Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 1. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng: Đơn vị bài học Khái niệm Ví dụ Từ đơn Là từ chỉ gồm một tiếng Sông, núi, học, ăn, áo Từ phức Là từ gồm hai hay nhiều tiếng Quần áo, hợp tác xã Từ ghép Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa Quần áo, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng Lù mù, mù mờ Thành ngữ Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ) Trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị Từ nhiều nghĩa Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa “lá phổi” của thành phố Hiện tượng chuyển nghĩa của từ Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng) Từ đồng âm Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau Con ngựa đá con ngựa đá Từ đồng nghĩa Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau Quả - trái, mất- chết - qua đời Từ trái nghĩa Là những từ có nghĩa trái ngược nhau Xấu – tốt, đúng – sai, cao – thấp Từ Hán Việt Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt Phi cơ, hoả xa, chiến đấu Từ tượng hình Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật Lom khom, ngoằn ngoèo 1 Phần I: TIẾNG VIỆT Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 Từ tượng thanh Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người Róc rách, vi vu, inh ỏi So sánh Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Hiền như bụt, im như thóc ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Uống nước nhớ nguồn Nhân hoá Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi Con mèo mà trèo cây cau – Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà - Chú chuột đi chợ đồng xa – Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm VD1: Nở từng khúc ruột. VD2: Con đi trăm suối ngàn khe - Đâu bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm (Tố Hữu) Nói giảm nói tránh Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự Bác đã lờn đường theo tổ tiên Mác, Lênin thế giới người hiền (Tố Hữu) Liệt kê Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm Chiều chiều lại nhớ chiều chiều – Nhớ người thục nữ khăn điều vắt vai Điệp ngữ Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Chơi chữ Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị Con hươu đi chợ Đồng Nai - Đi qua Nghé lại nhai thịt 2 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 bò. 2. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp: Đơn vị bài học Khái niệm Ví dụ Danh từ Là những từ chỉ người, vật, khái niệm Bác sĩ, học trò, gà con Động từ Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật Học tập, nghiên cứu, hao mòn Tính từ Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái Xấu, đẹp, vui, buồn Số từ Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật Một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai Đại từ Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi Tôi, nó, thế, ai, gì, vào, kia, này, đó Quan hệ từ Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn Của, như, vì nên Trợ từ Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó Tình thái từ Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói A! ôi ! Thán từ Là những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp Than ôi ! Trời ơi ! Thành phần chính của câu Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn (CN – VN) Mưa / rơi Súng / nổ Thành phần phụ của câu Là những thành phần không bắt buộc có mặt trong câu Thành phần biệt lập Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú) - Hình như, có lẽ, chắc chắn; ôi, chao ôi; này, ơi Khởi ngữ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu Quyển sách này, tôi đã đọc rồi Câu đặc biệt Là loại câu không cấu thành theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ Mưa. Gió. Bom. Lửa Câu rút gọn Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số - Anh đến với ai? 3 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ - Một mình ! Câu ghép Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. + Nối bằng một quan hệ từ. + Nối bằng một cặp quan hệ từ. + Nối bằng phó từ, đại từ. + Không dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm VD1: Trời bão nên tôi nghỉ học. VD2: Vì anh Khoai chăm chỉ khoẻ mạnh nên phú ông rất hài lòng Mở rộng câu Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C-V làm thành phần câu -> CN có C-V, TN có C-V, BN có C-V, ĐN có C-V, TN có C-V. Hoa nở -> Những đóa hoa đầu mùa đã nở rộ. Chuyển đổi câu Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. Chuột bị mèo bắt -> Mèo bắt chuột. Câu cảm thán Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn chương. VD1: “Nghĩ lạ đến giờ sống mũi vẫn còn cay” (Bằng Việt). VD2: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! Câu nghi vấn Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính là để hỏi, ngoài ra còn dùng để khẳng định, bác bỏ, đe doạ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” (Bằng Việt) Câu