1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc

67 1,1K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 885,5 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2)

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐÔNG NAM

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

GVHD: Th.S Nguyễn Minh Nhựt Quang

BÌNH DƯƠNG, THÁNG 06 NĂM 2011

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐÔNG NAM

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

GVHD: Th.S Nguyễn Minh Nhựt Quang

Trang 3

CHƯƠNG l

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG.

1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng.

Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho chủ thể khác trong nền kinh tế quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền hoặc tài sản ) với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.

Căn cứ theo hình thức tài trợ, tín dụng được thành cho vay, cho thuê, bảo lãnh, chiết khấu Đây là cách phân loại phổ biến ở các ngân hàng thương mại Trong hoạt động tín dụng thì cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là tài sản mang lại thu nhập lớn nhất Tuy nhiên hoạt động này cũng gắn liền với nhiều rủi ro Do đó cần phải phân loại cho vay để có thể quản lý tốt và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:

 Căn cứ vào mục đích sử dụng:

+ Cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp + Cho vay bất động sản.

+ Cho vay nông nghiệp.

+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu + Cho vay tiêu dùng cá nhân.

 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

+ Cho vay ngắn hạn + Cho vay trung hạn + Cho vay dài hạn.

 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của NHTM đối với khách hàng:

Trang 4

+ Cho vay không đảm bảo + Cho vay có đảm bảo.

 Căn cứ vào tiêu thức hình thái của cho vay:

+ Cho vay bằng tiền + Cho vay bằng tài sản.

 Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả nợ vay:

+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay một lần khi đáo hạn

+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.

+ Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy theo khả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.

 Căn cứ vào phương thức cho vay:

+ Cho vay theo món.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng.

Vậy thì cho vay tiêu dùng tại ngân hàng là như thế nào? Cho vay tiêu dùng của ngân hàng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân Là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân hoặc hộ gia đình quyền sử dụng khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của khách hàng Các mục đích tiêu dùng có thể là: mua nhà, xây sửa nhà, mua xe, các dụng cụ trong gia đình, chi phí cho việc đi du học, …

1.2 Những đặc điểm của cho vay tiêu dùng tại các NHTM.

Để làm nổi bật và rõ hơn những đặc điểm của cho vay tiêu dùng, ta so sánh nó với cho vay kinh doanh.

 Về mục đích vay: Cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng

cá nhân nhưng cho vay kinh doanh thì sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 5

 Về đối tượng vay: Các cá nhân và hộ gia đình là khách hàng của loại

hình cho vay tiêu dùng trong khi đó cho vay kinh doanh lại là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.

 Về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của cho vay tiêu dùng là các tài sản thế

chấp, tài sản hình thành từ tiền vay hoặc từ tiền lương hay thu nhập; còn đối với cho vay kinh doanh thì nguồn trả nợ là lợi nhuận kinh doanh.

 Về rủi ro: Phương thức cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhất

trong danh mục các tài sản của ngân hàng Sở dĩ như vậy là vì nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập thường xuyên của người vay Mà những khoản thu nhập này lại phục thuộc vào sức khỏe và công việc của người vay Do vậy khi bị mất việc, ốm đau hoặc tai nạn… người vay khó có thể trả nợ Hơn nữa việc thẩm định khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình cũng khó khăn hơn Bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngân hàng có thể thẩm định khả năng trả nợ dựa trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập, còn đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình ngân hàng chỉ có thể dựa vào thu nhập từ tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác Để có được khoản vay, khách hàng có thể giấu các thông tin về tình hình sức khỏe cũng như dự định thay đổi việc làm trong tương lai của mình nên các ngân hàng rất khó xác định rủi ro khi cho vay tiêu dùng.

Và vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng phần lớn đều cao hơn các khoản vay khác của ngân hàng, điều này xuất phát từ việc các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng Cho vay tiêu dùng thường nhạy cảm theo chu kỳ, tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái Mặt khác người tiêu dùng thường ít nhạy cảm so với lãi suất, họ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trên hợp đồng.

Thêm một đặc điểm khác là người tiêu dùng thường chỉ vay một lần, ít có nhu cầu vay lại; không giống như các khoản vay thương mại: nhu cầu vay phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, lặp đi lặp lại Do đó nếu ngân hàng không có giải pháp mở rộng thì ngân hàng sẽ dần mất đi nguồn khách hàng tiềm năng này.

Trang 6

 Về quy mô khoản vay: đa số các khoản vay tiêu dùng có giá trị không

lớn trừ những khoản vay để mua quyền sử dụng nhà đất, mua sắm những mặt hàng xa xỉ nhưng số lượng các khoản vay tiêu dùng này lại khá cao Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu tiêu dùng, thỏa mãn chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng cao.

