1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

15 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-o0o -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

HẢI

Lớp : Cao học QTKD –K21- Đêm 5

Số thứ tự: 47 – nhóm 5

MƯA

TP.HCM năm 2012

MỤC LỤC

Trang 2

Trang

Lời mở đầu ……… 1

Chương I: Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại ……….2

I Hoàn cảnh ra đời ……….……… 2

II Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại ……… 3

1 Trường phái Mi Lê………3

2 Trường phái Heraclit……….4

3 Trường phái đa nguyên Empedoc – Anaxago……… 6

4 Trường phái nguyên tử luận Lơxip – Democrit……… 7

Chương II: Giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại… ……….9

I Giá trị ……… 9

II Hạn chế ……… 11

Kết luận ……… 13

Tài liệu tham khảo ……….14

LỜI MỞ ĐẦU

Nền văn minh Châu Âu đang phát triển rực rỡ hiện nay bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời này không quá khó, chính là nền văn minh Hy lạp cổ đại với chế độ chiếm hữu nô

lệ kéo dài đến vài thế kỷ Engghen đã viết: “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế

quốc La Mã thì cũng không có Châu Âu hiện đại được” Và khi nhắc đến nền văn

minh Hy Lạp thì chắc cũng sẽ không có ai không khắc đến kho tàng triết học đồ sộ với các trường phái duy vật và duy tâm công kích, đấu tranh lẫn nhau Sự phát triển của nền triết học Hy Lạp cổ đại đã để lại những thành tựu rực rỡ mà đến ngày nay nhân loại vẫn tiếp tục nghiên cứu khám phá Trong giới hạn đề tài này, tôi sẽ tập trung

nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại để hiểu rõ hơn về nội dung

các tư tưởng của các nhà triết gia vĩ đại thuộc trường phái này như: Talet,

Trang 3

Anaximangdro, Anaximen, Hereclit, Empedoc, Anaxago, Lơxip, Democrit, Epicua …

và qua đó phân tích những giá trị , hạn chế từ đó rút ra những kết luận phục vụ cho công việc học tập và đời sống xã hội của sinh viên

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi thật sự choáng ngộp với sự hiểu biết bao

la của các bận tiền nhân Trong điều kiện giới hạn về trình độ khoa học công nghệ cộng với sức mạnh chi phối của tôn giáo cùng trào lưu duy tâm lúc bấy giờ nhưng các triết gia vẫn đưa ra các khám phá cực kì to lớn, hữu ích và thật sự dũng cảm Ngoài vốn tri trức mà họ đã để lại thì phong cách sống và làm việc của họ cũng là điều mà thế hệ trẻ chúng tôi phải học hỏi rất nhiều

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nghiên cứu các tài liệu triết học của thầy Bùi Văn Mưa – giảng viên cao học ĐH Kinh Tế, tài liệu triết học của tiểu ban triết học thuộc khoa lý luận chính trị ĐH Kinh Tế, các tài liệu và bài viết trên mạng như Wikipedia, diendankienthuc, triethoc …

Tôi xin chân thành cảm ơn

TP Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 02 năm 2012 Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

CHƯƠNG I

TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT

CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI

I Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại

Hy Lạp cổ đại là một vùng lãnh thổ có khí hậu ôn hòa và rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số đảo lớn nhỏ trên biển Egie, miền Nam bán đảo Ban Căng và ven biển phía tây Tiểu Á Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển mạnh về kinh tế, chính trị mở rộng giao thương và trao đổi văn hóa với các nước khu vực Bắc Phi, Tiểu Á và các nước Phương Đông Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, chính trị thì hoạt động văn học, nghệ thuật cũng diễn ra sôi nổi với các bộ sử thi, thần thoại đồ sộ mà thông qua đó con người tìm cách giải thích về nguồn gốc giới tự nhiên, nguồn gốc con người, rồi dần dần kết hợp với sự phát triển

Trang 4

của các tinh hoa toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp mà tư duy triết học tách dần ra khỏi thần thoại để nhận thức thế giới chân thật hơn Ngoài ra chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển mạnh mẽ tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động, đề cao lao động trí óc , coi thường lao động chân tay Điều này thúc đẩy các tầng lớp trí thức tập trung đào sâu vào tư duy lí luận để nghiên cứu Triết học và khoa học Chính vì vậy

