1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hành vi của người tiêu dùng sản phẩm kem đánh răng PS

31 5,5K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 787,5 KB

Nội dung

Lời mở đầu Ta thấy rằng, kinh doanh trong cơ chế thj trường ngày càng diễn ra khó khăn và khốc liệt do sự cạnh tranh trên thị trường và do sự toàn cầu hoá. Sản phẩm ngày càng đa dạng về chất lượng, chủng loại và một sản phẩm có vô số hàng hoá có thể thay thế no. Chính vì vậy, người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn tồn tại được, muốn kinh doanh có lãi thì không còn cách nào khác là họ phả thoả mãn nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng một cách tốt nhất hơn hản các doanh nghiệp cạnh tranh. Để có thể “ hiểu khách hàng cần gì? Muốn gì ở doanh nghiệp” là cả một quá trình tìm hiểu thị trường và đề ra những chính sách marketing đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Phần I/ Cơ sở lý luận  Khái niệm : Hành vi mua của người tiêu dung là toàn bộ hành động mà người tiêu dung bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm và sử dụng, đánh giá cho hàng hoa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Cũng có thể coi hành vi của người tiêu dùng là cách thức người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa các quyết định tài sản của mình(tiền bạc, thời gian, công sức,…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân 2) Mô hình hành vi của người tiêu dùng: Mô hình hành vi của người tiêu dùng được sử dụng để chỉ ra mối quan hệ của 3 yếu tố: các kích thích, “hộp đen ý thức”, phản ứng đáp lại các kích thích của người tiêu dùng. - Các kích thích : là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng. Gồm 2 nhóm chính: +Nhóm 1: các tác nhân chính của Marketing: sản phẩm, giá bán, cách thức phân phói và các hoạt động xúc tiến. + Nhóm 2: các tác nhân kích thích không thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của các doanh nghiệp, bao gồm: môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn hóa,… - ”Hộp đen ý thức của người tiêu dùng là cách gọi bộ não của con người và cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, sử lý các kích thích, đề xuất các giải pháp và đáp ứng trở lại các kích thích. Hộp đen ý thức được chia làm 2 phần : + Phần 1: đặc tính của người tiêu dùng. Nó có ảnh hưởng cơ bản đế việc người tiêu dùng sẽ tiếp nhận các kích thích và phản ứng đáp lại các tác nhân đó như thế nào? + Phần 2: Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng. Là toàn bộ lộ trình người tiêu dùng thể hiện các hoạt động lien quan đến sự xuất hiện của các ước muốn tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng và những cảm nhận họ có được khi tiêu dùng sản phẩm. Những yếu tố kích thích “Hộp đen” ý thức của người mua Những phản ứng đáp lại của người mua - Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng là những phản ứng người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Chẳng hạn hành vi tìm kiếm thông tin về hàng hóa, dịch vụ ; lựa chọn hàng hóa, nhãn hiệu, nhà cung ứng; lưa chọn thời gian, địa điểm, khối lượng mua sắm, - 3) Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng được chia thành 4 nhóm chính:  Những nhân tố thuộc về văn hóa Các nhân tố văn hóa luôn được đánh giá là có ảnh hưởng sâu rộng đến hành vi của người tiêu