1.3 Các hình thức CVTD tại NHTM.

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định Việc nhân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dựng Cho vay tiêu dùng có thể chia thành ba loại

1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay:

 CVTD cư trú (Residentia/ Mortgage Loan): CVTD cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của KH là cá nhân hay hộ gia đình

 CVTD phi cư trú (Nonresiđentia/ Loan) : CVTD phi cư trú là các khoản nho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch

1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả:

 CVTD trả góp (Installment Consumer Loan):

Đây là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phương thức này thường áp dụng với các khoản vay có giá trị lởn, hoặc thu nhập từng định kỳ của khách hàng vay không đủ khả năng thanh toán hết một tần số nợ vay

Đối với loại cho vay này, NH thường chú ý tới một số vấn đề có tính nguyên tắc sau:

 Loại tài sản được tài trợ

Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dài trong tương lai Do đó, NH nền tài trợ cho những TS có thời hạn sử dụng lâu bền

 Số tiền phải trả trước

Trang 7

Thông thường NH yêu cầu KH vay phải thanh toán trước một phần giá trị TS cần mua sắm Số tiền này gọi là số tiền trả trước, phần còn lại NH sẽ cho vay Số tiền trả trước này phải đủ lớn để:

- Đủ cho người đi vay có động lực nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của TS, nhằm tăng thiện chí trả nợ

- Giúp NH hạn chế rủi ro trong trường hợp phải phát mại TS vay Số tiền trả trước là cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Loại TS: Đối với các TS có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại

- Thị trường tiêu thụ TS đã qua sử đụng: nếu TS sau khi sử dụng vẫn có thể dễ dàng được mua bán, chuyển nhượng thì số tiền trả trước thấp và ngược lại

- Năng lực của người đi vay - Môi trường kinh tế

 Chi phí tài tr ợ

Là chi phí mà người đi vay phải trả cho NH cho việc sử dụng vốn Chi phí tài trợ phải bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, bù đắp rủi ro, và mang lại lợi nhuận tương xứng cho NH

 Điều khoản thanh toán

Khi xác định điều khoản thanh toán cho khoản vay, NH cần lưu ý các yếu tố sau:

- Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập của KH, và trong mối tương quan với các khoản chi tiêu khác của KH.

- Giá trị của TS tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi

- Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của KH

- Thời hạn tài trợ không nên quá dài Bới vì thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giá trị TS tài trợ bị giảm mạnh, hơn thế nữa động lực trả nợ của KH cũng bị suy giảm

Trang 8

Số tiền mà KH phải thanh toán cho NH ở một định kỳ có thể được tính bằng một trong các phương pháp sau:

 Phương pháp gộp (Add-on Method)

Phương pháp này thường được áp dụng cho CVTD trả góp do tính đơn giản và dễ hiểu của nó:

Trong đó T: số tiền phải thanh toán mỗi kỳ L : chi phí tài trợ (lãi vay)

V: vốn gốc n: số kỳ hạn

r: lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn

Công thức áp dụng để quy đổi ra lãi suất hiệu dụng như sau:

i: lãi suất hiệu dụng/1 năm

m: số kỳ hạn thanh toán trong một năm Ngoài ra có thể áp dựng công thức sau:

i: lãi suất hiệu dụng ( 1 kỳ) r: lãi suất kỳ thanh toán n : số kỳ thanh toán

 Phương pháp lãi đơn (Simple Interest Method)

Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả từng định kỳ được tỉnh đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán

Trang 9

Còn lãi phải trả NH ở mỗi định kỳ được tính trên số tiền KH thực sự còn thiếu NH.

 Phương pháp hiện giá (Present Value Method)

Theo phương pháp này, tổng số tiền mà KH phải trả NH ở mỗi kỳ (gốc và lãi) là đều nhau Và tiền lãi cũng được tính trên dư nợ giảm dần.

 Vấn đề phân bổ lãi vay theo thời gian: Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳ gắn liền với các kỳ thanh toán, hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hoặc năm tài chính Tuy nhiên phân bổ lãi vay theo năm tài chính thường được các ngân hàng áp dụng hơn.

Các phương pháp phổ biến dùng để phân bổ lãi vay bao gồm:

 Phương pháp đường thẳng (Straight-line Method) hay còn gọi là phương pháp tỷ lệ cố định:

Theo phương pháp này, phần lãi cho vay được phân bổ ở mỗi kỳ tương ứng với tỷ trọng số tháng tính 1ãi trong kỳ đó so với toàn bộ số tháng tính lãi của thời hạn vay.

 Phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng (Effeđive Yield Method):

Phương pháp này còn gọi là phương pháp quy tắc 78 Đây là phương pháp phổ biển nhất trong việc hạch toán phân bổ lãi của các khoản cho vay trả góp.

 Phương pháp lãi (Interest Method) :

Theo phương pháp này, trước hết lãi suất cho vay được quy đổi ra thành lãi suất hiệu dụng Sau đó, lãi suất hiệu dụng này được áp dụng phương pháp hiện giá để tính phần lãi phân bổ cho kỳ đó

 Vấn đề trả nợ trước hạn :

- Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương pháp hiện giá thì yến đề rất đơn giản, người đi vay chỉ phải thanh toán toàn bộ số vốn gốc còn thiếu và tiền lãi của kỳ hạn hiện tại cho NH.

- Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp gộp thì vấn đề phức tạp hơn Vì theo phương pháp này, lãi được tính trên cơ sở giả định rằng tiền vay sẽ được KH trả hết cho đến khi kết thúc hợp đồng Vậy nên nếu KH trả nợ trước

Trang 10

hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn nợ giả định ban đầu Như vậy số tiền lãi thực sự phải trả cũng có sự thay đổi Phương pháp áp dụng phổ biến nhất là phương pháp 78.

 CVTD phí trả góp (Coninstallment Consumer Loan)

Tiền vay trả được KH thanh toán cho NH một lần khi đáo hạn Hình thức cho vay này chỉ phù hợp với các khoản cho vay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn

 CVTD tuần hoàn (Revolving Consumer Credit)

Là các khoản CVTD trong đó NH cho phép KH sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, KH được NH cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.

Lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau: + Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh

+ Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh + Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân

1.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ.

 CVTD gián tiếp (Indirect Consumer Loan)

CVTD gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho

Trang 11

(1) NH và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ Trong hợp đồng NH đưa ra các điều kiện về đối tượng KH bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại TS bán chịu.

