1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành.DOC

51 939 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 298 KB

Nội dung

Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ người tacũng quan tâm đến hiệu quả của hoạt động đó, hiệu quả chính là mục tiêucũng là động lực phát triển của bất cứ một nền kinh tế xã hội nào, đặc biệt làtrong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, khi mà cácdoanh nghiệp phải tự hạch toán, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi thì vấn đề hiệuquả luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu Hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp thể hiện thông qua chỉ tiêu kinh tế cụ thể là lợi nhuận Lợinhuận là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì mức lợinhuận đạt được là rất lớn, từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất

và ngược lại khi hoạt động không có hiệu quả thì doanh nghiệp không có lợinhuận thậm chí còn bị thua lỗ có thể dẫn tới phá sản Điều này không chỉgây hậu quả xấu đối với doanh nghiệp mà đối với cả nền kinh tế Chính vìvậy, vấn đề lợi nhuận và phấn đấu tăng lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầucủa các doanh nghiệp, cũng như của các nhà quản lý kinh tế Trong thời gianqua các ngân hàng ở nước ta đã cố gắng và không ngừng cải thiện chấtlượng phục vụ cũng như đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nhằm đạt mụctiêu tối đa hoá lợi nhuận Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được cácngân hàng vẫn gặp phải những khó khăn cần tháo gỡ đặc biệt là trong côngtác tín dụng Có thể nói đây là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận chongân hàng, nếu thiếu nó các ngân hàng không thể tồn tại và phát triển chođến ngày hôm nay

Các ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa vào việc đi vay và cho vay, đểviệc cho vay đạt hiệu quả buộc các ngân hàng phải rất chú trọng đến côngtác tín dụng nhằm đảm bảo cho ngân hàng vừa kinh doanh có lãi mà vẫn duytrì sức cạnh tranh trên thị trường, chính vì vậy việc mở rộng hoạt động tín

Trang 2

dụng và nâng cao tính hiệu quả của nó là một vấn đề hết sức cấp thiết cầnđược nghiên cứu xem xét Do có ý nghĩa quan trọng như vậy nên hoạt độngtín dụng đã dành được nhiều sự quan tâm đặc biệt của các nhà kinh tế, cácnhà quản lý ngân hàng, các nhà đầu tư Nó cũng đang còn là đề tài củanhiều cuộc trao đổi thảo luận hay diễn đàn kinh tế mà vẫn chưa đạt tới mộtchuẩn mực chung nhất và có hiệu quả cao nhất.

Với kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường, những kinh nghiệmthực tế thu được trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT

Hà Thành cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, thạc sỹ Hoàng đìnhChiến em đã quyết định lựa chọn đề tài:

” Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân

hàng ĐT&PT Hà Thành”

Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chuyên đề được trình bàytheo 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về lợi nhuận và sự cần thiết phải mở rộng hoạt

động tín dụng trong hệ thống các ngân hàng ở nước ta

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT

Hà Thành

Chương 3: Một số giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại

Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành

Trang 3

1.1 Lý luận chung về lợi nhuận

1.1.1 Khái niệm lợi nhuận:

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinhdoanh Nhìn dưới góc độ ngân hàng lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữadoanh thu và chi phí mà ngân hàng bỏ ra để có được doanh thu đó

Lợi nhuận nói chung được xác định như sau:

Lợi nhuận= doanh thu – chi phí

Trong đó:

Doanh thu là toàn bộ những khoản tiền thu được do các hoạt động

kinh doanh của ngân hàng mang lại Trong cơ chế thị trường, hoạt động củacác ngân hàng là rất đa dạng và phong phú để đáp ứng với nhu cầu phát triểnchung của xã hội Vì vậy doanh thu của doanh nghiệp bao gồm nhiều loạikhác nhau như: lãi cho vay, chênh lệch mua bán ngoại tệ, phí bảo lãnh, bảo

hiểm, môi giới đầu tư chứng khoán v.v…

Chi phí là những khoản chi mà ngân hàng bỏ ra để có được các khoản

thu đó Chi phí của ngân hàng cũng bao gồm nhiều loại như: chi phí trả lãicho các khoản tiền gửi, tiền vay, những khoản chi để trả cho người lao động(lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT,

KPCĐ…) và các khoản chi mà ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ với nhà

nước theo luật định thông qua nộp thuế v.v…

Trang 4

Doanh thu mà ngân hàng thu được trước hết được bù đắp cho phần chiphí mà ngân hàng bỏ ra, phần còn lại chính là lợi nhuận của ngân hàng.

1.1.2 Ý nghĩa của lợi nhuận:

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh Khôngchỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà với bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũngvậy lợi nhuận luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là mục tiêu mangtính chất sống còn đối với các doanh nghiệp nếu không đạt được mức lợinhuận tối thiểu các ngân hàng thương mại nói riêng và các doanh nghiệp nóichung không thể tồn tại và phát triển

- Đối với ngân hàng ngoài ý nghĩa chính lợi nhuận còn cho thấy một số ýnghĩa khác cũng không kém phần quan trọng:

Thứ nhất: Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả

hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng Thông qua việc phântích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng, người quản lý cóthể xem xét đánh giá các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ đó cóthể đưa ra các kế hoạch, các quyết định quản lý trong thời gian tới

