nguyên nhân và thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại việt nam
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I: Tổng quan chung về bất bình đẳng thu nhập 3
1 Khái niệm 3
2.Cơ sở và thước đo bất bình đẳng thu nhập trong xã hội 4
II Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam 6
1.Tình trạng bất bình đẳng thu nhập có xu hướng ngày càng tăng 6
2.Chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng 9
3.Chênh lệch thu nhập giữa người Kinh, Hoa và các dân tộc thiểu số càng ngày càng gia tăng 10
III Nguyên nhân thực trạng bất bình đẳng tại Việt Nam 15
1 Sự khác nhau về sở hữu các yếu tố sản xuất cũng như khác nhau về cơ hội vươn lên 15
2 Về các thể chế chính sách của Nhà nước 17
3 Bất bình đẳng thu nhập tăng do lạm phát cao 19
IV Một số kiến nghị giải pháp 19
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Song song với sự tồn tại và phát triển của xã hội thì vấn đề bất bìnhđẳng trong thu nhập cũng hình thành và phát triển Đặc biệt là trong xu thếtoàn cầu hóa kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề này được thể hiện ngàycàng rõ nét ở tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy nó thu hút được sựquan tâm nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp không chỉ của các chuyêngia mà còn của các nhà hoạch định chính sách vì nó ảnh trực tiếp đến sựphát triển kinh tế và sự ổn định chính trị xã hội của các quốc gia
Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế trên và bất bình đẳng trong thunhập vẫn còn đang là một bài toán khó giải Để hiểu rõ hơn về bất bìnhđẳng trong thu nhập và thực trạng của vấn đề này ở Việt Nam như thế nàonhóm chúng em đã chọn đề tài : “ Nguyên nhân và thực trạng vấn đề bấtbình đẳng thu nhập tại Việt Nam” để cùng nhau tìm hiểu Tiểu luận củachúng em gồm 4 phần:
Phần I : Tổng quan chung về bất bình đẳng thu nhập
Phần II : Thực trạng vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam
Phần III: Nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam Phần IV: Một số kiến nghị giải pháp đề ra
Thông qua đây, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáoNguyễn Thị Hải Yến đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình chúng em trong quátrình hoàn thành bài tiểu luận này
Trang 3xã hội Điều này là không thể chối cãi vì phân phối thu nhập trong bất cứ xãhội nào, tại bất kỳ thời điểm nào, cũng không đồng đều Ý niệm chênh lệchkinh tế tự nó không hàm ý phán đoán đạo đức, theo nghĩa chênh lệch kinh tế
ít (nhiều) không nhất thiết là tốt (xấu) Một nhà kinh tế thực chứng sẽ tìmhiểu nguyên nhân và hậu quả của chênh lệch kinh tế, và đưa ra một vài đềxuất để làm giảm mức độ chênh lệch kinh tế, nếu cần thiết
Theo cách hiểu thứ hai mang tính chuẩn tắc thì bất bình đẳng thu nhập
mô tả sự sai lệch của phân phối thu nhập thực tế so với một phân phối thunhập chuẩn nào đó Nếu sự sai lệch càng ít (nhiều) thì mức độ bất bìnhđẳng càng thấp (cao) Phân phối thu nhập chuẩn thường được suy ra từ quanđiểm công bằng xã hội mà đa số mọi người trong xã hội chấp nhận Cáchhiểu này hàm ý phán đoán đạo đức, theo nghĩa bất bình đẳng kinh tế ít(nhiều) là điều tốt (xấu) Dưới các tiền đề về công bình xã hội, một nhà kinh
tế chuẩn tắc sẽ tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của bất bình đẳng kinh tế,
và đưa ra một vài đề xuất để làm giảm mức độ bất bình đẳng kinh tế với mụcđích làm tăng phúc lợi xã hội
Trang 4Trong bài tiểu luận này sẽ hiểu bất bình đẳng theo cách thứ nhất,nghĩa là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội Như đã nói
ở phần trên, sự chênh lệch này là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tếthị trường Nhưng nếu khoảng cách chênh lệch quá cao sẽ dẫn tới bất ổn xãhội và những hậu quả của nó sẽ là khôn lường khi xã hội bị phân cực vànghèo đói di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
2 Cơ sở và thước đo bất bình đẳng thu nhập trong xã hội
a) Thước đo bất bình đẳng thu nhập
Một thước đo bất bình đẳng thu nhập hay được sử dụng là hệ số Gini
Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1 Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thunhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưngcho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối Hệ số Gini của một nước càng caothì sự bất bình đẳng về thu nhập của nước đó càng lớn
b) Cơ sở tạo nên bất bình đẳng thu nhập
Để trả lời câu hỏi tại sao lại có bất bình đẳng thu nhập, chúng ta cầnnghiên cứu hình thức phân phối thu nhập để biết được các cá nhân có thunhập là bao nhiêu và nguồn gốc nào tạo ra thu nhập Phân phối thu nhập baogồm hai giai đoạn: phân phối theo chức năng (phân phối lần đầu) và phânphối lại thu nhập
Phân phối lần đầu được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênhlệch về thu nhập giữa các nhóm dân Điều này là do phân phối được xácđịnh chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất như nhân công, đấtđai, vốn… và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất Mỗi cá nhân
sở hữu lượng các yếu tố sản xuất khác nhau Số lượng các yếu tố này một
Trang 5phần được quyết định bởi thu nhập nhận được do các thế hệ trong quá khứcủa gia đình Dưới đây là mô hình phân phối thu nhập theo chức năng và thunhập cá nhân (hộ gia đình)
Hình 1: Phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân (hộ giađình)
Trong hình trên, hộ gia đình chỉ có sức lao động (hộ gia đình 3) sẽ chỉnhận được thu nhập bằng tiền lương, còn hộ gia đình có cổ phần trong doanhnghiệp, có đất đai cho thuê và có sức lao động (hộ gia đình 2) sẽ nhận đượcthu nhập từ tất cả các yếu tố Như vậy việc sở hữu các nguồn lực khác nhau
sẽ dẫn tới sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân và các nhóm dân cư
Trong quá trình phân phối lại thu nhập, nếu tăng trưởng nhằm mụctiêu không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, Chính phủ có thể áp dụng cácchính sách nhằm điểu chỉnh thu nhập như đánh thuế thu nhập, các chươngtrình trợ cấp và chi tiêu, cải cách ruộng đất, chính sách nhằm tăng cường cơ
Trang 6hội tiếp cận giáo dục cho nhiều người, từ đó giảm bớt mức thu nhập củangười giàu và nâng cao thu nhập của người nghèo Việc Chính phủ áp dụngcác chính sách này có hiệu quả hay không sẽ góp phần quan trọng vào việcgiảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân.
Ở Việt Nam, hiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập đang ở mức độnào và chính phủ đã thực hiện những biện pháp gì, có hiệu quả không sẽđược trình bày trong các phần tiếp theo đây
II Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam
1.Tình trạng bất bình đẳng thu nhập có xu hướng ngày càng tăng
Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển và ngày càng được biết đến nhưmột nền kinh tế năng động hàng đầu trong danh sách các nước đang pháttriển trên thế giới Đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTOthì dòng vốn FDI ồ ạt chảy vào Việt Nam càng làm cho nền kinh tế cónhững khởi sắc đáng tự hào Thu nhập thực tế trên đầu người tăng khoảng7%/năm Tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh chóng và liên tục Khoảng 30 triệungười, tương đương một phần ba dân số, đã thoát khỏi cảnh nghèo đói Songbên cạnh đó một vấn đề nan giải đang được đặt ra là chênh lệch thu nhậpđang có xu hướng tăng lên và tăng nhanh hơn người ta tưởng
Dưới đây là hệ số Gini tính từ thu nhập của Việt nam từ 1993 đến nay:
Bảng số liệu 1: Hệ số Gini tính từ thu nhập của Việt Nam từ 1993 đến nay
Trang 7Qua bảng số liệu này cho ta thấy hệ số Gini của Việt Nam khôngngừng tăng với mức tăng tương đối đồng đều từ những năm 1993 trở lại đây,
từ đó nó phản ánh tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ngày càngtăng lên theo thời gian Nghiên cứu hệ số Gini một mặt cho phép ta kết luận
về tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam, mặt khác từ những số liệu
đó liệu chúng ta có thể dự đoán được rằng trong tương lai hệ số đó sẽ biếnđộng như thế nào? Tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam sẽ còntiếp tục tăng hay không?
