1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề Dạy từ vựng Tiếng Việt cho Học sinh Tiểu học

44 2,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 17,01 MB

Nội dung

- Áp dụng các kĩ thuật dạy từ vựng tiếng Việt cho học sinh tiểu học.. - Tập huấn lại cho giáo viên về các kĩ thuật dạy từ vựng tiếng Việt cho học sinh tiểu học MỤC TIÊU CỦA KHÓA TẬP HUẤN

Trang 1

DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên

Tháng 4/2014

Trang 2

- Hiểu rõ những nội dung cơ bản về kĩ thuật dạy

từ vựng tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

- Áp dụng các kĩ thuật dạy từ vựng tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

- Tập huấn lại cho giáo viên về các kĩ thuật dạy từ vựng tiếng Việt cho học sinh tiểu học

MỤC TIÊU CỦA KHÓA TẬP HUẤN

Trang 3

Phần I: Khái niệm chung, dạy từ vựng.

Phần II: Các bước thực hiện dạy từ vựng.

Phần III: Tổ chức các trò chơi học tập/trò chơi

từ vựng.

NỘI DUNG TẬP HUẤN

Trang 4

PHẦN I KHÁI NIỆM CHUNG

DẠY TỪ VỰNG

Trang 5

- Từ: Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa có thể đứng độc lập trong giao tiếp của một ngôn ngữ Các đơn vị tương đương với từ là các cụm từ (ngữ) cố định gồm các thành ngữ.

Khái niệm chung

Trang 6

- Từ vựng: Là tất cả các từ (đơn, ghép) và các đơn

vị tương đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ) tồn tại hay được dùng trong giao tiếp của ngôn ngữ đó

3 mặt của đơn vị

Trang 7

Phân loại từ vựng

Theo ngữ pháp Theo ngữ nghĩa

Theo giáo học pháp ngôn ngữ

có nghĩa thực.

- Từ chỉ chức năng (giới từ):

không có thực nghĩa độc lập

- Từ tích cực:

người học có thể sử dụng thành thạo.

- Từ thụ động: người học

không thể chủ động dùng khi nói và viết

Trang 8

Tầm quan trọng của việc dạy và tăng cường từ vựng cho HSTH

* Thảo luận nhóm trường (giấy A4): 20 phút ?Tại sao lại cần tăng cường phát triển từ vựng tiếng Việt cho học sinh tiểu học?

? Dạy từ vựng cho HS DTTS khác với dạy

từ vựng cho HS người Kinh như thế nào?

Trang 9

• Học sinh không hiểu được bài học do không hiểu các từ vựng được sử dụng trong bài học.

• Nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy: Nếu không được dạy từ vựng cẩn thận ở các bậc học đầu cấp tiểu học, càng lên bậc học cao, học sinh càng gặp nhiều khó khăn trong học tập liên quan đến ngôn ngữ

• Việc dạy và học từ vựng gắn liền với khả năng đọc

và viết của học sinh

Tầm quan trọng của việc dạy và tăng cường từ vựng cho HSTH

Trang 10

• Vốn từ vựng Tiếng Việt của HS lớp 1,2,3 còn rất hạn chế.

• HS nắm được đủ lượng từ vựng TV thì sẽ hiểu được bài.

• HS DTTS có nhu cầu về từ vựng (trong sgk) khác với HS Kinh vì đa số các từ HS Kinh đã biết rồi, nhưng HS DTTS chưa biết.

• Chương trình, SGK, SGV dành cho đối tượng HS người Kinh.

• Những từ được lựa chọn để dạy cho HS DTTS sẽ khác với HS người Kinh.

Tầm quan trọng của việc dạy và tăng cường từ vựng cho HSTH

Trang 11

Mục đích, nội dung dạy từ vựng ở bậc tiểu học

* Mục đích: Tạo cho HS khả năng sử dụng đúng và thành

thạo bằng ngôn ngữ nói và viết các từ quan trọng thể hiện nội dung, kiến thức trong việc học tập các môn học và trong đời sống hàng ngày.

* Nội dung: Cần dạy HS cả 3 mặt của từ.

1 Nghĩa:

Ví dụ: ‘quê hương’

- Nghĩa đen: nơi một người sinh ra

- Nghĩa biểu niệm: nơi một người có thời thơ ấu, gắn ký ức tuổi thơ, nơi có những người thân quen, họ hàng, nơi thân thương… (‘Hà Nội là quê hương thứ hai của A Sử’)

Trang 13

Những điều cần lưu ý khi dạy từ vựng cho HS DTTS

Thảo luận nhóm 8 (giấy A4): 20 phút

1 Tìm hiểu nắm được đặc điểm tình hình từng HS trong lớp để lựa chọn từ và phương pháp dạy phù hợp.

4 Dạy từ mới trong tiết học càng sớm càng tốt để tránh HS học vẹt mà không hiểu nội dung bài.

5 Khi dạy và luyện cách dùng của từ mới cần bắt đầu bằng khẩu

Trang 14

6 Với từ có nghĩa trừu tượng khó biểu thị bằng vật thật cần sử dụng yếu tố ngôn ngữ cơ thể, tranh ảnh, không gian lớp, trường.

