Phân ngành nhựa thế giới theo sản phẩm - Nguồn: Plastics Europe VLXD, 20.40% Phụ kiện xe hơi, 7.00% Thiết bị điện tử, 5.60% Khác, 26.90% Bao bì, 40.10% Cơ cấu sản phẩm từ nhựa 1.5 Nhựa
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong hai năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế vô cùng khókhăn, gặp nhiều rủi ro trong hoạt động như rủi ro về nhu cầu sản phẩm giảm, rủi ro giáhàng hoá đầu vào tăng, rủi ro vỡ nợ do lãi suất vay vốn tăng cao… Để chống chọi vớicác khó khăn đó, các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những hướng đi riêng, códoanh nghiệp thu mình chờ đợi, nhưng cũng có các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tưnhằm nâng cao thị phần của doanh nghiệp mình trong giai đoạn này
Ngành nhựa cũng chịu không ít ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế Bắt đầu từ giữanăm 2008, giá nhựa đầu vào biến động theo từng ngày, từng giờ làm cho các doanhnghiệp trong ngành điêu đứng, không thể khống chế được giá cả đầu vào đầu ra, nhiềudoanh nghiệp dẫn đến tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán nợ vay
Cũng là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa với sản phẩm chính là ốngnhựa uPVC, HDPE các loại, Công ty CP Nhựa Bình Minh chắc chắn không thoát khỏicác khó khăn chung của ngành Qua việc phân tích tài chính công ty CP Nhựa BìnhMinh, ta sẽ thấy được lý do công ty đã vượt qua các khó khăn trong hơn hai năm vừaqua Không những thế, trong giai đoạn này, công ty còn mở rộng quy mô sản xuấtthông qua việc đầu tư nhà xưởng và hệ thống máy móc hiện đại nhằm nâng cao nănglực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng trongnước
Trang 2PHẦN 1: PHÂN TÍCH NGÀNH NHỰA
I TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA THẾ GIỚI
1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG NGÀNH NHỰA THẾ GIỚI
1.1 Tốc độ phát triển ổn định nhờ nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực châu Á: ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới,
trung bình 9% trong vòng 50 năm qua Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tácđộng lớn đến nhiều ngành công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng trưởng 3% trong năm
2009 và 2010 Tăng trưởng của ngành nhựa Trung Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% vàcác nước Đông Nam Á với gần 20% năm 2010
Sự phát triển liên tục và bền vững của ngành nhựa là do nhu cầu của thế giới đangtrong giai đoạn tăng cao Sản lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới ước tính đạt 500 triệutấn năm 2010 với tăng trưởng trung bình 5%/năm (theo BASF) Nhu cầu nhựa bìnhquân trên thế giới tính theo đầu người năm 2010 ở mức 40 kg/năm, cao nhất là khuvực Bắc Mỹ và Tây Âu với hơn 100 kg/năm Dù khó khăn, nhu cầu nhựa không giảm
ở hai thị trường này trong năm 2009-2010 và thậm chí tăng mạnh nhất ở khu vực châu
Á – khoảng 12-15% Ngoài yếu tố địa lý, nhu cầu cho sản phẩm nhựa cũng phụ thuộcvào tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa (End-markets) như ngành thựcphẩm (3.5%), thiết bị điện tử (2.9%), xây dựng (5% tại châu Á) Nhu cầu cho sảnphẩm nhựa tăng trung bình 3.8%/năm trong ngành chế biến thực phẩm, 3.1% trongngành thiết bị điện tử và 6-8% trong ngành xây dựng (Mỹ) là yếu tố quan trọng đẩytăng nhu cầu nhựa thế giới
1.2 Nguồn cung phục hồi mạnh trong năm 2010, dần trở lại mức trước khủng hoảng nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu ngày càng lớn: Năm 2010, sản
lượng nhựa thế giới hồi phục mạnh mẽ lên 300 triệu tấn, cao hơn 32% sản lượng củanăm 2009 Sản lượng thế giới năm 2009 giảm chủ yếu do giá thành sản xuất leo thang
và ảnh hưởng của kinh tế suy thoái Với các gói kích cầu, khuyến khích sản xuất, đặcbiệt tại Thái Lan, sản lượng nhựa của thế giới đã quay trở lại mức tăng trưởng trước
Trang 3khủng hoảng tuy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thế giới Cộng thêm với giá NPLđột biến, giá thành sản phẩm nhựa theo đó cũng tăng tới 25% trong năm 2010.
Sản lượng nhựa sản xuất/tiêu thụ trên thế giới - Nguồn:
Tăng trưởng sản lượng ở châu Á (đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á) đặc biệt
ấn tượng trong năm 2009 và 2010 với xấp xỉ 15% Đây là nguyên nhân chính giúptăng trưởng ngành nhựa châu Á đạt trên 2 con số trong năm vừa qua Khu vực châu Áhiện sản xuất 37% tổng sản lượng nhựa được sản xuất toàn cầu, với 15% thuộc vềTrung Quốc Châu Âu và NAFTA theo sát với 24% và 23% tương ứng Sản lượng sảnxuất giảm nhẹ ở hai khu vực này do cạnh tranh lớn với sản phẩm từ châu Á và ảnhhưởng kéo dài của khủng hoảng kinh tế và nợ công Châu Âu
1.3 Nguồn cung nguyên liệu đang thiếu và phụ thuộc lớn vào năng lượng dầu mỏ, khí gas tự nhiên: xu hướng chung năm 2010 là cầu vượt cung, sản lượng
giảm đẩy giá hạt nhựa lên cao (nhất là vào quý 2 và quý 4) Nguyên nhân chính là dotăng giá dầu thô và gas tự nhiên – nguyên liệu đầu vào của sản xuất hạt nhựa
Trang 4Phân loại hạt nhựa (theo nhu cầu) - Nguồn: Plastics Europe
PE-LD, PE-LLD, 17%
cầu hạt nhựa Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa trên thế giới đạt 280 triệu tấn, tăng24% kể từ năm 2006 Trong đó, khu vực châu Á chiếm 42% tổng sản lượng tiêu thụ,châu Âu với 23% và Bắc Mỹ 21% Nhu cầu cho hạt nhựa PE và PP là lớn nhất (29%
và 19%) Nhựa PET (8%) là nhóm đang tăng trưởng tốt nhất với 7%/năm Nguồncung hạt nhựa PET đã tăng 25% từ năm 2006 nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu củaphân nhóm này
nhựa nhiều nhất thế giới Thị trường Trung Quốc có sức tăng trưởng mạnh nhất 6tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã sản xuất 21 triệu tấn hạt nhựa, tăng 23% so vớicùng kỳ năm ngoái, trong đó PVC chiếm 28.2% tổng sản lượng Trong khi đó, TrungĐông là khu vực sản xuất PE lớn nhất Xuất khẩu PE ở Trung Đông dự kiến tăng từ4.3 triệu tấn lên 11.7 triệu tấn trong năm 2013, vượt châu Á và Tây Âu (Nguồn: ICIS)
Như vậy, giá hạt nhựa PE và PP thế giới phụ thuộc lớn vào tình hình vĩ mô của các khu vực này.
