Mục lục : Lời giới thiệu Chương 1: Chợ Miền Bắc 1) Chợ tình khâu vai – Hà Giang 2) Chợ Tình Nhân lý – Lạng Sơn 3) Chợ Âm Dương – Bắc Ninh 4) Chợ Phiên Bắc Hà – Lào Cai 5) Chợ Đồng Xuân – Hà Nội 6) Chợ Rồng – Nam Định 7) Chợ Viềng – Nam Định 8) Chợ Cốc Ly Chương 2: Chợ Miền Trung 1) Chợ Gò – Bình Định 2) Chợ Đông Ba – Huế 3) Cho tinh sapa 4) Chợ Cầu Ngói Thanh Toàn – Huế 5) Chợ Cửa Khẩu Móng Cái – Quảng Ninh 6) Chợ Cồn – Đà Nẵng Chương 3: Chợ Miền Nam 1) Chợ An Đông – TP HCM 2) Chợ Bình Tây – TP HCM 3) Chợ Bến Thành – TP HCM 4) Chợ Nổi : a) Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang b) Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ c) Chợ nổi Nga nam d) Cho phong dien LỜI GIỚI THIỆU Thật khó có thể biết được chính xác ở Việt Nam có bao nhiêu cái chợ, và có bao nhiêu loại chợ búa khác nhau... Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại. Ðến chợ chúng ta sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá... Còn mỏi chân vì lòng vòng dạo chợ ư? Có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát trên tay. Hay đói một chút, chiếc ghế bằng gỗ mộc mạc sẽ chờ du khách sẵn đấy với vài món ăn nóng hổi, tuỳ thích như dự một bữa tiệc tốc hành Khó có thể nói hết những cảm xúc tươi nguyên khi đi chợ Việt ở các vùng đất khác nhau. Đi chợ miền biển,chúng ta sẽ thấy những con cá còn quẫy trong những chiếc thùng bằng nan tre đan rất khéo léo. Con tôm, con cua ngọ nguậy, những con sứa óng ánh sắc cầu vồng vừa từ biệt biển khơi phập phồng trong rổ... Chợ miền quê là những trái dừa còn “chỏm tóc”; là rau răm, riềng, sả, tỏi, hành và rau ngũ điếc, nồng cay mùi vị khó quên; là lúa gạo, sắn khoai lam lũ nhọc nhằn... Lên chợ miền núi, trung du, nơi có những túi thổ cẩm, chéo dù, khăn voan rực với cây trái, lúa gạo, tôm cá miệt vườn của một vùng kênh rạch phù xa miền Nam đầy sắc thái lạ lùng...rỡ, những chiếc sọt mây bóng bẩy tài hoa, những da gấu, nhung nai, da trăn, mật ong, xa nhân, những cây kim hạt muối quí báu từ miền xuôi mang lên, tình nghĩa... Rồi chợ miền Ðông, miền Tây Nam bộ, tấp nập xuồng ghe, chợ trên sông bồng bềnh cánh võng CHƯƠNG 1: CHỢ MIỀN BẮC 1) Hà Giang Chợ tình Khâu Vai Chợ tình Khâu Vai Chợ tình Khâu Vai thuộc xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là một phiên chợ tình độc đáo của Việt Nam. Những người già nhất xã Khâu Vai bây giờ cũng không ai biết chợ tình Khâu Vai có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc còn để chỏm họ đã thấy có chợ tình rồi. Truyền thuyết bắt nguồn phiên chợ là câu chuyện tình của một người con trai H’Mông và một người con gái Giáy yêu nhau. Song, tình yêu của họ đã gây ra ra hiềm khích giữa hai bộ tộc. Để tránh cuộc đối đầu đẫm máu, họ buộc phải xa rời nhau. Tuy nhiên, chàng trai và cô gái thề nguyền rằng, dù không lấy được nhau và phải lập gia đình với người khác thì mỗi năm họ sẽ gặp nhau một lần vào đêm 263 tại chợ Khâu Vai bây giờ. Chợ tình Khâu Vai được hình thành từ đó, mới đầu chỉ là nơi hẹn hò của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc H’Mông, nhưng sau đó được các dân tộc khác hưởng ứng. Đến bây giờ Khâu Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình. Vì vậy mà mới 3 giờ chiều 263 (âm lịch), phiên chợ Khâu Vai nằm trong làng người Nùng, trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng đã chật