm 1996, đến nay công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam-Singapore đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 với tổng diện tích là 423 ha, trong đó
đất dành cho xây dựng chiếm khoảng 70%, phẩn còn lại là các tiện ích công
cộng và nhà xưởng xây sẵn, bao gồm: Đường giao thông: 15.000m
Hệ thống mương thoát nước: 30.000m Hệ thống chiếu sáng: 15.000m
Cây xanh: 15% diện tích đất của 2 giai đoạn
Hệ thống cấp điện: nhà máy điện 15 MVA, trạm biến áp 16 MVA
Nhà xưởng xây sẵn: 35 nhà xưởng
Tiện ích khác: nhà văn phòng, khu dịch vụ
Tổng vén dau tư cho cả hai giai đoạn là: 98.000.000 USD
Đến nay, 80% đất xây dựng công nghiệp của khu công nghiệp đã được các
nhà đầu tư thuê để xây dựng nhà máy Hiện tại khu công nghiệp đang tiến hành triển khai giai đoạn 3
Với kết.quả nêu trên, Công Ty Liên Doanh TNHH khu công nghiệp Việt
Nam-Singapore da dat doanh số: 51.441.034 USD, và bắt đầu có lãi vào
năm 2002, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 3 triệu USD
3.2.2 Kêu gọi và thu hút đầu tư:
Nhờ sự nỗ lực của 0ông Ty Liên Doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam- Singapore, ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, đặc biệt là sự
Trang 28quan tâm giúp đỡ của chính phủ hai nước, các bộ, ngành trung ương, tỉnh ủy,
Uy Ban Nhân Dân và các ban ngành tỉnh Bình Dương, 8 tháng đầu năm 2003
có 21 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn 77.586.000 USD và 5 tỷ đồng, đồng thời 13 dự án khác tăng vốn với số vốn tăng thêm hơn 30 triệu
USD
Như vậy đến nay khu công nghiệp Việt Nam-Singapore đã thu hút được gần
120 nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư, trong đó có 105 dự án đầu tư
nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư 684 triệu USD, và 2
dự án trong nước được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng vốn điều lệ 108 tỷ đổng Ngoài ra còn có 3 doanh nghiệp ở các địa phương khác đến :.ˆ mở chí nhánh sản xuất tại khu công nghiệp
Với kết quả như trên, khu công nghiệp Việt Nam-Singapore đã trở thành
một điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương
3.2.3 Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp:
Đến hết tháng 7 năm 2003, khu công nghiệp Việt Nam-Singapore có 80 dự ấn đi vào sản xuất kinh doanh, 15 dự án khác đang xây dựng và lấp đặt máy móc thiết bị với tổng vốn đầu tư thực hiện là 386.436.160 USD
Các chỉ tiêu hoạt động của toàn khu công nghiệp như sau: - - Doanh thu: 753.932.075 USD
- _ Kim ngạch xuất khẩu: 290.016.236 USD
- _ Kim ngạch nhập khẩu: 470.116.287 USD - Giai quyết việc làm: 22.436 lao động
- _ Đóng góp ngân sách: 38.876.061 USD
Trang 29CHUONG II
ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU VÀ XÃ HỘI CỦA
NỮ CÔNG NHÂN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM-SINGAPORE
Chương này sẽ trình bày một số đặc điểm của người nữ công nhân qua như sau: S I Độ tuổi
If Trình độ học vấn IH] Quê quán
IV Tình trạng hôn nhân
V Nghề nghiệp trước khi làm công nhân VỊ Mức lương của công nhân
Sau khi nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu, phỏng vấn sâu một số trường hợp, tìm hiểu về đời sống của nữ công nhân nhập cư và nữ công nhân địa phương tại KCN Việt Nam — Singapore, sinh viên tiến hành phân tích, xử lý những số liệu đã có được để có cái nhìn rõ hơn về chân dung của 120 người nữ công nhân thuộc một số công ty tại KGN này
