Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh khu cửa nam ngôi chợ này được xem là biểu tượng của thành phố.
*Nguồn gốc và xuất xứ tên gọi
Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này
dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Chợ Cũ
Chợ Bến Thành đầu thế kỷ 20
Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là "phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền"[1]. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước.
Trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định, khu vực xung quanh thành Gia Định (bấy giờ là thành Phụng) mới chỉ có 10 vạn dân và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất. Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, khi ấy khu họp chợ trên bến mới chỉ là một dãy nhà trống lợp ngói. Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy. Sau khi đã vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ, năm 1860, người Pháp đã cho cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ (thời Việt Nam Cộng hòa là địa điểm Tổng Ngân khố, nay là Trường đào tạo cán bộ ngân hàng trên
đường Nguyễn Huệ). Ngôi chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Trong năm gian hàng này, chỉ có gian hàng thịt được lợp bằng tôn, nền lót đá xanh.
Chợ Charner
Thời đó, khu chợ được xây dựng bên bờ phía nam một con kênh, được gọi là Kinh Lớn. Phía trước chợ, dọc bờ kênh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường Charner, hay một tên gọi khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi đa số người Hoa làm nghề buôn bán ở đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện bờ kênh là đường Rigault de Genouilly. Do vị trí nằm giao điểm của khu đô thị và hợp lưu của hai tuyến đường thủy là kênh Lớn và rạch Cầu Sấu (nay là đường Hàm Nghi), ghe thuyền có thể cập bến và đổ người lên chợ bất cứ ở phía bên này hay bên kia. Còn người bên đất liền muốn qua chợ thì có thể đi qua những chiếc cầu gỗ xinh xắn, do đó chợ Bến Thành luôn luôn nhộn nhịp.
Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường lại làm một thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp (nay là Đại lộ Nguyễn Huệ). Khu chợ càng trở nên đông đúc với các cửa hiệu phần nhiều là của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp. Tuy nhiên, khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh tai họa, người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt, vì mái tôn nhẹ, nên chưa bị phá. Đồng
thời, người Pháp cũng lựa chọn một địa điểm để xây cất một khu chợ mới lớn hơn để phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.
Chợ Mới
Cổng chính
Khu vực xây chợ, vốn là một cái ao sình lầy cũ, gọi là ao Bồ Rệt (Marais Boresse), được người Pháp cho lấp đi. Khuôn viên chợ quy hoạch bốn mặt bởi bốn con đường. Mặt tiền là Place Cuniac, tên đặt theo viên Xã Tây (Ủy viên Hội đồng) Cuniac, người đã đề ra công việc lấp ao. Người Việt thì quen gọi đó là Bùng binh Chợ Bến Thành cho dù tên chính thức đã từng đổi là "Công trường Cộng Hòa", "Công trường Diên Hồng", rồi "Quảng trường Quách Thị Trang". Mặt bắc chợ là Rue d'Espagne, phía đông là rue Viénot, và phía tây là rue Schroeder. Năm 1955 thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, bốn con đường này đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn, đường Phan Bội Châu và đường Phan Châu Trinh.
Ngôi chợ mới do hãng thầu Brossard et Maupin[2] khởi công xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất. Lễ ăn mừng chợ khánh thành được báo chí thời đó gọi là "Tân Vương Hội", do được diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30
tháng 3 năm 1914, với pháo bông, xe hoa và hơn 100.000 người tham dự, kể cả từ các tỉnh đổ về.
Khu chợ mới này vẫn mang tên gọi Bến Thành, ngoài ra người dân còn gọi là chợ Mới, để phân biệt chợ Cũ tại điểm cũ, vốn chỉ còn lại gian hàng thịt. Phần còn lại bị phá đi và được người Pháp xây dựng thành cơ quan Ngân khố. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Về sau, bến xe này mới được dời đi chỗ khác.
Chợ Bến Thành hoạt động liên tục trong 70 năm. Từ ngày 1 tháng 7 đến 15 tháng 8 năm 1985, chợ Bến Thành được cải tạo và sữa chữa lớn
4)Chợ nổi
Gọi là chợ nổi vì chợ họp ở trên sông. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán.