dùng. Văn hóa là lực lượng cơ bản đầu tiên biến nhu cầu tự nhiên của con người thành ước muốn a. Nền văn hóa: là tổng thế những nét riên biệt về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm iftrong xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân . Nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân Ảnh hưởng của văn hóa đến hành vi người tiêu dùng: Văn hóa ấn định những điều cơ bản về giá trị, sự thụ cảm, sự yêu thích và những sắc thái đặc thù của sản phẩm vật chất và phi vật chất. Văn hóa ấn định cách cư xử được xã hội chấp nhận: những tục lệ, thể chế, ngôn ngữ, cử chỉ giao tiếp, .Những nền văn hóa khác nhau sẽ nhận biết được qua cách thức chọn mua, thái độ, tác phong người tiêu dùng bộc lộ trong giao tiếp, giao dịch và bày tỏ quan điểm. Ảnh hưởng của văn hóa có tính hệ thống và tính chế ước. Với mỗi cá nhân, văn hóa được hấp thụ ngay từ thời khắc đầu tiên của đời sống con người và đeo bám họ suốt cuộc đời.Các giá trị văn hóa truyền thống, được con người trong cộng đòng chấp nhận những chế ước đó bằng cả ý thức lẫn vô thức, bằng cả lập luận logic, phi logic, được hợp thức hóa bằng văn bản lẫn những “quy ước bất thành văn”. b. Nhánh văn hóa: Cách gọi theo đặc trưng văn hóa của các nhóm xã hội được quy chiếu theo các tiêu thức như chủng tộc hay dân tộc , tín ngưỡng, nghề nghiệp, học vấn, nơi cư trú, Luôn tồn tại sự khác biệt giữa sở thích, cách đánh giá về giá trị, cách mua sắm, sử dụng sản phẩm ở những người thuộc nhánh văn hóa khác nhau. c. Sự hội nhập và biến đổi văn hóa: + Sự hội nhập văn hóa: Quá trình mà mỗi cá nhân tiếp thu các văn hóa khác nhau để làm phong phú văn hóa của mình và trong quá trình đó khẳng định giá trị văn hóa cốt lõi của họ. + Sự biến đổi văn hóa:Cách thức tồn tại của một nền văn hóa trong sự biến đổi không ngừng của môi trường tự nhiên và xã hội. Những biến đổi về văn hóa vừa tạo cơ hội, vừa tạo rủi ro cho hoạt động marketing khi nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa: Nghiên cứu văn hóa là nội dung không thể thiếu được trong việc xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược định vị và marketing-mix. Kinh doanh ở thị trường thuộc nền văn hóa khác, người làm marketing cần học hỏi nền văn hóa của đối tác, của khách hàng mục tiêu. Cần thâm nhập những biến đổi về văn hóa của thị trường mục tiêu, nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với biến đổi quan trọng, thỏa mãn khách hàng và cạch tranh. 3.2 Nhân tố mang tính chất xã hội: a. Giai tầng xã hội: là các lớp người khác nhau do kết quả của sự phân chia tương đối đồng nhất và ổn định trong xã hội, được sắp xếp theo thứ tự bậc, những thành viên trong từng thứ bậc cùng chia sẻ những giá trị lợi ích và cách cư xử giống nhau. Điều quan trọng mà các nhà Marketing cần quan tâm là những người cùng chung một giai tầng xã hội có khuynh hướng xử sự giống nhau.Họ có cùng những sở thích về thương hiệu, địa điểm bán hang, phương thức dịch vụ, hình thức truyền thong…Hiện tượng này bộc lộ rõ nét ở những sản phẩm thể hiện đẳng cấp xã hội của người tiêu dung như: quần áo, đồ nội thất, xe hơi,…Marketing có thể sử dụng giai tầng xã hội là căn cứ phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị qua đó thiết kế marketing mix cho phù hợp. b. Nhóm tham khảo: là những nhóm mà một cá nhân xem xét như một sự tham khảo