I BO TUỔI
Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ công nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi
tai KCN Việt Nam - Singapore có độ tuổi từ 18-24 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất (80%),
kế đến là nhóm tuổi từ 25-34 tuổi (18,3%), sau đó là nhóm tuổi hơn 35 tuổi chỉ chiếm
17% Nhóm tuổi từ 18-25 là nhóm tuổi chủ lực của đội ngũ công nhân tại KCN này
Họ là lực lượng trẻ, khỏe đóng góp rất lớn cho năng suất lao động Đây cũng là lứa
tuổi đẹp nhất của đời người và có nhiều lý tưởng nhất Qua đó chúng ta có thé thấy
rằng đối tượng tuyển dung cia KCN nay là lực lượng trẻ
Để xác định rõ hơn về độ tuổi của số mẫu khảo sát, ching ta cling xem qua
bảng độ tuổi trung bình của từng nhóm công nhân như sau:
Trang 309 STONE RTE Dé thi 1: Tuổi trung hình của nữ công nhân phân theo nhóm 24.275 24.5 24 23.5 23 22.5 22 21 Cong rhdn Cũng nhân Cðng nhần may thực phẩm điện tử (F = 2,587; p = 0,002)
Qua bảng trên ta thấy tuổi trung bình của công nhân may là 24 (24,28), trong
khi đó tuổi trung bình của công nhân thực phẩm là 22 (22,28) và của công nhân điện
tử là 22 (21,58) Nhìn chung tuổi đời bình quân của công nhân tai khu công nghiệp
này rất trẻ
Tuy lực lượng công nhân tại KCN này trẻ nhưng cũng bắt đầu lao động từ tuổi
trưởng thành (18 trở lên) Tại KCN này không có công nhân ở độ tuổi nhỏ hơn 18 và
cũng không có công nhân quá lớn tuổi, hơn 45 Đặc điểm này phù hợp với luật lao động ở Việt Nam là tuyển dụng phải trên 18 tuổi Công nhân ở KCN này không quá
trẻ cũng không quá lớn để có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật
mới
Nhóm tuổi của công nhân ở KCN này khác với nhóm tuổi của công nhân trong
bài viết của Trần Việt Tiến về “Tâm tư nguyện vọng của công nhân lao động Hà Nội”,
độ tuổi công nhân ở đây khá cao, có công nhân đến 50 — 60 tuổi Do giới hạn về tuổi
tác nên họ đã gặp một số trở ngại trong quá trình làm việc, đặc biệt là trong tiến trình phát triển đất nước, đổi mới khoa học kỹ thuật gây ra trở ngại cho lực lượng
công nhân lớn tuổi này Vì thế có người đã phải nghỉ hưu non, chấp nhận mức lương hưu 55% (thay vì được hưởng 75% lương) do họ không có đủ sức khỏe và năng lực để
đáp ứng nhu cầu công việc, hơn nữa sức ép của công việc đối với họ là quá lớn”
Lực lượng lao động trẻ này sẽ là một nguồn tiểm năng lớn để các khu công nghiệp ở Bình Dương phát triển hơn trong tương lại Tuy nhiên vấn để đặt ra ở đây là tính năng động của lực lượng trẻ này có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
3! Trần Việt Tiến, " Về thực trạng tâm tư nguyện vọng của công nhân lao động Hà Nội, Tạp chí Xã hội học , sô 2(54),1996trang
79-83
Trang 31hay không bền vững của khu công nghiệp này cũng như của chính bản thân người công nhân bỡi tính chất năng động có thể đưa đến sự thay đổi cao
II TRÌNH ĐỘ HỤC VẤN
Cuộc nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của công nhân tại KCN này chủ
yếu là cấp III, chiếm 49,2%, sau đó là đến cấp II, chiếm 21,7% Trình độ học vấn
của công nhân tai KCN này khá cao Chúng ta có thể hiểu được điểu này là do chính _