người. Đủ màu sắc phục trang của các dân tộc H’Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng…khiến cả phiên chợ cứ rực lên như rừng hoa chuối. Các cô gái, chàng trai thậm chí cả người già, người trung tuổi ai nấy đều không giấu nổi được nét rạo rực, bồn chồn trên khuôn mặt, trong bộ quần áo mới phẳng phiu, có lẽ đã được giành cất cả năm đến phiên chợ “trọng đại” này mới đem ra dùng. Từ ngày hôm trước, lều quán đã được dựng khắp thung lũng, nhưng nhiều nhất vẫn là những quán rượu ngô, thắng cố, nơi dừng chân đầu tiên của các cặp tình nhân trẻ cũng như già, mới cũng như cũ. Và cũng ngay từ chiều hôm trước, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân vì đường xa, đã “xôi đùm, ngô nắm” lên yên ngựa, hoặc thong thả theo đường núi cho kịp chợ tình trong tiếng khèn, tiếng hát réo rắt suốt ngày đêm không tắt trên các triền núi xa xa dẫn đến Khâu Vai ngày chợ. Cuộc sống ở vùng núi cao thường là vắng vẻ. Cả năm mới có một phiên chợ, lại là phiên chợ tình, bởi vậy, có nhiều gia đình cả bố, mẹ, con dâu, con trai dắt díu nhau đến chợ vui như chảy hội. Thậm chí có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau từ hơn chục năm nay, đã có với nhau bốn mặt con và sống cách chợ Khâu Vai gần hai ngày đường cũng lặn lội đến đây tìm niềm vui... Bóng chiều chạng vạng, mọi người bắt đầu đổ xuống thung lũng Khâu Vai trong thanh âm nhộn nhịp tiếng nói cười, đi lại, gọi nhau và cả tiếng lục lạc, vó ngựa của phiên chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất. Đó đây trong các lều quán bắt đầu xuất hiện những cặp tình nhân ngồi sát bên nhau, vừa chụm đầu trò chuyện vừa nhắm thức ăn và uống rượu. Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ. Họ uống cho ngày gặp lại sau một năm xa cách, có thể đằng đẵng, đầy nhớ nhung, đến khi nào không thể uống và không nên uống nữa, họ sẽ dắt tay nhau ra ngọn núi phía xa xa kia để tự tình thâu đêm đến sáng mới trở về với vợ, chồng mình. Phiên chợ tình Khâu Vai càng về đêm càng trở nên sâu lắng, chỉ có tiếng trò chuyện thì thầm và tiếng khèn, tiếng hát réo rắt gọi bạn tình vang lên từ những ngọn núi, đồi xa xa. Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khâu Vai hẳn sẽ không quên được những giây phút đầy thi vị này. (Cinet) 2) Chợ Tình Nhân Lý – LẠNG SƠN Mỗi độ xuân về, trai làng gái bản các huyện trong tỉnh Lạng Sơn thông báo cho nhau đến chiều tối mồng 6 Tết đến phiên chợ tình Nhân Lý để hẹn hò, tìm người yêu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUAN TRỊ KINH DOANH LỚP 08QK04 TIỂU LUẬN MÔN : CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM CHỢ VIỆT NAM Nhóm thực hiện gồm : 1.Đặng Quốc Thái 2.Phạm Dương Thắng 3.Nguyễn Thùy Dương 4.Đặng Trúc Mai Năm 2009 1 Mục lục : Lời giới thiệu Chương 1: Chợ Miền Bắc 1) Chợ tình khâu vai – Hà Giang 2) Chợ Tình Nhân lý – Lạng Sơn 3) Chợ Âm Dương – Bắc Ninh 4) Chợ Phiên Bắc Hà – Lào Cai 5) Chợ Đồng Xuân – Hà Nội 6) Chợ Rồng – Nam Định 7) Chợ Viềng – Nam Định 8) Chợ Cốc Ly Chương 2: Chợ Miền Trung 1) Chợ Gò – Bình Định 2) Chợ Đông Ba – Huế 3) Cho tinh sapa 4) Chợ Cầu Ngói Thanh Toàn – Huế 5) Chợ Cửa Khẩu Móng Cái – Quảng Ninh 6) Chợ Cồn – Đà Nẵng Chương 3: Chợ Miền Nam 1) Chợ An Đông – TP HCM 2) Chợ Bình Tây – TP HCM 3) Chợ Bến Thành – TP HCM 4) Chợ Nổi : a) Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang b) Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ c) Chợ nổi Nga nam d) Cho phong dien 2 LỜI GIỚI THIỆU Thật khó có thể biết được chính xác ở Việt Nam có bao nhiêu cái chợ, và có bao nhiêu loại chợ búa khác nhau Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại. Ðến chợ chúng ta sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá Còn mỏi chân vì lòng vòng dạo chợ ư? Có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát trên tay. Hay đói một chút, chiếc ghế bằng gỗ mộc mạc sẽ chờ du khách sẵn đấy với vài món ăn nóng hổi, tuỳ thích như dự một bữa tiệc tốc hành Khó có thể nói hết những cảm xúc tươi nguyên khi đi chợ Việt ở các vùng đất khác nhau. Đi chợ miền biển,chúng ta sẽ thấy những con cá còn quẫy trong những chiếc thùng bằng nan tre đan rất khéo léo. Con tôm, con cua ngọ nguậy, những con sứa óng ánh sắc cầu vồng vừa từ biệt biển khơi phập phồng trong rổ Chợ miền quê là 3 những trái dừa còn “chỏm tóc”; là rau răm, riềng, sả, tỏi, hành và rau ngũ điếc, nồng cay mùi vị khó quên; là lúa gạo, sắn khoai lam lũ nhọc nhằn Lên chợ miền núi, trung du, nơi có những túi thổ cẩm, chéo dù, khăn voan rực với cây trái, lúa gạo, tôm cá miệt vườn của một vùng kênh rạch phù xa miền Nam đầy sắc thái lạ lùng rỡ, những chiếc sọt mây bóng bẩy tài hoa, những da gấu, nhung nai, da trăn, mật ong, xa nhân, những cây kim hạt muối quí báu từ miền xuôi mang lên, tình nghĩa Rồi chợ miền Ðông, miền Tây Nam bộ, tấp nập xuồng ghe, chợ trên sông bồng bềnh cánh võng CHƯƠNG 1: CHỢ MIỀN BẮC 1 ) Hà Giang - Chợ tình Khâu Vai Chợ tình Khâu Vai Chợ tình Khâu Vai thuộc xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là một phiên chợ tình độc đáo của Việt Nam. Những người già nhất xã Khâu Vai bây giờ cũng không ai biết chợ tình Khâu Vai có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc còn để chỏm họ đã thấy có chợ tình rồi. Truyền thuyết bắt nguồn phiên chợ là câu chuyện tình của một người con trai H’Mông và một người con gái Giáy yêu nhau. Song, tình yêu của họ đã gây ra ra hiềm khích giữa hai bộ tộc. Để tránh cuộc đối đầu đẫm máu, họ buộc phải xa rời nhau. Tuy nhiên, chàng trai và cô gái thề nguyền rằng, dù không lấy được nhau và phải 4 lập gia đình với người khác thì mỗi năm họ sẽ gặp nhau một lần vào đêm 26/3 tại chợ Khâu Vai bây giờ. Chợ tình Khâu Vai được hình thành từ đó, mới đầu chỉ là nơi hẹn hò của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc H’Mông, nhưng sau đó được các dân tộc khác hưởng ứng. Đến bây giờ Khâu Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình. Vì vậy mà mới 3 giờ chiều 26/3 (âm lịch), phiên chợ Khâu Vai nằm trong làng người Nùng, trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng đã chật người. Đủ màu sắc phục trang của các dân tộc H’Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng…khiến cả phiên chợ cứ rực lên như rừng hoa chuối. Các cô gái, chàng trai thậm chí cả người già, người trung tuổi ai nấy đều không giấu nổi được nét rạo rực, bồn chồn trên khuôn mặt, trong bộ quần áo mới phẳng phiu, có lẽ đã được giành cất cả năm đến phiên chợ “trọng đại” này mới đem ra dùng. Từ ngày hôm trước, lều quán đã được dựng khắp thung lũng, nhưng nhiều nhất vẫn là những quán rượu ngô, thắng cố, nơi dừng chân đầu tiên của các cặp tình nhân trẻ cũng như già, mới cũng như cũ. Và cũng