1.4 Phụ thuộc vào các ngành sản phẩm cuối như thực phẩm, xây dựng, thiết bị điện tử, ô tô: Ngành nhựa được chia ra thành nhiều phân khúc nhỏ dựa trên
sản phẩm như nhựa bao bì, nhựa xây dựng, phụ kiện xe hơi, thiết bị điện tử, … Tăng
Trang 5trưởng của các phân khúc này phụ thuộc lớn vào nhu cầu cho sản phẩm nhựa và tăngtrưởng của các ngành sản phẩm cuối.
a Phân khúc sản xuất bao bì: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản phẩm nhựa
được sản xuất (40%): Giá trị của phân khúc sản xuất bao bì được dự báo sẽ đạtkhoảng 180 tỷ USD năm 2011 Tăng trưởng trung bình 4%/năm phụ thuộc vào tăngtrưởng của các phân khúc end-products như: thực phẩm, đồ uống, dược phẩm,… Đâychủ yếu là các ngành ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên dự báo tăngtrưởng phân khúc này sẽ ổn định trong năm 2011
b Vật liệu xây dựng (20%): Năm 2009-2010, phân khúc này chịu ảnh hưởng tiêu
cực bởi khủng hoảng và cắt giảm công trình xây dựng tại Mỹ và châu Âu – 2 thịtrường lớn nhất Tuy nhiên, nhựa xây dựng được dự báo sẽ phục hồi trong giai đoạn2011-2012 với nhu cầu cho ống nhựa thế giới tăng 4.5% lên 8.2 tỷ mét Tăng trưởnglớn nhất sẽ ở các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc (30% nhu cầu thế giới) vàNhật Bản do nhu cầu xây dựng sau động đất Khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ tuy mức tăngchậm lại nhưng vẫn là những quốc gia tiêu thụ lượng ống nước nhiều nhất, Dự kiếngiá trị sản phẩm ống nhựa (tỷ trọng lớn nhất) sẽ tăng 6.6% lên 38.6 tỷ USD trong giaiđoạn 2010-2015 tại thị trường Mỹ
c Phụ kiện xe hơi (7%): Tăng trưởng ở thị trường châu Á trung bình 5% Dự báo
sẽ ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình sóng thần và động đất tại Nhật Bản, một trongnhững nước sản xuất phụ kiện ô tô lớn
d Thiết bị điện tử (5.6%): Với nhu cầu cho các thiết bị điện tử như laptop, tivi,
máy in… tăng dần ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc, phân khúc này có tiềm năngtăng trung bình 5%/năm
Trang 6Phân ngành nhựa thế giới theo sản phẩm - Nguồn: Plastics
Europe
VLXD, 20.40%
Phụ kiện xe hơi, 7.00%
Thiết bị điện tử, 5.60%
Khác, 26.90%
Bao bì, 40.10%
Cơ cấu sản phẩm từ nhựa
1.5 Nhựa tái chế đang ngày càng được các chính phủ khuyến khích và nguồn cung cho mặt hàng này vẫn đang thiếu hụt nhiều: So với các sản phẩm
khác, nhựa tái chế là sản phẩm khá mới mẻ và đang ngày càng được ưa chuộng, đặcbiệt là ở các nước phát triển do đặc tính thân thiện với môi trường và mục đích tiếtkiệm năng lượng do có thể tái chế nhựa Sản lượng nhựa tái chế tăng trung bình 11%trong 10 năm qua, là một trong những phân ngành có mức tăng trưởng ấn tượng nhấttrong ngành nhựa thế giới Tính đến 2009, tỷ lệ nhựa tái chế ở các nước châu Âu nhưPháp, Đức chiếm 15-30% và tỷ lệ cao nhất tại Anh với 40% Từ 2006, nguồn cungcho nhựa tái chế đang tăng mạnh nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu
a Sản phẩm và triển vọng: Các sản phẩm nhựa có thể tái chế hiện nay chủ
yếu là sản phẩm của phân ngành nhựa bao bì như các chai nhựa PET, bao bì thựcphẩm… Trong những năm gần đây, số lượng chai nhựa PET tái chế tăng gấp đôi,chiểm 30% tổng sản lượng chai PET được tiêu thụ trên thế giới Đây cũng là tăngtrưởng ấn tượng nhất trong các phân khúc bao bì nhựa Nhu cầu cho nhựa tái chế tạicác quốc gia phát triển ngày càng cao dẫn tới nhu cầu tăng cho hạt nhựa PET và
Trang 7500.000 tấn trong năm nay và có khả năng vượt 600.000 tấn trong các năm tới Triểnvọng tăng trưởng của nhựa PET tái chế là rất lớn Theo cơ quan bảo vệ môi trườngcủa Mỹ (EPA), chai nhựa tái chế chiếm khoảng 2% số lượng nhựa tái chế tại Mỹ Vớimục tiêu 25% số nhựa tiêu thụ sẽ được sản xuất từ nhựa tái chế, thị phần và sản lượngchai nhựa PET sẽ ngày càng tăng.
b Công nghệ: Loại máy quan trọng nhất trong sản xuất nhựa PET là máy thổi
khuôn Loại cơ bản nhất là máy thổi khuôn một bậc (single Stage Blow Moldingmachine), được đưa vào sử dụng từ năm 1975, có thể thổi được chai lọ trong mọihình dáng và kích cỡ Máy ép thổi (Injection Molding machine) được sử dụng để tạokhuôn trước khi đưa vào máy thổi Máy thổi khuôn cải tiến có hai bậc (Two StageBlow Molding machine) bao gồm cả công nghệ kéo thổi và kéo đùn thổi, linh hoạthơn máy một bậc và có thế tạo ra từ 4.000-6.000 chai/giờ, tùy đời máy Máy thổi hiệnđại nhất hiện nay kết hợp cả hai loại máy trên (Integrated Two Stage Blow Moldingmachine), thích hợp để sản xuất từng lô chai nhỏ với bề mặt nhẵn Công nghệ càngtiên tiến, năng suất sản xuất càng cao Ngoài ra, trên thị trường hiện có máy ép thổi vàthổi khuôn bán tự động và tự động hoàn toàn
2 XU HƯỚNG NGÀNH NHỰA THẾ GIỚI
Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xu hướng chung của ngành nhựa trong năm
2011 và các năm sau đó gồm có: tốc độ hồi phục của nền kinh tế thế giới (đặc biệt là ởchâu Á), tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa như thực phẩm, xâydựng…, giá dầu và khí gas, chính sách môi trường của chính phủ các nước, và độtbiến về kỹ thuật công nghệ (nếu có)
2.1 Tiếp tục tăng trưởng trên 4% trong năm 2011: Tăng trưởng kinh tế thế giới dự
báo ở mức 4.4% năm 2011 bởi IMF (hơn mức 4.2% năm 2010) và các ngành tiêu thụsản phẩm nhựa trên thế giới như ngành thực phẩm – 3.5% (IMAP), ngành vật liệu xâydựng – 7%/năm (PwC)… Thêm vào đó, nhu cầu cho sản phẩm nhựa tăng trung bình3.8%/năm trong ngành chế biến thực phẩm, 3.1% trong ngành nhựa cho thiết bị điện
tử và 6-8% trong ngành xây dựng (US) là yếu tố quan trọng đẩy tăng nhu cầu nhựa thế
Trang 8giới năm 2011 European Plastic ước tính nhu cầu nhựa bình quân của thế giới sẽ tăngtrung bình 4%/năm Theo các chuyên gia, nhu cầu nhựa hiện tăng mạnh nhất ở khuvực Châu Á –khoảng 12-15% Hiện tiêu thụ nhựa trung bình tại khu vực này vàokhoảng 25 kg/người/năm, thấp hơn mức trung bình của thế giới nên còn nhiều tiềmnăng và dự kiến sẽ đạt 40 kg/người/năm từ nay đến năm 2015 Do đó, tốc độ tăngtrưởng của ngành nhựa thế giới từ 2011 trở đi được dự báo sẽ trên mức 4% và cao hơntăng trưởng trung bình 3% của GDP thế giới Trong đó, tăng trưởng cao nhất thuộc vềchâu Á với 5%/năm 2011 (HIS), đặc biệt tiếp tục trên 2 con số tại Trung Quốc và các
nước đang phát triển Như vậy, ngành Nhựa thế giới đang dần vực dậy nhờ sức đẩy
của nền kinh tế và nhu cầu nhựa thế giới nói chung, và khu vực châu Á cùng các nước đang phát triển nói riêng.