sách đổi mới cải cách giáo dục và dẩn dẩn xóa bổ tư tưởng trọng nam khinh nữ nên người nữ đã có điểu kiện để nâng cao nhận thức, họ được đến trường nhiều hơn Tuy nhiên, trình độ học vấn của nữ công nhân tại KCN này chỉ ở mức giới hạn, còn rất
nhiều hạn chế dối với đối tượng nữ Để hiểu rõ hon ching ta cùng xem bảng sau: Đồ thị 2: Trình độ học vấn trung bình của từng nhóm công nhân 14+ 121 10+ 8 6 44 2 01⁄4 on Công nhân may Gông nhân thực Gông nhân điện phẩm tử (F = 24,907; p = 0,000)
Trong 3 nhóm đối tượng nữ công nhân ma sinh viên nghiên cứu, công nhân may có trình độ học vấn trung bình là lớp 8 (8.8), trong khi đó công nhân thực phẩm là lốp 11 (11.14) và công nhân điện tử là lớp 12 (12.13) Số liệu trên cho thấy rằng
yếu tố học vấn có ảnh hưởng đến ngành nghề cụ thể của từng nhóm công nhân Trình độ học vấn cấp IlI chiếm 49,2% trong khi trình độ trung học chuyên
nghiệp là 5,8%, cao đẳng đại học chỉ có 2,5% Qua đó chúng ta thấy việc nâng cao
giáo dục cho đối tượng nữ đã có sự quan tâm nhưng vẫn chưa có điểu kiện để tiếp tục học đến nơi đến chốn Do vậy đối với nhiều nữ công nhân, với số vốn kiến thức như
thế họ cho là đủ để có thể tự kiếm sống và có thể giúp cho gia đình, nên họ từ bỏ
việc hoc va bat đầu đi làm
Qua phỏng vấn sâu, một nữ công nhân điện tử cho biết: “Em thấy mình học
như vậy là đủ rồi, với lại công tự chỉ tuyển 12/12 thôi làm cũng được, lương cũng đủ sống Có trình độ trung học hay đại học thi hdn mình chút xíu thôi, nhưng mà phải
Trang 32có trách nhiệm nhiều lắm, bị chuyên gia chửi cũng nhiều, lương cũng đâu có hơn bao nhiêu VỊ thế em chỉ cần tốt nghiệp trung học là đã làm được rồi Trước mắt cứ
làm như vậy, sau này có điều kiện em sẽ tính sau (phiếu 75, công nhân điện tử địa
phương, 21 tuổi, lớp 12)
lit QUE QUAN
Trong mẫu nghiên cứu này, sinh viên chọn 60 nữ công nhân là người địa phương
và 60 nữ công nhân là người nhập cư Những công nhân địa phương đa số sống ở thị
xã, huyện nơi gần KCN Việt Nam - Singapore, chỉ một số nữ công nhân địa phương
là sống ở các huyện lân cận như Phú Giáo, Dầu Tiếng ~
Đổ thị 3: Quê quán của nữ công nhân nhập cư
Đối với những nữ công nhân nhập cư thì chủ yếu là vùng đồng bằng sông Hồng, chiếm 37%, sau đó là đến vùng Đông Nam Bộ, chiếm 36%, kế đến là đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 17%, Tây Nguyên chiếm 10% Kết quả trên cho thấy nữ công
nhân nhập cư đến KCN này đa số là những nữ công nhân ở các vùng lân cận như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Một số nữ công nhân có quê
quán ở phía Bắc(chiếm 37%) Điểu này chúng ta có thể lý giải được là do KCN Việt Nam — Singapore hình thành trong thời gian gần đây (năm 1996), vi thé đối tượng
tuyển dụng của KCN cũng còn giới hạn và mức độ thu hút người nhập cư ở Bình _ Dương không cao như ở thành phố Hồ Chí Minh Quê quán của những nữ công nhân trong mẫu nghiên cứu này tập trung lực lượng lớn công nhân từ các vùng phụ cận của
Bình Dương như Đồng Nai, Long An, Tiển Giang, Thành phố Hổ Chí Minh Sự kiện trên cho thấy tính di động không'gian của số mẫu nghiên cứu này không đa dạng,
mang tính rộng khắp và mạnh mẽ Những khu vực này đã có một sự phát triển tương
đối, vì thế trình độ học vấn của những công nhân trong mẫu nghiên cứu này khá cao do họ có điều kiện đầu tư cho bản thân Theo như lời của nữ công nhân cho biết:
Trang 33“Đầu tiên công ty em chỉ ưu tiên cho người Bình Dương thôi, không có chấp nhận công nhân từ các tỉnh khác Nhưng do em xin vô lúc đầu công ty mới thành lập, it có người mà em thì lại có trình độ học vấn nên mới được vào làm công ty này".(phiếu số 37, nữ công nhân may nhập cư, 25 tuổi lớp 12)
“Lúc em mới nộp đơn vô công ty này cũng khó lắm, thường người ta tu tiên
cho người Bình Dương dữ lắm,may mà em có học vấn khá, biết vi tính văn phòng và
tiếng Nhật của em cũng có chút ít nên em mới được ưu tiên vào công ty này Còn mấy đứa bạn của em cũng nộp đơn vô nhưng không được gọi phỏng vấn nữa chứ ở đó mà đi làm” phiếu 117, công nhân thực phẩm nhập cư, 22 tuổi, trung học tài chánh
kế toán”
Những lời tâm sự trên, chúng ta thay qué quán cũng là yếu tố quan trọng nhưng trình độ học vấn lại là yếu tố quan trọng hơn Chính yếu tố này cũng quyết định tính
di động của người công nhân Biểu này cho thấy yêu cầu của xã hội ngày càng cao hơn và đòi hỏi sự đầu tư về vốn nhân lực nơi người công nhân nhiều hơn Có thể do
tiến trình của ONH-HĐH và toàn cầu hóa nên đòi hỏi trình độ cao hơn để có thể tiếp
thu được các khoa học kỹ thuật mới, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước
IV TINH TRANG HON NHÂN
Bang 1: Tinh trạng hôn nhân của các nhóm nữ công nhân:
Nghề nghiệp của từng Tinh trang hon nhân nhóm công nhân Có Chua
Công nhân may 11 2 40 27.5% 72.5% 100.0% 9.2% 24.2% 33.3% Céng ahan thực phẩm 40 40 100.0% 100.0% 33.3% 33.3% Công nhân điện tử 40 40 100.0% 100.0% 33.3% 33.3% 11 109 120 Tổng 9.2% 90.8% 100.0% 9.2% 90.8% 100.0% Téng
Qua số liệu trên chúng ta thấy nữ công nhân tại KCN này đa số là độc thân,
chiếm 90,8% Trong đổ 100% nữ công nhân điện tử và công nhân thực phẩm chưa
có gia đình Các công nhân có gia đình đều thuộc nghành may (chiếm 27,5% tổng số
công nhân may) Nhìn chung nữ cổng nhân có tuổi đời khá trẻ, ít vướng bận chuyện gia đình, chồng con, vì thế những người nữ công nhân này có điểu kiện để làm việc xoay ca theo tính chất đây chuyển của một số công ty thuộc KCN này Điều này có
thể cho thấy 90,8% tổng số nữ công nhân trong mẫu khảo sát đã biết sống tự lập, xa
Trang 34đình về mặt kinh tế Giới nữ ngày nay đã tự do hơn, không lệ thuộc vào gia đình, không bị trói buộc bởi các quan niệm phong kiến “Chỗ của phụ nữ là ở trong góc bếp, phụ nữ mà làm được gì, chỉ mong lớn lên đợi ngày lấy chồng và chăm sóc cho gia đình"
VỊ trí của người phụ nữ trong xã hội ngày nay đã có sự chuyển đổi Họ không
những là người có chức năng tái sản xuất sức lao động mà còn là người trực tiếp lao
động và đóng góp thu nhập cho gia đình Điểu đáng lưu ý ở đây khi người phụ nữ đã có một vị trí nhất định trong gia đình và ngdài xã hội thì họ có xu hướng kết hồn chậm hơn Như thế số lượng nữ công nhân độc thân trong một số céng ty tai KCN Việt Nam-Sigapore nói riêng và các KGN nói chung ngày càng tăng Mặt khác do tính chất công việc đòi hỏi người công nhân phải làm theo ca hoặc phải tăng ca thường xuyên nên họ không có điểu kiện để mở rộng mối quan hệ giao lưu Họ có xu hướng
sống độc thân nhiều hơn và tuổi kết hôn của họ cao hơn Ngày nay, tuy vai trò của