(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hoá.

Thông thường người mua hàng phải trả trước một phần giá trị TS (3) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng

(4) Công ty bán lẻ bán cho NH bộ chứng từ hàng hoá bán chịu (5) NH thanh toán tiền cho công ty bán lẻ

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho NH

Để thích ứng với từng đối tượng KH, NH đưa ra các phương thức khác nhau trong kỹ thuật cho vay gián tiếp:

 Tài trợ truy đòi toàn bộ: theo phương thức này, khi bán cho NH các khoản nợ mà người tiêu dừng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho NH toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho NH.

 Tài trợ truy đòi hạn chế : theo phương thức này trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thoả thuận giữa NH với công ty bán lẻ.

- Công ty bán lẻ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần nợ trong trường hợp:

* Nếu người mua chịu không đủ tiền trả trước một số tiền nhất định * Không đủ các tiêu chuẩn tín dụng do NH đề ra

- Công ty bán lẻ cam kết chịu trách nhiệm cho toàn bộ số nợ đã bán chịu cho đến khi NH thu hồi được một số lượng các khoản nợ nhất định đúng hạn.

- Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ được giới hạn theo một tỷ tệ nhất định so với tổng số nợ trong một thời hạn nhất định

Trang 12

- Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ được giới hạn trong phạm vi số tiền dự phòng ký gửi tại NH Thường số tiền dự phòng được trích ra từ chênh lệch giữa chi phí tài trợ mà công ty bán lẻ tính cho người mua chịu và chi phí tài trợ mà NH tính cho công ty bán lẻ Đây là trường hợp được các NH áp dụng phổ biến nhất.

 Tài trợ miễn truy đòi:

Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho NH, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc chúng có được hoàn trả hay không Phương thức chứa đựng rủi ro cao cho NH nên chi phí tài trợ thường được NH tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các khoản nợ được mua cũng được kén chọn rất kỹ Ngoài ra, chỉ những công ty bán lẻ rất được NH tin cậy mới được áp dụng phương thức này.

 Tài trợ có mua lại:

Khi thực hiện CVTD gián tiếp theo phương thức miễn truy đòi, hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợ thì NH thường phải thanh lý TS để thu hồi nợ Trong trường hợp này, nếu có thoả thuận trước thì NH có thể bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm với TS đã được thụ đắc trong một thời hạn nhất định

Ưu - nhược điểm của CVTD gián tiếp

- Ưu điểm:

 Cho phép NH dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng  Giảm các chi phí xét duyệt hơn so với cho vay trực tiếp

 Rất phù hợp với cách thức mua hàng lâu bền, giá trị lớn với cả người mua (mua hàng trước khi có đủ tiền) và với cả người bán hàng (khi không có đủ khả năng tài chính giữ tất cả các tích trái của họ)

 Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với KH và các hoạt động NH khác

 Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ lốt, công ty có vốn tự có ròng lớn, CVTD gián tiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp Bởi vì đảm bảo của khoản vay tỏ ra vững chắc hơn khi có người bán ký hậu trên chứng từ

Trang 13

hoặc kỳ phiếu và người bán hàng cũng chịu trách nhiệm giám sát các khoản cho vay trong một giới hạn nào đó (như theo dõi các tài khoản không trả đúng hạn, việc tái sở hữu, bán hàng hoá tái sở hữu ) làm cho chi phí NH giảm xuống.

- Nhược điểm:

 NH không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu đùng đã được bán chịu, do đó các khả năng lừa đảo, giả mạo và xuyên tạc nhiều hơn so với vay trực tiếp.

 Thiếu sự kiểm soát của NH khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa.

 Trong quá trình thực hiện việc trả góp, xảy ra không ít trường hợp người mua trả lại hàng hoá cho người bán (khi họ thấy không thoả mãn hoặc không có khả năng chi trả) - tình huống này thường không xảy ra đối với cho vay trực tiếp Những khoản tranh chấp này ảnh hưởng lớn đến kết quả tín dụng.

 CVTD trực tiếp (Direct Consumer Loan): Là các khoản CVTD trong đó

ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.

CVTD trực tiếp thường được thực hiện qua sơ đồ sau:

(1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.

(2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ.

(3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ (4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.

Ngân hàng Công ty bán lẻ

Người tiêu dùng3

Trang 14

So với CVTD gián tiếp, CVTD trực tiếp có một số ưu điểm sau:

- Trong CVTD trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng là những người được đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng cho nên các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết định bởi những công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công ty bán lẻ.

- Hoạt động của nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng tốt trong khi nhân viên của những công ty bán lẻ thường chú trọng đến việc bán cho được nhiều hàng.

- Tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thường được đưa ra một cách vội vàng và như vậy có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp ra một cách không chính đáng Hơn nữa, trong một số trường hợp, do quyết định nhanh, công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt của mình Nếu người cấp tín dụng là ngân hàng, điều này có thể được hạn chế

- CVTD trực tiếp có ưu điểm là linh hoạt hơn so với CVTD gián tiếp.

Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi thế có thể phát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lẫn ngân hàng.

1.4 Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng:

Một hình thức cho vay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động của ngân hàng thì bản thân nó phải đem lại những lợi ích thiết thực cho những người đã tạo ra và sử dụng nó Hình thức cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu và cho đến nay hoạt động của nó vẫn không ngừng được các ngân hàng quan tâm phát triển, khách hàng sử dụng, Chính phủ các nước đồng tình ủng hộ.