Bên cạnh việc đánh giá bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số Ginithì chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng cũng là một biểu hiện khá sâu sắccủa tình trạng này Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng sẽ kéo theo sự chênhlệch giàu nghèo ngày càng cao Thật vậy những người giàu ngày càng giàulên một cách nhanh chóng còn những người nghèo thì ngày càng khó có cơhội cải thiện cuộc sống của mình, sau đây là các số liệu thể hiện một cách rõnét điều đó:
Bảng số liệu 2: Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam từ 1993 đến nay
Từ bảng số liệu cho thấy mức chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam có
xu hướng ngày càng mở rộng ra Nếu như năm 1993 mức chênh lệch mớichỉ có 4.43 lần thì đến năm 2006 con số này đã là 8.4 lần Chỉ trong vònghơn chục năm mà mức chênh lênh đã tăng lên gần gấp đôi Số người giàu ở
Trang 8VN tăng lên ngày càng nhanh và nhiều căn cứ vào những thống kê về sốngười sở hữu chứng khoán, mua xe hơi và đi du lịch nước ngoài Nhữngngười vốn giàu có họ lại nhanh nhạy với thị trường nên càng ngày thu nhậpcàng cao trong khi những người nghèo thì không có vốn lại không nhạy bénvới thời cuộc nên càng ngày càng khó nâng cao mức thu nhập của mình lên.
Do đó mức chênh lệch này sẽ còn tiếp tục tăng cao trong tương lai
Mặt khác, chính từ chênh lệch về thu nhập giữa người giàu và người nghèongày càng tăng nên sự chênh lệch về mức tiêu dùng cũng ngày càng tăngcao
+) Năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đìnhgiàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất, năm 2004 tỷ lệ này tănglên 6,3 lần Do vậy, tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhấttrong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhómnghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ
+) Năm 2006 người giàu ở Việt Nam chi tiêu cho sinh hoạt-mua sắmcao gấp 8 lần, và cho vui chơi-giải trí cao hơn 70 lần, so với người nghèo
Đi đôi với sự chênh lệch về thu nhập là sự chênh lệch trong việchưởng các phúc lợi xã hội, các dịch vụ y tế, giáo dục giữa người giàu vàngười nghèo ngày càng tăng Những hộ thuộc nhóm giàu nhất có điều kiệnnhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng trong sinh hoạt tốt hơn, có nhiều cơ hộitiếp cận với các dịch vụ xã hội chất lượng cao và có mức hưởng thụ văn hóatinh thần, mức sống cao hơn so với nhóm hộ nghèo
Trên đây là đánh giá chung về tình trạng bất bình đẳng thu nhập ởnước ta hiện nay Các phần tiếp theo dưới đây sẽ đi vào phân tích cụ thể sựchênh lệch trong thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa dân tộc Kinh,thành phần chiếm đa số trong tổng lượng dân cả nước, và người sắc tộc thiểu
Trang 9số thường sống ở vùng cao nguyên, vùng sâu vùng xa; chênh lệch trong thunhập về giới, chênh lệch trong thu nhập giữa lao động trong và ngoài khuvực FDI và ngay giữa các lao động trong khu vực FDI.