7 Với HS lớp 1, giúp HS nói từ mới lưu loát bằng cách đưa từ

đó vào cụm từ.

8 GV cần dạy đủ các bước: giới thiệu từ, luyện tập và áp dụng

từ mới.

9 Đa dạng hóa bài tập, ngữ cảnh luyện từ mới cho HS.

10 Thường xuyên tổ chức cho HS ôn tập từ theo các chủ điểm, tình huống và cả ngoài giờ học.

11 GV cần dạy kĩ năng/chiến lược học từ vựng để HS tự xử lý khi gặp từ mới.

Trang 15

PHẦN II CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

DẠY TỪ VỰNG

Trang 16

Lựa chọn từ để dạy

Thế nào là từ khóa?

học sinh hiểu được nội dung bài học.

- Từ khoá có thể gồm những từ HS đã biết, những từ HS chưa biết nhưng có thể tự hiểu nghĩa dựa vào văn cảnh, hay những từ HS chưa biết và không thể tự hiểu nghĩa mà phải có sự giải thích của GV.

Trang 17

• Hoạt động nhóm theo khối lớp (giấy A0): Lựa

chọn từ khóa (20 phút)

• Nhiệm vụ:

- Lựa chọn một bài Tập đọc trong SGK của lớp 1,2,3

- Xác định các từ khoá của bài đó

- Giải thích vì sao đó là những từ khóa

- Anh (chị) sẽ dùng từ nào để dạy trên lớp cho học sinh? Vì sao?

Trang 18

Lựa chọn từ để dạy: Gồm 2 bước

Bước 1: Lựa chọn các từ khóa trong bài học.

- Căn cứ và mục tiêu hiểu nghĩa và hiểu nội dung bài để xác định từ khóa.

- Nên tìm từ khóa theo trật tự từ đầu đến cuối bài học.

- Những từ được sử dụng nhiều lần cũng thường là từ khóa quan trọng.

Trang 19

Lựa chọn từ để dạy

Bước 2: Xác định các từ/cụm từ dạy trực tiếp.

- Chọn trong số các từ khóa của bài học để dạy trực tiếp.

- Lưu ý: Từ được chọn phải là:

+ Từ thể hiện được nội dung chính của bài.

+ Từ có tần suất sử dụng nhiều trong giao tiếp và học tập.

+ Từ giúp HS hiểu kiến thức chuyên ngành của môn học

+ Từ dễ liên hệ với từ HS đã biết.

+ Từ có khả năng kết hợp với những từ khác để mở rộng vốn từ vựng.

Trang 20

Lựa chọn từ để dạy

Một số câu hỏi gợi ý khi lựa chọn từ để dạy trực tiếp:

+ Mục tiêu của bài học là gì?

+ Mục tiêu của việc dạy từ vựng là gì?

+ Các từ/cụm từ nào thể hiện nội dung mục tiêu của bài học?

+ Các từ/cụm từ nào HS cần biết để hiểu được nội dung bài học?

+ Các từ/cụm từ nào HS đã biết?

+ Các từ/cụm từ nào đặc thù cho môn học?

+ Các từ/cụm từ nào có tần suất sử dụng cao?

+ Các từ/cụm từ nào có tính liên kết cao?

Trang 21

Phương pháp giảng dạy từ vựng trực tiếp

Giới thiệu

từ mới

Luyện tập

Áp dụng trong giao tiếp

3 bước dạy từ vựng

Trang 22

* Bước 1: Giới thiệu từ

GV giới thiệu nghĩa và hình thức của từ mới cho HS trong ngữ cảnh cụ thể (cách sử dụng cụ thể) bằng một phương pháp nào đó.

Trang 24

Phương pháp giảng dạy từ vựng trực tiếp

* Bước 2: Luyện tập

• Luyện tập cơ học : HS luyện tập sử dụng từ vựng đó nhiều lần theo hướng dẫn của GV Có thể theo hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân GV chú ý đến

sự chính xác trong giai đoạn này.

• Luyện tập ngữ nghĩa : HS luyện tập cách sử dụng

từ trong ngữ cảnh giao tiếp có nghĩa theo sự hướng dẫn của GV.

• Luyện giao tiếp: HS tham gia các hoạt động hoặc trò chơi từ vựng.

Trang 25

Phương pháp giảng dạy từ vựng trực tiếp

* Bước 3: Áp dụng trong giao tiếp

HS hoàn toàn làm chủ từ mới trong giao tiếp để sản sinh và thu nhận thông tin theo ý muốn của mình.

Trang 26

• Ví dụ các bước dạy từ:

• Giới thiệu:

GV chỉ vào từng bức tranh, nói tên loài chim, rồi viết từ đó lên bảng

• Luyện tập

- Luyện tập cơ học:

+ Cho HS nói lại tên loài chim trong khi GV chỉ vào từng bức tranh theo trật tự khác

+ GV che một trong số các bức tranh và hỏi con chim bị che là gì?

- Luyện tập có hướng dẫn của GV: Ai đoán nhanh nhất?