Đối với nền kinh tế: Cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồng chuyển

dịch hàng hoá Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hoá không tiêu thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục Vai trò của ngân hàng lúc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họ tích luỹ đủ số tiền cần thiết Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng

Trang 15

và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá, sau đó mới có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng Khi đã tiêu thụ được hàng hoá, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và sẽ tìm tới ngân hàng để tiếp tục vay vốn Như vậy, ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng hay chính là có lợi cho cả nền kinh tế Tóm lại, cho vay tiêu đùng được dùng để tài trợ cho chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tới cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng như vậy thì chẳng những không kích được cầu mà nhiều khi còn làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước.

Đối với ngân hàng: Ngoài hai nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao,

cho vay tiêu dùng có những lợi ích quan trọng như:

Thứ nhất, cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ đó mà mở rộng quan hệ với khánh hàng Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ càng đẹp hơn trong con mắt khách hàng Trong ý nghĩ của công chúng, ngân hàng không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các công ty và doanh nghiệp mà ngân hàng còn rất quan tâm tới những nhu cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện đời sống của người tiêu dùng Từ đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao hơn.

Thứ hai, cho vay tiêu dùng cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽ biết tới ngân hàng hơn Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư.

Thứ ba, cho vay tiêu dùng tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá kinh doanh từ đó mà nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Và đối với khách hàng: nhờ cho vay tiêu dùng họ được hưởng các tiện ích

trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách, nhu như cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế Tuy vậy, nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì cũng rất tai hại vì nó có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm hoặc chi tiêu trong tương lai, còn rất nghiêm trọng

Trang 16

hơn nếu mất khả năng chi trả thì người này có thể gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống.

1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM.

1 5.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng:

Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới tượng cho vay tiêu dùng Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giao dịch với khánh hàng hay không Uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Yếu tố góp phần nhỏ tới thành công của cho vay tiêu dùng là các chính sách, quy định của ngân hàng Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không, đó là các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu, nếu thời gian thẩm định quá dài thì khách hàng sẽ không muốn nhờ đợi và tiến tới các ngân hàng khác.

Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết định thành công của cho vay tiêu dùng Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn tốt thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn Cán bộ tín dụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo khách hàng các thủ tục cần thiết.

Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết tới thì ngân hàng cần có chính sách marketing phù hợp Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nói chung cũng như lợi ích, chính sách về cho vay tiêu dùng nói riêng.

Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vay tiêu dùng Nếu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dẫn tới việc giải quyết các thủ tục được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và việc quản lý hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn Bên

Trang 17

cạnh vấn đề về công nghệ, ngân hàng cần có các quy định, nội quy làm việc thưởng phạt nghiêm minh, quản lý tốt để tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng, tác động đến phong cách làm việc của nhân viên.

Tất cả các nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại ngân hàng có tác động tới cho vay tiêu dùng Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng, đó là đạo đức khách hàng cũng như rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ro cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, các quy định cho vay cũng sẽ không quá khắt khe Ngược lại, nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng.

Một ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần tính tới tất cả các nhân tố vĩ mô và vi mô kể trên.

1.5.2 Các nhân tố ngoài ngân hàng:

Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng như môi trường kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, môi trường phép lịch sự, yếu tố văn hóa…

Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi Ngân hàng hoạt động Nơi đó là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà những người nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết tới ruộng vườn, thậm chí còn không biết tới hoạt động của ngân hàng.

Kế đến là các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ tiền mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm cộng với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm ra Chính vì thế nhu cầu vay của người dân còn thấp.

Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển

Trang 18

vững chắc và hạn chế những rắc rối có thể xảy ra Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêu dùng của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn.

Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Đó là các quy định như quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các ngân hàng thương mại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có …

Trang 19

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SHB CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

2.1 Tổng quan về SHB Chi nhánh Bình Dương:

2.1.1 Thông tin chung về SHB:

Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội Tên tiếng Anh: Sai Gon-Ha Noi Commercial Ioint Stock Banh Tên giao dịch: SHB

Trụ sở chính: Số 77, phố Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

Website: www.shb.com.vn E mail:shbank@shb.com vu Logo:

Vốn điều lệ: 3.500.000.000.000 đồng.

2.1.2 Quá trình ra đời và phát triển:

Ngày 13/1l/1993, NH TMCP Nông thôn Nhơn Ái (tiền thân của NH TMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) được thành lập theo giấy phép 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993

Vào ngày 20/01/2006, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ NH TMCP Nông thôn sang NH TMCP đô thị, từ đó tạo thuận lợi cho SHB có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh đủ sức cạnh tranh và phát triền, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới

Trang 20

của SHB và đây là NH TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành phố Cần Thơ, trung tâm tài chính tiền tệ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 22/7/2008 Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận việc NH TMCP Sài Gòn-Hà Nội chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội Ngày 09/9/2008, SHB đã long trọng tổ chức lễ khai trương trụ sở mới tại số 77 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Việc đặt trụ sở chính tại Hà Nội sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho SHB tiếp cận các cơ hội phát triển và nâng cao vị thế của mình khi đây là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị của cả nước và là nơi hội tụ nhiều tổ chức kinh tế tài chính hàng đầu trong và ngoài nước Đồng thời đây cũng là đánh dấu bước ngoặc mới của SHB từ sau chuyển đổi NH TMCP nông thôn lên đô thị, tạo một trong những bước tiến đầu tiên trở thành tập đoàn tài chính đa năng vào năm 2015.

Ngày 20/4/2009, SHB đã có 50 triệu cổ phiếu phổ thông chính thức chào sàn tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hà Nội với mã chứng khoán là SHB.