2.2 Nhu cầu và giá thành nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011 khi nguồn cung sẽ gặp khó khăn do bất ổn tại Trung Đông: Dự báo nhu cầu cho hạt nhựa
trong năm 2011 và 2012 sẽ tăng mạnh nhất ở châu Á – nơi tăng trưởng chủ yếu Trong
đó, ICIS dự báo nhu cầu cho hạt nhựa PET có thể tăng 41% từ 25 tỷ USD năm 2010lên đến 36 tỷ USD trong năm 2011 Giá của hạt nhựa tăng đột biến hơn 10% trong Q1
và dự báo sẽ tiếp tục xu hướng này trong các quý tiếp theo chủ yếu do tăng giá xăngdầu, khí gas và thiếu nguồn cung Giá dầu được Golman Sachs dự báo sẽ tiếp tục tăng
từ trung bình 80 USD/thùng năm 2010 lên 105 USD/thùng năm 2011 và tình hình bất
ổn ở Trung Đông có khả năng kéo dài Chuyên gia của JP Morgan đã nhận định giádầu sẽ tiếp tục tăng và có thể đạt đến 120 USD/thùng năm 2012 Vì vậy, giá hạt nhựathế giới sẽ tiếp tục biến động theo xu hướng cao dần dẫn tới tăng giá hạt nhựa và cásản phẩm nhựa trong năm 2011 Trong bối cảnh này, lợi thế sẽ thuộc về các nước chủđộng được nguồn NPL chế tạo và sản xuất hạt nhựa, và có quy mô sản xuất lớn nhưTrung Quốc, các nước Trung Đông, Ấn Độ…
2.3 Nhựa tái chế có tăng trưởng mạnh và bền vững nhất trong thời gian tới:
Thêm vào đó, xu hướng sử dụng và sản xuất nhựa tái chế đang ngày càng phổ biến vớisản lượng tăng trung bình 11%/năm và hiện nguồn cung nhựa tái chế vẫn chưa đủ đáp
Trang 9ứng nhu cầu Nhu cầu tái chế nhựa tăng cao một phần là nhờ chính sách khuyến kháchcủa chính phủ các nước trong quá tình giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do sảnphẩm nhựa gây ra Các nước Úc, Ireland, Ý, Nam Phi, Đài Loan, … đã chính thứccấm sử dụng túi nylon Danh sách sản phẩm nhựa không được lưu dùng của TrungQuốc đã dẫn tới sự sụp đổ của nhà máy sản xuất bao bì nhựa mềm lớn nhất TrungQuốc – Suiping Huaqiang Plastic năm 2008 Và ngày càng nhiều nước đưa ra chínhsách khuyến khích sử dụng nhựa tái chế, trong đó có Việt Nam Xu hướng này mớibắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây và đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn để sản xuấtnhựa tái chế
II TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA VIỆT NAM
1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM
1.1 Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành nhựa tốt nhất trên thế giới: Năm 2010, ngành Nhựa Việt Nam đạt tăng trưởng trên 20% về giá
trị và 18.75% về sản lượng so với 2009 Trong bối cảnh ngành Nhựa thế giới đangchững lại sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng của ngành Nhựa Việt Nam cho thấynhu cầu trong nước vẫn duy trì ở mức cao Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nhựa trong nước
đã đạt 32 kg/người/năm, tăng 15% so với năm 2009 và gấp đôi năm 2006(16kg/người/năm), xấp xỉ mức trung bình của thế giới (40kg/người/năm) Nhu cầunhựa bình quân trong nước có nhiều khả năng sẽ lên cao hơn nữa, góp phần cải thiệnsản lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của nhựa Việt Nam
Trang 10Sản lượng nhựa sản xuất trong nước - Nguồn: Hiệp hội nhựa
1.2 Kim ngạch xuất khẩu chạm mức 1 triệu USD lần đầu tiên năm 2010, dần khẳng định thương hiệu Nhựa Việt Nam trong các thị trường nhập khẩu khó tính:
Kim ngạch xuất khẩu nhựa Việt Nam - Nguồn: Tổng cục Hải
quan Việt Nam
Trang 11Năm 2010, ngành Nhựa chính thức trở thành một trong những ngành có kim ngạchxuất khẩu vượt 1 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ (29%) cho thấysức bật của ngành nhựa nội địa cũng như thế giới năm vừa qua Sản phẩm nhựa củaViệt Nam xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng nhất địnhnhư Nhật Bản, Mỹ, Đức cho thấy nhựa Việt Nam có mặt bằng chất lượng ổn định.Đặc biệt, tại các thị trường châu Âu, sản phẩm của Việt Nam không bị áp thuế chốngbán phá giá từ 8% - 30% như các nước Châu Á khác (Trung Quốc) Đây là điều kiệnthuận lợi để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tăng sản xuất và xuất khẩu vào các thịtrường này.
Đối với sản phẩm nhựa xuất khẩu, Nhật Bản hiện đang là thị trường lớn nhất của ViệtNam với 26%, tiếp đến là Mỹ (11%) và Đức (7%) Đối với NPL nhựa xuất khẩu,Trung Quốc là thị trường chính với 29% tổng kim ngạch, theo sát bởi Nhật Bản(25.7%) và Ấn Độ (11%) Điều này cho thấy châu Á, đặc biệt là Nhật Bản có vai tròrất quan trọng đối với xuất khẩu nhựa Việt Nam Điểm thuận lợi là nhu cầu nhựa củakhu vực (trừ Nhật Bản) vẫn đang ở dưới mức trung bình của thế giới và khả năng tăngtrưởng cao trong các năm tới Rủi ro lớn nhất đến từ thị trường Nhật Bản khi nước nàychiếm thị phần lớn trong xuất khẩu sản phẩm và NPL Diễn biến trên thị trường này sẽ
có ảnh hưởng lớn đến thị trường nhựa trong nước (concentration risk)
1.3 Phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhập siêu của ngành nhựa nội địa: do ngành hóa dầu trong nước chưa đủ phát
triển, ngành nhựa nội địa vẫn phải phụ thuộc 70-80% vào nguyên liệu nhập khẩu.Năm 2010, nhập khẩu hạt nhựa đạt 3.7 tỷ USD, tăng 34% về giá trị và 10% về lượng
do giá hạt nhựa tăng đột biến và sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Như vậy, toàn ngành vẫn nhập siêu hơn 2 tỷ USD Việt Namnhập phần lớn NPL từ các nước châu Á, chủ yếu từ Hàn Quốc (18.9%), Đài Loan(17%), và Ả rập xê út (14.7%) – các nước có công nghiệp hóa dầu đang phát triểnmạnh và sản phẩm NPL của các nước này thường có giá thành thấp hơn so với NPL từ
Trang 12Đức, Mỹ Nhựa thành phẩm phần lớn được nhập từ Nhật (28.5%), Trung Quốc (25%),Hàn Quốc (10.8%) và Thái Lan (9.8%)
1.4 Công nghệ kỹ thuật chưa theo kịp thế giới: Sau năm 1975, Thành phố Hồ Chí