khi hình thành thái đọ và quan điểm của bản thân mình Ảnh hưởng của nhóm tham khảo đêns hành vi người tiêu dùng: + Nhóm tham khảo có ảnh hưởng trực tiếp: gia đình, bạn than, láng giềng, đồng nghiệp, + Nhóm tham khảo có ảnh hưởng ít, thường xuyên hơn bao gồm: tổ chứa mang tính hiệp hội, tôn giáo, hiệp hội ngành nghề, công đoàn, đoàn thể, nhóm vui chơi, giả trí, Nhiệm vụ của marketing là cố gắng phát hiện ra tất cả các nhóm tiêu biểu ở thị trường mục tiêu. Thứ hai, xác định mức ảnh hưởng của nhóm gắn với thương hiệu cụ thể . Thứ ba, tìm kiếm những người định hướng dư luận c. Gia đình: Gia đình là tổ chức tiêu dung quan trọng nhất trong xã hội. Các thành viên trong gia đình luôn có ảnh hưởng sâu sắc tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng Những vấn đề Marketing cần quan tâm khi nghiên cứu gai đình: các kiểu hộ gia đình, Quy mô bình quân của hộ gia đình, thu nhập gia đình, vai trò của vợ chồng con cái khi quyết định mua,… d. Vai trò và địa vị cá nhân: - Vai trò bao gồm những hoạt động mà cá nhân cho là phải thực hiện để hòa nhập vào nhóm xã hội mà họ tham gia. Mỗi vai trò kèm theo một địa vị, phản ánh sự kính trọng của xã hôi cho vai trò đó. - Địa vị liên quan đến sự sắp xếp cho cá nhân mình về mức độ sự đánh giá của xã hội như sự kính trọng, ưu đãi, uy tín với người khác, Người tiêu dùng thường dành sự ưu tiên khi lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phản ánh vai trò và địa vị xã hội đã giành cho họ hoặc họ mong muốn hướng đến, đặc biệt là những vị trí vai trò mà họ cho là quan trọng nhất.Điều đó đòi hỏi marketing phải cố gắng biến sản phẩm, hình ảnh quảng cáo thành các biểu tượng vầ địa vị mà người tiêu dùng mong đợi.   !"# a. Tuổi tác và đường đời: +Tuổi đời và các giai đoạn của đời sống gia đình là những mốc thời gian định hình nhu cầu,thị hiếu, sức mua của nguời tiêu dùng. Marketing cần xác định thị truờng mục tiêu theo khuôn khổ các giai đoạn tuổi tác và vòng đời; triển khai sản phẩm, và các kế hoạch marketing thich hợp với từng giai đoạn đó. b. Nghề nghiệp: Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến tính chất của hàng hoá và dịch vụ của người tiêu dùng mua sắm. Marketing cần nhận dạng khách hàng theo nhóm nghề nghiệp, khả năng mua sắm và sự quan tâm của sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể chuyên môn hoá sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho ă nhóm nghề nào đó. c. Tình trạng kinh tế: + Tình trạng kinh tế bao gồm thu nhập, phần tiết kiệm,khả năng đi vay và những quan điểm về chi tiêu/ tích luỹ… của nguời tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng và cơ cấu sản phẩm mà họ lựa chọn, mua sắm. + Những sản phẩm, dịch vụ nhạy cảm với thu nhập và giá cả, người làm marketing cần thường xuyên theo dõi xu thế xảy ra trong lĩnh vực tài chính cá nhân người tiêu dùng để điều chỉnh chiến lược thị trường mục tiêu, định vị và marketing-mix của doanh nghiệp cho phù hợp. d. Lối sống: + Lối sống của một con người hay phong cách sinh hoạt của người đó, chứa đựng toàn bộ cấu trúc hành vi được thể hiện qua hành động, sự quan tâm và theo những tiêu chuẩn đặc trưng. + Khám phá mối liên hệ giữa sản phẩm và lối sống, chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm và làm marketing-mix theo lối sống đã đem lại thành công cho nhiều doanh nghiệp. e. Nhân cách và quan niệm về bản thân: Nhân cách là những đặc tính tâm lí nổi bật,đặc thù tạo ra thế ứng xử( những phản ứng đáp lại) có tính ổn định và nhất quán với môi trường xung quanh của mỗi con người. + Quan niệm về bản thân hay sự tự niệm là hình ảnh trí tuệ của một cá nhân về bản thân họ. Nó liên quan tới nhân cách của mỗi con người. 