Ngày 06/812009, Niêm yết bổ sung 150 triệu cổ phiếu phổ thông của SHB lên sàn chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội.

Sau nhiều năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB nổ lực không ngừng để mang đến cho KH các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất Với quyết tâm trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam, và là một tập đoàn tài chính-công nghiệp-bất động sản lớn mạnh: Tính đến thời điểm 30/9/2009, SHB đã có hơn 90 chi nhánh và phòng giao dịch trên các tỉnh thành trong cả nước.

2.1.3 Sự thành lập và phát triển của SHB Bình Dương:

Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, có diện tích 2.695,54 km2 phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh ngày càng phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh.

Trang 21

Cùng chiến lược phát triển của chính quyền địa phương “Trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” đã mang lại hiệu quả cao thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bình Dương Tại đây có nhiều KCN lớn hình thành như KCN Việt Nam - Singapore, KCN Sóng Thần, Đồng An, Việt Hương, Mỹ Phước I, II, III… Năm 2007, đã thu hút thêm 264 dự án đầu tư mới, trong đó có 187 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư 844 triệu USD và 59 dự án đầu tư trong nước đăng ký vốn là 1.390 tỷ đồng Tính chung đến nay đã có 1.069 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Để đáp ứng tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, ngành NH đã từng bước đầu tư mới và mở rộng hoạt động với nhiều dịch vụ tiện ích ngân hàng để cùng hòa nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Hoạt động tăng trưởng như sau:

- Tổng huy động vốn năm 2007, đạt 16.445 tỷ đồng so với năm 2006 tăng 53%, so với năm 2005 tăng 158%.

- Dư nợ cho vay năm 2007 đạt bình quân 21.539 tỷ đồng so với năm 2006 tăng 44%, so với năm 2005 tăng 130%.

SHB cũng không nằm ngoài xu thế đó Được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN Việt Nam theo Quyết định số 2576/QĐ-NHNN ngày 01/11/2007 và SHB khai trương chính thức chi nhánh SHB Bình Dương và đi vào hoạt động từ ngày 15/11/2007 tại địa chỉ: 302 khu 1, phường Phú Hòa, Thị xã Thủ Dầu Một Đến nay SHB Bình Dương đã phát triển mở rộng mạng lưới với 3 phòng giao dịch tại: Bến Cát, Dĩ An (Sóng Thần), Thủ Dầu Một.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Hình 2.l: Cơ cấu tổ chức của SHB Chi Nhánh Bình Dương

Ban Giám đốc

P Kế toánP Hành chính – Quản trịP Dịch vụ KHP Tín dụng

PGD Bến CátPGD Sóng ThầnPGD Thủ Dầu Một

Trang 22

Phòng kế toán:

Hiện có 05 cán bộ nhân viên làm việc bao gồm: phụ trách phòng kế toán, kế toán thu chi, kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán qua liên ngân hàng, kiểm soát viên.

- Theo dõi sổ sách kế toán, chứng từ thu chi tại đơn vị, giao dịch thanh toán với các đối tác, chuyển tiền đi, tiền đến, nộp và rút tiền mặt ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi theo quy định quản lý ngoại hối của NHNN và SHB Báo cáo định kỳ với các cơ quan pháp luật quản lý.

Phòng hành chính:

Nhân sự gồm có: phụ trách phòng, nhân viên hành chính, nhân viên văn thư, lái xe, bảo vệ.

- Đầu mối quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng tài sản, xây dựng kế hoạch tham mưu cho Giám đốc có kế hoạch mua sắm công cụ dụng cụ.

Chịu trách nhiệm quản lý con dấu đơn vị, giúp Giám đốc theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản.

- Duy trì nội quy lao động Thiết lập hệ thống quản lý và lưu trữ hồ sơ, thông tin về nhân sự, các thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật đối với nhân sự thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc theo quy chế quản lý nhân sự của SHB, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Bộ Luật lao động.

- Phối hợp với phòng kế toán tài chính quyết toán tiền lương, tính toán lương, thưởng hàng tháng cho cán bộ nhân viên.

- Tổ chức thành lập công đoàn, phối hợp với công đoàn tổ chức thực hiện việc chi quỹ phúc lợi cho cán bộ nhân viên theo thỏa ước lao động tập thể, tổ chức thăm viếng gia đình hiếu hỷ, ốm đau,… đối với người lao động.

Thực hiện công tác tổ chức đối ngoại với các tổ chức có liên quan theo sự chỉ đạo của Giám đốc.

Tổ chức quản lý tốt phương tiện ô tô, có kế hoạch phân công quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm.

Phòng dịch vụ KH:

Trang 23

Quản lý việc thu chi tiền mặt thu chi của Ngân hàng, bảo quản tiền và các giấy tờ có giá khác (tổ ngân quỹ)

- Trực tiếp giao dịch với KH đến với SHB tham gia tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

- Thu lãi tiền vay từ KH.

- Quản lý việc giao, nhận tiền mặt đến NHNN.

- Đăng ký giao dịch mở tài khoản VNĐ, USD đối với KH đến giao dịch trong hệ thống SHB.

Phòng tín dụng:

Cho vay đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy chế tín dụng tại SHB và của pháp luật cho phép Hỗ trợ KH đến vay vốn tại SHB.

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB trong những năm gần đây:

Hoạt động huy động vốn: Tổng phương tiện thanh toán đến 31/12/2010

tăng 23 %, huy động vốn tăng 24,5% so với cuối năm 2009 (đã trừ hư số tăng của tỷ giá và giá vàng).