cầu khiến Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo Xin đừng hút thuốc! Câu phủ định Là câu có những từ phủ định dùng để thông báo, phản bác - Con không về phép được mẹ à! Liên kết câu và đoạn văn - Các câu (đoạn văn) trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung: Tập trung làm rõ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lý. - Sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi chuyển từ câu này (đoạn văn này) sang câu khác (đoạn văn khác) để nội dung, ý nghĩa của chúng liên kết chặt chẽ. - Kế đó, Mặt khác, Ngoài ra , ngược lại 4 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 Nghĩa tường minh và hàm ý - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể xảy ra ở những từ ngữ ấy. Trời ơi! Chỉ còn có năm phút. Cách dẫn trực tiếp Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, có điều chỉnh hợp lý. Mơ ước cả đời của Bác là: “ Tụi chỉ cú một ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dõn ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng cú cơm ăn, ỏo mặc, ai cũng được học hành” Hành động nói Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (hỏi, trình bày, điều khiển, báo tin, bộc lộ cảm xúc ) * HỌC KÌ 1 I.TIẾNG VIỆT 1. Các phương châm hội thoại: xảy ra 2 tình huống: tuân thủ và không tuân thủ PCHT Các PCHT Đặc điểm VD Phương châm về lượng Khi giao tiếp, cần nói đúng nội dung; nội dung phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu – không thừa Ngựa là loài thú có bốn chân Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Gà là loại gia cầm nuôi ở nhà rất phổ biến ở nước ta Anh ấy chụp ảnh cho tôi bằng máy ảnh Phương châm về chất Khi giao tiếp, không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực Quả bí khổng lồ; nói trạng, nói mò; nói dối Con vịt muối đẻ ra trứng vịt muối - Nói dối, nói mò, hứa hươu hứa vượn Phương châm cách thức Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ Nói ra đầu ra đũa; nửa úp nửa mở; dây cà ra dây muống. - Chiếc xe đạp rất nặng 5 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 - Xe không được phép rẽ trái - Nói con cà con kê, nói tràng giang đại hải Phương châm quan hệ Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề Ông nói gà, bà nói vịt; nói một đằng làm một nẻo Nhân tiện đây xin hỏi, nhân tiện đây xin nói thêm, nhân tiện đây xin báo cáo Phương châm lịch sự Khi giao tiếp, cần tế nhị, tôn trọn người khác - Phép tu từ từ vựng “nói giảm nói tránh” liên quan đến pc lịch sự Nói hớt, nói leo, nói băm nói bổ, xin lỗi có thể anh không hài lòng, tôi biết là anh không được vui * Những nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại: - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp - Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn - Muốn gây sự chú ý, hoặc để người nghe hiểu câu nói theo hàm ý khác VD: - Cậu có biết Bác Hồ sinh năm nào không? - Có lẽ là cuối thế kỉ 19 => Tuân thủ phương châm về chất vì không biết đích xác cụ thể năm sinh của Bác, nhưng vi phạm phương châm về lượng vì hỏi năm sinh mà lại trả lời là thế kỉ 19. 2. Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp - Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép - Lời dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép VD1: Trích dẫn câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp Cha ông ta thường nhắc nhở: “Uống nước nhớ nguồn” Gián tiếp Cha ông ta thường nhắc nhở rằng uống nước nhớ nguồn VD2: Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ) 3. Các cách phát triển của từ vựng T. V: - Biến đổi phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng - Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 4. Thuật ngữ: - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. - Đặc điểm : Thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại . Thuật ngữ không có tính biểu cảm . VD: Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng > Thuật ngữ ngành Văn học 5.Các biện pháp tu từ từ vựng: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, nói quá, nói giảm – nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá . HS tự cho VD BPNT Khái niệm VD 1. NHÂN Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng cho con người; làm cho thế giới loài vật, đồ vật 6 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 HÓA trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 2. SO SÁNH Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. 3. ẨN DỤ Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 4. NÓI QUÁ Phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 5. HOÁN DỤ Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 6. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. 