ngay từ chiều hôm trước, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân vì đường xa, đã “xôi đùm, ngô nắm” lên yên ngựa, hoặc thong thả theo đường núi cho kịp chợ tình trong tiếng khèn, tiếng hát réo rắt suốt ngày đêm không tắt trên các triền núi xa xa dẫn đến Khâu Vai ngày chợ. Cuộc sống ở vùng núi cao thường là vắng vẻ. Cả năm mới có một phiên chợ, lại là phiên chợ tình, bởi vậy, có nhiều gia đình cả bố, mẹ, con dâu, con trai dắt díu nhau đến chợ vui như chảy hội. Thậm chí có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau từ hơn chục năm nay, đã có với nhau bốn mặt con và sống cách chợ Khâu Vai gần hai ngày đường cũng lặn lội đến đây tìm niềm vui 5 Bóng chiều chạng vạng, mọi người bắt đầu đổ xuống thung lũng Khâu Vai trong thanh âm nhộn nhịp tiếng nói cười, đi lại, gọi nhau và cả tiếng lục lạc, vó ngựa của phiên chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất. Đó đây trong các lều quán bắt đầu xuất hiện những cặp tình nhân ngồi sát bên nhau, vừa chụm đầu trò chuyện vừa nhắm thức ăn và uống rượu. Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ. Họ uống cho ngày gặp lại sau một năm xa cách, có thể đằng đẵng, đầy nhớ nhung, đến khi nào không thể uống và không nên uống nữa, họ sẽ dắt tay nhau ra ngọn núi phía xa xa kia để tự tình thâu đêm đến sáng mới trở về với vợ, chồng mình. Phiên chợ tình Khâu Vai càng về đêm càng trở nên sâu lắng, chỉ có tiếng trò chuyện thì thầm và tiếng khèn, tiếng hát réo rắt gọi bạn tình vang lên từ những ngọn núi, đồi xa xa. Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khâu Vai hẳn sẽ không quên được những giây phút đầy thi vị này. (Cinet) 2) Chợ Tình Nhân Lý – LẠNG SƠN Mỗi độ xuân về, trai làng gái bản các huyện trong tỉnh Lạng Sơn thông báo cho nhau đến chiều tối mồng 6 Tết đến phiên chợ tình Nhân Lý để hẹn hò, tìm người yêu. Với những người không lấy được nhau, đây là cơ hội tìm lại những kỷ niệm xưa. 6 Năm nay, chợ Nhân Lý (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) đông vui từ sáng ngày 12/2 (tức mùng 6 Tết Mậu Tý), hàng hóa có đầy đủ các loại hoa quả, bánh mứt, nhưng nhiều hơn cả là các quán bán thịt lợn quay nhồi lá mác mật thơm lừng. Buổi trưa, tại các quán ven đường hoặc bụi cây trên những quả đồi mâm xôi, từng tốp thanh niên gặp gỡ, chúc tụng và bàn kế hoạch cho buổi tối giao duyên. Khi màn đêm buông xuống, từng ánh đèn pin nhấp nháy và có tiếng Sli, lượn cất lên, vút trong không trung. Đó chính là giai đoạn từng đôi bạn đã thành công trong việc tìm hiểu và ưng ý nhau. Trên các ngả đường dẫn đến trung tâm chợ tình Nhân Lý ở thôn Lạng Giang, dồn dập bước chân người. Lúc này, từng tốp sơn nữ nép vào bụi cây, phát “tín hiệu”. Ở các ngách đồi dẫn đến từ các làng Khôn Khoan, Lạng Giang hoặc những bản xa như Lâm Sơn, Vân Thủy, Ba Xã (huyện Văn Quan), Hải Yến, Hợp Thành (huyện Cao Lộc) các chàng trai đáp lại bằng những bài văn vần bằng tiếng dân tộc. Khi thực sự “cắn câu” thì từng đôi tách khỏi đội hình đi tâm sự trong bụi hoa mua, hoa sim, khe suối hoặc khuất bóng trong những dãy núi đồi mênh mông. Những ánh đèn pin tiếp tục lóe và ánh chiếu vào mặt ai, người đó phải cất lên câu nói ân tình bằng thơ, sau đó vật kỷ niệm được trao đổi. Chàng trai gửi lời yêu thương trong chiếc khăn tay, còn cô gái trao cho người mình yêu chiếc bao dao khắc cầu