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2008, 2009

Trang 24

bảng số liệu ta thấy tổng vốn huy động trong năm 2009 tăng 32.7 % so với năm 2008 ứng với mức tăng 60.080 tỷ đồng Nguyên nhân là do:

Huy động vốn nội tệ trong năm 2009 tăng 30.9% so vơi năm 2008 ứng với mức tăng là 53.772 tỷ đồng Trong đó đáng kể nhất là tiền gửi không kỳ hạn tăng 249,1% so với năm 2009 ứng với mức tăng 7.296 tỷ đồng nguyên nhân là do KH đã rút vốn đầu tư từ thị trường chứng khoán bị giảm sút, thị trường bất động sản bị đóng băng, vàng liên tục biến động và ngân hàng là nơi để có thể cất trữ tốt nhất cho KH khi có nhu cầu sử dụng bất cứ lúc nào trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động lớn Hơn nữa, nhờ có chính sách điều chỉnh tổng lãi suất huy

Trang 25

Ngắn hạnTrung dài hạnCá nhân TCKT

Cơ cấu Dư nợ cho vay (Tỷ đồng)

động tiết kiệm có kỳ hạn nên kết quả huy động vốn của SHB ở loại tiền gửi này tăng 27.2% so với năm 2008 với mức tăng là 46.476 tỷ đồng.

Qua biểu đồ ở trên ta thấy rằng: mặc dù huy động ngoại tệ năm 2009 tăng 63,3% so với năm 2008 ứng với mức tăng 6,308 tỷ đồng Nhưng xét về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền thì huy động nội tệ chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động Nguyên nhân từ tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp làm cho tỷ giá ngoại tệ biến động không lường nên ảnh hưởng đến tâm lý KH Hơn nữa, lãi suất tiền gửi bằng nội tệ cao hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ nên KH có xu hướng gửi tiền tiết kiệm bằng nội tệ cao hơn.

Tổng số dư nguồn vốn huy động 31/12/2010 là 45.030,9 tỷ đồng, tăng 20.383,5 tỷ đồng tương ứng tăng 82.7% so với cuối năm trước và đạt 111,2% so với kế hoạch.Trong đó, nguồn vốn huy động từ trái phiếu chuyển đổi là 1.531,6 tỷ đồng

Hoạt động sử dụng vốn:

 Hoạt động tín dụng:- Dư nợ tín dụng:

Dư nợ cho vay TCKT và CN đến 31/12/2010 là 24.375,6 tỷ đồng, tăng 11.546,8 tỷ đồng tương ứng tăng 90% so vơi đầu năm đạt 103,7% so với kế hoạch năm 2010.

- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian và đối tượng khách hàng:

Trang 26

- Dư nợ cho vay theo lĩnh vực ngành nghề

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

3.796,0 15,57%

Các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

Quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng (Đảng, đoàn thể, đảm bảo xã hội bắt buộc)

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 5.855,0 24,02%

Hoạt động các tổ chức và đoàn thể Quốc tế 9,4 0,04%

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán)

Trang 27

- Chất lượng tín dụng

SHB thực hiện phân loại các khoản nợ tuân thủ theo đúng quy định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước.

Kết quả phân loại dư nợ của SHB như sau: Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 340,9 tỷ đồng chiếm 1,4%/tổng dư nợ, giảm 1,39% so với cuối năm trước

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán)

 Tiền gửi tại các TCTD khác

Số dư tiền gửi tại các TCTD khác đến 31/12/20/0 là 11.636,7 tỷ đồng, tăng 5.279,4 tỷ đồng tương ứng tăng 83% so với cuối năm trước, đạt 153,5% kế hoạch năm

 Tài sản cố định

Giá trị tài sản cố định lũy kế đến 31/12/2010 là 1.526,2 tỷ đồng tăng 672 tỷ đồng tương ứng tăng 78,8% so với cuối năm trước.

Trang 28

(Nguồn : BCTC đã được kiểm toán)

Những bất động sản là tài sản cố định hiện nay của SHB có giá trị cao gấp nhiều lần so với giá trị ban đầu SHB ( chi tiết tại phụ lục đính kèm ).

 Hoạt động đầu tư

Tổng số tiền SHB đã kinh doanh các công cụ tài chỉnh đến 31/12/2010 là: 9.214,3 tỷ đồng, tăng 4.051,5 tỷ đồng tương ứng tăng 78,4% so với cuối năm trước.

Trong đó:

- Đầu tư trái phiếu Chính phủ, các Tổ chức tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp: 8.880,9 tỷ đồng.

- Góp vốn đầu tư dài hạn: 333,4 tỷ đồng.

SHB đã không ngừng cải thiện sản phẩm và qui trình để phát triển hoạt động tín dụng

Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế và thị trường vốn, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh và đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng Ngoài ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được sự tăng trưởng tốt.

Dư nợ tín dụng2006200720082009

Trang 29

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 03 năm gần đây đạt trên 300%/năm Năm 2006, tổng dư nợ của SHB đạt 493 tỷ đồng Năm 2007, đánh dấu sự chuyển hướng hoạt động: tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh cùng với sự phát triển về mạng lưới hoạt động, nên dư nợ tín dụng của SHB có sự tăng trưởng vượt bậc với hơn 4,184 tỷ đồng dư nợ, tăng 748% so với năm 2006.

