Dựa trên dữ liệu tổng hợp bao gồm sáu mươi ba tỉnh thành của Việt Nam trong 2 năm 2012 và 2014, nghiên cứu này áp dụng cả kỹ thuật OLS và kỹ thuật SEM để xác định ảnh hưởng của tham nhũn
Trang 1TRƯƠNG QUANG NGỌC
TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN GIÁO DỤC VÀ
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM:
TIẾP CẬN DỮ LIỆU CẤP TỈNH THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2018
Trang 2TRƯƠNG QUANG NGỌC
TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN GIÁO DỤC VÀ
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM:
TIẾP CẬN DỮ LIỆU CẤP TỈNH THÀNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM KHÁNH NAM
TP Hồ Chí Minh – Năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, các số
liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định
TPHCM, ngày 10 tháng 10 năm 2018
TRƯƠNG QUANG NGỌC
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu cụ thể 3
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Bố cục luận văn 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5
2.1 Lý thuyết về Tham nhũng 5
2.1.1 Định nghĩa Tham nhũng 5
2.1.2 Đo lường tham nhũng 6
2.2 Giáo dục 8
2.2.1 Tỷ lệ tham gia giáo dục 8
2.2.2 Số năm trung bình tham gia giáo dục chính thức (đào tạo chính quy) 8
2.2.3 Chất lượng giáo dục 9
2.3 Bất bình đẳng thu nhập 9
2.3.1 Đường cong Lorenz 10
Trang 52.3.2 Hệ số Gini 11
2.3.3 Tiêu chuẩn Ngân hàng Thế giới 11
2.3.4 Hệ số chênh lệch thu nhập 12
2.4 Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập 12
2.5 Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tham nhũng và giáo dục 14
2.6 Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập 16 2.7 Một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 17
2.7.1 Mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập 17
2.7.2 Mối quan hệ giữa tham nhũng và giáo dục 18
2.7.3 Mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập 19
2.8 Khung phân tích 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Tổng quan về tình hình bất bình đẳng thu nhập, tham nhũng và giáo dục ở Việt Nam 24
3.1.1 Bất bình đẳng thu nhập 24
3.1.2 Tham nhũng 26
3.1.3 Giáo dục 28
3.2 Mô hình nghiên cứu 29
3.3 Mô tả biến và đo lường 30
3.4 Phương pháp ước lượng 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1 Thống kê mô tả các biến trong tập dữ liệu 34
4.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến 35
4.2.1 Mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập 36
4.2.2 Mối quan hệ giữa tham nhũng với giáo dục 37
4.2.3 Mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập 38
4.3 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu 38
4.3.1 Đo lường tham nhũng 39
Trang 64.3.2 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu 40
4.3.3 Kiểm tra tính vững của ước lượng 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Hàm ý chính sách 48
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPI Corruption Perceptions Index Chỉ số Nhận thức tham nhũng
TI Transparency International Tổ chức Minh bạch quốc tế
PAPI Public Administration
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
ASIAN Association of
Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFRICAN Union of African States Liên minh châu Phi
OPEC Organization of Petroleum
Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
3SLS Three-Stage Least Squares Hồi quy 3 giai đoạn
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GMM Generalized Method of Moments
ECM Error corection model Mô hình hiệu chỉnh sai số
WLS Weighted Least Squares Bình phương tối thiểu có trọng số
2SLS Two-Stage Least Squares Hồi quy 2 giai đoạn
ICRG International Country Risk Guide Tổ chức Hướng dẫn Quốc tế về Rủi ro
Quốc gia
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan 20
Bảng 3.1 : Những chỉ số giáo dục cơ bản cấp Trung học phổ thông của Việt Nam 28
