Triết học Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
Sự ra đời của triết học Mác là bước ngoặt
cách mạng trong lịch sử triết học
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hồng Trang
Số thứ tự : 126
Khóa : K21 Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Văn Mưa
Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 2 năm 2012
Trang 2Lời mở đầu ……… 1
Chương I: Điều kiện, tiền đề ra đời của triết học Mác ……… 2
1 Điều kiện kinh tế - xã hội ……… 2
2 Tiền đề lý luận ………2
3 Tiền đề khoa học tự nhiên ……… 3
Chương II: Phân tích làm rõ tính bước ngoặt cách mạng của sự ra đời triết học Mác trong lịch sử triết học ……… 5
1 Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng ………5
2 Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử ……….6
3 Thống nhất lý luận và thực tiễn ……… 7
4 Thống nhất tính khoa học và tính cách mạng ……….8
5 Xác định đúng mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể ……… 9
Kết luận ……… 11
Tài liệu tham khảo ……….12
Trang 3Lời mở đầu
Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trong thời đại mới Mác & Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy của nhân loại trong các lĩnh vực triết học, văn học, khoa học tự nhiên, từ đó sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không điều hòa với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình, giúp con người nhận thức và cải tạo thực tiễn xã hội Triết học Mác - Lênin do Mác & Ăngghen sáng lập ban đầu, Lênin bảo vệ và phát triển sau này đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới nhằm hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Vì vậy, việc nhận thức đầy đủ ý nghĩa về sự ra đời của triết học Mác đối với lịch sử triết học là điều cần thiết Do đó, em chọn đề tài “Sự ra đời của triết học Mác là bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học” cho bài tiểu luận của mình
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu chính là Giáo trình triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB chính trị-hành chính, Hà Nội, 2008; Tài liệu Triết học (Phần I: đại cương về lịch sử triết học), TS Bùi Văn Mưa (chủ biên), 2011em đã xem xét lại một cách khái quát về điều kiện, tiền đề của sự ra đời triết học Mác,
từ đó phân tích làm rõ tính bước ngoặt cách mạng của sự ra đời triết học Mác trong lịch sử triết học
Triết học đã ra đời phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là quá trình không đơn giản, và triết học Mác lại là một thành tựu nổi bật trong lịch sử triết học Do đó, những kiến thức mà em thu nhận được và trình bày trong tiểu luận này chỉ giới hạn trong những tài liệu em tìm được và sự nhận thức của chính bản thân đọc những tài liệu đó nên không tránh khỏi nhầm lẫn và thiếu sót Kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý của Thầy để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn
Trang 4Chương I: Điều kiện, tiền đề ra đời của triết học Mác
Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu của lịch sử, nó ra đời do sự đòi hỏi của thực tiễn kinh tế - xã hội, đồng thời dựa trên những tiền đề cần thiết về lý luận và khoa học đạt được thời đó
1 Điều kiện kinh tế - xã hội:
Những năm 30 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển mới Đặc biệt vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, trở thành lực lượng kinh tế thống trị ở Anh, Pháp và một phần ở Đức Chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng sản sinh ra trong lòng nó một lực lượng đối lập là giai cấp vô sản công nghiệp hiện đại Sự
ra đời của giai cấp vô sản công nghiệp đã tạo ra một quan hệ đối lập ngày càng gay gắt với giai cấp tư sản Quan hệ này là biểu hiện của mâu thuẫn về mặt kinh
tế giữa trình độ phát triển cao và tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với
sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Mâu thuẫn này được biểu hiện thông qua các cuộc đấu tranh giai cấp hết sức quyết liệt ở Tây Âu (tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của công nhân thợ dệt ở LiÔng (Pháp) năm 1831 và
1834, phong trào hiến chương ở Anh những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa của công nhân thợ dệt Xilêdi (Đức) năm 1844) Để cuộc đấu tranh giai cấp thắng lợi cần phải có một lý luận khoa học dẫn đường, đưa giai cấp công nhân đi từ đấu tranh tự phát tới đấu tranh tự giác Lúc bấy giờ, lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng của XanhXimông, Phuriê, Ôoen,…không đáp ứng được yêu cầu, lợi ích và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản Vì vậy, triết học Mác đã ra đời để đáp ứng yêu cầu của lịch sử Và với sự ra đời của triết học Mác, giai cấp công nhân đã tìm thấy ở đó sức mạnh và vũ khí tinh thần của mình Mác viết: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình” [4; 589]
2 Tiền đề lý luận:
Triết học Mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa có phê phán toàn bộ những thành tựu tư tưởng của nhân loại sáng tạo ra ở thế kỷ XIX, đó là triết học
Trang 5cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp -Anh
Triết học Mác đã kế thừa có phê phán toàn bộ triết học trước đó, đặc biệt là triết học cổ điển Đức Triết học cổ điển Đức với hai thành tựu gắn liền với tên tuổi của hai đại biểu nổi tiếng, đó là: chủ nghĩa duy vật của Phoiơbăc và phép biện chứng của Hêghen Mác & Ăngghen đã kế thừa những lý luận tiến bộ của hai vị tiền bối này nhưng phê phán tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen và tính chất siêu hình trong chủ nghĩa duy vật của Phoiơbăc để sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng Vì vậy, triết học cổ điển Đức được coi là nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời triết học Mác vì nó đóng vai trò quan trọng về mặt lý luận đối với sự hình thành thế giới quan duy vật biện chứng của Mác & Ăngghen