Thứ hai: Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng để ngân hàng thực

hiện việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ đa dạng hoá sảnphẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, đồng thời lợi nhuậncũng giúp cho ngân hàng bù đắp những rủi ro trong kinh doanh, thực hiệnkhuyến khích bằng cách cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần chongười lao động

Thứ ba: Khi các ngân hàng làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận tăng ngân

hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước thông qua việc nộpthuế Nhà nước cũng sẽ có nguồn thu quan trọng để thoả mãn nhu cầu tiêudùng cho sự hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện các chương trìnhphát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống cho nhândân điều này cũng sẽ tác động ngược trở lại đối sự phát triển của ngân hàng

Trang 5

Đây là mối quan hệ rất khăng khít tạo nên sự phát triển bền vững của toàn

1.2 Sự cần thiết phải mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trong hệ thống các ngân hàng

1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng:

Tuỳ theo từng cách tiếp cận khác nhau ta có những khái niệm khácnhau, theo cách đơn giản nhất: Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyêntắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay, hoặc có thểkhái niệm tín dụng theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tíndụng là dựa trên cơ sở lòng tin, nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người

đi vay sẽ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi Mặc dù có nhiều khái niệm về tín dụng theo cách diễn đạt khác nhaunhưng có thể nêu một cách tổng quát như sau: Tín dụng bao gồm các hoạtđộng chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, cho thuê Nó được hiểu là quan hệ vay

Trang 6

mượn lẫn nhau trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời giannhất định

Ngân hàng với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ra đời do sựphát triển của nền sản xuất xã hội cùng với nhu cầu vốn lớn cho mọi lĩnhvực, đồng thời lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội cũng phát triển Với sự pháttriển của ngân hàng và nhu cầu cần thiết của nền kinh tế cho nên tín dụngNgân hàng ra đời nhằm cải thiện các vấn đề về khối lượng cho vay, thời hạncho vay và phạm vi cho vay Vì vậy, tín dụng Ngân hàng trở nên thườngxuyên và phổ biến

Như đã nói ở trên: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền

tệ giữa một bên là ngân hàng- một tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vựctiền tệ- với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàngvừa là người đi vay, vừa là người cho vay”

Nói đến tín dụng ngân hàng là đề cập đến cả “đi vay” lẫn “cho vay”.Tuy nhiên, trên thực tế, do tính chất phức tạp của hoạt động ngân hàng màhoạt động nhận tiền gửi không được gọi là hoạt động tín dụng mà là hoạtđộng “huy động vốn”, do bộ phận Nguồn vốn thực hiện Bộ phận tín dụngchuyên làm nhiệm vụ cho vay, như vậy tín dụng ngân hàng ở đây mangnghĩa hẹp hơn, chỉ giới hạn bên cho vay là ngân hàng

Vậy ta có thể có khái niệm chung nhất về tín dụng ngân hàng: “Tíndụng ngân hàng là quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, trong đó ngân hàng làngười cho vay, còn người đi vay là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trênnguyên tắc người đi vay sẽ hoàn trả cả vốn lẫn lãi vào một thời điểm xácđịnh trong tương lai như hai bên đã thoả thuận”

1.2.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng

Bản chất của tín dụng ngân hàng là sự vận động của vốn tiền tệ thôngqua các ngân hàng Ngân hàng với các hình thức huy động vốn khác nhau sẽhuy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong lưu thông, đồng thời sử dụng chính

Trang 7

nguồn tiền này đem cho vay các tổ chức kinh tế với lãi suất lớn hơn lãi suấthuy động, phần chênh lệch giữa chúng ngân hàng được thụ hưởng.

Do đó ngân hàng đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và

tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chitiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá mức thu nhập vì thế họ

là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dưtrong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu chohàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm Sự tồn tại của hai loại cánhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng Điều tất yếu là tiền sẽđược chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi Nhưvậy, thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hạinhóm Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với mộtlượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tíndụng Như vậy, ngân hàng bằng hoạt động của mình đã góp phần điều hoàviệc sử dụng nguồn vốn trong các doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh

tế nói chung sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao, góp phần vào việc nângcao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong xã hội

1 2.3 Phân loại tín dụng

Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tuỳ theo yêu cầu củakhách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng Sau đây là một số cách phânloại:

1.2.3.1 Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng)

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vìthời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũngnhư khả năng hoàn trả của khách hàng theo thời gian, tín dụng được phânthành:

- Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống

- Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm

Trang 8

- Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm.

Tài sản lưu động thường có vòng quay trên 1 vòng trong một năm Dovậy, ngân hàng cho vay ngắn hạn với thời hạn từ một năm trở xuống

Các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vậtnuôi, trang thiết bị chóng hao mòn có yêu cầu được tài trợ từ trên 1 năm tới

5 năm

Công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu đường, máy móc thiết bị

có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu có yêu cầu tài trợ trên 5 năm,

có thể lên tới 10 hoặc 30 năm

Thời hạn tín dụng thường được xác định cụ thể (ngày, tháng, năm) vàghi trong hợp đồng tín dụng, là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấpcho khách hàng một khoản tín dụng Thời hạn tín dụng có thể được tính từlúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra đến lúc đồng vốn và lãicuối cùng phải thu về Thời hạn tín dụng có thể là thời gian mà khi kết thúc,ngân hàng sẽ xem xét lại quan hệ tín dụng với khách hàng