Engels đã nhận xét : “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có

nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”1

Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu-đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại

Trong bối cảnh nêu trên, các trường phái triết học theo chủ nghĩa duy vật chất phác

ra đời và là một bộ phân không thể tách rời của Triết học Hy Lạp cổ đại, với các Triết gia lỗi lạc như: Heraclit (530-470 TCN); Democrit (460-370TCN); Arixtot (384-322 TCN) …

Các Triết gia trên được liệt kê vào trường phái triết học duy vật chất phác vì mang một số điểm chung của trường phái này Về thế giới quan là duy vật quan niệm vật chất có trước ý thức, khởi nguồn của thế giới từ không từ một đấng tạo hóa nào mà do các yếu tố vật chất tạo thành Tuy nhiên về phương pháp luận thì chưa có cơ sở khoa học bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học

II Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại

Các trường phái chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại gồm có:

1 Trường phái Mi lê

Milê là một đô thị sầm uất và là trung tâm thương mại lớn nằm ven biển vùng Cận Đông của Hy Lạp cổ đại Trường phái triết học Milê do 3 nhà triết học duy vật là Talét,

Anaximăngđrơ, Anaximen (Thalès, Anaximandre, Anaximène) xây dựng, nhằm làm

1 Bùi Văn Mưa (chủ biên): Triết Học phần I – Đại cương về lịch sử triết học, TPHCM, 2011, tr 90

Trang 5

sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới Nếu bản nguyên vật chất của thế giới được Talét cho là nước, thì Anaximăngđrơ cho là apeiron, còn Anaximen cho là không khí

Talet (624-547 TCN) xuất thân trong một gia đình thương gia giàu có, không chỉ là

nhà triết học mà còn là nhà toán học, nhà thiên văn học… Ông chủ trương giải thích giới

tự nhiên không phải bằng tín điều mà bằng sự kiện quan sát Từ chỗ nhận thấy mọi hạt giống, thức ăn, bản thân của mọi sinh vật đều ẩm ướt, mà nguồn gốc của các vật thể ẩm

ướt chính là nước, hơn nữa đại lục nổi trên đại dương mà ông kết luận: “Nước là yếu tố

đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay trở về với nước; không có nước thì không có gì cả Nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo

ra thì không ngừng sinh ra, biến đổi và mất đi Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại tựa như một vòng biến đổi tuần hoàn không ngừng nghỉ mà nước là nền tảng của vòng biến đổi tuần hoàn đó” 2

Anaximandro (610 – 546 TCN): ông vốn là bạn của Talet Ông đã sáng tạo ra đồng

hồ mặt trời, vẽ bản đồ bề mặt trái đất và biền Hy Lạp, theo thuyết địa tâm coi trái đất

là trung tâm vũ trụ

Ông giải thích nguồn gốc sự sống, cho rằng các loài sinh vật đầu tiên sống dưới nước, sau đó thích nghi dần cuộc sống trên cạn, con người có nguồn gốc từ một loài cá

… ông cho rằng apeiron là bản nguyên của thế giới Đây là một dạng vật chất đơn nhất, bất định, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn Theo ông,mọi sự vật không chỉ có bản chất chung apeirôn,mà còn xuất hiện từ nó Tự bản thân apeirôn sinh ra mọi cái đồng thời

là cơ sở vận động của chúng Toàn bộ vũ trụ được cấu tạo từ apeirôn tồn tại như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng

Anaximen (585-525 TCN) lại cho rằng nguồn gốc của vạn vật bắt đầu từ không

khí,nhờ không khí và sự chuyển động của nó,vạn vật trong vũ trụ được tạo ra và sau

đó lại quay về dạng không khí Chính do năng lực tụ và tán của không khí mà vật chất được hình thành ở các dạng khác nhau Ông cũng là người đưa ra các giả thuyết để giải thích về các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực

2 Bùi Văn Mưa (chủ biên): Triết học phần 1 – đại cương về lịch sử triết học, TPHCM, 2011, tr 94

Trang 6

Tóm lại, các nhà triết học của trường phái Mi Lê đã đi từ thế giới để giải thích thế giới, có những đóng góp nhất định trong việc hình thành các quan niệm mới về khởi nguyên của vật chất, ngược lại với quan điểm duy tâm tôn giáo, tạo tiền đề cho các triết gia về sau tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển giúp loài người tiến gần hơn với chân lý