3.4 Những nhân tố thuộc về tâm lý: a. Động cơ: + Đông cơ là nhu cầu dã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để thoả mãn nó. Động cơ là động lực gây sức ép, thúc đẩy con người hành động để thoả mãn một nhu cầu hay ước muốn nào đó về vật chất hoặc về tinh thần hoặc cả hai. b. Nhận thức : + Nhận thức là quá trình con người chọn lọc, tổ chức và lý giải thông tin để hình thành một bức tranh có ý nghĩa về thế giới + Sự chú ý chọn lọc là khuynh hướng lựa chọn hững thông tin mà con người nhận được khi tiếp xuc với các tác nhân kích thích + Sự bóp méo thông tin hay nhận thức thiên vị là khuynh hướng sửa đổi điều chỉnh thông tin theo luận thức có sẵn của người tiêu dùng + Sự lưu giữ có chọn lọc là khuynh hướng giữ lại những thông tin củng cố cho quan điểm của mình. Con người có thể sẽ quên những gì họ dã biết. c. Sự hiểu biết : + Là trình độ của họ về cuộc sống.Đó là kết quả tương tác của động cơ các vật kích thích,những gợi ý, sự đáp lại và củng cố.Sự hiểu biết mà mỗi con người có được là do sự học hỏi và từng trải. Phần lớn hành vi con người có sự chỉ dạo cuỉa kinh nghiệm. + Với các sản phẩm đã có những hiểu biết tốt của khách hàng, doanh nghiệp cần mua, đồng thời tổ chức các hoạt động marketing để hỗ trợ khách hàng. + Khi thâm nhập vào thị trường mới hoặc cung ứng sản phẩm mới cố gắng khai thác những kinh nghiệm vốn có của khách hàng. d. Niềm tin và quan điểm: + Là sự nhận thức chứa một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một sự vật hay hiện tượng nào đó. Chẳng hạn nhiều người mua đã tin rằng giá cả và chất lượng hàng hoá có moói quan hệ cùng chiều “giá cao chất lượng cao” + Quan điểm là những đánh giá cảm xúc và những tương đối hành động nhất quánvề một sự vật hiện tượng hay một ý tuởng nào đó. + Thách thức tốt nhất mà doanh nghiệp cần làm là định vị sản phẩm của mình theo quan điểm người tiêu dùnghơn là cố gắngtìm cách sửa đổi các quan điểm đó. Phần II/ Thực trạng 1. Tổng quan thực trạng công ty Unilever Việt Nam: 1.1Giới thiệu chung về công ty Unilever Việt Nam: Đầu tiên chúng ta phải hiểu Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếng trong lĩnh vực cung ứng hàng tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà. Unilever thâm nhập thị trường Việt Nam năm 1995 với tên thương hiệu là Unilever Việt Nam. Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp 3 công ty riêng biệt là : công ty Liên doanh Lever Việt Nam, công ty TNHH Elida PS và công ty Unilever Bestfood Việt Nam. Từ năm 1995 đến nay Unilever đầu tư khoảng 120 triệu USD vào 3 công ty này và bảng 1.1 cho ta thấy năm thành lập, sự phân bố vồn đầu tư của Unilever, phần vốn đóng góp, trụ sở và lĩnh vực hoạt động các công ty. Bảng 1.1 : Giới thiệu về công ty Unilever Việt Nam. Công ty Năm thành lập Tổng vốn đầu tư ( triệu USD) Phần vốn góp của Unilever (%) Địa điểm (thành phố) Lĩnh vực hoạt động Liên doanh Lever VN 1995 56 66.66% Hà Nội và Hồ Chí Minh Chăm sóc cá nhân và gia đình TNHH Elida P/S 1997 