Có khoản cho vay không xác định trước thời hạn như cho vay luânchuyển Khách hàng thoả thuận với ngân hàng về việc ngân hàng đượcquyền trích tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán để thu nợ khi tài khoản cótiền Việc xác định trước thời hạn thu nợ trong trường hợp này có thể gâykhó khăn cho khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm

Thời gian chiết khấu thương phiếu là thời hạn còn lại của thươngphiếu Thời hạn bảo lãnh là thời gian có hiệu lực của bảo lãnh, được thoảthuận ghi trong hợp đồng bảo lãnh Nếu là cho thuê, thời gian được tính từlúc ngân hàng giao tài sản cho khách hàng đến lúc khách hàng hoàn đủ tiềnthuê

1.2.3.2 Phân loại theo hình thức: Gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh

và cho thuê

Trang 9

- Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngânhàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn ( hoặc một giấy nợ) Về mặtpháp lý thì ngân hàng không phải cho vay đối với chủ thương phiếu Đây chỉ

là hình thức trao đổi trái quyền Tuy nhiên đối với ngân hàng, việc bỏ tiền

ra hiện tại để thu về một khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất xác địnhtrước được coi là hoạt động tín dụng Ngân hàng tuy ứng tiền cho người bán,song thực chất là thay thế người mua trả tiền trước cho người bán

- Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kếtkhách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định

- Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính

hộ khách hàng của mình Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đãcho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi

- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàngthuê theo những thoả thuận nhất định Sau thời gian nhất định, khách hàngphải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng

1.2.3.3.Phân loại theo tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có đượcnguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất( từ quá trình sản xuất kinh doanh) không có hoặc không đủ

Tín dụng có thể được phân chia thành tín dụng có đảm bảo bằng chính

uy tín của khách hàng, có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản

Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tàisản mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng, hoặc khả năng trả nợ của người thứ

ba để trả nợ cho ngân hàng

Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các kháchhàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hìnhtài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay

Trang 10

tương đối nhỏ so với vốn của người vay Các khoản cho vay theo chỉ thị củaChính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không cần tài sản đảm bảo Các khoảncho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoảncho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bánhàng… cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.

Tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàngphải ký hợp đồng đảm bảo Ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được tìnhtrạng của tài sản đảm bảo (quyền sở hữu, giá trị, tính thị trường, khả năngbán, khả năng tài chính của người thứ ba ), có khả năng giám sát việc sửdụng hoặc khả năng bảo quản tài sản đảm bảo

1.2.3.4 Phân loại tín dụng theo rủi ro

Để phân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức

độ, các căn cứ để chia lại rủi ro Một số ngân hàng lớn chia tới 10 thang bậcrủi ro theo các dấu hiệu rủi ro từ thấp đến cao cho các khoản mục tài sản,bao gồm cả nội và ngoại bảng, cho vay, bảo lãnh, chứng khoán Cách phânloại này giúp cho ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tính an toàn của cáckhoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời

- Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao

- Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lànhmạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm,khách hàng gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính…

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn có thờihạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giátrị lớn…

- Nợ quá hạn khó đòi: nợ quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tàI sản thếchấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì…

1.2.3.5 Phân loại khác

Theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp…)

Trang 11

Theo đối tượng tín dụng (tài sản lưu động, tài sản cố định).

Theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng…)

Cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên hoá trong chovay của ngân hàng Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ mở rộng phạm

vi tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng có lợi thế

1.2.4 Sự cần thiết phải mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng

1.2.4.1 Tín dụng đối với nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự pháttriển của nền kinh tế, nó chính là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế xã hội pháttriển Cụ thể:

* Tín dụng ngân hàng là công cụ để quản lý tập trung nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi trong xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mởrộng

Thật vậy, tín dụng ngân hàng đã thông qua hoạt động huy động vốncủa mình để tập trung lại các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi hay chưa được sửdụng trong các cá nhân, tổ chức kinh tế Từ đấy tín dụng ngân hàng sẽ dịchchuyển vốn tới những nơi thiếu vốn, nhờ có tín dụng ngân hàng mà cácdoanh nghiệp đã có thể kịp thời bổ xung nguồn vốn thiếu hụt của mình choquá trìng sản xuất kinh doanh, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh đượcdiễn ra liên tục, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng

* Tín dụng ngân hàng là công cụ để điều hoà lưu thông tiền tệ vàthông qua đó để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng tạo nguồn vốn bằng cách huy động tiền nhàn rỗitrong nền kinh tế thông qua lãi suất linh hoạt và phù hợp với chỉ số trượt giácủa đồng tiền để đầu tư vào các ngành, các công trình trọng điểm…, thôngqua việc cho vay các ngành trong nền kinh tế, hình thức huy động vốn bằngnghiệp vụ tín dụng ngân hàng này có ý nghĩa kinh tế là nó không làm tăng

Trang 12

khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên không làm ảnh hưởng đến lưu thôngtiền tệ và giá cả thị trường Nếu tín dụng ngân hàng thực hiện việc dẫn dắtcác nguồn tiền, điều khiển chúng một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo khốilượng tiền cung ứng phù hợp Vì khi cho vay, ngân hàng sẽ đưa tiền vào lưuthông phù hợp với lượng hàng hoá trên thị trường, thực thi vai trò điều tiếtgián tiếp vĩ mô nền kinh tế.

* Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ đắc lực cho các ngành kinh tếkém phát triển và những ngành kinh tế mũi nhọn

Thực hiện cho vay hay tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn mà

sự phát triển của các ngành này sẽ tạo cơ hội, cơ sở thúc đẩy các ngành kinh

tế khác phát triển hay những ngành kinh tế kém phát triển nhưng cần thiếtcho xã hội bằng các lãi suất ưu đãi, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhữngngành kinh tế này Bên cạnh yếu tố đó thì việc ngân hàng cho các ngànhkinh tế này vay có nhiều ưu thế hơn so với việc cấp vốn ngân sách đầu tưvào lĩnh vực đó, do việc ngân hàng cho vay có điều kiện là phảI hoàn trả cảvốn lẫn lãI, điều đó đã thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh phảI có hiệu quảhơn, tránh tình trạng ỷ lại vào nguồn ngân sách cấp phát không phảI hoàn trảcủa nhà nước

* Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình mởrộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì một yếu tố không thể thiếugiúp cho nó đó là mối quan hệ giao lưu với kinh tế quốc tế Trong mối quan

hệ đó sự hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi đã là một nhân tố hết sứcquan trọng tạo sự phát triển đối với kinh tế mỗi nước Tín dụng ngân hàngphát triển song song cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã trở thành đònbẩy hết sức quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưukinh tế quốc tế Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như nước tahiện nay thì tín dụng ngân hàng sẽ đóng vai trò mở rộng xuất nhập khẩu

Trang 13

hàng hoá với các nước trên thế giới, đồng thời cũng có thể nhờ nguồn tíndụng bển ngoài để đầu tư phát triển các thành phần kinh tế trong nước.

1.2.4.2 Tín dụng đối với ngân hàng

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng nói riêng và củacác trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tàisản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro caonhất Nói một cách khác hiệu quả kinh doanh của ngân hàng chính là hiệuquả của hoạt động tín dụng, tín dụng phát triển đồng nghĩa với việc ngânhàng phát triển, thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại

Chức năng đầu tiên của các ngân hàng là mở rộng tín dụng đối vớikhách hàng đáng tin cậy Ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động những người tổchức các ngân hàng thương mại đã luôn tìm kiếm các cơ hội để thực hiệnviệc cho vay, coi đó là chức năng quan trọng nhất của mình Mở rộng hoạtđộng tín dụng tại ngân hàng là điều kiện để ngân hàng:

* Tăng thu nhập cho mình

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên mộttrong những mục đích kinh doanh của ngân hàng là lợi nhuận Hoạt động tíndụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng thương mại, do đóviệc mở rộng hoạt động tín dụng tất yếu sẽ làm tăng thêm thu nhập cho ngânhàng

Trong điều kiện thu nhập ròng lớn và chủ ngân hàng có xu hướng giatăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu

tư Tỷ lệ tích luỹ tuỳ thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích luỹ vàtiêu dùng Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích luỹ

từ lợi nhuận sẽ cao hơn so với vốn của chủ hình thành ban đầu

* Tăng uy tín và duy trì được khả năng thanh toán, sự ổn định tàIchính và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình

Trang 14

Phần lớn nguồn tiền trong ngân hàng thương mại là khoản tiền gửiphải trả khi có yêu cầu Do vậy, ngân hàng thường xuyên phảI đối đầu vớinhu cầu chi trả Nếu yêu cầu này của khách hàng không được thực hiệnngay, nguồn tiền gửi có thể bị giảm sút nhanh chóng, thậm chí làm cho ngânhàng bị phá sản Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là tín dụng do vậy ngânhàng phải có trách nhiệm đáp ứng kịp thới nhu cầu vay hợp pháp của khách.Nếu ngân hàng mở rộng tín dụng sẽ có thể làm tăng uy tín và duy trì đượckhả năng thanh toán, sự ổn định tài chính và đamr bảo quyền lợi cho kháchhàng của mình.

* Đa dạng hoá khách hàng trong hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro.Công nghệ ngân hàng cho phép ngân hàng có thể chuyển nguồn tiềncủa mình đầu tư trên các vùng, các thị trường khác nhau ngày càng xa trụ sởcủa ngân hàng Điều này một mặt làm giảm bớt rủi ro thông qua đa dạng hoákhách hàng, vì do tính chất hoạt động của mình các ngân hàng luôn phảI làmgiảm rủi ro, và việc “không cho trứng vào cùng một giỏ” được ngân hàngthực sự quan tâm, vì vậy việc mở rộng cho vay đối với các đối tượng kháchhàng khác nhau không những làm đa dạng hoá khách hàng của mình mà đãlàm phân tán bớt rủi ro cho ngân hàng

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng

Để xem xét hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại,người ta sử dụng rất nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tựu chung lại bao gồmcác chỉ tiêu sau?

* Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay

+ Doanh số cho vay phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giảI ngângiúp khách hàng trong đầu tư cảI tiến máy móc thiết bị, mua hàng hoá… Do

đó, doanh số cho vay phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động tín dụng

là mở rộng hay thu hẹp

Trang 15

+ Doanh số thu nợ phản ánh lượng vốn mà ngân hàng thu về được từcác khách hàng vay vốn trong một thời kỳ.

