Tiểu luận Triết học Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG
TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Giáo viên hướng dẫn : TS BÙI VĂN MƯA Sinh viên thực hiện : VŨ THỊ BÍCH TRÂM
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
MỤC LỤC
Trang 2Lời mở đầu
I Điều kiện, tiền đề ra đời của Triết học Mác
1 Điều kiện về kinh tế - xã hội
2 Tiền đề về lý luận
3 Tiền đề về khoa học tự nhiên
II Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặt trong lịch sử Triết học
1 Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
2 Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
3 Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
4 Thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng
5 Xác định mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để nhận thức và cải tạo thế giới, được tổng kết, đúc rút từ sự phân tích toàn bộ lịch sử nhân loại và thực tiễn xã hội thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản, kế thừa một cách có hệ thống những giá trị tư tưởng và thành tựu khoa học quan trọng nhất của loài người Nó cung cấp cho chúng ta một thế giới quan khoa học và cách mạng, những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người Đặc biệt, về mặt xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra quy luật vận động của lịch sử nhân loại và con đường tất yếu tới chủ nghĩa cộng sản - một hình thái phát triển cao của xã hội loài người, trong đó con người được tự do, hạnh phúc, có đủ các điều kiện để phát triển và hoàn thiện một cách toàn diện Hiện nay, cuộc đấu tranh tư tưởng và thực tiễn mới xây dựng đất nước đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và nhận thức lại những giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có việc nghiên cứu
và quán triệt những nguyên lý cơ bản của triết học duy vật biện chứng, để phát triển và vận dụng học thuyết cách mạng vào khoa học đó một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn Vì vậy để hiểu sâu hơn và nhận thấy tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin, em xin trình bày một cách ngắn gọn và sơ lược quá trình
hình thành và ra đời của triết học duy vật biện chứng mácxít: “Sự ra đời của
triết học Mác là một bước ngoặt có tính cách mạng trong lịch sử Triết học”.
Vì thời gian và trình độ có hạn, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Em mong được sự chỉ bảo của các thầy và những ai quan tâm đến vấn đề này
Trang 4
I ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
a Điều kiện kinh tế - xã hội
Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở các nước Tây Âu, nhất là ở Anh, Pháp và một phần ở Đức Vượt qua thời kì phong kiến, sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chứng minh tính ưu việt của nó so với các chế độ xã hội khác trong lịch sử Nước Anh và nước Pháp trở thành những quốc gia tư bản hùng mạnh, làm động lực cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản châu Âu
Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản tất yếu tạo ra trong
lòng nó một lực lượng đối lập là giai cấp vô sản hiện đại Trong Tuyên ngôn đảng cộng sản C.Mác và Ăngghen viết : “ Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã
dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản Nhưng giai cấp tư sản không những rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người vũ khí ấy chống lại nó, đó là những người công nhân
hiện đại, những người vô sản.”
Triết học Mác (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa vật lịch sử) là
bộ phận cấu thành đồng thời là cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác, là chìa khoá để giải thích trên cơ sở khoa học quá trình phát triển của tư tưởng nhân loại
Quê hương của chủ nghĩa Mác là nước Đức Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất ở Anh, Pháp, Đức và của các nước tư bản chủ nghĩa khác đã chứng tỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ưu việt hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến Song cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, những mâu thuẫn giai cấp - xã hội vốn có của bản thân nó cũng nẩy sinh và ngày càng bộc lộ gay gắt, trước hết là mâu thuẫn giữa hai giai cấp vô sản và tư sản Mâu thuẫn này là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá và trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa
Trong thời kỳ này, phong trào của giai cấp vô sản đã phát triển mạnh mẽ Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nhiều nơi đã trở thành các cuộc khởi nghĩa với những yêu sách giai cấp rõ ràng Cuộc khởi nghĩa của công nhân Liông
Trang 5(Pháp) năm 1831 và năm 1834, cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Xilêdi (Đức) năm