Minh có khoảng 1.200 cơ sở sản xuất nhựa với khoảng 2.000 máy móc các loại Từnăm 2005, các doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, một sốthiết bị công nghệ cao được nhập từ Đức, Ý, và Nhật Bản Đến nay, cả nước có hơn5.000 máy bao gồm: 3.000 máy ép (Injection), 1.000 máy thổi (Blowing Injection), vàhàng trăm profile các loại 60-70% máy móc đều là máy mới, chủ yếu nhập từ châu Á.Tuy sản phẩm từ các thị trường này, đặc biệt là Trung Quốc có giá thành thấp hơnnhưng còn khá đơn giản, chưa đạt trình độ công nghệ phức tạp như thiết bị của Đức,
Ý, Nhật Bản Các công nghệ mới hiện đại trong 8 ngành kinh tế kỹ thuật nhựa đều đã
có mặt ở Việt Nam, tiêu biểu như các công nghệ sản xuất vi mạch điện tử bằng nhựa,DVD, CD, chai 4 lớp, chai PET, PEN, và màng ghép phức hợp cao cấp BOPP
1.5 Rủi ro nợ khá cao trong các doanh nghiệp nhựa
Các doanh nghiệp sản xuất nhựa có tỷ lệ vay ngắn hạn và dài hạn trung bình 46% và18% tương ứng với hệ số thanh toán nhanh trung bình 1.44 và hệ số nợ trung bình1.12 Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu để nhập khẩu hạt nhựa và đầu tư vào máy mócthiết bị mới Trung bình số ngày tồn kho của các doanh nghiệp nhựa là gần 90 ngày(cứ sau 3 tháng phải nhập nguyên liệu 1 lần) nhưng số ngày trung bình để thanh toáncho các nhà cung cấp nguyên liệu khá ngắn (30 ngày) so với số ngày các doanhnghiệp nhựa cần để thu hồi nợ từ khách hàng (65 ngày) Để bảo đảm nguồn vốn lưuđộng để trả cho nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất, do vậy tỷ lệ nợ vay ngắn hạn duytrì cao trong cả 4 quý ở các doanh nghiệp nhựa
Các công ty có vốn lưu động lớn như BMP, NTP, TTP có tỷ lệ vay ngắn hạn và dàihạn thấp hơn các doanh nghiệp khác nên rủi ro về nợ ít hơn Tuy rủi ro nợ khá cao,việc các doanh nghiệp sử dụng nợ để đầu tư vào máy móc thiết bị, công xưởng hứahẹn tăng trưởng về sản lượng và cũng là tăng trưởng vững chắc nhất
Trang 13Ngành nhựa Việt Nam nhìn chung phát triển manh mún, thiếu tập trung Theo thống
kê của Bộ Công thương, hiện nay nước ta có khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp nhựasản xuất Cạnh tranh mạnh hơn ở khu vực phía Nam do 80% doanh nghiệp tập trung ởkhu vực này, theo đó là khu vực miền Bắc (15%) Nhựa bao bì hiện có thị phần lớnnhất với 39%, nhựa xây dựng, nhựa gia dụng và nhựa kỹ thuật lần lượt có thị phần21%, 21% và 19% tổng sản lượng sản phẩm nhựa sản xuất Tỷ trọng phân ngành nhựabao bì và nhựa kỹ thuật tăng từ 30% và 15% năm 2000 lên 39% và 19% năm 2010 Tỷtrọng của các phân ngành ngày càng đồng đều, với phân ngành nhựa bao bì vẫn làphân ngành nhựa chủ đạo cả về sản lượng
Thị phần nhựa của Việt Nam (theo sản lượng) - Nguồn: Bộ
Công thương
Nhựa bao bì, 39%
Nhựa xây dựng, 21%
Nhựa gia dụng,
21%
Nhựa kỹ thuật, 19%
2.1 Nhựa bao bì là phân ngành lớn nhất trong ngành nhựa: Trong số 1.200 doanh
nghiệp trong nước, có khoảng 460 doanh nghiệp chuyên sản xuất nhựa bao bì (38%).Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, 66% kim ngạch nhựa xuất khẩu là sảnphẩm bao bì Sản phẩm PET, ép phun, màng phim PE và bao dệt là những mặt hàngđược xuất khẩu nhiều nhất Căn cứ vào công nghệ, nguyên liệu và thị trường, phânngành này có thể được chia nhỏ hơn thành:
Phân khúc sản xuất bao bì xây dựng: Chủ yếu là vỏ bao xi măng, nguyên liệu chính là
hạt nhựa PP và giấy kraft
Trang 14Phân khúc sản xuất bao bì thực phẩm: chiếm đa số doanh nghiệp trong nhóm nhựa
bao bì do yêu cầu quy mô vốn và công nghệ không cao Nguyên liệu chính của phânkhúc này là hạt nhựa PP
Phân khúc sản xuất bao bì PET: Đây là phân khúc đòi hỏi quy mô lớn, công nghệ cao
với nguyên vật liệu chủ yếu là hạt nhựa PET Các doanh nghiệp niêm yết sản xuấtnhóm sản phẩm này bao gồm: TPC, VPK, TPP, và DTT Hai doanh nghiệp dẫn đầutrong phân khúc này là Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân, và CTCP Nhựa Ngọc Nghĩacũng đang có kế hoạch niêm yết trong năm 2011
Phân khúc sản xuất túi nhựa: Nhóm sản phẩm này đòi hỏi công nghệ cao, NPL chính
là hạt nhựa PE, và sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật,
…
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa không hẳn là cạnh tranh trựctiếp do sản phẩm đa dạng, không hoàn toàn giống nhau và các công ty chủ yếu có cáckhách hàng lâu năm như các công ty xi măng và thực phẩm Theo xu hướng thế giới,các doanh nghiệp trong phân ngành nhựa bao bì, đặc biệt là nhóm sản phẩm chai PET
và các sản phẩm túi nhựa tái chế thân thiện môi trường sẽ đạt mức tăng trưởng caonhất so với mức tăng trưởng của các dòng sản phẩm khác trong các năm tới với tốc độtăng trưởng dự đoán trên 20% Một số doanh nghiệp xuất khẩu túi nhựa sang thịtrường Mỹ sẽ vấp phải nhiều khó khăn khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cho sảnphẩm túi nhựa Việt Nam
2.2 Phân ngành nhựa xây dựng có sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trong thị trường nội địa: Có khoảng 180 doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động trong phân ngành
nhựa xây dựng Các sản phẩm chính trong nhóm ngành này bao gồm: ống nhựauPVC, HDPE…, cánh cửa nhựa, tấm ốp trần, nội thất,…chủ yếu phục vụ cho nhu cầuxây dựng và cấp thoát nước Các sản phẩm nhựa xây dựng nội địa dần được ưachuộng hơn do giá thành thấp hơn hàng nhập khẩu Thị trường tiêu thụ chính của cácsản phẩm này là ngành xây dựng nội địa với tốc độ phát triển 15-20%/năm Nguyênliệu chủ yếu của nhóm sản phẩm này là hạt nhựa PVC với chi phí NPL chiếm khoảng
Trang 1570-80% giá thành sản phẩm Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong là hai doanhnghiệp dẫn đầu phân ngành, chiếm phần lớn thị phần của phân ngành này ở cả 2 miền.Nhựa Bình Minh đã thống lĩnh 50% thị trường miền Nam và khoảng 30% thị phần cảnước Trong khi đó, Nhựa Tiền Phong có 65% thị phần miền Bắc, 25% thị phần ốngnhựa cả nước Do 2 doanh nghiệp hoạt động trên 2 thị trường địa lý riêng biệt, cạnhtranh trực tiếp không lớn, trừ khi muốn thâm nhập thị trường còn lại Cạnh tranh giữacác doanh nghiệp còn lại, nhỏ lẻ trong ngành là rất lớn để giành được thị phần.