Năm 2008, với việc phát hành tăng vốn thành công lên 2.000 tỷ đồng trong năm trước, SHB đã đầu tư mở rộng mạng lưới, phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ, đa dạng đối tượng khách hàng, dư nợ tín dụng của SHB đạt 6,253 tỷ, tăng 49% so với 2007 Đây là kết quả cao trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế Bước sang 2009, bên cạnh sự hồi phục của nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay cũng có kết quả cao với dư nợ đạt 12,829 tỷ, tăng 105%.

Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn là loại hình cho vay ngắn hạn, do SHB huy động phần lớn là vốn với kỳ hạn

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tập trung ở các khoản vay ngắn hạn với tỷ lệ xoay quanh 60% và đang có dấu hiệu dịch chuyển sang các khoản vay trung và dài hạn Các khoản vay ngắn hạn giúp ngân hàng linh động trong quản lý dòng tiền, tuy nhiên lại tạo sự tăng trưởng chưa thực sự bền vững Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tập trung ở nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế với tỷ lệ trên từ 73 -75%, trong đó tập trung vào đối tượng Công ty TNHH và công ty cổ phần - chiếm 22.09% và 21.77% trong tổng dư nợ năm 2009 Hiện tại, SHB chủ yếu cho vay bằng VNĐ, cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Trang 30

Năm 2007 và 2008, cho vay theo ngành nghề của SHB chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, kho bãi giao thông vận tải, xây dựng, nông lâm nghiệp, tiếp đó là sản xuất gia công, chế biến và một số lĩnh vực khác Sang năm 2009, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nông lâm nghiệp với 20,7% tổng dư nợ, tiếp do là các lĩnh vực khai thác mỏ và xây dựng Việc hợp tác toàn diện với các Tập đoàn công nghiệp lớn như TKV, VRG, T&T GROUP cũng tạo nhiều thuận lợi cho SHB trong việc cung cấp các hợp đồng tín dụng hay đứng ra làm đầu mối thu xếp tín dụng cho các công ty thành viên của tập đoàn.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối:

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay

Thu từ các công cụ tài chính phát sinh tiền tệ Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối (l15.783) Chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay (91.056) Chi về các công cụ tài chính phát sinh tiền tệ

(Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất 2010)

Qua các số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2010 tăng trưởng so với năm 2009 nhưng không nhiều.

 Các hoạt động dịch vụ:

Trang 31

Tổng thu nhập thuần từ dịch vụ trong năm 2010 đạt 106,4 tỷ đồng, chiếm 7,1 % tổng thu nhập thuần của SHB.

Trong đó:

- Dịch vụ thanh toán trong nước :

+ Doanh số TTQT năm 2009 đạt 373 ,4 triệu USD tăng 220,1 triệu USD tương ứng tăng 143,6 % so với năm 2008.

+ Tổng số giao dịch thực hiện trong năm 2009 là 2 3 3 7 giao dịch, tăng 1 679 giao dịch tương ứng tăng 2,5 lần so với năm trước, trong đó bao gồm 501 bộ L/C và 1.836 bộ chuyển tiền.

+ Thu nhập thuần từ TTQT năm 2009 là 13.245 triệu đồng, tăng 11.927 triệu đồng tương ứng tăng hơn 10 lần so với năm trước.

+ Trong năm 2010, SHB đã thực hiện tổng số 140.060 giao dịch (tăng 124,2% so với năm 2009) với tổng giá trị 520.354 tỷ VND (tăng 243,7% so với năm 2009), 3.243 triệu USD (tăng 124,2% so với năm 2009) và 93.520 nghìn EUR.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Tổng số giao dịch trong năm 2010 là 4.040

giao dịch, với doanh số TTQT đạt 740,1 triệu USD, tăng 366,7 triệu USD so với năm 2009.

- Hoạt động thẻ: Trong năm 2010, SHB đã thực hiện phát hành đổi thẻ ghi

nợ nội địa Solid cho toàn bộ chủ thẻ cũ với đầu BIN mới nhằm tuân thủ theo quy định mới của NHNN và đồng thời phù hợp với hệ thống Core thẻ mới đầu tư Số lượng thẻ phát hành lũy kế đến 31/12/2010 là 28.004 thẻ.

- Hoạt động thẻ ATM: Dịch vụ thẻ của SHB đáp ứng các tính năng: truy

vấn, in sao kê, rút tiền, chuyển khoản (liên chi nhánh) mua bán hàng hóa nối với TK tiền gửi của khách hàng thẻ SHB đang triển khai dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa có thương hiệu Thẻ Solid SHB với phương thức kết nối là Switch to Gateway.

Tổng sổ thẻ ATM phát hành trong năm 2009 là 14.53 8 thẻ, tăng 4.521 thẻ tương ứng tăng 45,13% so với cuối năm 2008 Tổng giao dịch toàn hệ thống SHB năm 2008 là 185.429 giao dịch, trong đó giao dịch tài chính là 134.811 (chiếm 72,7% tổng giao dịch), giao dịch khác là 50.618 (chiếm 27,3% tổng giao

Trang 32

dịch) Tổng số thẻ ATM phát hành trong năm 2009 là 14.53 8 thẻ tăng 4.521 thẻ tương ứng tăng 45,13% so với năm 2008, đạt 60,07% kế hoạch năm.

Số dư Tiền gửi bình quân tài khoản thẻ: ~l.900.000 đ/ tài khoản thẻ.