kỳ. Không chỉ riêng nam thanh, nữ tú mới đến phiên chợ Nhân Lý mà còn có người cao tuổi cũng nhằm ngày này để đến trò chuyện, ôn lại “chuyện xưa” với người tình cũ. 7 Họ động viên nhau xây dựng cuộc sống mới, ước hẹn năm sau đúng ngày này lại đến gặp. Đó là phong tục nên không có chuyện ghen tuông xảy ra, bởi sau một ngày đêm tâm sự, ai nấy về nhà đó, vui vẻ, chân tình. Lại có những người thành vợ, thành công đến chốn cũ nhớ lại những kỷ niệm đẹp. 3) Chợ tình Sa Pa Phần lớn các dân tộc như Mông, Dao, Tày, Giáy cu trú tại Sa Pa đều sống theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông Mường Hoa bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan Xi Păng. Nước từ con sông giúp cho cộng đồng người thiểu số tại đây canh tác nông nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đường đi trước đây khá là hiểm trở, thường là lối mòn cho người va gia súc đi lại. Bản của người dân tộc thường cách khá xa trung tâm thị trấn Sa Pa. Để đi tới chợ bằng đường mòn thường mất khoảng 12 tiếng hoặc nửa ngày. Vì thế mọi người thường đi xuất phát từ ngày hôm trước (tức ngày thứ Bảy) và ngủ qua đêm tại thị trấn để dễ dàng cho buôn bán vào phiên chợ ngày Chủ nhật. Chính vì thế đêm thứ Bảy thường rất là náo nhiệt. Người già vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới. Điểm đặc biệt là mọi người kết bạn qua tiếng Khèn, tiếng Sáo Trong đó có chứa đựng tình cảm mà của họ muốn thổ lộ. Cái tên "chợ tình" là do khách du lịch đặt cho vào những năm đầu của thập kỷ 90. Trước đó, chợ tình tự nhiên hình thành do hoàn cảnh sống và nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hoá tình cảm giữa các cộng đồng đân tộc với nhau trong thời bao cấp đầy khó khăn. Chợ tình Sa Pa chủ yếu chỉ có ở cộng đồng người Mông đen và cộng đồng người Dao đỏ. Đối với người lớn tuổi, người đã lập gia dình thì tối thứ bảy là buổi tối nghỉ ngơi thư thái sau một ngày đi bộ mệt nhọc để ngày hôm sau, ngày chủ nhật là ngày mua bán tất bật của phiên chợ. Còn đối với đám thanh niên thì tối thứ bảy mới là phiên chợ chính của họ, để nam nữ giao lưu, tâm sự, tìm hiểu nhau qua các nhạc cụ và lời hát. 8 Chợ tình của người Mông đen là chia từng tốp con trai riêng, tốp con gái riêng hai tụ tập ở các mỏm đá, gò đất cách xa nhau chừng vài ba chục mét, không nhìn rõ người nhưng nghe rất rõ tiếng kèn. hai bên dùng lá cây làm kèn để thổi lên những làn điệu dân ca đân tộc mà người Kinh thì nghe không hiểu gì nhưng người Mông thì họ hiểu rất rõ những gửi gắm tình cảm trong đó và họ tiến lại gần nhau tiếp tục dùng sáo Mông, khèn, kèn môi để thổi cho nhau nghe cho đến khi rạng sáng. Chợ tình của người dao đỏ thì các đám con trai, con gái riêng rẽ chia nhau ra các ngả đường phố, hay ngõ hẻm rồi lần lượt cất lên tiếng hát của mình mà không cần dùng đến nhạc cụ gì, cứ thế cho đến khi họ đã xích lại gần nhau thì trời đã sắp sáng. Chợ tình được duy trì khá lâu cho tới ngày nay, nhưng hiện tại cuộc sống hiện đại đã làm cho chợ tình mất đi vẻ vốn dĩ của nó. 3) Chợ Âm Dương – BẮC NINH Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (tháng giêng âm lịch). NhNhững huyền thoại về chợ Âm Dương Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi 9 đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm. Với người dân nơi đây, chợ Âm Dương cũng chẳng khác một lễ hội cầu