2.3 Phân ngành nhựa gia dụng: Có khoảng 370 doanh nghiệp, chiếm 30% tổng số
doanh nghiệp trong nước Sản phẩm chính của phân khúc này bao gồm các sản phẩmgia dụng như: bàn, ghế, tủ, kệ, chén dĩa nhựa, đồ chơi nhựa, giày dép,… Sản phẩm giadụng xuất khẩu chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu nhựa Doanh nghiệptiêu biểu cho phân ngành này là Công ty Nhựa Rạng Đông
2.4 Phân ngành nhựa kỹ thuật: Số lượng doanh nghiệp sản xuất nhựa kỹ thuật tuy
chỉ chiếm 10% toàn ngành (120 doanh nghiệp), nhưng chiếm 20% tổng sản lượng sảnxuất cho thấy quy mô của các doanh nghiệp trong phân ngành này khá lớn Sản phẩmchính trong phân khúc này là các thiết bị nhựa dùng trong lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bịnhựa điện tử Sản phẩm của phân ngành này chủ yếu phụ thuộc trong nước, xuất khẩusản phẩm kỹ thuật chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam.Các doanh nghiệp tiêu biểu gồm có Nhựa Thiếu niên Tiền phong, Nhựa Tân Tiến
2.5 Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành nhựa chưa phát triển: Trung bình hàng
năm, ngành nhựa cần hơn 2.2 tỷ tấn nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng do phânngành sản xuất nguyên liệu nhựa của Việt Nam chưa phát triển nên các doanh nghiệpvẫn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu (80%) Hiện trong nước đã đáp ứngđược khoảng 450.000 tấn nguyên liệu cho ngành nhựa Hạt nhựa PVC sản xuất trongnước tại 2 nhà máy của Công ty TPC Vina và Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ cótổng công suất 200.000 tấn/năm (30% dành để xuất khẩu) Hạt nhựa PET được Công
ty Fomusa Việt Nam (100% vốn Đài Loan) sản xuất với công suất 145.000 tấn/năm.Tháng 8 năm 2010, nhà máy nhựa Polypropylene (PP) đầu tiên của Việt Nam đã chính
Trang 16thức được Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn đưa vào hoạt động Dự án này có công suất150.000 tấn/năm và có thể sản xuất 30 loại sản phẩm nhựa Homopolymer PP, đáp ứngmột phần nhu cầu hạt nhựa PP trong nước Trong năm 2010, dự kiến nhà máy đã đưa
ra thị trường được khoảng 40.000 tấn hạt nhựa (chưa đến 2% của tổng sản lượng nhậpkhẩu) Ước tính phải sau 2012, nhà máy mới có thể đạt công suất tối đa nhưng trongnăm 2011 có thế đáp ứng 100.000 tấn hạt PP Hiện các nhà máy trong nước mới chỉcung ứng được từ 15-20% nhu cầu NPL trong nước
3 DIỄN BIẾN NGÀNH NHỰA NĂM 2010
3.1 Giá sản phẩm nhựa tăng trung bình 15% trong nước và tăng mạnh trên thế giới so với trước khủng hoảng
Từ đầu năm 2009, giá nhiều sản phẩm nhựa trên thế giới đã tăng 50-150% (theoFederplast) So với mức giá trước khủng hoảng (9/2008), giá thành sản phẩm nhựatăng thêm khoảng 15-25% Tại Việt Nam, giá sản phẩm nhựa tăng khoảng 10-20% tùymặt hàng, một phần là do lạm phát nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tăng giá NPL.Trong nước, giá ống nhựa PVC loại Ø21x1.2mm của Nhựa Bình Minh tăng từ 5.500VND/m lên 6.100 VND/m (11%), hơn 30% so với trung bình năm 2009 Tương tự,giá ống nhựa PVC loại Ø27x1.3mm và Ø34x1.3mm đều tăng khoảng 30% Giá cửanhựa của Nhựa Đông Á tăng trung bình 12%, đáng kể nhất là giá cửa sổ 1 cánh mởtrong tăng 22%, từ 1.801.800 VND/m2 (tháng 8) lên 2.202.200 VND/m2 vào tháng3/2011
Giá bao xi măng tăng khoảng 9-10% trong năm 2010 Các doanh nghiệp sản xuất ximăng trong năm 2010 không tăng sản lượng, giá bán cũng không tăng mạnh… Cácdoanh nghiệp sản xuất bao bì xi măng thường có một vài công ty tiêu thụ với sức mualớn nên sức ép từ phía người mua là khá cao Giá thành bao xi măng (chi phí chodoanh nghiệp xi măng) do đó không thể tăng nhiều bằng các sản phẩm khác
Trang 17Giá chai PET loại bình 20 lít tăng nhẹ 2% lên 27.000 VND/chai trong tháng 9, tăngmạnh nhất là chai PET loại 500ml (24%) Trung bình giá chai nhựa PET trong nướctăng khoảng 10-15% trong năm 2010
3.2 Giá hạt nhựa năm 2010 tăng trung bình 20% và tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong năm 2011
Ngành hóa dầu trong nước hiện vẫn nhập khẩu 100% hạt PET, và tỷ lệ nhập khẩucũng khá cao với hạt nhựa PS, PP, PE Giá các loại hạt nhựa nhập khẩu có xu hướngtăng mạnh vào các tháng 4, 5/2010, giảm dần và bình ổn vào giữa năm, sau đó tăngdần từ tháng 12/2010 đến tháng 3/2011 (khá giống với giá dầu thế giới) Giá hạt nhựaPET có tốc độ tăng mạnh nhất trong số các hạt nhựa NPL, tăng hơn 100% giai đoạn từtháng 8 (giá thấp nhất của 2010) đến tháng 3/2011
PE và PP là 2 loại hạt nhựa chính trong sản xuất bao bì và có sản lượng tiêu thụ vànhu cầu nhập khẩu lớn nhất trong ngành nhựa nội địa Giá PE và PP nhập khẩu vàoViệt Nam có xu hướng khá khác so với PE và PP thế giới Có thể nhận thấy giá hạtnhựa PP nhập khẩu ít biến động hơn hạt nhựa PE trong năm 2010, tăng nhẹ 3.8%trong 3 quý đầu và tăng mạnh trong quý 4/2010 Tháng 11/2010, giá PP tăng vọt 32%
từ 1.280 USD/tấn lên 1.700 USD/tấn trong tháng 12 Trung bình 3 tháng cuối năm,giá PP tăng 11%
Trong khi đó, giá PE nhập khẩu năm 2010 có nhiều biến động hơn, chạm đỉnh 1.650USD/tấn vào tháng 4, giảm dần xuống đáy 800 USD/tấn và lại tăng tiếp lên 1.350USD/tấn vào tháng 3/2011 Trung bình 2010, giá hạt PE ở mức 1.300 USD/tấn, tănghơn 20% so với trung bình năm 2009 3 tháng đầu năm 2011, giá PE đã tiếp tục tănglên 1.350 USD/tấn, thêm 20% so với tháng 12/2010 và có khả năng tiến tới đỉnh củanăm 2010 Tuy Việt Nam đã có thể sản xuất được PVC, các doanh nghiệp sản xuấtnhựa xây dựng vẫn phải nhập PVC phục vụ sản xuất Giá hạt nhựa PVC tại thị trườngchâu Á khá ổn định so với các loại hạt nhựa khác và có hướng đi giống với giá dầucủa thế giới, trung bình giá PVC năm 2010 vào khoảng 980 USD/tấn, cao hơn 20% sovới trung bình của 2009 (815 USD/tấn)
Trang 183.3 Giá nguyên phụ liệu hạt nhựa năm 2010 tăng do giá dầu và gas tự nhiên tăng
Hầu hết hạt nhựa được tinh luyện, sản xuất từ dầu thô và khí gas thiên nhiên, chỉ một
số được sản xuất từ ngô hoặc các sản phẩm sinh học khác Vì vậy, giá hạt nhựanguyên liệu phụ thuộc lớn vào giá dầu và giá gas tự nhiên trên thế giới
Xu hướng tăng giá của NPL hạt nhựa cuối năm 2010 và đầu năm 2011 có thể đượcgiải thích phần nhiều bởi tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông và Libya, tăng giádầu thô dẫn tới 20% thêm vào chi phí sản xuất NPL và tăng giá hạt nhựa so với cùng
kỳ 2010
Giá gas tự nhiên Future nhìn chung khá ổn định trong năm 2010, tuy có xu hướngtăng 3 tháng cuối của 2010, thêm 7% từ 3.69 USD/triệu BTU lên 3.96 USD/triệuBTU, sau đó tiếp tục lên cao hơn nữa trong tháng 1 và tới 4.23 USD/triệu BTU trongtháng 2 năm 2011 (nguồn: US Energy Information Administration)