1834 và phong trào Hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30 đầu những năm
40 của thế kỷ XIX đã thu hút được sự chú ý của các đại biểu tiên tiến của các tầng lớp tri thức tư sản tiến bộ, trước hết là C Mác và Ph.Ăngghen tới vấn đề nguyên nhân, bản chất của các cuộc đấu tranh giai cấp - xã hội và những triển vọng của các cuộc đấu tranh giai cấp ấy Rõ ràng những cuộc đấu tranh giai cấp
ở các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến ở châu Âu những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX là nhân tố khách quan chứng tỏ rằng đã có những tiền đề xã hội - giai cấp và những điều kiện để xuất hiện chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, là chứng cứ để nói rằng nhu cầu xã hội đã chín muồi để xuất hiện một thế giới quan triết học mới - triết học mácxít
Mặt khác lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Ximong, Phuriê… Về bản chất, không đáp ứng được yêu cầu, lợi ích và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản Chỉ có triết học Mác ra đời mới đáp ứng được nhu cầu là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản cũng như giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của triết học Mác, bởi vì chỉ có triết học Mác mới có khả năng cải tạo chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học
b Tiền đề lý luận
Tiền đề về lý luận của triết học Mác là biểu hiện quá trình tiếp nhận, trên tinh thần phê phán những giá trị nổi bật trong triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
Sự ra đời của triết học Mác không phải là hiện tượng biệt lập, tách rời lịch
sử nhân loại, mà là kết quả của toàn bộ quá trình đó
Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng tiền đề lý luận trực tiếp cho triết học Mác ra đời là triết học cổ điển Đức mà tiêu biểu là triết học Hêghen và Phoiơbắc Triết học duy tâm khách quan của Hêghen là đỉnh cao của triết học cổ điển Đức Ông là người đã trình bày một cách có hệ thống tư tưởng biện chứng duy tâm, đã triển khai những quy luật và phạm trù của biện chứng xuất phát từ “ý niệm tuyệt đối” Bằng thiên tài của mình C.Mác và Ăngghen đã cải tạo phép biện chứng duy tâm thành phép biện chứng duy vật triệt để, để phép biện chứng duy vật trở thành công cụ nhận thức các lĩnh vực tự nhiên xã hội tư duy và con người
Trang 6Một trong những đại biểu lớn nhất của triết học cổ điển Đức là Phoiơbắc Ông là nhà triết học duy vật, chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là chủ nghĩa duy vật nhân bản Ông coi con người với tư cách là một thực thể của tự nhiên- là đối tượng nghiên cứu của triết học C.Mác và Ăngghen đã đánh giá cao chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc nhưng đồng thời cũng phê phán tư duy siêu hình và duy tâm về lịch sủ của ông Chính C.Mác và Ăngghen là những người nhận thức một cách chính xác đóng góp và hạn chế của Phoiơbắc, làm tiền đề cho sự hình thành
và phát triển của thế giới quan duy vật biện chứng của mình
Xét trong tiến trình phát triển của lịch sử triết học, sự ra đời cuả triết học Mác còn là sự tiếp nhận tinh thần phê phán tinh hoa của lịch sử triết học nhân loại Những học thuyết đó là những đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng lý luận xã hội của loài người trong thời kỳ trước Mác Sự phát triển hơn nữa về kinh tế chính trị học, lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học và triết học chỉ có thể có được với sự
ra đời của phép biện chứng duy vật Song rõ ràng, những thành tựu đã đạt tới của nhân loại lại là những tiền đề lý luận tất yếu về mặt lịch sử; và là nguồn gốc của chủ nghĩa Mác nói chung và của triết học mácxít nói riêng
c Tiền đề khoa học tự nhiên
Chẳng những thế, vào giữa thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt tới những đỉnh cảo trong khoa học tự nhiên Các nhà khoa học tự nhiên như R Maye (Đức), P.P Giulơ (Anh), E Kh Lenxơ (Nga), L.A Cônđinh ( Đan Mạch) đã xác định sự thật
về chuyển hoá năng lượng R.Meye và P.P Giulơ đã nêu lên thành định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, đã chứng minh sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển biến những hình thức vận động của chúng Các nhà sinh vật học người Đức như Svan và Slâyđen đã đề ra lý luận tế bào, đã chứng minh rằng các tế bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển của tất cả các cơ thể động vật và thực vật, và do vậy tìm ra bản chất sự phát triển của cơ thể động vật, thực vật đều là sự phát triển bằng sự hình thành tế bào