+ Dư nợ cho vay: phản ánh lượng vốn mà khách hàng đang nợ ngânhàng tại một thời điểm cụ thể, dư nợ cho vay phản ánh hiệu quả cho vaythấp vì nó chỉ ra ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay,khả năng tiếp thị khách hàng kém, thị phần thấp… Tuy nhiên, khi xem xétchỉ tiêu này chúng ta không nên xem xét chúng theo một thời kỳ riêng lẻ màphảI xem xét chúng trong cả quá trình trên cơ sở phân tích các yếu tố bênngoàI để chỉ tiêu này phản ánh một cách chính xác nhất

* Tỷ lệ nợ quá hạn

Khả năng hoàn trả của người vay là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấuthành hiệu quả cho vay Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạnnhư đã thoả thuận trong hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì nó đã viphạm nguyên tắc tín dụng và bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn

Nợ quá hạn được chia làm hai loại:

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Là những khoản mà khách hàngvẫn có thể trả được Đây là loại nợ quá hạn do định kỳ trả nợ ngắn hơn chu

kỳ sản xuất kinh doanh hoặc vì một lý do nào đó chưa thu hồi được tiền nênđến kỳ hạn trả nợ khách hàng chưa có tiền trả, ngân hàng theo nguyên tắcbuộc phải chuyển khoản đó sang nợ quá hạn

- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Đây là loại nợ quá hạn dokhách hàng vay vốn bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ, hoặc bị lừa đoả, oặc

bị chết không có khả năng trả nợ ngân hàng, buộc ngân hàng phải chuyểnsang nợ quá hạn chờ xử lý, khả năng thu hồi loại này là rất thấp Thường thìcác ngân hàng dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý hoặc xoá nợ theo tình hìnhthực tế từng món vay để giảm tỷ lệ nợ quá hạn

Để đánh giá về nợ quá hạn, người ta xem xét vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ quáhạn:

Trang 16

Tỷ lệ nợ quá hạn= (nợ quá hạn/ tổng dư nợ) x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất về hiệu quả cho vay của ngân hàng,nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao thì chứng tỏ ngân hàng đó hoạt động kém hiệu quả

và ngược lại khi tỷ lệ nợ quá hạn thấp có thể do nợ quá hạn thấp và dư nợtăng thì tốt còn nợ quá hạn tăng mà dư nợ tăng nhanh thì không tốt Tỷ lệ nợquá hạn phụ thuộc vào tổng dư nợchuyển sang nợ quá hạn và tổng dư nợ tạimột thời điểm, thường là ngày cuối quý hoặc ngày cuối năm Để giảm nợquá hạn các ngân hàng thường giảm số tuyệt đối nợ quá hạn nếu dư nợ chovay tăng không đáng kể hoặc vừa giảm nợ quá hạn vừa tăng dư nợ Trườnghợp không thể giảm được nợ quá hạn hoặc giảm không đáng kể các ngânhàng thường tăng tổng dư nợ cho vay tức là tăng quy mô dư nợ cho vay.Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% trên tổng dư nợ có thể chấpnhận được, tỷ lệ này càng thấp càng tôt

* Tổng lãi thu được từ các khoản vay: Lãi thu được từ các khoản vay

là chỉ tiêu rất quan trọng vì một phần lãi này sẽ bù đắp các chi phí để huyđộng vốn và một phần phản ánh lợi nhuận ngân hàng thu được Từ đó phảnánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng

* Chi phí trả lãi cho vốn huy động: Là phần trả lãi cho các khoản vốn

mà ngân hàng huy động được từ cá nhân, tổ chức gửi tiên hoặc cho vay Chiphí trả lãi càng cao tức là ngân hàng huy động nguồn vốn đắt làm cho lợinhuận thu được giảm do vậy hiệu quả cho vay sẽ không cao

* Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng: Là phần giá trị mà ngân hàng nhận

được sau khi lấy tổng doanh thu từ lãi cho vay trừ đi tổng chi phí trả lãi chovốn huy động Lợi nhuận càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng củangân hàng càng tốt

Ngoài các chỉ tiêu mang tính định lượng đã nêu trên, hiệu quả hoạtđộng tín dụng còn được thể hiện qua một số chỉ tiêu định tính như mức độ

Trang 17

thoả mãn của khách hàng; việc tổ chức thực hiện các quy chế, cơ chế tíndụng, công tác thẩm định các khoản vay…

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, bên cạnh lợi nhuận nó còn chứa đựng nhiềurủi ro, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng Dưới đây là một số nhân tố chính:

1.2.6.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng

- Cơ chế chính sách và thể lệ tín dụng phải đúng đắn, phù hợp với tìnhhình cũng như xu thế phát triển xã hội Bên cạnh đó phải đảm bảo đượcquyền lợi của người gửi, người đi vay và của chính bản thân ngân hàng Nếungân hàng có một cơ chế chính sách tín dụng phù hợp không những thu hútthêm được nhiều đối tượng khách hàng đến ngân hàng mà còn làm tăngthêm thu nhập cho ngân hàng

- Thông tin tín dụng phải đầy đủ, kịp thời và chính xác về khách hàngcủa mình, nếu những thông tin đó tốt nó sẽ nâng cao chất lượng tín dụng chongân hàng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, góp phần thúc đẩy mở rộnghoạt động tín dụng cho ngân hàng

- Về tình hình huy động vốn: Tình hình huy động vốn của ngân hàngquyết định rất nhiều đến quá trình mở rộng tín dụng của ngân hàng, bởi vìhoạt động tín dụng của ngân hàng được thực hiện dựa trên nền tảng đI vaycủa ngân hàng, nếu không đi vay được thì ngân hàng cũng không thể thựchiện việc cho vay của mình Ngược lại nếu nguồn vốn ngân hàng huy độngđược càng lớn càng đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động của ngânhàng với các chủ thể trong nền kinh tế

- Về chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị: Chất lượng nhân sự

và cơ sở vật chất có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngânhàng bởi nó ảnh hưởng tới mối quan hệ của khách hàng và cán bộ tín dụng,

Trang 18

nếu cán bộ có trình độ chuyên môn tốt cùng với cơ sở vật chất thiết bị tốt sẽtạo niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.