Các nhà sản xuất hoạt động cầm chừng, nhập ít nguyên phụ liệu cho sản xuất ngànhnhựa, cung với yếu tố tâm lý đã đẩy giá hạt nhựa như PE, PP lên cao Xu hướng này
có nhiều khả năng sẽ tiếp diễn, nhất là khi tình hình bất ổn ở Trung Đông đã bắt đầulan rộng
3.4 Các yếu tố khác
Xăng dầu chiếm tỷ trọng 1% trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhựa.Trong năm 2008, khi giá dầu tăng thêm 30%, chi phí sản xuất của các doanh nghiệptăng 1.29% và giá thành sản phẩm tăng thêm 2.2% (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN).Giá xăng dầu trong năm 2010 tăng khoảng 1.000 đ/lít, khoảng 6% Trong năm 2011,tăng 29% từ 16.400 VND/lít lên 21.300 VND/lít Như vậy, giá xăng dầu sẽ ảnh hưởngnhiều hơn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2011, chi phí sản xuất
sẽ tăng khoảng 1.1% và giá thành tăng khoảng 2% Trong năm 2010, giá bán điện chocác ngành sản xuất điều chỉnh tăng 6.3% vào tháng 3 Giá điện tăng 1 phần đã được
dự trù và làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp Với mức độ tự động và bán tự
Trang 19động cao, các nhà máy nhựa chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi chính sách áp giá điện caohơn trong giờ cao điểm và đã đệ đơn xin xem xét ưu đãi từ Nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, tỷ giá USD/VND tháng 12/2010 tăng 4.5% so với tháng 1/2010 và8.9% so với tháng 12/2009 Với các doanh nghiệp xuất khẩu, chênh lệch tỷ giá có thểđược bù trừ, thậm chí có thế mang lại lợi nhuận Đối với các doanh nghiệp chủ yếuphục vụ nhu cầu nội địa, nhưng vẫn phải nhập khẩu hạt nhựa (bằng USD), tỷ giá làmột vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí tài chính của doanh nghiệp
Trong năm 2011, tỷ giá USD/VND tiếp tục được điều chỉnh tăng 9.3%, lãi suất chovay đồng thời cũng tăng ở mức cao từ 16-20% Lãi suất và tỷ giá tăng làm tăng chi phílãi vay của các doanh nghiệp do phần lớn các doanh nghiệp nhựa có tỷ lệ vay nợ cao,đặc biệt là vay ngắn hạn
3.5 Ảnh hưởng của động đất và sóng thần Nhật Bản
Nhật Bản chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu và 28.5% kim ngạch nhập khẩu củaViệt Nam Các sản phẩm xuất vào Nhật Bản của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm bao bìdùng trong vận chuyển đóng gói (30% tổng kim ngạch sang Nhật), sản phẩm nhựacông nghiệp như các linh kiện… (chiếm 20%), đồ dùng văn phòng (13%) Việc sảnxuất và xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm phụ liệu cũng dẫn tới việc tình hình sản xuấttrong nước chịu ảnh hưởng lớn bởi tình hình các thị trường (sản phẩm cuối) tại cácquốc gia nhập khẩu, trong đó có Nhật Bản
Trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua có ảnh hưởng 1 số phânkhúc như sau:
Do tập trung tái thiết đất nước và phục vụ nhu cầu nội địa, xuất khẩu của Nhật Bản cóthể giảm, kéo theo nhu cầu kim ngạch xuất khẩu bao bì vận chuyển Tiết kiệm và cắtgiảm chi tiêu dẫn tới giảm nhu cầu cho đồ dùng văn phòng, các nhà máy bị ngừnghoạt động do thiếu điện, dầu làm giảm sản lượng sản xuất các sản phẩm điện tử
Tuy nhiên, nhu cầu từ phía Nhật Bản trong nhập khẩu một số mặt hàng có thể tăng độtbiến để phục vụ nhu cầu trong nước như: nhựa phục vụ xây dựng và nhựa bao bì thực
Trang 20phẩm, bao bì đóng gói (phục vụ trong nước), giống như đang xảy ra với mặt hàngthủy sản Trong trường hợp này, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam vàothị trường này sẽ tăng và là cơ hội tốt để giành thị phần
Như vậy, biến động gần đây tại thị trường Nhật Bản sẽ không gây hậu quả lâu dài chongành nhựa Việt Nam
4 XU HƯỚNG NGÀNH NHỰA VIỆT NAM 2011
Cũng giống như ngành nhựa thế giới, ngành nhựa Việt Nam cũng đang phục hồi tốtsau khủng hoảng Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xu hướng chung củangành nhựa năm 2011 và các năm sau đó gồm có;
Tốc độ hồi phục của nền kinh tế thế giới, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu, tăngtrưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa như thực phẩm, xây dựng… trong nước
và trên thế giới, giá dầu và khí gas, …
4.1 Xu hướng tăng trưởng tốt năm 2011: Những năm khủng hoảng kinh tế
2008-2009, ngành nhựa Việt Nam vẫn tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%, đóng gópkhông nhỏ vào nền công nghiệp của Việt Nam Sản xuất tăng trung bình 18%/nămnhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu trong nước, dẫn tới nhập khẩu lớn nguyên liệu và sảnphẩm nhựa Xu hướng dần phục hồi của năm 2011 sẽ thấy rõ ở kim ngạch xuất khẩunhựa của Việt Nam khi kinh tế ở các khu vực trên thế giới dần phục hồi Ảnh hưởngcủa động đất và sóng thần ở Nhật Bản cũng được nhận định trong ngắn hạn và ít ảnhhưởng đến các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô do chủ yếu phục vụ nội địa Vớinhu cầu nhựa của khu vực châu Á dự báo tăng trưởng trung bình 20%/năm, nhu cầunhựa bình quân của Việt Nam trong năm 2011 có thể giữ mức tăng trưởng 15-20%hoặc hơn Nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chủ đạo như Nhật Bản, Mỹ cũng sẽtăng khoảng 5% trong năm tới, Trung Quốc tăng 15-20% nên sản lượng sản xuất nộiđịa có cơ sở tốt để tiếp tục tăng trưởng từ 15-20% trong năm 2011
4.2 Sản phẩm nhựa và hạt nhựa NPL tiếp tục tăng giá: Với nhu cầu sản phẩm
nhựa ngày càng cao trong nước và quốc tế, sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ
Trang 21nhu cầu Giá thành sản phẩm nhựa trong nước năm 2010 tăng tuy không mạnh bằngthế giới Tuy nhiên, dự báo giá sản phẩm nhựa trong năm 2011 sẽ tăng mạnh hơn năm
2010 từ 5-10% (tức 25-30%) là do yếu tố lạm phát năm nay cao, giá dầu, giá điện, tỷgiá và giá NPL nhập khẩu đều tăng Giá dầu dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trên 100 USD/thùng năm 2011 và tình hình bất ổn ở Trung Đông có nguy cơ kéo dài, đẩy giá NPLnhập khẩu đặc biệt là PE và PP Đầu năm 2011, tỷ giá VND/USD được điều chỉnhtăng từ 19.800 lên 20.800 VND/USD, đồng VND mất giá sẽ có lợi cho các doanhnghiệp ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, có quy mô sản xuất lớn, xuất khẩu vàchủ động hơn về giá bán
4.3 Sản phẩm nhựa tái chế đã bắt đầu được các doanh nghiệp chú ý: Phân khúc
nhựa tái chế cũng đang ngày càng phát triển ở Việt Nam với lợi thế một số doanhnghiệp đi sau, sở hữu máy móc thiết bị hiện đại nhất trên thế giới như Nhựa BảoVân… Trên thế giới, nguồn cung cho nhựa tái chế (PET) vẫn chưa đủ và đây là tiềmnăng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất mặt hàng này Cũngnhư trên thế giới, dòng sản phẩm tái chế sẽ có tăng trưởng mạnh trong nước trong cácnăm tới