người phụ nữ trong xã hội đã được nâng cao, người phụ nữ được tạo điểu kiện tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội, nhưng mặt khác dường như những thay đổi này lại tạo thêm gánh nặng cho người phụ nữ bởi phải đảm đương nhiều công việc hơn và
không có điểu kiện để quan tâm đến những nhu cẩu cá nhân của mình Khi phông vấn sâu một số công nhân đã cho biết:
Công nhân may nhập cư cho biết :”Íhi rớt đại học, má em kêu ủ nhà lấy chồng nhưng em không chịu, em muốn đi ra ngòai, muốn sống tự lập nên em mới xin vào
đây làm công nhân, em thích tự mình tìm bạn cho mình Nhưng mà vơ cơng ty tồn là nữ khơng Cơng đồn thì ít khi tổ chức các buổi giao lưu lắm, nên ít có cơ hội liếp XÚc giao lưu nam nữ lắm nên chắc là ở vậy luôn “(phiếu 20, nữ công nhân may nhập
cu, tuổi 24, lớp 9)
Gông nhân điện tử: “Em học xong 12, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn em tự
quyết định đi làm để phụ giúp gia đình Em sẽ cố gắng học tập tiếp nếu có điều
kiện Còn bây giờ em chỉ lo cho gia đình Lúc ở nhà em thấy Má nói chuyện với hàng xóm rằng: “Gia đình được như thế này là nhờ N đó” Em thấy vui” (phiếu 70,
công nhân điện tử địa phương, tuổi 22, lớp 12)
V NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC KHI TRỦ THÀNH CÔNG NHÂN
Làm công nhân là một bước chuyển biến lớn đối với những người trước đây vẫn
còn là học sinh hay là ông dân Điểu này chứng tỏ đã có một sự di động xã hội trong tầng lớp công nhân
Trang 35Đổ thị 4: Nghề nghiệp trước khi trở thành công nhân: Họcsinh Mông dân Lao động Không có Khác phổ thông việc làm
Kết quả thu thập thông tin cho chúng ta thấy nghề nghiệp của những nữ công
nhân này trước khi vào KCN đa số là học sinh chiếm 57,5% tổng số người được nghiên cứu Các học sinh này tốt nghiệp cấp II! xong là bất đầu đi làm Điều đó chứng tỏ lực lượng công nhân ở KCN này đa phần được trang bị kiến thức nhất định
để có thể tiếp thu được các kỹ thuật mới Chúng ta có thể thấy các gia đình nghèo và
trung bình, đặc biệt là các gia đình tại các đô thị đã có sự đầu tư giáo dục cho con
cái, kể cả đối tượng nữ để có thể thích ứng với điều kiện xã hội trong bối cảnh đất
nước có nhiều đổi mới Tuy việc đầu tư giáo dục này chỉ dừng lại ở mức hạn chế
nhưng diéu đáng mừng là lực lượng nữ đã được đầu tư cơ bản về giáo dục
Ngồi những người cơng nhân mà trước đây là học sinh thì có một lực lượng nữ công nhân khác trước đây đã là lao động phổ thông, chiếm 15,8% Những người nữ này làm những công việc tại gia đình: phụ bán hàng, làm nghề thủ công, phụ việc với gia đình Số liệu đáng quan tâm hơn là lực lượng nữ công nhân mà trước đây là nông dân chỉ chiếm 10% Điểu này chúng ta có thể hiểu được là do việc áp dụng mô hình
canh tác mới (như VAO), đất trồng lúa đã giảm so với trước đây do việc cơ giới hóa nông nghiệp, do dân số gia tăng ở nông thôn vì thế trên những mảnh đất nông
nghiệp chỉ còn lại đa số là những lực lượng lao động kỳ cựu, những người mà trước đây đã từng là nông đân và xem việc làm nông như là một cái nghiệp của họ Lực lượng lao động trễ trên những mảnh đất nông nghiệp thưa dan Đặc điểm này đã thúc đẩy người nông nhân trẻ mạnh dạn từ bỏ công việc truyén thống của mình để chọn lựa một công việc khác nhằm khắc phục tình trạng khiếm dụng ở nông thôn
Trang 36Vi MUC LUONG TRUNG BINH CUA CONG NHAN
Đồ thị 5: Mức lương trung bình của từng nhóm công nhân 742.8 800 700 600 500 400 300 200 100 0 Công nhấn may (ông nhẩn thực Công nhân điện phẩm tử (F = 84,652 ; p = 0,000)