Chợ họp suốt cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng. Thuyền, ghe tấp nập đi lại, luồn lách trên mặt nước. Tiếng chào mời mua bán, tiếng cười nói gọi nhau, tiếng nổ của động cơ... làm vang động cả một vùng làm cho chợ nổi thật nhộn nhịp và sôi động. Trên thuyền chất đầy hàng hoá, nhiều nhất vẫn là trái cây, mùa nào thức nấy: chôm chôm, xoài, cam, quít, bưởi, măng cụt, sầu riêng..., sản vật của vùng sông nước kênh rạch như: cá, rùa, rắn, cua, tôm, chim đồng, bông súng, rau tươi... Chủ nhân vài ghe, thuyền treo lủng lẳng một vài thứ trái cây, hàng hoá hay một bảng hiệu quảng cáo trên chiếc sào nơi thuyền của mình, cái cao cái thấp, cái thẳng cái nghiêng trông thật lạ mắt.
Các loại dịch vụ ăn uống, hớt tóc, may vá... cũng diễn ra ngay trên ghe, xuồng, rất tiện dụng và dường như thoả mãn mọi nhu cầu mua sắm, sinh hoạt đời thường của người dân vùng này.
Các chợ nổi lớn của miền Tây như Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Phong Điền, Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)... Phần lớn nông sản hàng hoá ở đây được bán sỉ cho những thương nhân rồi từ đó được chuyển tới các nhà máy chế biến thực phẩm, hoa trái hay chở ra tận Hà Nội và các địa phương miền Bắc. Chợ nổi là nét sinh hoạt độc đáo của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long
a) Chợ Nổi Cái Bè – Tiền Giang
Chợ nổi Cái Bè - một trong nhiều “chợ nổi” nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Hình thành từ thời nhà Nguyễn Chợ nổi Cái Bè cho đến hôm nay vẫn luôn là chợ sầm uất, mang trong mình tất cả cái thần sắc của đời sống
người dân miền Tây Nam Bộ.
Theo sách Đại Nam Nhất Thống chí soạn vào đời Tự Đức, thì Cái Bè thuở ấy đã là nơi buôn bán sầm uất. Tất cả hàng hoá đều được chở trên các bè xuôi ngược trên sông. Chợ nổi Cái bè nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa 3 tỉnh Tiền Giang,
Vĩnh Long và Bến Tre.
Chợ được chia làm 2 khu vực, bên bán và bên mua. Thuyền neo đậu dọc hai bên bờ sông đến vài cây số mang theo trái cây từ các miệt vườn xa xôi. Ở đây, các mặt hàng từ nông sản đến đồ dùng gia đình cũng được rao bán. Từ đây, hàng hoá được đưa lên bán ở các chợ trên đất liền hoặc sang hàng cho các ghe nhỏ, chở đi phân phối dọc theo các kênh rạch
Từ 3h sáng, thuyền ghe đã tấp nập bởi Cái Bè một trong các chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Những thương lái sống nhờ sông nước, có người gắn bó với con tàu như những ngôi nhà di động từ nhiều đời nay và chợ Cái Bè như một phần không thể tách rời trong cuốc sống của họ. Trên mỗi chiếc thuyền đều có một cái cọc treo mặt hàng mà họ rao bán. Những chiếc cọc này được gọi theo tiếng địa phương là cây bẹo. Hàng trăm cây bẹo chĩa thẳng lên trời, một bức tranh khéo vẽ và chỉ có ở miền Tây Nam Bộ. Theo dòng kênh rạch chằng chịt, người dân ĐBSCL không chỉ mang hàng hoá mỗi vùng quê đến khu chợ nổi Cái Bè, mà còn chuyên chở những nét văn hoá riêng, tạo ra những nét chấm phá cho một bức tranh sông nước dân dã mà cũng không kém phần lãng mạn.
b) Chợ Cái Răng – Cần Thơ
Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ, chợ được nhóm họp trên ghe thuyền, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Chợ nổi chủ yếu bán các mặt hàng trái cây và nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Một cách quảng cáo rất độc đáo
Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua trái cây để chở đi các nơi, kể cả sang Cam-pu-chia và Trung Quốc. Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn như: xăng dầu, muối mắm, bánh kẹo, nhu yếu phẩm... Không ồn ào như chợ truyền thống, người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng bởi mỗi ghe thuyền đều cắm một cây sào dài trước mũi, người ta treo lên đó thứ mình đang có bán, gọi là “cây bẹo". Nhìn vào “cây bẹo” người mua sẽ biết ngay ghe bán thứ gì. Tồn tại hàng trăm năm, chợ nổi là nét văn hoá điển hình của người dân miệt vườn, dù rằng nghề kiếm sống trên nước chẳng nhàn hạ gì, trái lại, đầy nhọc nhằn vất vả
Một số hình ảnh ấn tượng về cảnh mua bán của chợ miền sông nước nổi tiếng này.
Thương lái chờ mua hàng.
Mua bán trên thuyền.
c) Chợ nổi Ngã Bảy
Chợ Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ
nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch.