- Hoạt động kinh doanh tiền tệ liên NH ( thị trường II và kinh doanh ngoại tệ: Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói

riêng vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của suy thoái kinh tế toàn cầu và những biến động mạnh của tỷ giá, lãi suất trong năm 2009, SHB vẫn kịp thời nắm bắt được cơ hội đầu tư và tích cực kinh doanh nguồn vốn trên thị trường II và doanh số giao dịch đạt xấp xỉ 80.000 tỷ đồng, đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ toàn hệ thống năm 2009 đạt doanh số 1,1 tỷ USD và kết quả hoạt động kinh doanh về nguồn vốn và ngoại tệ đạt kết quả như sau :

+ Thu nhập thuần từ kinh doanh nguồn vốn thị trường II là: 29,2 tỷ đồng + Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ : 52,487 tỷ đồng (vượt 9,7% so với kế hoạch năm 2009).

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mụcNăm 2008Năm 2009

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 32.378 168.270 Chi phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 6.355 115.783

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán)

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy chưa đóng góp nhiều vào tổng doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng nhưng đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong các hoạt động của Ngân hàng Tốc độ tăng trưởng của Thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ từ năm 2007 đến 2008 lần lượt là hơn 10 lần và hơn 9 lần; năm 2009 tăng hơn 2 lần, đạt 52.487 triệu đồng Trong những năm qua, mặc dù đạt dược tăng trưởng mạnh từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhưng SHB cũng luôn đảm bảo tuân thủ các quy định về kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nhìn chung, chất lượng tín dụng của SHB vẫn nằm trong mức tương đối

tốt tuy nhiên đang có xu hướng tăng lên.

Trang 33

Với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng của SHB được đánh giá là tương đối tốt và an toàn, nợ quá hạn thấp.

Chất lượng nợ2006200720082009

Nợ dưới chuẩn (nhóm 2 - 5) 2.45% 0.62% 4.54% 3.23%

Chất lượng tín dụng của SHB đạt mức tốt vào năm 2007, tuy nhiên 2 năm 2008-2009, có chiều hướng xấu đi với sự tăng lên trong tỷ lệ nợ xấu từ 1.89% lên 2.79% (trung hình ngành là 2.49%) Tỷ lệ nợ nhóm 2 đã giảm từ 2.7% năm 2008 xuống còn 0.4% năm 2009, tuy nhiên, nợ nhóm 4 và 5 lại tăng từ 09% và 0.2% năm trước sang con số 1.2% cho năm sau Điều này cho thấy công tác quản lý nợ của SHB đang đi theo chiều hướng không tốt Nợ có xu hướng di chuyển xuống nhóm thấp hơn, đưa rủi ro hoạt động ngân hàng tăng cao

Tổng thu nhập và lợi nhuận ròng đạt tăng trưởng tốt trong 2 năm 2008 - 2009:

Tăng trưởng2007200808/07200909/08

Tổng thu nhập và lợi nhuận ròng duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt trong 2 năm gần đây Lãi suất huy động giảm từ năm 2008 đến 2009 đã giúp lãi biên của ngân hàng được cải thiện Chi phí trả lãi năm 2009 chiếm 61.28% thu nhập lãi, trong khi con số này năm 2008 là 87.56%.

Hoạt động tín dụng dần dần đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu thu nhập:

Tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập cũng có sự thay đổi lớn Năm 2007 và 2008, nguồn thu thuần từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm 34% tổng thu nhập, phần còn lại thuộc về các hoạt động khác Tuy nhiên, đến 2009 đã có sự chuyển dịch lớn Hoạt động tín dụng đóng góp 75% tổng thu nhập ngân hàng, đạt tăng trưởng gấp 3 lần năm trước Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ tuy chỉ mới trong giai đoạn đầu phát triển với các sản phẩm như thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ,

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tiền vay trả được KH thanh toán cho NH một lần khi đáo hạn. Hình thức cho vay này chỉ phù hợp với các khoản cho vay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
i ền vay trả được KH thanh toán cho NH một lần khi đáo hạn. Hình thức cho vay này chỉ phù hợp với các khoản cho vay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn (Trang 10)
Để đáp ứng tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, ngành NH đã từng bước đầu  tư mới và mở rộng hoạt động với nhiều dịch vụ tiện ích ngân hàng để cùng hòa  nhập và nâng cao năng lực cạn - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
p ứng tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, ngành NH đã từng bước đầu tư mới và mở rộng hoạt động với nhiều dịch vụ tiện ích ngân hàng để cùng hòa nhập và nâng cao năng lực cạn (Trang 21)
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2008,2009 tại SHB Bình Dương - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2008,2009 tại SHB Bình Dương (Trang 23)
Hình 2.2 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2008,2009 tại SHB Bình Dương - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
Hình 2.2 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2008,2009 tại SHB Bình Dương (Trang 24)
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 2 NĂM 2008,2009 - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
2 NĂM 2008,2009 (Trang 24)
TSCĐ hữu hình - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
h ữu hình (Trang 27)
Tài sản vô hình - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
i sản vô hình (Trang 28)
Qua bảng trên cho thấy, nhu cầu vay tiêu dùng mỗi năm tăng lên nên dư nợ cho vay cũng theo đó mà tăng theo - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
ua bảng trên cho thấy, nhu cầu vay tiêu dùng mỗi năm tăng lên nên dư nợ cho vay cũng theo đó mà tăng theo (Trang 50)
Tín dụng cá nhân ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống NH. Dù hình thức này hiện nay phổ biến trên thế giới, song lại khá mới mẻ ở VN - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
n dụng cá nhân ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống NH. Dù hình thức này hiện nay phổ biến trên thế giới, song lại khá mới mẻ ở VN (Trang 50)
Bảng 2.2: Thu lãi từ cho vay tiêu dùng - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (2).doc
Bảng 2.2 Thu lãi từ cho vay tiêu dùng (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w