17.5 100% Hồ Chính Minh Chăm sóc răng miệng Unilever Bestfood VN 1996 37.1 100% Hồ Chính minh Thực phẩm, kem, các đồ uống Nguồn: “Phòng maketing, công ty Unilever Việt Nam” Sau này với sự cho phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công ty Unilever Bestfoods và công ty TNHH Elida P/S Việt Nam sáp nhập thành một là doanh nghiệp 100% vốn đầu nước ngoài với tổng vốn đăng lý 54.6 triệu USD lấy tên là Công ty TNHH Unilever Bestfoods và Elida P/S Việt Nam với tổng vốn đăng ký 54,6 triệu USD. Vậy, Unilever Việt Nam có 2 doanh nghiệp trực thuộc là công ty 100% vốn nước ngoài đó là công ty TNHH Unilever Bestfoods & Elida P/S Việt Nam chuyên sản xuất đồ uống dưới dạng bột từ các loại trái cây, các sản phẩm có nguồn gốc đậu nành, kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng và công ty Liên doanh Lever Việt Nam chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (bột giặt OMO,Viso, xà bông và sữa tắm Lux, Lifeboy, Dove, dầu gội Sunsilk, Clear, Lifeboy, các loại nước vệ sinh gia đình Vim, nước rửa chén bát Sunlight, các loại sữa rửa mặt và kem dưỡng da Pond"s. Hazeline ). Hoạt động với phương châm là liên tục phát triển và liên tục cải tiến các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng trong tất cả các cơ sở sản xuất. Công ty đã cam kết và coi việc bảo vệ môi trường và an toàn lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu. Cam kết này đã thể hiện rất rõ trong toàn bộ quá trình sản xuất: - Tất cả các nhà máy của Unilever đều tiến hành hoạt động sản xuất theo nguyền tắc không có nước thải công nghiệp ra môi trường. - Đầu tư và sẵn sàng tiếp tục đầu tư cho thiết bị và phương tiện, thiết lập những hệ thống quản lý cần thiết để duy trì các tiêu chuẩn an toàn về môi trường theo quy định của Nhà nước Việt Nam và của Unilever Việt Nam đối với những hoạt động sản xuất của Công ty. - Liên tục phát triển và liên tục cải tiến các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng trong tất cả các cơ sở sản xuất của Unilever như : hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001 - 2000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001 và đặc biệt là chương trình TPM - bảo trì năng suất toàn diện. Các sản phẩm của Công ty luôn được đa dạng hóa và dẫn đầu thị trường, liên tục được người tiêu dùng bình chọn là $%&'()từ năm 1997 đến nay. Tính đến năm 2009, công ty Unilever Việt Nam đã thành lập và phát triển mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước gồm có 76 nhà cung cấp đầu vào, 54 cơ sở hợp tác đóng gói và 3 đơn vị sản xuất các sản phẩm của Unilever theo dạng hợp đồng thứ cấp và 283 nhà phân phối đến 150.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc và đến năm 2010 thì tổng doanh thu của công ty đã chiếm gần 1% GDP năm 2009 của Việt Nam tạo điều kiện cho 1.500 lao động trực tiếp và hơn 7.000 lao động gián tiếp. Điều đó chứng tỏ được vị thế của công ty Unilever Việt Nam từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam cho đến nay đã trở thành 1 trong 5 công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao. Không chỉ chú trọng vào sản xuất kinh doanh mà trong thời gian qua, các hoạt động của Unilever Việt Nam luôn hướng tới hoạt động xã hội, nhân đạo và hỗ trợ phát triển cộng đồng. Hàng năm, công ty đã đóng góp 2 triệu USD cho các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng xã hội. Một trong những sản phẩm được nhiêu người biết đến là kem đánh răng mang thương hiệu P/S của Unilever. Có thể nói, năm 1997 Unilever Việt Nam đàm phán thành công và được chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa phẩm P/S trực thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tạo dấu mốc cho sự phát triển của công ty TNHH Unilever Việt Nam về mặt hàng chăm sóc răng miệng và giúp cho Unilever giảm bớt giai đoạn chinh phục thị trường. Với ưu thế là có mặt tại thị trường Việt Nam không dưới 20 năm (1975-1995), P/S đã dần dần xác lập được vị thế dẫn đầu về sản phẩm chăm sóc răng miệng và kết quả là chiếm lĩnh 65% thị phần kem đánh răng trên thị trường Việt Nam, tạo một nhãn hiệu ăn sau vào tiềm thức và chiếm được lòng tin yêu của đông đảo người tiêu dùng Việt. Khi đã có thương hiệu trong tay, Unilever tập trung khai thác giá trị của thương hiệu có sẳn và bổ xung sức sống cho thương hiệu ấy bằng việc đa dạng hoá sản phẩm mang nhãn hiệu P/S là sản xuất theo hệ thống chất lượng về kỹ thuật Unilever, được công nhận bởi FDI (tổ chức nha khoa toàn cầu). Chính vì thế mà mọi người tin tưởng và sử dụng kem đánh răng P/S một cách rộng rãi và phổ biến. 1.2 Sản phẩm kem đánh răng P/S: Những sản phẩm kem đánh răng P/S được mọi người đón nhận và ưu chuộm hiện nay: Tên kem đánh răng Công dụng Hình ảnh P/S Muối 120g Giúp ngừa sâu răng và ngăn các bệnh về nướu. P/S Trà Xanh - Hoa Cúc 100g, 200g Chiết xuất trà xanh & Hoa cúc giúp ngăn ngừa nhiệt miệng, ngừa sâu răng. P/S Hương Chanh 110g Chiết xuất chanh và Vitamin giúp răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát P/S Complete 8 Action 70g, 150g Mang đến 8 giải pháp giúp bảo vệ tối ưu và chăm sóc răng miệng toàn diện. [...]... trạng hành vi người tiêu dùng sản phẩm kem đảnh răng P/S…6 1 Tổng quan thực trạng công ty Unilever Vi t Nam………………………….6 1.1 Giới thiệu chung về công ty Unilever Vi t Nam……………………………6 1.2 Sản phẩm kem đánh răng P/S……………………………………………….8 2 Thực trạng về các chính sách marketing của sản phẩm P/S đáp ứng hành vi người tiêu dùng ……………………………………………………………………… 9 2.1 Phân tích hàng vi người tiêu dùng sản phẩm kem đánh. .. dẫn đến nhu cầu tìm sản phẩm kem đánh răng phù hợp với bản thân mình Họ mua khi thấy sản phẩm kem đánh răng hết hay sản phẩm kem đánh răng của họ đang dùng không còn phù hợp và hiệu quả nên họ có nhu cầu mua sản phẩm mới Hay họ có mong muốn tìm sản phẩm tốt hơn nhưng giá thành rẻ Lúc này họ có nhu cầu tìm mua sản phẩm mới phù hợp với bản thân hoặc gia đình và họ bắt buộc phải tiến hành hoạt động tìm... những sản phẩm kem đánh răng phong phú, đa dạng về chủng loại và mọi người có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình Vì đây là mặt hàng chăm sóc sức khoẻ răng miêng người tiêu dùng nên họ rất chú ý đến tính năng công dụng của sản phẩm Họ luôn ưu tiên mua sản phẩm có tích hợp nhiều công dụng làm một nhưng một số người lại thích sản phẩm chỉ nên có 1 công dụng thì tính năng mới vượt trồi và là sản phẩm. .. E giúp bảo vệ nướu.Fluor và Canxi giúp ngừa sâu răng và cho men răng chắc khỏe P/S sensitive expert Công nghệ đột phá từ Anh quốc cho răng nhạy cảm giúp răng chắc khoẻ và giảm e buốt 2 Thực trạng về các chính sách marketing của sản phẩm P/S đáp ứng hành vi người tiêu dùng: 2.1 Phân tích