Chợ hình thành từ năm 1915[1], hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy. Lúc bấy giờ, có hơn 300 chiếc thuyền tụ tập về đây mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối và là chợ nổi khá sầm uất. Cũng chính ngay chợ Ngã Bảy đã hình thành nghề xóm làm ghe (chèo), làng nghề đóng ghe truyền thống ở đầu "doi" Tân Thới Hoà, doi Chành, doi Cát dài hơn 1 km tồn tại trên nửa thế kỷ với mấy trăm hộ ăn nên làm ra cũng nhờ chợ Ngã Bảy[2].
Chợ nổi Ngã Bảy ra đời sau 10 năm đào kinh xáng, bảy ngã sông hình thành (Cái Côn, Xẻo Môn, Bún Tàu, Lái Hiếu...). Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. "Ngôi sao Phụng Hiệp" - như người Pháp thường gọi - còn được dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang mênh mông ngày trước.
Trên bến, dưới thuyền, một cảnh sinh hoạt thường thấy của chợ nổi
Ở Nam Bộ với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, con người gắn bó với cuộc sống sông nước miệt vườn. Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 3 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp
Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất. Chợ Ngã Bảy là chợ tổng hợp, có thể mua sỉ, bán lẻ; phong phú đa dạng đủ loại hàng hóa mang đặc trưng sắc màu cuộc sống Nam Bộ. Thời mở cửa, sản phẩm đồng bằng theo dòng nước lớn qua Ngã Bảy, ra tận đất Bắc, vượt biên giới đến với bạn bè năm châu.
Du khách tới đây sẽ cảm thấy bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu ruốc chín của măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây, và lọai trái đó sẽ được treo lên một cây sào cao tượng trưng như là để thông báo rằng: "tôi là nhãn", "còn tôi là xoài".
Đặc biệt ở chợ nổi còn có chợ rắn. Chợ Phụng Hiệp quanh năm có rắn, rùa, chim, sóc, kỳ đà… phục vụ du khách. Bên cạnh đó, những xuồng ba lá, những ghe nhỏ xíu là: bánh
cuốn nóng, phở, bánh xèo là những món đặc trưng ẩm thực phương Nam.
Chợ Ngã Bảy có lượng hàng hóa đa dạng và rất phong phú, nhất là trái cây, hàng nông sản, ngoài ra còn có chiếu, hang thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Đây là chợ nổi lớn nhất trong các chợ nổi và lừng danh cả nước, chợ Ngã Bảy "nổi" nhất về quy mô, sự sung túc[3]. Chợ Ngã Bảy là chợ tổng hợp, có thể mua sỉ, bán lẻ; phong phú đa dạng đủ loại hàng hoá, đặc biệt như phơi hết sắc màu cây trái Nam Bộ, đặc sản miền Tây. Thời mở cửa, sản phẩm đồng bằng theo nước ròng nước lớn, qua Ngã Bảy, ra tận đất Bắc, vượt biên giới đến năm châu...
Sau gần 100 năm phát triển và sung túc, hiện nay, chợ nỗi Ngã Bảy đã được di dời, cư dân sông nước ngay ngã bảy đã di chuyển sang các chợ nổi khác như chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), hoặc ngược lên Trà Ôn (Vĩnh Long), thậm chí lên tận
Cái Bè - Tiền Giang...
Nguyên nhân là nhằm làm thông thoáng giao thông thuỷ và tránh ô nhiễm môi trường do lượng rác thải trên sông quá lớn. Mật độ giao thông khu vực Ngã Bảy quá cao chợ nổi Ngã Bảy phải di dời về Ba Ngàn trên sông Cái Côn, cách vị trí cũ hơn 3 cây số, nơi chỉ có một nhánh chính từ sông Kế Sách
Chính khung cảnh "trên bến dưới thuyền" của chợ nổi, nó đã sản sinh ra những câu hò, điệu lý, những bài vọng cổ hay những giai điệu đàn ca tài tử mà đến bây giờ vẫn được lưu truyền.
Dòng sông thì rộng mênh mông Áo em lại thắt lưng ong làm gì ?[5]
Em từ Ba Láng sang Sợi tình yêu ai dệt
Trên mặt nước mênh mang[6]
Bảy sông dồn nước, cuồn cuộn nước Phù sa lớp lớp, quyện phù sa[7]
Chợ nổi Ngã Bảy được nhắc đến[8] trong bản vọng cổ "Tình anh bán chiếu" của cố soạn giả Viễn Châu, qua giọng ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn
d) Chợ nổi Phong Điền
Chợ nổi Phong Điền là một chợ nổi để mua bán và trao đổi