Nhà khoa học người Anh Đác Uyn cũng đã phát hiện ra lý luận duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của các loài thực vật và động vật Chính định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, lý luận tế bào, học thuyết về sự xuất hiện và phát triển các loài là tiền đề về mặt khoa học tự nhiên của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 7Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, nhất là trên lĩnh vực vật lý học và sinh học đã làm thay đổi quan niệm siêu hình về thế giới tự nhiên; đồng thời khẳng định tính biện chứng khách quan của mọi quá trình trong sự vận động
và phát triển của thế giới Khoa học tự nhiên mang tính chất lý luận trong giai đoạn này là tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác; cũng như những khái quát của triết học Mác đặt cơ sở về thế giới quan và phương pháp luận cho các lĩnh vực khoa học cụ thể trong việc nhận thức thế giới khách quan
Chủ nghĩa Mác ra đời trong bối cảnh ấy và nó là sản phẩm mang tính quy luật của khoa học và triết học mà nhân loại đã đạt tới, nó được hình thành như là kết quả của các phát hiện của Mác và Ăngghen về những quy luật chung nhất của
sự phát triển thế giới Chủ nghĩa Mác do Mác và Ăngghen sáng lập là một học thuyết thống nhất, hoàn chỉnh, gồm ba bộ phận cấu thành: triết học mácxít, kinh
tế chính trị học mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học
Sự hình thành thế giới quan duy vật của Mác và Ăngghen cũng đồng thời
là quá trình nghiên cứu những cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng của các ông diễn ra trong nửa đầu của những năm 40 thế kỷ XIX dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào công nhân và những phát minh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong quá trình đấu tranh chống phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc
II SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶT
TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
1 Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Trong lịch sử triết học trước C.Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng tách rời nhau Các nhà duy vật dù đã thể hiện những tư tưởng biện chứng, nhưng suy cho cùng do hạn chế bởi điều kiện lịch sử xã hội và khoa học cho nên
họ vẫn bị chi phối bơi phương pháp tư duy siêu hình Tư tưởng bịên chứng đã đạt được những thành tựu lớn lao trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học Hêghen, nhưng nó lại phát triển trong hệ thống triết học duy tâm thần bí Do đó, nhìn chung, lịch sử triết học trước Mác thể hiện thế giới quan duy vật trong mối quan hệ với phương pháp nhận thức siêu hình, hoặc là thế giới duy tâm trong mối quan hệ với phương pháp nhận thức biện chứng
Trang 8Phép biện chứng duy vật ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển, cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản đã cung cấp thực tiễn cho C.Mác và Ph.Ănghen để đúc kết và kiểm nghiệm lý luận về phép biện chứng Dựa trên cơ sở thành tựu khoa học tự nhiên (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) đi vào hệ thống hóa tài liệu khoa học thực nghiệm Đây là hai tiền đề thực tiễn rất quan trọng cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật
Tiền đề lý luận của phép biện chứng duy vật chính là phép biện chứng duy tâm của Hêghen Các ông đã tách ra cái hạt nhân hợp lý vốn có của nó là phép biện chứng và vứt bỏ cách giải thích hiện tượng tự nhiên xã hội và tư duy một cách thần thánh hóa tư duy, nói cách khác các ông đã cải tạo một cách duy vật phép biện chứng duy tâm Hêghen
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, trong khi đó các học thuyết triết học trước đây duy vật nhưng siêu hình (Triết học cận đại) hoặc biện chứng nhưng duy tâm (cổ điển Đức) Phép biện chứng duy vật không chỉ duy vật trong tự nhiên mà đi đến cùng trong lĩnh vực xã hội, do đó các ông đã xây dựng sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử Theo C.Mác: Biện chứng khách quan là cái có trước, còn biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng) là cái có sau và là phản ánh của biện chứng khách quan, đây là sự khác nhau giữa phép biện chứng duy vật của ông với phép biện chứng duy tâm của Hêghen C.Mác cho rằng ông chỉ làm cái công việc là đặt phép biện chứng duy tâm của Hêghen "đứng trên hai chân của mình" tức là đứng trên nền tảng duy vật
Theo C.Mác thì phép biện chứng chính là "khoa học về mối liên hệ phổ biến trong tự nhiên xã hội và tự nhiên trong tư duy" Theo Lênin thì phép biện chứng
là "học thuyết về sự phát triển đầy đủ, sâu sắc và toàn diện nhất, học thuyết về tính tương đối của sự vật"
Ba mối liên hệ chủ yếu trong phép biện chứng duy vật là: 1 Mối liên hệ cùng tồn tại và phát triển; 2 Mối liên hệ thâm nhập lẫn nhau tuy có sự khác nhau nhưng vẫn có sự giống nhau; 3 Mối liên hệ về sự chuyển hoá vận động và phát triển Các mối liên hệ được khái quát thành các cặp phạm trù như (phần tử - hệ thống, nguyên nhân kết quả, lượng chất) và các quy luật (quy luật lượng -chất, quy luật đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định)