GV miêu tả một trong số các con chim và yêu cầu HS đoán xem đó là con nào?

cho bạn đoán.

Trang 27

• Thời gian (giấy A0): 30 phút

• Học viên làm việc theo nhóm cũ, thực hiện các bước dạy các từ/cụm (các từ đã được lựa chọn ở trên)

• Các nhóm trình bày phương án dạy của mình với cả lớp

Luyện tập

Trang 28

Dạy từ vựng theo trình độ của học sinh

Trình độ trung bình

Trình độ thấp

Trang 30

• Trò chơi đoán người và vật theo miêu tả vị

trí, hình dạng, màu sắc, v.v

• Vẽ theo miêu tả

• Hành động theo yêu cầu

• Thảo luận về các bức vẽ của các thành viên

trong lớp

• Tìm vị trí trên bản đồ/sơ đồ

• Tìm nửa giống nhau trong cặp thẻ tranh

• Viết sáng tạo

• …

Một số ví dụ các hoạt động luyện tập cho

học sinh ở trình độ thấp

Trang 32

• Trò chơi đoán từ

• Kể chuyện theo tranh

• Tả tranh

• Kể tên/liệt kê theo chủ đề

• Tìm từ đồng/trái nghĩa hoặc không

Trang 34

• Tóm tắt hoặc kể lại bằng ngôn ngữ của riêng học sinh

• Viết luận/Bài nói

• Viết thư

• Viết nhật ký hàng ngày

• Viết bài báo tường

• Hội thoại tình huống hoặc hội thoại chức năng

• Sắm vai

• Kể chuyện

• Tả tranh

• …

Một số ví dụ các hoạt động luyện tập từ

vựng cho học sinh ở trình độ cao

Trang 35

Thời gian chuẩn bị: 30 phút

Mỗi nhóm chọn 1 bài tập đọc trong SGK môn tiếng Việt và thực hiện các nhiệm vụ sau:

• Lựa chọn 3-5 từ/cụm từ để dạy trực tiếp (giải thích được lý do lựa chọn)

• Xác định trình độ của học sinh (thấp, trung bình, cao)

• Thiết kế phương án giảng dạy 1 từ/cụm từ

• Mỗi nhóm chọn 1 thành viên giảng tập trên lớp

Thực hành

Trang 36

Gợi ý một số hình thức/hoạt động nhằm tạo môi trường phát triển từ vựng

1 Phát triển môi trường học từ vựng thuận lợi:

cuộc thi, phong trào… các hoạt động ngoại khóa.

Trang 37

Gợi ý một số hình thức/hoạt động nhằm tạo môi trường phát triển từ vựng

3 Bảng từ: Nhằm tăng cường cách tiếp cận của học

sinh với các từ chính trong bài đọc bằng cách ghi

ra các từ này trên thẻ và trưng bày trên bảng từ

Trang 38

Gợi ý một số hình thức/hoạt động nhằm tạo môi trường phát triển từ vựng

1 Mục đích:

thấy – Nói – Ngấm – Viết – Kiểm tra từ/

cụm từ đó.

học nhiều lần hơn.

với các từ vựng quan trọng của bài học

trong ngày/tuần/chủ đề.

Cây từ vựng: Là một bộ phận của bức tường từ vựng

Trang 39

2 Cách phát triển, bố trí cây từ vựng:

- Theo quan hệ giữa các từ/cụm từ: Từ/cụm từ:

+ Có quan hệ Toàn bộ/Bộ phận.

+ Có quan hệ nhân – quả.

+ Đồng nghĩa/trái nghĩa.

+ Cùng chủ đề (gần nghĩa).

+ Có cùng vần/âm hoặc từ đồng âm.

- Theo thứ tự các từ/cụm từ xếp theo thứ tự chữ cái.

- Theo từ loại (danh từ, động từ, tính từ).

- Theo thứ tự thời gian Ví dụ: từ khoá của tiết học/ngày/tuần.

- Các từ/cụm từ khó đối với học sinh.

- Các từ/cụm từ học sinh thích học (có thể do giáo viên hoặc học sinh chọn, hoặc cả hai).

Trang 40

- Suy ngẫm và chia sẻ các hình thức ứng dụng cây từ vựng vào bài học hàng ngày tại trường anh (chị)?

- Ngoài những hình thức ứng dụng trên, anh

(chị) còn có ý tưởng nào khác hãy cùng đưa ra

để thảo luận?

Trang 41

PHẦN III

TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI

HỌC TẬP/TRÒ CHƠI TỪ VỰNG

Trang 42

Thảo luận: Nêu mục tiêu, cách chuẩn bị, tiến hành, một số lưu ý khi tổ chức trò chơi từ vựng sau:

Nhóm 1: Ghép từ với hình. Nhóm 2: Ghép từ/nghĩa của từ.

Trang 43

Nhóm 3: Tìm từ ngữ.

Trang 44

- Thảo luận nhóm: Chọn một tiết học và thiết kế các trò chơi từ vựng có thể ứng dụng trong tiết

- Các nhóm trình bày thiết kế.

Ngày đăng: 22/11/2014, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w