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÔNG TY BMP
I GIỚI THIỆU CÔNG TY:
1 Sơ lược về công ty, lịch sử hình thành và phát triển:
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
Trụ sở: 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, TPHCM
Nhà máy 1: 57 Nguyễn Đình Chi, P.09, Q.06, TPHCM
Nhà máy 2: số 7 đường số 2, KCN Sóng Thần 1, Dĩ An, Bình Dương
Công ty con: Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh Miền Bắc
Vốn điều lệ : 347.691.910.000 đồng
Số lượng cổ phiếu đang niêm yết: 34.126.112 cổ phiếu
Trang 22Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 34.876.372 cổ phiếu
Mã chứng khoán: BMP
Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Sản xuất các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su
+ Thiết kế chế tạo kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc
+ Sản xuất kinh doanh MMTB, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trínội thất
+ Tư vấn và thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng
+ Dịch vụ giám định, phân tích kiểm nghiệm ngành hóa chất
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hạimạnh), vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí xây dựng, cấp thoát nước, thiết bịthí nghiệm
* Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty CP Nhựa Bình Minh xuất thân là Nhà Máy công tư hợp doanh Nhựa BìnhMinh trực thuộc Tổng công ty công nghệ phẩm - Bộ công nghiệp nhẹ được chính thứcthành lập năm 1977 Năm 1986, công ty sản xuất những mét ống UNICEF đầu tiênđánh dấu sự chuyển mình sang ngành nghề sản xuất ống nhựa
Năm 1990 Xí nghiệp khoa học sản xuất Nhựa Bình Minh được thành lập trên cơ sởthành lập lại Nhà Máy công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh Năm 1994, UBNDTPHCM quyết định quốc hữu hoá xí nghiệp Khoa học sản xuất Nhựa Bình Minh vàchuyển đổi thành Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước là “Công ty NhựaBình Minh”, trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam được thành lập với ngành nghềkinh doanh là sản xuất các sản phẩm chính là ống nhựa, bình phun thuốc trừ sâu, dụng
cụ y tế, các sản phẩm nhựa kỹ thuật
Năm 1995, Công ty lần đầu ứng dụng công nghệ dryblend (sản xuất từ bột) trong sản
Trang 23Công ty CP Nhựa Bình Minh chính thức đăng ký kinh doanh Năm 2006, công tychính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Về sản phẩm đặc trưng : Từ những năm 90, Công ty CP Nhựa Bình Minh (khi đó làcông ty Nhựa Bình Minh) đã được thị trường biết đến như một doanh nghiệp hàng đầuchuyên sản xuất ống nhựa và các phụ tùng nhựa Sản phẩm đa dạng về chủng loại vàkích thước, hiện nay sản lượng tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường là sản phẩm ốnguPVC, ống HDPE, ống PP-R và các phụ tùng đi kèm Trong đó, Ống nhựa PP-R làsản phẩm mới được sản xuất với công nghệ hiện đại, đặc tính của sản phẩm là tuổi thọ
thay thế ống kim loại trong hệ thống dẫn nước nóng dân dụng và công nghiệp Bêncạnh đó các sản phẩm như ống trơn HDPE và ống gân HDPE công ty có lợi thế vớidòng sản phẩm có đường kính lớn nhất Việt Nam và công nghệ định hình ống chânkhông lần đầu tiên có được ứng dụng tại Việt Nam
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm : Thị trường đầu ra của công ty là thị trường trongnước Hiện nay công ty có hơn 500 công ty, cửa hàng là đại lý cung cấp sản phẩm từbắc chí nam Trong đó công ty hầu như có đại lý tiêu thụ ở khắp các tỉnh từ ThừaThiên Huế trở vào nam Công ty có kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nướclân cận trong khu vực như Lào và Campuchia
Trang 25Thành phần Ban lãnh đạo:
- Tổng Giám đốc: Lê Quang Doanh – Kiêm Chủ tịch HĐQT
- Phó tổng giám đốc : Nguyễn Hoàng Ngân
- Phó tổng giám đốc : Nguyễn Thị Kim Yến
- Kế toán trưởng : Trang Thị Kiều Hậu
Do xuất thân từ doanh nghiệp nhà nước nên quy trình quản lý, sản xuất kinh doanhcủa công ty được tổ chức khá quy cửu
2 Vị thế của doanh nghiệp trong ngành
Có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, lại là doanh nghiệp đi tiên phong trongviệc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và luôn đi đầu trong việc chăm
Trang 26sóc khách hàng, thương hiệu ống nhựa Bình Minh đã được thị trường biết đến từ rấtlâu với độ bền ổn định, giá cả phải chăng, các chính sách marketing và hậu mãi tốt
Về năng lực điều hành : công ty có đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, kỹ sư, kỹ thuậtviên giỏi và công nhân lành nghề cùng với ban điều hành Công ty là những người cókinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất ống nhựa Mặc dù, Cty nhựa Bình Minh đã
cổ phần hóa nhưng Công ty vẫn giữ nguyên các thành viên trong ban điều hành, đây
là các thành viên có kinh nghiệm lâu năm và là những người đã đưa hoạt động kinhdoanh của Cty Nhựa Bình Minh hoạt động ngày càng có hiệu quả
Về khả năng cạnh tranh : Công ty có lợi thế cạnh tranh cao, sản phẩm sản xuất ra đạtchất lượng, được đánh giá có chất lượng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại hiệnđang có mặt trên thị trường, giá bán hợp lý, thương hiệu Nhựa Bình Minh có uy tínđược người tiêu dùng tín nhiệm tại thị trường Miền Nam và miền Trung Với uy tíncủa mình, Công ty đã đầu tư XD nhà xưởng, MMTB hiện đại để mở rộng thị trườngtiêu thụ phía Bắc Đến nay Cty Bình Minh miền Bắc đã đi vào họat động ổn định
Về năng lực sản xuất: Trong liên tiếp những năm vừa qua, Công ty liên tục hoànthành vượt mức kế hoạch được giao, doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm.Máy móc thiết bị luôn đầu tư đổi mới, xác định đúng hướng phát triển Ngay từnhững năm 1988, công ty đã mạnh dạn đầu tư 4 dàn thiết bị đùn ống của Hàn Quốc
để đẩy mạnh hoạt động sản xuất ống nhựa Năm 1995, công ty là đơn vị đi đầu trongviệc ứng dụng công nghệ dryblend trong sản xuất ống nhựa uPVC Hiện nay, Cty cótất cả 26 dây chuyền sản xuất với công suất là 35.000 tấn sản phẩm/năm, đủ thấynăng lực quy mô hoạt động của Cty là rất lớn Với trang thiết bị hiện đại của Châu
Âu (Đức, Ý, Áo) châu Mỹ (Canada) Châu Á (Nhật, Hàn Quốc ) được vận hành vàkiểm soát bởi hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001:2000, Cty Nhựa Bình Minh đãkhẳng định vị thế của mình về mọi mặt để duy trì là đơn vị hàng đầu trong ngành sảnxuất ống nhựa tại Việt Nam Năm 2009, công ty quyết định nhập thêm một số dâychuyền máy đùn ống nhựa hiện đại từ Châu Âu, giúp công ty đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của người tiêu dùng về chất lượng và sản lượng của sản phẩm tiêu thụ