hành vi người tiêu dùng: Vấn đề phân tích, nghiên cứu thị trường Vi t Nam đã được Unilever thực hiện một cách chu... thích tiêu dùng những sản phẩm mới, họ hiểu sản phẩm mới luôn có chất lượng tốt hơn so với sản phẩm cũ Thậm chí sản phẩm chưa được biết đến, công ty chú trọng tiến hành khếch trương, quảng bá là đã tạo một phần thành công cho sản phẩm - Đưa các tư vấn vi n P/S đến những nơi tiêu thụ mạnh như: siêu thị, nhà đại lý lớn nhằm tạo độ chuyên nghiệp của công ty và người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù... thích thị yếu người tiêu dùng Vd: Sự cải cách bao bì sản phẩm với hình ảnh nổi, màu sắc phong phú, thông tin in rõ ràng vừa kích thích thị yếu người tiêu dùng vừa cho người tiêu dùng có sự chọn lựa sản phẩm kem đánh răng phù hợp +Giá thành hợp lý: Không những chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà giá thành cũng phải rẻ -Nếu một sản phẩm chất lượng tốt vượt trội với giá thành đắt thì chỉ có người có thu nhập... cầu của họ Công ty hiểu Công ty luôn đổi mới sản phẩm, luôn cho ra đời những chủng loại sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm liên tục Vì vậy công ty đã có những điều tra về thị trường, phân khúc thị trường, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng tiêu dùng là mọi thành vi n trong gia đình từ trẻ nhỏ đến người già, là từ người có thu nhập cao cho đến người. .. chung và kênh phân phối nói riêng - Rút ngắn thời hạn khen thưởng, hỗ trợ, khuyến khích các thành vi n làm vi c tích cực tạo cho cách thành vi n làm vi c năng suất và đạt hiệu quả cao - Tổ chức đóng góp ý tưởng mới cho sản phẩm từ các thành vi n trong kênh - Cải tiến các sản phẩm bổ sung như : nước súc miệng P/S, bàn chải đánh răng góp phần tạo ra cái nhìn tốt hơn về chất lượng của kem đánh răng 2 Giải... quá trình ra quyết định mua một sản phẩm của người tiêu dùng Nhờ đó thương hiệu kem đánh răng P/S đã khẳng định lại sự đúng đắn của tu tưởng lấy hành vi người tiêu dùng để nghiên cứu làm nền tảng vững chắc khi kinh doanh Trong bài vi t của do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài vi t còn nhiều thiếu sót Nhóm em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy để bài vi t này hoàn thiện hơn Nhóm em... Nam Địa điểm phân phối của P/S trên phạm vi toàn quốc nên người mua có thể dễ dàng mua được sản phẩm ở bất cứ đâu Do đó nhãn hiệu kem dánh răng P/S ngày càng phổ biến và ngày càng được người tiêu dùng tin cậy Đưa ra khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, Tạo vị thế kem đánh răng P/S trên thị trường và không ai là không biết đến kem đánh răng PS thì công ty đã thiết lập hệ thống cửa hàng phân phối bán . cho răng nhạy cảm giúp răng chắc khoẻ và giảm e buốt 2. Thực trạng về các chính sách marketing của sản phẩm P/S đáp ứng hành vi người tiêu dùng: 2. 1Phân tích hành vi người tiêu dùng: Vấn đề phân. sản phẩm kem đánh răng phù hợp với bản thân mình. Họ mua khi thấy sản phẩm kem đánh răng hết hay sản phẩm kem đánh răng của họ đang dùng không còn phù hợp và hiệu quả nên họ có nhu cầu mua sản. dụng kem đánh răng P/S một cách rộng rãi và phổ biến. 1.2 Sản phẩm kem đánh răng P/S: Những sản phẩm kem đánh răng P/S được mọi người đón nhận và ưu chuộm hiện nay: Tên kem đánh răng Công

Ngày đăng: 21/11/2014, 10:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w