Ở bảng trên, ta thấy công nhân may có mức lương trung bình 459.37 trong khi đó mức lương của công nhân điện tử là 742.80, gần gấp đôi so với lương của công nhân may Như đã phân tích ở trên, tuổi của công nhân may lớn hơn tuổi của công
nhân điện tử, học vấn của công nhân may thấp hơn học vấn của công nhân điện tử,
và lương công nhân may thấp hơn lương công nhân điện tử Điểu đó cho thấy, tiền
lương và học vấn có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau Học vấn càng cao thì mức
lương càng cao, nhưng trong mẫu nghiên cứu này, nhìn chung học vấn và lương lại tỉ
lệ nghịch với tuổi đời Những công nhân may có tuổi đời trung bình cao nhất nhưng lại
là nhóm công nhân có học vấn và tiền lương thấp nhất trong ba nhóm công nhân
Chúng ta cũng có thể hiểu được từ sau khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới (năm
1986), nền kinh tế xã hội phát triển, mỡ mang hợp tác, thu hút đầu tư Bên cạnh đó
Nhà nước cũng đẩy mạnh việc nâng cao tri thức cho người dân, tạo điểu kiện để nâng
cao trình độ dân tri Va ching ta cũng có thể nhận ra rằng muốn thu hút được đầu tư
thì phải nâng cao dân trí, đầu tư cho giáo dục để người dân có đủ điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật mới như vậy mới đáp ứng được yêu cẩu công việc Vì thế, chúng ta
cũng thấy rằng mức độ di động xã hội(theo di động ngang) của nữ công nhân điện tử có thể cao hơn công nhân may Và yếu tố trình độ học vấn có thể là yếu tố then chốt trong việc tạo ra di động xã hội trong bối cảnh đất nước đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nhân may làm việc chủ yếu dựa vào tay nghề, ít dựa vào học
vấn, công nhân điện tử chủ yếu dựa vào học vấn Điều đó cho thấy mức độ thay đổi vị trí trong công việc và trong cơ cấu thay đổi nghề nghiệp của nữ công nhân điện tử sẽ cao hơn công nhân may
Trang 37CHUONG III
VỊ THỂ CỦA NỮ CÔNG NHÂN VỚI DI ĐỘNG DỌC
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa cửa nước ta, di động
xã hội đã làm thay đổi vị thế của nhiều cá nhân hay nhiều nhóm người khác nhau
theo những xu hướng di chuyển khác nhau Trong bài nghiên cứu này, sinh viên fìui hiểu sự di động xã hội của công nhân tại một số công ty thuộc khu công nghiệp Việt
Nam — Singapore vi hai chiéu kich về di động dọc và di động ngang Trước tiên sinh - viên tìm hiểu vị thế của người công nhân với di động dọc
Di động dọc là sự vận động của cá nhân hay nhóm người giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới một vị trí địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn
Di động liên thế hệ: thường được đo lường bằng cách so sánh địa vị trong giai cấp xã hội của hai thế hệ cha và con
Theo như nhà Xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu quan niệm, con người
được thừa huỗng và mang theo bên mình ba lọai vốn liếng: vốn liếng kinh tế, vốn
liếng xã hội và vốn liếng văn hóa Chính các vốn liếng ấy tạo nên vị thế của con người trong xã hội mà ta thường gọi đó là nguồn gốc xã hội Các yếu tố ảnh hưởng
đến vị thế giữa các thế hệ như: nghề nghiệp của cha mẹ, nơi sống của họ trước khi
trở thành công nhân, trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ
I NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC KHI TRỦ THÀNH CÔNG NHÂN:
Việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường đã tác động đến cơ cấu đội ngũ công
nhân nói chung và công nhân ngành công nghiệp nói riêng Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh Bình Dương có sự chuyển đối như thế nào? Qua bảng số liệu này, chúng ta thử tìm hiểu xem mức dịch chuyển của một số nữ công nhân tại khu công nghiệp Việt
Nam - Singapore này như thế nào
Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm việc làm trước khi trở thành công nhân: Nghề nhiệp
Trang 38Qua bảng số liệu trên, ta thấy số công nhân đã trả lời: “không” cho câu hỏi:
“Chị có nghề nghiệp nào khác trước khi làm công nhân không?” chiếm 52.5%, trong đó công nhân điện tử chiếm 19.5% và công nhân thực phẩm chiếm 18.6% Hai tý lệ này tương đương nhau Tuy nhiên, ở công nhân may thì khác, chỉ có 14.4% chiếm tỷ
lệ thấp nhất Trong khi đó, trong tổng số những người trả lời “có nghề nghiệp” trước
khi trở thành công nhân, công nhân may trả lời “có” cho câu hôi này chiếm 39.3%,
cao nhất trong ba nhóm công nhân Điểu này chứng tổ mức dịch chuyển về nghề
nghiệp ở công nhân may chiếm tỷ lệ cao hơn công nhân điện tử và công nhân thực
phẩm Hiểu rõ hơn về mức di chuyển này, chúng ta tìm hiểu thêm bảng sau: Đồ thị 6: Nghề nghiệp trước khi làm công nhân 355° 31 El] Công nhân may HlCông nhân thực phẩm E] Công nhân điện tử od = Hoc sinh Nong dan Lao déng Khéngcd Khác phé théng viée lam
Kết quả trên cho chúng thấy được mức di động dọc của từng nhóm công nhân
Sự chuyển đổi vị trí của một người trước dây là học sinh, là nông dân, lao động phổ thông sang công nhân là một bước chuyển đáng kể Nghề nghiệp trước đây của nữ
công nhân ngành điện tử đa số là học sinh và công nhân thực phẩm cũng vậy Chỉ
có công nhân ngành may là có nghề nghiệp trước đây là nông dân, lao động phổ thông và làm các công việc khác như lao động phụ giúp việc nhà với gia đình, buôn
bán nhỏ, may tại nhà Kết hợp để thị số 2 với biểu hiện học vấn trung bình của từng
nhóm công nhân, ta thấy công nhân điện tử có học vấn trung bình là lớp 12 (12.13),
công nhân thực phẩm là lớp 11 (11.44) và công nhân may là lớp 9 (8.80) và đồ thị1,
chúng ta thấy tuổi trung bình của công nhân ngành điện tử là 22 (21.58), của công
nhân thực phẩm là 22 (22.28) và công nhân may là 24 (24.28) Từng nhóm công
nhân đều thể hiện một sự dịch chuyển rõ rật nhưng nhóm công nhân may là nhóm
Trang 39công nhân thể hiện sự dịch chuyển nhiều hơn cả Qua phỏng vấn SâU, một chị công nhân may địa phương đã cho biết:
“Trước đây em vừa làm ruộng vừa may tại nhà, nhưng từ khí có khu công nghiệp mọc lên, người ta nói làm công nhân ở khu công nghiệp này khá hơn nên em xin vô làm” (phiếu 12, công nhân may địa phương, tuổi 27, lớp 9)
Điểu đó cho thấy sự phát triển các khu công nghiệp tại Bình Dương đã góp
phần nâng cao cuộc sống của người dân đặc biệt là đối tượng nữ, họ đã có điểu kiện
để thoát ra khỏi không gian chật hẹp để hội nhập vào tiến trình phát triển của xã hội
Riêng đối với công nhân ngành điện tử và thực phẩm, do tác đối tượng này đa số nghề nghiệp trước đây là học sinh, vì lý do này hay lý do khác họ phải bỏ dỡ dang việc học hành và lựa chọn nghề công nhân như là một giải pháp tạm thời cho tình huống khó khăn hiện tại Một vài chia sẻ sau của các nhóm công nhân càng cho ta