7. ĐIỆP NGỮ Lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc 8. CHƠI CHỮ Lợi dụng tính đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị. 6. Trau dồi vốn từ ( Xem Bài tập SGK/ 101) + Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ + Rèn luyện để làm tăng vốn từ 7. Nắm các khái niệm và lấy được VD từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. Thành ngữ, Nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trư- ờng từ vựng * - Từ đơn: từ do 1 tiếng tạo nên: gà, vịt… - Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại + Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa, quần áo, hoa hồng… giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn + Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào… * Thành ngữ:là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. VD: "Đánh trống bỏ dùi”, "Chó treo mèo đậy” "Được voi đòi tiên", "Nước mắt cá sấu ) 7 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 * Nghĩa của từ là Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể * Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hính thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc Bài tập Từ đầu trong các trường hợp sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, từ nào được dùng theo nghĩa vựng, từ nào được dùng theo nghĩa tu từ? vì sao? - "Đầu súng trăng treo" (1) ( Đầu (2) được dùng theo nghĩa gốc - "Ngẩn đầu cầu nước trong như ngọc" (2) Đầu (4) dùng theo nghĩa tu từ - "Trên đầu những rác cùng rơm" (3) Đầu (1), (3) dùng theo nghĩa từ vựng - "Đầu xanh có tội tình gì" (4) Đầu (1), (3), (4) -> chuyển nghĩa) * Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau. VD: Mùa thu - thu tiền, con sâu - đào sâu * Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có 2 loại: đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn VD: Ăn , xơi , chén; chết , từ trần, qua đời… *Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau. VD: sống – chết, chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình ; già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu * Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác ( nghĩa rộng, hẹp ). * Trường từ vựng:Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút… Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ. TL: - Đặc điểm của khởi ngữ: + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với. - Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu. - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh. Câu 2: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ. - Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. 8 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 1.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. VD: - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố) - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi) 2.Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi…. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. VD: + Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương) + Trời ơi, sinh giặc làm chi Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao) 3.Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp. VD: + Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long) + Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân) 4.Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm. VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao) + Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưới lê – con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng) Câu 3: Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn ? Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức: - Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic). - Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. Câu 4: Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ? 1. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước. VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn) 2. Phép tương đồng, tương phản và liên tưởng - Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa. VD: … Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) 9 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 - Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa. VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương) - Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng. VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân) 3. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. Các yếu tố thế: - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn. VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu) 4. Phép nối: Các phương tiện nối: - Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để… VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) - Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại … VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao) - Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái) Câu 5: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? Cho ví dụ. + Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. + Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. VD: a, - Ba con, sao con không nhận ? - Không phải. - Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên. - Sao con biết là không phải ?