Cùng với triết học cổ điển Đức, Mác & Ăngghen đã kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh (đại biểu là A.Xmít, Đ.Ricácđô)
và của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp - Anh (đại biểu là Xanhximông, S.Phuriê, R.Ôoen) Nhờ những giá trị tư tưởng trong các lĩnh vực này mà Mác & Ăngghen thấy rõ nền tảng vật chất của sự phát triển lịch sử xã hội, sáng tạo nên quan điểm duy vật về lịch sử và dự báo về chủ nghĩa xã hội hiện thực trong tương lai
3 Tiền đề khoa học tự nhiên:
Ngoài tiền đề về kinh tế xã hội và tiền đề về lý luận, sự ra đời của triết học Mác còn gắn liền với tiền đề về khoa học tự nhiên Tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác là những phát minh lớn của nhân loại vào giữa thế kỷ XIX, đó là: học thuyết tế bào (Svan & Slâyđen), học thuyết tiến hóa (Đácuyn), định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (R.Maye & P.P.Giulơ)
Những thành tựu này đã làm lung lay tận gốc các quan niệm duy tâm, siêu hình về nhận thức thế giới tự nhiên; đồng thời khẳng định các tư tưởng nền tảng (nguyên lý) của phép biện chứng duy vật về mọi sự tồn tại (thống nhất vật chất, liên hệ phổ biến, vận động, phát triển) trong thế giới Khoa học tự nhiên mang tính chất lý luận trong giai đoạn này là tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác; và
Trang 6những khái quát của triết học Mác đã đặt cơ sở về thế giới quan và phương pháp luận cho các lĩnh vực khoa học cụ thể trong nhận thức thế giới khách quan
Kết luận: Như vậy, triết học Mác cũng như chủ nghĩa Mác ra đời là sản
phẩm của lịch sử, đáp ứng yêu cầu của lịch sử đề ra Nó mang tính quy luật về sự phát triển của khoa học và triết học nói riêng, của toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung Chính Mác & Ăngghen là những thiên tài đã khái quát được toàn
bộ tiến trình lịch sử và văn hóa tinh thần mà loài người đã đạt được để xây dựng học thuyết triết học duy vật biện chứng, đáp ứng được nhu cầu nhận thức và cải tạo thực tiễn xã hội mà thời đại lịch sử mới đặt ra Lênin viết: “Chủ nghĩa Mác… không nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới Trái lại, toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề
mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra Học thuyết của ông ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội” [9; 49-50]
Trang 7Chương II:
Phân tích làm rõ tính bước ngoặt cách mạng
của sự ra đời triết học Mác trong lịch sử triết học
Sự ra đời của triết học Mác là một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học Điều đó thể hiện ở những điểm sau:
1 Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng:
Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học
Các nhà triết học duy vật trước Mác, dù đã thể hiện những tư tưởng biện chứng nhưng do hạn chế bởi điều kiện lịch sử xã hội và khoa học nên họ vẫn chịu
sự chi phối của phương pháp tư duy siêu hình Tư tưởng biện chứng đã đạt được những thành tựu lớn lao trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Hêghen, nhưng nó lại phát triển trong hệ thống triết học duy tâm, thần bí Mác & Ăngghen đã triệt để phê phán tính chất duy tâm, thần bí trong triết học Hêghen, nhưng đồng thời đánh giá cao tư tưởng biện chứng của ông “Tính chất thần bí
mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [2; 494] Bằng thiên tài của mình, Mác & Ăngghen đã cải tạo phép biện chứng duy tâm trở thành phép biện chứng duy vật triệt để nhất, để phép biện chứng duy vật trở thành công cụ nhận thức các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người
Một đại biểu khác trong triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành quan điểm triết học của Mác & Ăngghen là Phoiơbắc Ông là nhà triết học duy vật, chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là chủ nghĩa duy vật nhân bản Mác & Ăngghen đã đánh giá cao chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc nhưng đồng thời cũng phê phán tư duy siêu hình và duy tâm về lịch sử của ông Theo Ăngghen, đóng góp của triết học Phoiơbắc là đã đưa “chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua ” [7;
Trang 841], đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế - tính chất máy móc, siêu hình và duy tâm về mặt lịch sử của triết học này là do chưa vượt qua được hạn chế của thời đại mình Mác & Ăngghen đã nhận thức một cách chính xác những đóng góp và hạn chế của Phoiơbắc, làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của mình
Như vậy, Mác & Ăngghen đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục hạn chế của nó là tính siêu hình; cải tạo phép biện chứng, giải thoát khỏi cái vỏ duy tâm Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật và phương pháp siêu hình đều được các ông nâng lên về chất để trên cơ sở đó sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học Mác & Ăngghen là cơ sở
để hình thành nên hệ thống triết học vĩ đại nhất trong lịch sử: triết học Mác -Lênin Đánh giá về tính chất triệt để trong triết học Mác, Lênin viết: “Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người
và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại” [9; 54].