mùa ở các địa phương khác, bởi nó mang đậm nét văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc và đã tồn tại cách đây gần ngàn năm. Vào dịp đầu Xuân năm nào cũng vậy, mọi người đến hội chợ chỉ cốt được cầu may; những điều rủi ro, phiền muộn sẽ được xóa tan khi vào đêm hội chợ, có như thế việc làm ăn, mùa vụ năm đó mới thuận lợi, được mùa bội thu. Người xưa đi chợ Âm Dương Bây giờ, cũng không ai còn nhớ phiên chợ Âm Dương đầu tiên bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng ngày xưa, làng Ó còn nghèo lắm; thiếu ăn, thiếu mặc nên con cháu phải kéo nhau đi làm thuê ở những tỉnh xa. Dẫu có đi nơi đâu, nhưng nhớ ngày hội chợ Âm Dương, họ lại rủ nhau về dự đêm hội chợ và để có cơ may gặp lại người đã mất. Họ tin rằng, hòa lẫn trong dòng người đến phiên chợ đêm nay sẽ có cả hương hồn của ông cha, người thân hiện về để tìm gặp lại gia đình, bạn bè. Để an ủi, động viên nhau xua tan nỗi buồn, nhớ tiếc người thân đã mất, họ cùng ca những làn điệu dân ca quan họ của quê mình. Hát mãi, buồn hóa thành vui, nỗi tiếc nhớ hóa thành niềm hạnh phúc khi có thêm bạn bè làm trà, rượu, bạn tâm tình. Chợ tan khi đến canh ba. Trong sương sớm, khúc Giã bạn như làm các liền anh, liền chị thêm nghẹn lời, lưu luyến hẹn đến phiên chợ lần sau. Cụ Nguyễn Văn Hỷ (85 tuổi), một trong những già làng ở làng Xuân Ổ, kể: Ngày xưa, cụ nghe rằng chợ bắt đầu họp vào lúc chập tối, mỗi dịp lễ hội làng đều có đến 2 sào đất ruộng làm bãi chợ bán gà đen đủ loại to, nhỏ. Nhiều gà lắm nhưng cũng không ai biết mỗi phiên chợ tiêu thụ khoảng bao nhiêu con gà. Bởi chợ bán nhiều gà đen, nên người ta gọi là chợ Gà Đen và tên làng Ó cũng có từ thuở ấy. Người bán có thể là người làng, cũng có thể là người từ nơi khác đến, điều đặc biệt là chỉ bán gà mái đen, mà không phải gà trống để cúng giỗ như nhiều nơi. Chợ không có lều quán, không hàng lối, người bán để 10 [...]... mọi nhu cầu của tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận Chợ Rồng đóng góp cho ngân sách Nhà nước mửi năm trên 2 tỷ đồng Chợ rồng hiện nay vẫn là một trung tâm buôn bán lớn, sầm uất nhất tỉnh Nam Định và khu vực đồng bằng Bắc Bộ 7) chợ Viềng – Nam Định 16 Phiên chợ chỉ họp mỗi năm một lần, "bán điều rủi, mua sự may" đã trở thành nét văn hóa đẹp của vùng Sơn Nam Hạ (Nam Định) Nhưng giờ đây, chợ Viềng không còn... quê cố Đô và ở vẻ đẹp văn hóa tinh thần nơi làng quê Huế xưa nằm trong vẻ nhộn nhịp của lối sống hiện đại 2) Quảng Ninh - Chợ cửa khẩu Móng Cái Chợ cửa khẩu Móng Cái Thị xã Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 178 km, cách Hà Nội 350 km, ở vị trí địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, nơi có chợ cửa khẩu Móng Cái Chợ có ba khu gọi là chợ Móng Cái 1, chợ Móng Cái 2 và chợ Móng Cái 3, đều nằm... sông nước miệt vườn Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo Đồng bằng sông Cửu Long có 3 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất Chợ Ngã Bảy là chợ tổng hợp, có thể mua sỉ, bán lẻ; phong phú đa dạng đủ loại hàng hóa mang đặc trưng sắc màu cuộc sống Nam Bộ Thời mở cửa,... Hồ Chí Minh (Sài Gòn) Trước cửa chợ khoảng một dặm là Bến xe Chợ Lớn, khi nối liền với Xa cảng Miền Tây sẽ trở thành nơi mà hàng ngàn dân mua bán mỗi ngày lên xuống từ mỗi tỉnh vùng quê của Miền Tây Nam Bộ Việt Nam Phía Đông của Chợ Lớn còn có Chợ Kim Biên nằm trên Đại lộ Hải Thượng Lãn Ông, Chợ Bình Tiên ở phía Tây nằm trên đường Minh Phụng, trước mặt cầu Hậu Giang Chợ bán buôn từ 2 giờ sang đến 21... chợ nổi tiếng: Chợ 12 phiên Simacai, chợ phiên Cán Cấu và chợ phiên Bắc Hà Những phiên chợ không chỉ để mua bán nông sản, nông cụ, mà còn là nơi hẹn hò của các đôi bạn tình Khi xuống chợ, họ mặc những bộ váy áo đẹp nhất, thổi kèn lá, thổi sáo, hát tình ca và cùng uống rượu ngô, rượu sắn, ăn thắng cố, xôi bảy màu, thịt nướng… Những phiên chợ vùng Tây Bắc này đã trở thành "đặc sản" của du lịch Việt Nam. .. khám nha khoa”… Chợ họp vào thứ 3 hàng tuần, chỉ còn 1 phiên nữa là đến tết nguyên đán nên phiên chợ tấp nập hơn, hàng hóa ngồn ngộn, màu sắc váy áo rực rỡ hơn trong sương sớm vùng sơn cước Vài năm nữa Chợ Cốc Ly đã tồn tại bao đời nay như một nét văn hóa riêng biệt của người dân quanh vùng sẽ chỉ còn là hoài niệm Du khách đã từng thăm khu chợ này sẽ phải ngẩn ngơ tiếc vì hiếm có cái chợ vùng cao nào... Bộ chợ 15 Rồng chỉ đứng sau chợ Đồng Xuân Hà Nội Sở dĩ có tên chợ Rồng vì khi xây dựng, theo thuyết phong thổ chợ toạ lạc ở giữa mắt “ con Rồng “ lượn trên đất thành phố Nam Định Chợ Rồng được xây dựng từ năm 1922 do kỹ sư người Pháp từng thiết kế tháp Effel và cầu Long Biên thiết kế Ngày khánh thành có toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và vua Bảo Đại về cắt băng Sau đó có tổ chức thi hoa hậu tại chợ. .. thương mại kinh tế, giao lưu văn hoá giữa hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây và hai nước Việt Nam - Trung Quốc Trước đây thị xã Móng Cái đã từng là tỉnh lỵ của Hải Ninh cũ Sau chiến sự biên giới tháng 2/ 1979, thị xã Móng Cái bị tàn phá nặng nề, nhiều cơ sở kinh tế, văn hoá bị phá huỷ, đặc biệt là khu phố cổ dọc theo bờ sông Ka Long không còn nữa Từ năm 1991, sau khi quan hệ hai nước Việt - Trung trở lại bình... vùng quê tỉnh Quảng Nam Tháng 12-1984, chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích 14.000m 2 và lấy tên là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng Hàng hóa ở chợ rất phong phú và đa dạng với đủ các mặt hàng từ thông thường đến cao cấp Tuy không phải là chợ đêm nhưng chưa đêm nào vãn bóng người Từng chuyến xe chở đầy ắp trái cây, hàng hóa đến từ mọi miền đất nước tranh thủ về chợ khi thành phố... hàng hóa đến từ mọi miền đất nước tranh thủ về chợ khi thành phố còn chưa sáng 24 CHƯƠNG 3: Chợ Miền Nam 1) Chợ An Đông Nằm trong khu vực Chợ Lớn, gần ngã tư đường An Dương Vương và Trần Phú, chợ An Đông là một trong những chợ trung tâm của thành phố với các mặt hàng chính là vải, quần áo may sẵn, giày dép… Chợ An Đông được xây dựng gồm 5 tầng lầu và một tầng trệt Từ tầng trệt đến tầng ba kinh doanh . tại Sa Pa đều sống theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông Mường Hoa bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan Xi Păng. Nước từ con sông giúp cho cộng đồng người thiểu số tại đây canh. bốn mặt phố. Trên nóc chợ có hai con Rồng chầu âm dương, mửi con dài 21 m, đắp bằng xi măng cốt thép. Chợ Rồng mới khởi công ngày 3 1-1 -1 992 khánh thành tháng 1 0-1 996, do kiến trúc sư Trần Dân. gần nhau tiếp tục dùng sáo Mông, khèn, kèn môi để thổi cho nhau nghe cho đến khi rạng sáng. Chợ tình của người dao đỏ thì các đám con trai, con gái riêng rẽ chia nhau ra các ngả đường phố, hay