2 Trường phái Heraclit:

Heraclit (535-475 TCN) là một nhà triết học duy vật và được coi là ông tổ của phép

biện chứng Trường phái duy vật đơn nguyên mà ông xây dựng thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác của Hy Lạp cổ đại thông qua các phỏng đoán thiên tài về quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập

Hecraclit cho rằng lửa là nguồn gốc sinh ra tất cả mọi vật trên đời “ mọi cái biến đổi

thành lửa và lửa biến thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng “3 Vật chất từ lửa mà ra và tùy theo độ của lửa mà chuyển hóa thành các dạng vật chất khác và khi mất đi lại quay về với lửa: “lửa sống nhờ đất chết, không khí sống nhờ lửa chết, nước sống nhờ không khí chết, đất sống nhờ nước chết” Quan điểm này thể hiện tính cơ động và tích cực của tồn tại đồng thời thể hiện bản chất ổn định và trật tự bất biến của thế giới Heraclit cũng cho rằng vũ trụ không do một thần thánh nào tạo nên mà nó mãi là một ngọn lửa bất diện, hoạt động theo những qui luật

của riêng nó: “Thế giới này chỉ là một đối với mọi cái Không do một thần thánh hay

một người nào đó sáng tạo ra nó, nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái đang rực cháy, và mức độ của những cái đang lụi tàn”4

Khi coi vận động của vật chất là vĩnh viễn, dựa vào kinh nghiệm của mình Heraclit cho rằng mọi sự vật trên thế giới vừa tồn tại vừa không tồn tại, chúng luôn không ngừng vật động và biến đổi theo cái logos, tức là qui luật biến đổi trong vũ trụ Thế

giới như một dòng chảy , trôi mãi: “ không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”5

3 Heraclitus: http://vi.wikipedia.org/wiki/Heraclitus

4 Heraclitus: http://vi.wikipedia.org/wiki/Heraclitus

5 Vấn đề triết học căn bản: http://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=388:vn trit-hc-cn-bn&catid=36:tp-chi-xa&Itemid=202

Trang 7

Thế giới vật chất vừa đa dạng vừa thống nhất bao gồm các sự vật, hiện tượng chứa đựng trong mình các mặt đối lập, và sự chuyển hóa của các mặt đối lập đều phải thông qua đấu tranh

Theo heraclit, linh hồn của con người bao gồm sự thống nhất giữa hai mặt đối lập: cái ẩm ướt và lửa Người nào có nhiều yếu tố lửa hơn tức là tâm hồn được khô ráo thì

là người tốt và ngược lại Ông cho rằng quá trình nhận thức bắt đầu từ cảm tính nhưng

để có được chân lý thì con người phải nhận thức bằng lý tính, tức là làm theo cái

logos Ông viết “tư duy có một ý nghĩa vĩ đại và sự thông thái chính là ở chỗ nói lên

chân lý, ở chỗ lắng nghe tự nhiên rồi hành động thích hợp với tự nhiên”6

3 Trường phái đa nguyên Empedoc – Anaxago:

Để giải thích tính đa dạng của vạn vật, Empedoc và Anaxago đã cố vượt qua quan điểm đơn nguyên của trường phái Mile và trường phái Heraclit để xây dựng quan điểm

đa nguyên trên tinh thần duy vật

Empedoc (500-430 TCN) là một triết gia thiên tài sinh ra ở Acragas tức Sicile ngày

nay Ông cho rằng vật chất được sinh ra từ bốn khởi nguyên độc lập : đất, nước, không khí, lửa Dưới tác dụng của lực tình yêu và hận thù chúng kết hợp hoặc chia tách làm cho vạn vật được sinh ra hay mất đi Tùy thuộc vào liều lượng của bốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí và lực tác dụng mạnh yếu của tình yêu và hận thù mà vạn vật khác nhau xuất hiện hay biến mất