2 Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Trước triết học Mác, đã có một số học thuyết triết học bàn đến vấn đề xã hội; tuy nhiên, do hạn chế về thế giới quan hoặc phương pháp luận nên các học thuyết đó mới chỉ nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể nào đó mà chưa nghiên cứu toàn diện xã hội Do đó đã không thể tìm ra được quy luật phát triển chung của
xã hội loài người Mác & Ăngghen đã vận dụng những lý luận của duy vật biện chứng để nghiên cứu toàn diện xã hội, tìm ra các quy luật phát triển chung của xã hội loài người và tiến trình phát triển tất yếu của nó Từ đó xây dựng và sáng lập
ra chủ nghĩa duy vật lịch sử với tính cách là một bộ phận của triết học Mác Lênin đánh giá rằng: “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện,
vẫn ngự trị từ trước tới nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị ” [9; 53].
Trang 9Trong khi các nhà triết học trước Mác giải thích lịch sử theo tính chất duy tâm; kể cả nhà duy vật nổi tiếng trong lịch sử là Phoiơbắc, Phoiơbắc đã đứng trên quan điểm duy vật để giải thích các hiện tượng tự nhiên, còn khi chuyển sang lĩnh vực lịch sử xã hội thì ông không còn đứng vững trên quan điểm duy vật nữa
mà sử dụng quan điểm duy tâm để giải thích Với chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác
đã làm được điều trước đó không ai làm được, đó là mang lại cho xã hội loài người cái nhìn duy vật và phép biện chứng duy vật Điều này thể hiện ở chỗ Mác chỉ ra nền tảng vật chất của xã hội là phương thức sản xuất “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách
mạng xã hội” [6; 14 - 15].
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác đã chỉ ra quy luật vận động của lịch sử xã hội loài người, sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên Trong các quy luật của lịch sử xã hội, quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có vai trò quyết định Các quan hệ
về kinh tế, cơ sở hạ tầng quyết định các quan hệ về chính trị, kiến trúc thượng tầng Triết học duy vật lịch sử cũng phát hiện ra vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, là người “đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản”, thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh -chủ nghĩa cộng sản
Như vậy có thể nói, sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã loại bỏ được
cơ sở tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa duy tâm
3 Thống nhất lý luận và thực tiễn:
Triết học Mác khác về chất so với triết học trước kia, các học thuyết triết học trước đó thường mới dừng lại ở việc giải thích thế giới nên họ chưa đề cập đến vai trò của hoạt động thực tiễn đối với lý luận, do đó lý luận thường tách rời
Trang 10với thực tiễn Vì vậy, các học thuyết triết học trước Mác thường không tránh khỏi tình trạng rơi vào quan điểm duy tâm về xã hội Ngay cả trong triết học Phoiơbắc, tuy coi vấn đề con người là trung tâm thế giới nhưng đây chỉ mới là con người thuần túy về mặt sinh vật, chưa phải là con người với tính cách là chủ thể hoạt động cải tạo thế giới Khi phê phán cách hiểu trừu tượng về con người của Phoiơbắc, Ăngghen viết: “Về hình thức, ông là một người hiện thực chủ nghĩa, ông lấy con người làm xuất phát điểm, song ông hoàn toàn không nói đến thế giới trong đó con người ấy sống, vì vậy, con người mà ông nói, luôn luôn là
con người trừu tượng” [7; 420] Còn triết học Mác đã xác định rõ: “Các nhà triết
học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” [5; 12] Do đó, triết học Mác thường lấy hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội, cải tạo thế giới của con người làm điểm xuất phát và thông qua quá trình hoạt động thực tiễn để hoàn thiện hệ thống lý luận của mình
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mác đã tạo ra được sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn Lý luận xuất phát từ thực tiễn, chịu sự quyết định của thực tiễn và khi ra đời, lý luận quay về định hướng hoạt động thực tiễn
4 Thống nhất tính khoa học và tính cách mạng:
Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm trong mình bản tính cách mạng của nó; và bản chất cách mạng của triết học Mác cũng đã thể hiện trong bản tính khoa học của nó
Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chất khoa học của học thuyết, trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản Thông qua hoạt động cải tạo thế giới, qua vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, triết học Mác đã chứng minh sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử “Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã chỉ cho giai cấp vô sản con đường phải theo để thoát khỏi chế độ nô lệ về tinh thần, trong đó tất cả các giai cấp bị áp bức đã sống lay lắt từ trước tới nay” [9; 57 - 58] Triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, còn giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của triết học Mác trong cuộc đấu tranh vì