Trang 27Cuối năm 2010, công ty quyết định đầu tư thêm nhà máy sản xuất thứ ba tại Long
An, dự tính năm 2012, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động
Tóm lại, vị thế của doanh nghiệp trong ngành là khá cao, thuận lợi cho công ty nắmvững thị trường ống nhựa tại Việt Nam, mà đặc biệt là tại khu vực phía nam Thực tế,công ty cũng đã đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước về chất lượng sản phẩm dongười tiêu dùng bình chọn Sản phẩm của Công ty hơn 10 năm liền được bình chọn làHàng Việt Nam Chất Lượng Cao, thương hiệu Nhựa Bình Minh đạt được giải thưởngSao Vàng Đất Việt – danh hiệu cao quý cho thương hiệu hàng Việt Nam Công ty CP
Nhựa Bình Minh là một trong 30 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia thương hiệu
quốc gia do Chính phủ tổ chức
3 Đánh giá rủi ro đối với công ty:
* Rủi ro trong kinh doanh:
- Rủi ro nguồn cung nguyên liệu đầu vào: Nguyên liệu chủ yếu là bột nhựa và cácphụ gia như hoá chất, bột màu…được nhập khẩu từ Thái Lan, Singapore, TrungQuốc… Ngoài ra, nguyên liệu này còn có thể mua trong nước từ Công ty liên doanhTPC - Vina và Nhựa Phú Mỹ Với quan hệ mua bán tốt, có uy tín trên thương trường
từ nhiều năm nay, cộng với tồn kho hợp lý, nguồn nguyên liệu đầu vào luôn ổn định,đảm bảo hoạt động sản xuất được liên tục
- Rủi ro về giá nguyên liệu đầu vào: Nguyên liệu chính để sản xuất ra thành phẩm làbột nhựa Trong những năm qua, giá bột nhựa đầu vào biến động khá nhiều, có nhữngnăm giá tăng cao bất thường (như hai quý cuối năm 2008) làm các doanh nghiệp hoạtđộng trong ngành nhựa vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải phá sản Chínhchính sách tồn kho hợp lý đã giúp cho công ty Nhựa Bình Minh vượt qua thời điểmkhó khăn trên
- Rủi ro về nhu cầu sản phẩm đầu ra: Thị trường tiêu thụ chính của công ty là thịtrường tiêu thụ trong nước như Công ty Cấp Thoát Nước, Điện Lực, Bưu Chính ViễnThông các cửa hàng, đại lý trong khắp cả nước Hướng phát triển trong tương lai,
Trang 28Công ty có thể xuất sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia Các sản phẩmcủa Công ty đạt chất lượng cao, nhiều chủng loại, đa dạng mẫu mã phù hợp với thịhiếu người tiêu dùng Việt Nam Sản phẩm công ty được sử dụng rộng rãi trong cáccông trình xây dựng trên cả nước, thương hiệu mạnh cộng với chính sách chăm sóckhách hàng tốt nên Bình Minh luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng ViệtNam.
- Rủi ro từ quản trị điều hành: Ban quản trị công ty là những người có kinh nghiệm lâunăm trong nghề, chỉ đạo điều hành, dìu dắt công ty vượt qua rất nhiều sóng gió trongnhững năm vừa qua
- Rủi ro về tài chính: lãi suất vay vốn từ ngân hàng duy trì ở mức cao trong nhiềutháng gần đây gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên hiệnnay công ty chỉ sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp không sử dụng vốn vay nên rủi ro
về tài chính của công ty là rất thấp Bên cạnh đó, với thương hiệu của mình công ty cóthể huy động dễ dàng thêm vốn từ các nguồn vốn vay (từ ngân hàng, từ phát hành tráiphiếu) hay phát hành thêm cổ phần mới
* Rủi ro từ nền kinh tế vĩ mô:
- Rủi ro từ tỷ giá hối đoái: Do nguyên liệu chính để sản xuất hầu hết được nhập khẩu
từ nước ngoài nên rủi ro về tỷ giá đối với công ty là không ít Tuy nhiên với kinhnghiệm của Ban lãnh đạo, công ty có thể giảm thiểu các rủi ro đến từ hoạt động nhậpkhẩu này
- Rủi ro từ chính sách của chính phủ: Xuất thân là doanh nghiệp nhà nước hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất ống nhựa nên rủi ro phát sinh từ các chính sách điều hành kinh
tế vĩ mô của nhà nước trong giai đoạn hiện nay (giai đoạn khuyến khích sản xuất, hạnchế các ngành nghề phi sản xuất) là rất thấp
II PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
1 PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CỦA BMP
1.1 Dòng tiền hoạt động qua các kỳ:
Trang 29Tổng quan dòng tiền của công ty qua các năm
2007 2008 2009 2010 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 55,949 95,212 241,076 83,466 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư -108,505 -112,133 -89,845 -41,984 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính -41,657 26,979 -75,017 -68,744 Lưu chuyển tiền thuần trong năm -94,213 10,057 76,213 -27,262
Dòng tiền thuần trong năm 2010 của BMP giảm so với năm 2009 Trong hoạt độngsản xuất kinh doanh chính, Công ty đã gia tăng các khoản phải thu khách hàng, làmcho dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh giảm hơn so với năm trước Bên cạnh đó,Công ty đã tiến hành đầu tư thêm nhà máy mới, mua sắm máy móc thiết bị nên dòngtiền ròng từ hoạt động kinh doanh và các nguồn thu khác không đủ bù đắp cho cáckhoản chi trên.
1.2 Dòng tiền thô
Dòng tiền thô = Thu nhập ròng + Khấu hao
Trang 30Khấu hao tài sản cố định 23,286 35,899 44,928 53,707
Lợi nhuận (lỗ) sau thuế
Trang 31Nhìn vào đồ thị ta dễ dàng thấy dòng tiền thô có xu hướng tăng qua các năm Chủyếu là do lợi nhuận được tạo ra hằng năm ổn định Đồng thời khấu hao hàng nămcũng đóng góp một phần đáng kể vào dòng tiền thô của công ty
1.3 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 2008 2009 2010 Lợi nhuận (lỗ) trước thuế 111,271 114,132 285,164 313,731 Điều chỉnh cho các khoản
Khấu hao tài sản cố định 23,286 35,899 44,928 53,707 Các khoản dự phòng 193 10,717 -4,324 442 (Lãi) lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện -2,268 - 91 269 (Lãi)/lỗ từ hoạt động đầu tư/thanh lý tài sản cố định -421 -588 -4,132 -10,560
Lợi nhuận (lỗ) từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 132,359 170,397 323,957 358,719 (Tăng) giảm các khoản phải thu -72,333 52,405 -36,286 -163,304 (Tăng) giảm hàng tồn kho -14,945 -50,522 -80,774 -35,614 Tăng/(giảm) các khoản phải trả (không bao gồm lãi vay, thuế thu
nhập doanh nghiệp phải trả) 39,557 -39,078 102,314 -38,548 (Tăng) giảm chi phí trả trước - -780 -229 -301 Tiền lãi vay đã trả -298 -9,776 -2,189 -768 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -20,285 -22,078 -31,219 -33,312 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 24 33,869 17,262 155,609 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -8,128 -39,223 -51,758 -159,011 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 55,949 95,212 241,076 83,466