Trang 9Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác đã công khai tính giai cấp để bảo
vệ lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động Trong khi đó các nền triết học trước Mác che dấu lợi ích của nó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, của một nhóm người thiểu số trong xã hội
Triết học C.Mác là một hệ thống sáng tạo, là một hệ thống mở, không ngừng được bổ sung, được làm phong phú thêm bởi chính thực tiễn và phát triển Cùng với chính sự phát triển thực tiễn, học thuyết của C.Mác là kim chỉ nam cho hành động
Những nội dung chính của phép biện chứng được C.Mác và Ph.Ănghen luận chứng trong tác phẩm: "Biện chứng của tự nhiên" (1873 - 1883), "Chống Đuy -rinh" (1876 -1878), "Lút-vich Phoiơ Bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" và một số tác phẩm do V.I.Lênin viết như: "Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán" (1908 -1909), "Bút ký triết học"
Tóm lại, phép biện chứng duy vật Mác - xít là kết quả của sự chín muồi về mặt lịch sử của nhận thức khoa học và của thực tiễn xã hội Sự ra đời của nó đáp ứng nhu cầu về mặt lý luận của giai cấp công nhân Giai đoạn mới trong sự phát triển của phép biện chứng gắn với tên tuổi của V.I.Lênin đã vận dụng thành công phép biện chứng Mác-xít trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 Sự phát triển của V.I.Lênin về phép biện chứng duy vật thể hiện trong lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa như là một công cụ sắc bén để cải tạo thế giới một cách cách mạng nhất
Triết học Mác ra đời đã chứng minh tính thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp luận: thế giới quan duy vật biện chứng trong sự thống nhất hữu cơ với phương pháp biện chứng duy vật Kế thừa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức, C.Mác đã xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lich sử triết học
và phép biện chứng duy vật với tính cách là khoa học về sự phát triển của thế giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người và tư duy Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học C.Mác và Ph.Ăngghen là cơ sở hình thành nên triết học vĩ đại nhất trong lịch sử : triết học Mac-Lênin Đánh giá về tính triệt để trong triết học Mác, V.I.Lênin viết: “ Triết học của Mác là một triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại”
Trang 10b Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
Một đặc điểm có ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng trong triết học là mở rộng chủ nghĩa duy vật sang xã hội loài người, hình thành nên chủ nghĩa duy vật lịch sử V.I.Lenin đánh giá rằng : “ Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa ra học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng nhận thức ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị ”
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác đã chỉ ra quy luật vận động của lịch sử xã hội loài người, sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên Trong các quy luật của lịch sử xã hội, quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có vai trò quyết định Các quan hệ
về kinh tế quyết định các quan hệ về kiến trúc thượng tầng Triết học lịch sử cũng đã phát hiện vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người “đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản” thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu giải phóng con người Với bản chất duy vật triệt để trong lĩnh vực xã hội, triết học Mác trở thành công cụ vĩ đại để nhận thức và cải tạo thế giới, tạo ra bước phát triển mới về chất, một bước nhảy vọt so với các hệ thống triết học khác trong lịch sử
c Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
Triết hoc Mác không chỉ là lý luận khoa học phản ánh bản chất, quy luật của sự vận động và phát triển của thế giới, mà quan trọng hơn, đó là học thuyết nhằm mục đích cải tạo thế giới Vì vậy sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của triết học Mác
Trong lịch sử các hệ thống triết học trước Mác, kể cả các hệ thống triết học tiến bộ, đều chưa thấy vai trò của thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, chưa nhận thức hết ý nghĩa thực tiễn cao nhất của triết học là hướng đến phát triển xã hội và giải phóng con người Vì vậy tách rời giữa lý luận và thực tiễn là đặc điểm vốn có của triết học trước Mác
Chỉ khi triết học Mác ra đời, vai trò thực tiễn và sự thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn mới được xem là một nguyên tắc cơ bản, chi phối mọi hoạt động