thấy rõ điều này hơn:
“Em đang đi học, em cũng cố gắng lắm nhưng học không bằng bạn bà, em
thấy chán, với lại thấy mấy đứa bạn ở xóm đi làm công nhân có tiền nên em nghỉ
học, xin đi làm luôn” (phiếu 106, công nhân thựa phẩm địa phương, tuổi 24, lớp 10)
“Sau khi tốt nghiệp cấp ba, thi rớt đại học, nhưng đậu vô trung học y tế ở
Bình Dương, học được mấy tháng, đi thực tập, thấy máu sợ quá nên em nghỉ học và
đi làm công nhân luôn Em định làm công nhân rồi để từ từ sau nay em sé tim ngành học phù hợp hơn mà đi học” (phiếu 71, công nhân điện tử địa phương, tuổi 23, lớp 12)
“Ở nhà làm ruộng cực khổ quá mà đất đai cũng cần cỗi, làm việc nặng nhọc, nắng nôi mà phụ thuộc vào thời tiết nhiều lắm nên cũng mật, thấy bạn bè đi làm
công nhân đỡ hơn, đỡ phải nắng noi nên đi làm theo (phiếu 7, công nhân may nhập cư, tuổi 27, lớp 8} ‘
“Khi học xong lớp 12, thấy gia đình cũng hơi khó khăn không có đủ điều kiện cho em học thêm lên nữa nên em quyết định đi làm để có thu nhập phụ giúp cho gia đình lo cho các em ăn học Trước mắt là cứ như vậy sau này em sẽ tính
tiếp "(phiếu 83, công nhân thực phẩm nhập cư, tuổi 23, lớp 12)
“Học xong 12, thấy thi đại học ngán quá Ở nhà không biết làm gì nên em đi
làm công nhân cho đỡ buồn nhưng mà làm công nhân phức tạp quá.Nếu có điều
kiện thì em sẽ đi học tiếp Bây giờ thử đi làm công nhân cho biết với người ta thô ”(
phiếu 104, công nhân thựa phẩm địa phương, tuổi 24, lớp 12)
“Khi lún lên, thấy gia đình ba má làm việc vất vả quá nên ra đi làm công
nhân, ở nhà làm ruộng với ba má-không nổi mà cũng không có ruộng để mà làm,
đất khô hết rồi Bây giờ người ta “lập vườn” nhiều lắm nên không có đất để trồng lúa như trước nữa Vả lại đất bây giờ người ta bán cũng nhiều nên còn ft đất lắm, người ta bỏ ra ngòai đi làm cũng nhiều lắm rồi Ở ruộng chỉ còn “ông già bà cả”
Trang 40thôi hà Trẻ ra ngòai làm những công việc ít nặng nhọc hon” (phiéu 19, công nhân
may nhập cư, tuổi 26, lớp 8)
li SO SANH TRINH DO HOC VAN CUA CHA ME VA CONG NHAN:
2.1 Trình độ học vấn của cha:
Trong việc tìm hiểu sự di động dọc của nữ công nhân, chúng tôi muốn tim
hiểu sự thay đổi về trình độ học vấn của người cha và người con xem như thế
nao? Tìm hiểu xem học vấn của người cha trong các đối tượng nữ công nhân này
ra sao để có thể tìm hiểu những tác động từ những yếu tố này đến bản thân người công nhân Đồ thị 7: Trình độ học vấn của cha và con chia theo từng nhóm nghề của nữ công nhân: (- > 141 11.44 42.13 10.05 O Cha BCon Công nhân may Céng nhân thực Gông nhân điện phẩm tử ` / (R = 0,615; P = 0,000) Qua bảng số liệu trên, ta thấy cha của các công nhân điện tử có trình độ học
vấn trung bình là 10, kế đến là công nhân thực phẩm gần lớp 10 (9.8), sau đó đến
công nhân may là lớp 7 (7.28) Nếu kết hợp với trình độ học vấn của từng nhóm công nhân thì chúng †a thấy hai biến số này tỷ lệ thuận với nhau { R = 0,615; P = 0,000)
Hay nói cách khác cha có trình độ học vấn cao thì con cũng có trình độ học vấn cao và đểu rơi vào nhóm công nhân điện tử So sánh sự di động giữa các nhóm công
nhân thì chúng ta thấy sự di động dọc thể hiện rõ rệt Điều này thể hiện, trình độ học
vấn của cha ảnh hưởng sâu sắc đến học vấn của người con