1.2.6.2 Nhân tố thuộc về khách hàng

Những yếu tố về khách hàng (bao gồm cả khách hàng hiện tại vàkhách hàng tiềm năng) như đạo đức, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo củakhách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả cho vay, cụ thể:

- Đạo đức của khách hàng: Đây là nhân tố quan trọng, nó được đánhgiá dựa vào thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng có chính xáckhông, mục đích sử dụng món vay có hợp lý không và có sử dụng món vayđúng mục đích không, các mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng mình

và với ngân hàng khác trước đó ( nếu có) có tốt không, ý chí trả nợ củakhách hàng… nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng Vìrằng ngay cả khi một tổ chức hay cá nhân đi vay thực sự có những nguồnthu nhập khả quan để trả nợ, thậm chí đưa ra những tài sản đảm bảo nhưngđạo đức được đánh giá là không tốt thì cũng không hứa hẹn một thiện chíthực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ Tuy nhiên, để đánh giá đạo đức của kháchhàng rất khó, vừa phải dựa vào tình hình thực tế trước và sau khi cho vay vàđôi khi phải dựa vào cảm nhận chủ quan của chính cán bộ tín dụng

- Năng lực tài chính của khách hàng: Đây là yếu tố quan trọng quyếtđịnh khả năng trả nợ của khách hàng Năng lực tài chính của khách hàngđược đánh giá chủ yếu dựa vào các nguồn thu nhập thường xuyên và ổnđịnh Khi khả năng tài chính càng tốt thì khách hàng càng có cơ hội vayđược tiền của ngân hàng Bởi cho vay từ trước tới nay luôn là lĩnh vực chứanhiều rủi ro, do đó yêu cầu tình hình tài chính của các tổ chức, cá nhân vayvốn phải đảm bảo được tính lành mạnh thì khoản cho vay đó mới trở nên antoàn

- Tài sản đảm bảo tín dụng là thiết lập nhiều cơ sơr pháp lý để có thêmnguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất Nó mang tính dự phòng

Trang 19

rủi ro, do vậy nó góp phần làm tăng độ an toàn cho khoản vay đó, từ đó đảmbảo hiệu quả cho vay của ngân hàng Tài sản đảm bảo của khách hàng gồm

có đảm bảo bằng bất động sản, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ khoảnvay như đất đai, nhà cửa…

1.2.6.3 Nhân tố thuộc về môi trường

* Môi trường kinh tế- xã hội

Môi trường kinh tế xã hội gây không ít ảnh hưởng tới hoạt động củangân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, trong kinhdoanh tín dụng nếu ngân hàng không dự đoán được sự biến động của tìnhhình kinh tế xã hội sẽ gây nên một loạt các rủi ro đối với ngân hàng

Trong những năm gần đây Việt Nam tiếp tục ghi nhận những thànhtựu đáng kể trong ổn định và phát triển kinh tế, xã hội Đời sống dân cư tiếptục được cải thiện, các chương trình xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao

Sự ổn định về mặt xã hội đang là một nhân tố quan trọng góp phần nâng caotính hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nói chung vàngân hàng nói riêng Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phảI đối mặtvới nhiều khó khăn và thử thách Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệpnói chung vẫn đang ở mức thấp do nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng chưa phùhợp, công nghệ lạc hậu, thiếu trầm trọng lao động lành nghề, quản lý hànhchính yếu kém và môi trường kinh doanh còn bất cập, bên cạnh đó chi phísản xuất cao, chất lượng nhiều mặt hàng còn thấp, vì thế các lĩnh vực kinh tếcụng chưa đạt hiệu quả như tiềm năng có thể Đứng trước thách thức dó,Việt Nam phải tiếp tục có chính sách mạnh, nhất quán và hiệu quả để chuẩn

bị các điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế mà trước nhất là gia nhậpWTO, về phía các doanh nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị kịp thời và hiệuquả để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh mới, đặc biệt là các tổ chứctàI chính nói chung và ngân hàng nói riêng

Trang 20

Tại các ngân hàng, việc kinh doanh cũng đang gặp rất nhiều khó doảnh hưởng đợt cạnh tranh bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại bùng

nổ làm tăng bình quân đầu vào của các ngân hàng trong khi đó việc tìm kiếmcác khách hàng, các khoản vay hiệu quả rất khó khăn dẫn đến trạngdưthừavốn tại các ngân hàng, ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của các ngânhàng