Empedoc cho rằng vũ trụ luôn vận động trải qua chu trình phát triển gồm bốn giai đoạn: giai đoạn một, tình yêu chiến thắng ngự ở tâm vũ trụ, hận thù bị đẩy dần ra xa ngoài biên; gia đoạn hai, hận thù tiến dần vào tâm vũ trụ đẩy tình yêu ra ngoài, vũ trụ bắt đầu phân hóa; giai đoạn ba, hận thù chiếm ngự tâm vũ trụ, tình yêu bị đẩy ra ngoài biên, vũ trụ bị phân hóa thành đất, nước, lửa và không khí; giai đoạn bốn, tình yêu tiến dần lại vào tâm vũ trụ đẩy hận thù đi ra khỏi tâm, dưới sự tác động của tình yêu và hận

6 Heraclitus: http://vi.wikipedia.org/wiki/Heraclitus

Trang 8

thù mà bốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí kết hợp với nhau sinh ra vạn vật hoặc tách

ra làm sự vật mất đi

Anaxago (500-428 TCN) là học trò của anaximen tuy nhiên quan điểm về nguồn

gốc của vạn vật lại theo quan điểm đa nguyên Ông nổi tiếng với các câu nói : “ tất cả

có trong tất cả”7 , “ do cảm giác yếu kém, chúng ta không có khả năng phán xét về

chân lý”8

Anaxago cho rằng vạn vật được sinh ra từ những cái tương tự như chúng mà ông

gọi là hạt giống – cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùng loại Hạt giống

cực nhỏ và có thể phân chia đến vô cùng tận Do vạn vật có vô số nên tồn tại vô số hạt giống Các hạt giống sinh sôi nảy nở hay thay thế cho nhau phải có một động lực gọi

là Nus – trí tuệ thuần khuyết Đồng thời Anaxago cho rằng các hạt giống không thuần nhất mà nó chứa đựng thêm những phẩm chất của tất cả các loại hạt giống khác nhưng

mức độ nhỏ hơn cho nên : mỗi cái chứa mọi cái 9 Đây là một ý tưởng biện chứng khá

độc đáo mà vẫn đang được các nhà khoa học hiện nay tiếp tục nghiên cứu, nghiền ngẫm

4 Trường phái nguyên tử luận Lơxip – Democrit:

Đây là đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật Hi Lạp cổ đại với các nhà triết gia tiêu biểu như Lơxip, Democrit, Epicua Trong đó Lơxip là người đi tiên phong trong việc nêu ra các quan niệm về nguyên tử, Democrit đã phát triển, hoàn thiện thành một hệ thống chặt chẽ và có sức thuyết phục hơn, Epicua sau đó góp phần bổ sung và củng cố Trường phái nguyên tử luận thời kì này nhờ đó phát triển mạnh mẽ đủ sức đương đầu với trào lưu duy tâm thịnh hành, mà tiêu biểu là Platon

Lơxip (500-440 TCN) cho rằng khởi nguyên của thế giới là từ nguyên tử (cái tồn

tại) và chân không (cái không tồn tại) Trong vũ trụ, các cơn lốc xoáy nguyên tử chuyển động không ngừng với vận tốc vô cùng lớn trong chân không từ đó chúng kết hợp với nhau theo từng loại để tạo nên đất, nước, lửa và không khí Nguyên tử là

7 Anaxago: http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/668-12-633342644970995156/150-Nha-thong-thai/ Anaxago.htm

8 Anaxago: http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/668-12-633342644970995156/150-Nha-thong-thai/ Anaxago.htm

9 Bùi Văn Mưa (chủ biên): Triết học phần 1 – đại cương về lịch sử triết học, TPHCM, 2011, tr 97

Trang 9

những hạt nhỏ nhất và không thể chia nhỏ thêm được nữa Mọi vật chất trong vũ trụ

đều sinh ra và mất đi theo luật nhân quả.

Democrit (460-370 TCN) là nhà triết học duy vật vĩ đại nhất của Hi Lạp cổ đại và

là một đại biểu xuất sắc cho tầng lớp chủ nô dân chủ lúc bấy giờ Nội dung lý luận của ông gồm các bộ phận sau:

+ Thuyết nguyên tử:

Democrit xuất phát từ nguyên lý “không có gì thì không thể cho cái gì cả”10 , bởi vì theo suy luận của ông nếu chia nhỏ vật chất ra liên tục cho đến vô cùng thì kết quả cuối cũng sẽ chỉ có hai trường hợp, một là không có gì cả, hai là còn lại cái gì đó Trường hợp một nếu xảy ra thì xem như không có vật chất trên đời, là điều vô lý Trường hợp hai thì cái còn lại cuối cùng, nhỏ nhất chính là nguyên tử Các nguyên tử

có hình dạng, kích thước khác nhau nên khi liên kết lại với nhau sẽ cho ra các chất khác nhau Cũng như thầy Lơxip của mình, Democrit cho rằng khởi nguyên của vũ trụ

là từ nguyên tử và chân không Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều có nguyên nhân và kết quả rõ ràng, chính sự thiếu hiểu biết của con người mới cho rằng có sự ngẫu nhiên Ông cũng giải thích sự hình thành của vũ trụ: các luồng xoáy nguyên tử vận động và va chạm vào nhau đẩy các nguyên tử nhẹ ra ngoài , nguyên tử nặng rơi vào trong, và từ các tầng lớp nguyên tử đó sẽ kết hợp với nhau tạo ra vạn vật Khi nguyên tử tụ lại với nhau thì sự vật được tạo thành, khi các nguyên tử chia tách ra thì

sự vật biến mất Ngoài ra Democrit cũng lí giải nguồn gốc hình thành và tiến hóa của con người bắt nguồn từ các sinh vật sống ở nơi ẩm ướt, thông qua quá trình tiến hóa đã chuyển lên trên cạn và đưa đến xuất hiện con người Chỉ có sinh vật mới có linh hồn,

và bản thân linh hồn cũng được cấu tạo từ nguyên tử, khi linh hồn rời khỏi thể xác sẽ tan rã thành các nguyên tử dạng lửa Dù có một số hạn chế nhưng việc xây dựng thuyết nguyên tử với các lý luận về bản chất thế giới là vật chất – nguyên tử, vạn vật trong tự nhiên sinh ra và mất đi đều tuân theo luật nhân quả, không do thần thánh tạo

ra …thật sự là một quan niệm vô thần dũng cảm đương thời

10 Những lý thuyết của các triết gia cổ Hy Lạp – La Mã: http://opac.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/49/1chuong2.pdf

Trang 10

+ Quan niệm về nhận thức:

Bên cạnh học thuyết về nguyên tử, Democrit còn xây dựng nhận thức luận dựa trên kinh nghiệm của mình Ông cho rằng nhận thức của con người về thế giới là chân thật, nhưng mức độ rõ ràng thì khác nhau Theo ông, nhận thức của con người chia ra làm hai giai đoạn là nhận thực cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính chỉ cho ta thấy cái bên ngoài sự vật, còn muốn khám phá sâu hơn về bản chất của sự vật phải dùng đến nhận thức lý tính do đó nhận thức lý tính đáng tin cậy hơn Muốn có được nhận thức lý tính phải trải qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu cộng với khả năng tư duy cao của con người Từ chỗ coi trọng nhận thức lý tính, ông đã xây dựng nên các phương pháp nhận thức logich như : qui nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa và được xem là người đầu tiên phát biểu về logich học

+ Quan niệm về đạo đức:

Democrit cho rằng sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức, sống không gây hại cho mình và cho người khác là hành vi có đạo đức Ông phản đối những người trục lợi bất chính, giàu có thái quá và đề cao hành vi nghĩa hiệp, cao thượng của con người Ông cũng phát hiện ra chính nhu cầu tồn tại và phát triển của con người là động lực phát triển của xã hội

+ Quan niệm về chính trị – xã hội:

Democrit đứng trên lập trường của chủ nô dân chủ để bảo vệ quyền lợi nền dân chủ Aten Do xuất thân từ chủ nô nên ông chỉ quan tâm đến quyền lợi của chủ nô và công dân tự do, quên đi quyền lợi của nô lệ Theo ông, nô lệ chỉ cần tuân theo mệnh lệnh của ông chủ Ông coi nhà nước là trụ cột của xã hội, cần phải nâng cao khả năng quản

lý điều hành theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý để đem lại một cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Epicua (341-270 TCN) cho rằng nguyên tử có trọng lượng và vận động không chỉ

theo chiều thẳng đứng mà còn theo chiều xiên Sự vận động của vạn vật trên thế giới chịu chi phối bởi các qui luật tất nhiên và ngẫu nhiên Ông phủ nhận thuyết định mệnh

Ngày đăng: 20/11/2014, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w