2 Chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng
Tỉ lệ nghèo đói ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị đều giảm dầntrong những năm gần đây, nhưng ở nông thôn không giảm nhanh bằng đôthị Điều này đã làm cho sự chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và đôthị ngày càng doãng ra từ 2,65 lần (1993) lên 4,95 lần (1998), 5,4 lần (2002)
và lên đến 6,94 lần (2004)
Việt Nam là nước nông nghiệp có 75% dân số là nông dân nghèo sinhsống ở nông thôn Nông thôn chiếm 80% dân số và thu nhập thì chỉ khoảng44% tổng số thu nhập cả nước Ngược lại, thành thị chiếm 20% dân số lạiđóng góp 56% tổng số thu nhập Trong 63 tỉnh tỉ lệ nghèo đói của khu vựcnông thôn đều cao hơn khu vực thành thị, thực chất trong khi tỉ lệ nghèo đóicủa khu vực nông thôn biến dộng lớn từ 8% cho đến gần 90% thì tỉ lệ đóinghèo ở tất cả thành thị là dưới 25% Đóng góp” vào tỷ lệ nghèo 15,9% của
cả nước nếu chia theo các khu vực sẽ như sau: Nông thôn chiếm 93,6%,thành thị chiếm 6,4%; Nông nghiệp chiếm 90,9%, phi nông nghiệp chiếm9,1%; Trồng lúa chiếm 78%, không trồng lúa chiếm 22% Tỉ lệ đói nghèocao nhất ở vùng nông thôn chủ yếu là các tỉnh đông bắc, tây bắc, các tỉnhduyên hải miền trung và tây nguyên Tỉ lệ đói nghèo trung bình ở hai vùngđồng bằng châu thổ chính của việt nam là đồng bằng sông hồng và đồngbằng sông cửu long Tỉ lệ đói nghèo thấp nhất ở các thành phố lớn đặc biệt
là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng đông nam bộ
Trang 103 Chênh lệch thu nhập giữa người Kinh, Hoa và các dân tộc thiểu
số càng ngày càng gia tăng
Có thể nói bất bình đẳng giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số làkhó xóa bỏ nhất Trong những năm qua, vùng có đông đồng bào dân tộcthiểu số cũng có tỷ lệ nghèo giảm nhanh, song so với tỷ lệ chung của cảnước vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo cao, cụ thể như sau: Vùng Tây Bắc: 49%;Vùng Bắc Trung Bộ: 29,1%; Vùng Tây Nguyên: 28,6%; Vùng Đông Bắc:25%; Vùng Nam Trung Bộ: 12,6%; Các vùng còn lại đều dưới 10% Cảnước hiện còn 58 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% và 3006 xã tỷ lệ nghèo trên25%, nơi đây tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số ít người
Từ những nghiên cứu, thống kê, phân tích, báo cáo có thể rút ra một
số nhận định sau:
- Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nước nhưnglại chiếm gần 44% tổng số người nghèo, hay nói cách khác là cứ 100 ngườinghèo thì có gần 44 người là đồng bào dân tộc thiểu số
- Tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số cũng chậm hơnngười Kinh và người Hoa; tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số từ86,4% năm 1993 giảm xuống còn 52,3% vào năm 2006 (trên 7 triệu người),trung bình mỗi năm giảm 2,4%, trong khí đó tỷ lệ nghèo của người Kinh vàHoa là 53,9% năm 1993 giảm còn 10,36% vào năm 2006 trung bình mỗinăm giảm 3,15%
- Khoảng cách nghèo (chỉ số nghèo) giữa các nhóm người dân tộcthiểu số và người Kinh, người Hoa cũng có sự chênh lệnh đáng kể (chỉ sốnghèo là khoảng cách chênh lệch trung bình giữa chi tiêu của nhóm nghèo
Trang 11với chuẩn nghèo tính theo chi tiêu); khoảng cách nghèo của nhóm dân tộcthiểu số là 34,7% năm 1993 xuống còn 15,4% năm 2006, trong khi đókhoảng cách nghèo của người Kinh và Hoa là 10% năm 1993 giảm xuốngcòn 2% năm 2006 (sát chuẩn nghèo)
- Tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số giữa các vùng khó khănnhất cũng có sự khác nhau; Tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùngTây Bắc từ gần 90% năm 1993 giảm xuống còn dưới 60% năm 2006; trongkhi đó tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên giảm từtrên 90% xuống còn 70% trong cùng thời gian trên
- Tỷ lệ nghèo giữa các nhóm dân tộc thiểu số cũng khác nhau Nhómdân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng tỷ lệ nghèo năm 1993 là 82% xuống cònkhoảng 42% năm 2006 Các nhóm dân tộc thiểu số khác từ 84% (1995) giảmxuống còn 50% Trong khi đó người Kinh từ 52% (năm 1993) xuống còn10% (2006); người Hoa từ 15% (1993) xuống còn 7% (2006) Nhóm các dân tộc thiểu số ít người ở Tây Nguyên từ 96% giảm xuống cònkhoảng 73% cùng trong khoảng thời gian trên ( Eđê, Raglai ) Nhóm dântộc thiểu số ít người khác ở miền núi phía Bắc từ 85% (năm 1993) giảmxuống còn trên 70% (năm 2006) Nhìn chung nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệnghèo cao gấp nhiều lần tỷ lệ nghèo chung của cả nước, nhất là nhóm dântộc thiểu số ít người; tập trung ở vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc,miền Tây Bắc Trung Bộ, và Nam Trung Bộ
Các số liệu được lấy về từ Mạng thông tin công tác xã hội :
http://vnsocialwork.net/home/index.php?
option=com_content&view=article&id=159
Trang 124 Bất bình đẳng thu nhập về giới tăng
Trong vòng 20 năm gầy đây ở Việt Nam thu nhập của nam giới tăngmạnh hơn so với nữ giới mặc dù họ cùng làm trong những ngành nghề vànhững công việc như nhau, thời gian làm việc như nhau Đây chính là tìnhtrạng bất bình đẳng thu nhập về giới được thể hiện như sau
Theo số liệu điều tra VHLSS 2002 cho thấy thu nhập bình quân hàng thángcủa phụ nữ chiếm 85% thu nhập của nam giới, tỷ lệ này ở khu vực nôngnghiệp chỉ là 66% và ở khu vực công nghiệp là 78% Và khoảng cách thunhập lớn nhất là trong lĩnh vực quản lý mà quản lý tài chính là một điểnhình
Các kết quả điều tra cho thấy, tiền lương cơ bản của nữ trong tổng thu nhậpcũng chiếm tỷ lệ thấp hơn nam, nếu như nam chiếm 73% tổng thu nhập quốcdân thì nữ chỉ chiếm 71% Lao động nữ trong mọi loại hình doanh nghiệpđều có mức lương cơ bản thấp hơn khoảng 68% lương cơ bản của nam
Chỉ có 23% nữ tham gia hoạt động kinh tế có công việc giống như 42% sốnam giới song mức lương trung bình 1 giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% mức
lương đó của nam giới ( FAO &UNDP 2002)
Trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn tuy lao động nữ được hưởngcác khoản trợ cấp theo các quy định của luật lao động nhưng tổng thu nhậpcủa lao động nữ vẫn thấp hơn lao động nam vì lương cơ bản của họ thấp hơnlao động nam Tính gộp cả lương và các khoản trợ cấp bằng tiền của laođộng nữ thì thu nhập của họ chỉ tương đương với 87% so với lao động nam
Từ một nguồn số liệu ở Việt Nam cho thấy, phụ nữ làm việc nhiềunhư nam giới, thậm chí nhiều hơn nếu tính cả việc nhà Số giờ làm việc ởnhà của nam giới bình quân là 1,6h/ngày, trong khi của phụ nữ là 2,2h/ngày.Tuy nhiên, đóng góp về thu nhập tiền mặt của họ lại ít hơn, và họ cũng ít có