* Môi trường pháp lý

Tất cả mọi hoạt động của các cá nhân và tổ chức đều bị chi phối bởiluật pháp của quốc gia đó, nơi diễn ra hoạt động đó, ở hầu hết các quốc gia,hoạt động ngân hàng nói chung luôn được đặt dưới một hệ thống các quyđịnh chặt chẽ do cơ quan nhà nước thực hiện nhằm kiểm soát hoạt độngngân hàng, kiểm soát các hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, chất lượngtín dụng, tình trạng vốn chủ sở hữu và cả cách thức mà ngân hàng đó pháttriển hay mở rộng hoạt độngvới mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượngphục vụ cộng đồng và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh Và lý

do chủ yếu mà các ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ là vì lợi ích của ngườigửi tiền, vì các ngân hàng có khả năng tạo tiền nên ảnh hưởng lớn đến nềnkinh tế, các nhà quản lý cho rằng xã hội thu được lợi ích to lớn nếu hệ thốngngân hàng cung cấp một lượng tín dụng thích hợp

Nhưng bên cạnh đó, môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngânhàng chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, quản lý nhà nước đối với các doanhnghiệp còn nhiều sơ hở, nhiều thiếu sót làm nảy sinh những điều kiện đưađến rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp, chính những điều đó làm ảnhhưởng không ít tới việc mở rộng tín dụng

* Môi trường tự nhiên

Đây là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng Nếu môi trường tự nhiên luôn biến động như xảy ra thiên tai, dịch hoạ,bệnh tật… thì sẽ gây ra tổn thất, thiệt hại không nhỏ cho các chủ thể tham

Trang 21

gia trong nền kinh tế là khách hàng của ngân hàng từ đó dẫn đến khả năngthu hồi các khoản nợ của ngân hàng bị giảm đi thậm chí có thể không thuhồi được từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng đồng thời làm ảnh hưởngđến sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI

và phát triển cảu ngân hàng ĐT&PT Việt Nam như sau:

Giai đoạn 1957 - 1994: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển củangân hàng ĐT&PT Việt Nam

Ngày 26/4/1957, Thủ tướng chính phủ ký nghị định 177 - TTG thànhlập “ngân hàng kiến thiết Việt Nam” tại bộ TàI chính thay thế cho “ Vụ cấpphát vốn kiến thiết cơ bản” Ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán

và quản lý vốn do Nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, nhằm thực hiện các

kế hoạch phát triển và hỗ trợ công cuộc chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

Năm 1957 - 1981, Ngân hàng là một cơ quan của Bộ Tài chính Bấygiờ, hoạt động của ngân hàng nặng về kiểm soát và thanh toán các công trìnhxây dựng cơ bản hơn là cho vay, nặng về đánh giá và quản lý trước và trongkhi cung ứng vốn, coi nhẹ quản lý sau khi cung ứng vốn Ngân hàng khôngmang bản chất của một ngân hàng

Ngày 24/6/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259 - CP vềviệc chuyển Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam Với quyết định này Ngân hàng được tổ chức của

Trang 23

Doanh nghiệp Quốc doanh, nhiệm vụ mới của Ngân hàng là thu hút và quản

lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình do ngânsách cấp hoặc không đủ vốn tự có, đại lý thanh toán và kiểm soát các côngtrình thuộc diện ngân sách đầu tư, Ngân hàng vẫn chưa thực hiện nhiệm vụkinh doanh

Ngày 14/11/1990 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định thành lậpNgân hàng ĐT&PT thay thế cho Ngân hàng Đầu tư và Kiến thiết cũ Bâygiờ, ngân hàng có chức năng huy động vốn trung và dài hạn trong nước ranước ngoàI và nhận vốn từ ngân sách nhà nước cho vay các dự án chủ yếutrong lĩnh vực đầu tư và phát triển

1990 - 1994: Vẫn chủ yếu là cơ chế ngân hàng chuyên doanh lĩnh vựcxây dựng cơ bản như xây dựng cầu, đường, bệnh viện, trường học,… theo

cơ chế cấp phát

Giai đoạn 2: 1995 - 2002: Có một số dự án theo chỉ định của Chínhphủ Đặc thù của giai đoạn này là từ cho vay theo dự án gắn với khách hàngvay cốn trung và dàI hạn đến phát triển trở thành một ngan hàng thương mạinhà nước với hoạt động kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú hơn

Năm 1997: Khi điều lệ được phê duyệt Ngân hàng ĐT&PT Việt Namchuyển mình sang kinh doanh đa năng tổng hợp là ngân hàng Thương mạithì Ngân hàng ĐT mới hoạt động cấp phát, cho vay theo chính sách củaChính phủ nhưng bây giờ kinh doanh theo thị trường tức là huy động vốn, tựcho vay và hoạt động kinh doanhda dạng hơn, khách hàng phong phú hơn

Giai đoạn 2003 - nay: Thực hiện theo nghị quyết số 14 – NQ/TW

về tiếp tục đỏi mới cơ chế, chính sách , khuyến khích và tạo điều kiện pháttriển kinh tế tư nhân Về chính sách tài chính, tín dụng, Nghị quyết nhấnmạnh: “Thực hiện chính sách tài chính, tín dụng đối với kinh tế tư nhân bìnhđẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, đảm bảo đểkinh tế tư nhân tiếp cận và được hưởng các ưu đãi của Nhà nước cho kinh tế

Trang 24

hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho đầu tư theo các mục tiêu đượcnhà nước khuyến khích… Sớm ban hành quy định của Nhà nước về cơ chếtài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có doanh nghiệp tưnhân… kinh tế tư nhân được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấpvay vốn ngân hàng Đơn giản hoá thủ tục cho vay đi liền với dịch vụ thanhtoán, bảo lãnh tư vấn cho kinh tế tư nhân…”.

Thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2001 - 2005 và tầmnhìn 2010, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã xác định rõ cơ cấu khách hànggiữ vai trò rất quan trọng, nhất là việc thực hiện hội nghị trung ương V củaĐảng Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc đã quyết định thành lập vàđưa vào hoạt động đơn vị thành viên thứ 76 của mình - Chi nhánh ngân hàngĐT&PT Hà Thành

Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành: Thành lập ngày16/9/2003 - Là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trên cơ sởtách một phòng và một số quỹ tiết kiệm của sở giao dịch 1 của ngân hàngĐT&PT Việt Nam Như vậy, chi nhánh Hà Thành đã đI vào hoạt động được

22 tháng với những khởi đầu đầy thành công và thuận lợi, đạt được kết quảcao

Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành( sau đây gọi tắt là chi nhánh

Hà Thành) có trụ sở chính tại 34B Hàng Bài, Hà Nội, Việt Nam Với địnhhướng là ngân hàng bán lẻ, ứng dụng các công nghệ và quản lý để tạo ra sảnphẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tập trung chuyênsâu trong lĩnh vực phục vụ các nhu cầu về vốn và dịch vụ tiệ ích ngân hàngĐT&PT, đối với khả năng đáp ứng dịch vụ thanh toán hiện đại cho kháchhàng như hệ thống thanh toán thẻ ATM, thẻ tín dụng, chi trả lương…

Trong suốt quá trình 22 tháng hoạt động ( 3 tháng cuối 2003 và 2004)Chi nhánh Hà Thành đã mở thêm được hai phòng giao dịch và 3 quỹ tiếtkiệm Như vậy, mới chỉ đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng

Trang 25

thừa hưởng được truyền thống 46 năm xây dựng trưởng thành và phát triển,đặc biệt là những cống hiến, đóng góp phục vụ trong thời kỳ đổi mới xâydựng và phát triển kinh tế đất nước của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, chinhánh Hà Thành ra đời và phát triển đã góp phần với các ngân hàng khácthuộc hệ thống ngân hàng trong cả nước cung cấp cho khách hàng những sảnphẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đem lại nhiều tiện ích nhất với khẩu hiệu:

“Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành sẽ là người bạn tin cậy của kháchhàng vươn tới thành công trong quá trình hội nhập”

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành

Cho đến nay, Chi nhánh Hà Thành đã có 6 phòng ban, 3 tổ, 3 quỹ tiếtkiệm và 2 phòng giao dịch Với số lượng cán bộ ban đầu là 55 người chođến nay sau gần 2 năm đi vào hoạt động số lượng cán bộ của Chi nhánh đãlên tới 95 người trong đó có khoảng 3% cán bộ có trình độ trên đại học, 92%cán bộ có trình độ đại học và khoảng 5% cán bộ có trình độ trung cấp

Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh.

&TTT M

Phòng tài chính

kế toán

P tổ chức hành chính

Tổ kiểm tra nội bộ

Phòng dịch vụ khách hàng

P.kế hoạch và nguồn vốn

TTQT Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành

Ban giám đốc

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Vinh Danh - Tiền và hoạt động ngân hàng - NXB Chính trị Quốc gia Khác
2. Hoàn thiện luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước yêu cầu tiếp tục đổi mới - Tạp chí ngân hàng số chuyên đề 2003 Khác
3. Peter Rose - Ngân hàng thương mại - quản trị và nghiệp vụ 4. Quản trị ngân hàng thương mại - ĐHKTQD Khác
5. Báo cáo thường niên các năm 2001, 2002, 2003 của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại Việt Nam Khác
6. Các văn bản pháp luật hiện hành về ngân hàng I, II, III, IV - NXB Thống kê 2000 Khác
7. Các báo cáo thường niên của chi nhánh NHĐT & PT Hà Thành Khác
8. Sổ tay tín dụng NHĐT & PT Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Tình hình dư nợ của Chi nhánh Chỉ tiêu - Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành.DOC
Bảng 2 Tình hình dư nợ của Chi nhánh Chỉ tiêu (Trang 29)
Bảng 2: Tình hình dư nợ của Chi nhánh Chỉ tiêu - Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành.DOC
Bảng 2 Tình hình dư nợ của Chi nhánh Chỉ tiêu (Trang 29)
Bảng 3: Diễn biến cho vay đối với các thành phần kinh tế trong tổng dư nợ tại 31/12/2004 - Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành.DOC
Bảng 3 Diễn biến cho vay đối với các thành phần kinh tế trong tổng dư nợ tại 31/12/2004 (Trang 33)
Bảng 3: Diễn biến cho vay đối với các thành phần kinh tế trong tổng  dư nợ tại 31/12/2004 - Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành.DOC
Bảng 3 Diễn biến cho vay đối với các thành phần kinh tế trong tổng dư nợ tại 31/12/2004 (Trang 33)
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tại 31/12/2004 - Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành.DOC
Bảng 4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tại 31/12/2004 (Trang 35)
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tại 31/12/2004 - Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành.DOC
Bảng 4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tại 31/12/2004 (Trang 35)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi - Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành.DOC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w