[ ] - Ba không giống cái hình ba chụp với má. (Nguyễn Quang Sáng) b, An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi . Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được) 10 [...]... trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 Từ (xét về đặc điểm cấu tạo) Từ đơn Từ phức Từ láy Từ ghép VD Từ ghép đẳng lập Từ láy hồn tồn Từ ghép chính phụ Từ láy âm VD VD VD VD Từ láy bộ phận Từ láy vần VD b Phân loại theo nguồn gốc của từ Từ (Xét về nguồn gốc) 19 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 Từ thuần Việt Từ mượn Từ mượn tiếng Hán VD:Núi, sơng, chợ, Từ mượn các ngơn ngữ khác VD: Thi nhân, ái quốc, thi n thư, sơn... tượng là thế giới tinh thần mn hình mn vẻ - Mỗi bài văn b/c tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu - Tình cảm trong văn b/c là t/c trong sáng mang đậm tính nhân văn * Cách làm văn biểu cảm - Bước 1: Xác định u cầu của đề và tìm ý + Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề để xác định nội dung, tư tưởng, t/c mà văn bản sẽ viết cần đạt tới + Nội dung văn bản sẽ nói về điều gì ? + Qua đó cần bộc lộ... 26 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 Từ ngữ tình thái : có lẽ, chắc là, dường như, có vẻ như Ví dụ: hình như chỉ có tình cha con là khơng thể chết được - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa ( Nguyễn Đình Thi) * Thành phần cảm thán: Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ơi, a , ơi,... Bình Trị Thi n Hò Sơng Mã ; Hát ghẹo Thanh Hóa; Hát phường Vải; Hát giặm Nghệ Tĩnh Hò Sơng Mã Hát ghẹo Thanh Hóa Hát phường Vải Hát giặm Nghệ Tĩnh 34 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 - Hò Bình Trị Thi n Hò Quảng Nam-Đà Nẵng Dân ca Nam Bộ 7 Kỹ năng: + Biểu cảm về một bài ca dao + Biểu cảm về nhân vật trữ tình trong ca dao + Biểu cảm về một chùm ca dao cùng chủ đề… * Đặc điểm của văn biểu cảm - Văn b/c... 22: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu khơng có khởi ngữ Còn mắt tơi thì các anh lái xe bảo: “ Cơ có cái nhìn sao mà xa xăm!” ( Lê Minh Kh, Những ngơi sao xa xơi.) Trả lời: Khởi ngữ của câu là “ mắt tơi” và có thể viết lại thành câu như sau: Nhìn mắt tơi, các anh lái xe bảo: “Cơ có cái nhìn sao mà xa xăm!” 17 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 Ơn tập Phần Tiếng Việt I.Từ ngữ 1 Các loại... từ từ, lồ lộ mọc lên, vươn lên, x nở trên mặt nước xanh của dòng sơng xn k Điệp ngữ - Là khi nãi hc viÕt ngêi ta cã thĨ dïng biƯn ph¸p lỈp l¹i tõ ng÷ ®Ĩ lµm nỉi bËt ý g©y c¶m xóc m¹nh - Các dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách qng Điệp ngữ chuyển tiếp Điệp ngữ nối tiếp - Ví dụ: 8 câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Điệp ngữ Buồn trơng gợi âm hưởng trầm buồn man mác, diễn tả nỗi buồn mênh mang sâu lắng,... gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối khơng dứt II NGỮ PHÁP 1 Các thành phần câu a Thành phần chính : * Chủ ngữ : biểu thị sự vật có hành động, đặc điểm, trạng thái được nêu ở vị ngữ Chủ ngữ thường là đại từ, danh từ, cụm danh từ.Thường trả lời câu hỏi: ai? Cái gì? Con gì? * Vị ngữ : Kết hợp với phó từ chỉ quan hệ thời gian Vị ngữ thường là động từ- cụm động từ, tính từ- cụm tính từ, danh... phát thanh, truyền hình - Đọc sách báo, nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng - Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được Gặp những từ ngữ khó khơng tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là hỏi thầy, cơ giáo - Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hồn cảnh giao tiếp thích hợp BT9: Trong hai câu thơ sau, từ “ hoa” trong “ thềm hoa” “ lệ... Trung Quốc nhịp 4/3) 32 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 - Thể vần (mỗi câu có từ 2, 3 đến 4, 5 tiếng) Biến đổi số chữ, về dấu ngắt nhịp, gieo vần d Ngơn ngữ - Giản dị, rất sinh động, ít dùng điển tích, điển cố, lời nói bình dân mang màu sắc địa phương - Rất nhiều bài đạt trình độ cao trau chuốt, chắt lọc, mượt mà, hàm súc, tinh tế trong ngơn ngữ - Ngơn ngữ biểu hiện - Vận dụng các thủ pháp so sánh,... tượng với người đọc nhiều hơn BT 18: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ ( truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…) trong đoạn văn đó có câu chưa thành phần tình thái và cảm thán Trả lời: Đoạn văn tham khảo: Em rất thích đọc các tác phẩm văn học nước ngồi nhưng có lẽ truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ Ơ-hen-ri là tác phẩm làm em thích nhất Truyện . biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng) b) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân. tiếp bằng từ ngữ trong câu. + Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. VD: a, - Ba con, sao con không nhận ? -. VD 1. NHÂN Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng cho con người; làm cho thế giới loài vật, đồ vật 6 Chương trình bồi dưỡng, Ngữ Văn 9 HÓA trở nên gần gũi với con người, biểu