Bảng 3.2: Biến số và cách đo lường 31
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến trong tập dữ liệu nghiên cứu 34
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 36
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA cho khái niệm Tham nhũng 40
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu 41
Bảng 4.5: Hậu quả của tham nhũng đối với bất bình đẳng thu nhập thông qua kênh giáo dục 42
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định bằng bootstrap với N = 500 45
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Đường cong Lorenz 10
Hình 2.2: Mối quan hệ giũa Tham nhũng và giáo dục 15
Hình 2.3: Khung phân tích của nghiên cứu 23
Hình 3.1: Hệ số Gini của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2016 24
Hình 3.2: Khoảng cách thu nhập nhóm 5/nhóm 1 (Lần) của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 26
Hình 3.3: Điểm CPI của Việt Nam qua các năm 27
Hình 4.1: Đồ thị scatter giữa tham nhũng (Corruption) và bất bình đẳng thu nhập (Inequality income) 36
Hình 4.2: Đồ thị scatter giữa tham nhũng (Corruption) và giáo dục (Educationi=1,2,3) 37
Hình 4.3: Đồ thị Scatter giữa giáo dục (Educationi=1,2,3) và bất bình đẳng thu nhập (Inequality income) 38
Hình 4.4: Ước lượng mô hình nghiên cứu bằng SEM 39
Trang 10TÓM TẮT
Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy bất bình đẳng thu nhập chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: tham nhũng, giáo dục, tăng trưởng kinh tế, mở cửa thương mại và đô thị hóa Nghiên cứu này tập trung vào việc tóm tắt các nghiên cứu có liên quan
và kiểm tra tổng ảnh hưởng của tham nhũng đối với bất bình đẳng thu nhập Dựa trên dữ liệu tổng hợp bao gồm sáu mươi ba tỉnh thành của Việt Nam trong 2 năm 2012 và 2014, nghiên cứu này áp dụng cả kỹ thuật OLS và kỹ thuật SEM để xác định ảnh hưởng của tham nhũng đến bất bình đẳng thu nhập trực tiếp và gián tiếp qua kênh truyền tải giáo dục Phù hợp với những phát hiện của các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, nghiên cứu này kết luận rằng tổng ảnh hưởng của tham nhũng đối với bất bình đẳng thu nhập của
sáu mươi ba tỉnh thành của Việt Nam là tiêu cực đáng kể
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề
Bất bình đẳng đã trở thành chủ đề quan ngại chung ở Việt Nam và trên toàn thế giới Ở Việt Nam, những bày tỏ quan ngại về bất bình đẳng có thể tìm thấy trên báo chí, nhật ký mạng và các nghiên cứu định tính Người dân Việt Nam quan ngại về bất bình đẳng và nhiều người nhận thấy bất bình đẳng đang gia tăng
Cụ thể theo báo cáo của CIEM 2012, tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang
có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 1995 – 2010 Bên cạnh đó, nếu so sánh khoảng cách thu nhập giữa 20% nhóm giàu nhất và 20% nhóm nghèo nhất của Việt Nam và một
số nước châu Á cho thấy chênh lệch ở Việt Nam cao hơn nhiều nước Điều này tạo ra dấu hiệu tiêu cực ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng mà nhiều quốc gia hướng tới, đó là phát triển bền vững
Tham nhũng (Corruption) là một “tệ nạn” luôn xuất hiện ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của quốc gia (Swaleheen,
2011) Tham nhũng sẽ làm trầm trọng hơn mức độ chênh lệch thu nhập trong xã hội (Trần Hữu Dũng, 1999) Bên cạnh đó, tham nhũng còn ảnh hưởng đến giáo dục (Education) và sự bất bình đẳng thu nhập (Income Inequality) trong xã hội (Li & cộng
sự, 2000) Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) cho thấy một trong những hình thức tham nhũng chính trong ngành giáo dục Việt Nam hiện nay được công chúng chỉ ra là tham nhũng trong xây dựng trường học, lớp học, điều này làm hạn chế về số lượng và chất lượng dịch vụ công Để có cơ hội giáo dục tốt cần phải có một mức thu nhập cao hơn.Hậu quả là làm tăng chi phí giáo dục cho các hộ gia đình và vì vậy làm tăng nguy cơ bỏ học đối với các gia đình không có đủ điều kiện chi trả các khoản ngoài quy định Từ đó, tham nhũng trực tiếp làm tăng bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội
Trang 12Mối quan hệ giữa tham nhũng, giáo dục và bất bình đẳng thu nhập là chủ đề được quan tâm nhiều trong nghiên cứu chính sách trên thế giới Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ xem xét tác động trực tiếp của tham nhũng đến bất bình đẳng thu nhập, rất ít nghiên cứu xem xét tác động gián tiếp của tham nhũng đến bất bình đẳng thu nhập thông qua một số biến trung gian
Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này chủ yếu tập trung phân tích dựa trên bộ dữ liệu được tập hợp từ nhiều quốc gia khác nhau, chẳng hạn như các nghiên cứu của Gupta & cộng sự, 2002; Jong-Sung & Khagram, 2005; Andres & Ramlogan-Dobson, 2008; Ylmaz Ata & Arvas, 2011; Johansson & Lext, 2013), chỉ có một số ít nghiên cứu phân tích trên tập dữ liệu trong phạm vi của một quốc gia, đặc biệt là nghiên cứu ở Việt Nam (Dincer & Gunalp, 2005; Dong & Torgler, 2013; Apergis & cộng sự, 2010; Dang, 2016), nguyên nhân chủ yếu là sự hạn chế về dữ liệu liên quan đến tham nhũng ở cấp độ phạm vi quốc gia
Mặc khác, bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập không đồng nhất với nhau Một số nghiên cứu cho thấy tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập có mối quan hệ cùng chiều (Gupta
& cộng sự, 2002; Gyimah-Brempong & cộng sự, 2006; Dincer & Gunalp, 2005); ngược lại, một số nghiên cứu khác lại cho thấy tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập tồn tại mối quan hệ ngược chiều (Anders & Ramlogan-Dobson, 2008; Dobson & cộng sự, 2010; Ylmaz Ata & Arvas, 2011) hoặc chưa tìm thấy mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập (Dang, 2016)
Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm xem xét: (i) tác động trực tiếp của tham nhũng đến bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam và (ii) tác động gián tiếp của tham nhũng đến bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam thông qua kênh giáo dục Bên cạnh đó, nghiên cứu
sẽ sử dụng nhiều cách thức đo lường tham nhũng thông qua việc tiếp cận bộ dữ liệu PAPI Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu này nhằm cung cấp một số thông tin hữu
Trang 13ích cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề công bằng xã hội
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, luận văn này xem xét mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập Vì vậy, các câu hỏi được nêu ra như sau:
(i) Tham nhũng có tác động trực tiếp đối với bất bình đẳng thu nhập không?
(ii) Tham nhũng có tác động gián tiếp và ngược chiều với bất bình đẳng thu nhập thông qua kênh giáo dục không?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập, trong đó biến tham nhũng, giáo dục là những yếu tố chính được tập trung xem xét
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu ở 63 tỉnh thành của Việt Nam trong năm 2012 và 2014 Nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu PAPI 2012 và 2014, Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012, 2014 và 2015, Niên giám thống
kê của 63 tỉnh thành năm 2012, 2014 và 2015
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp ước lượng được sử dụng chủ yếu dùng cho dữ liệu gộp (Cross – sections) trong mô hình bao gồm OLS và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
Trang 14Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã được thực hiện Mô hình phân tích sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở
lý thuyết và thực nghiệm này
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng phương pháp và mô hình nghiên cứu Giới thiệu dữ liệu và mô tả các biến số trong nghiên cứu
Chương 4: Kết qủa nghiên cứu
Kết quả thực nghiệm sau khi chạy hồi quy và giải thích kết quả xuất hiện trong mô hình
Chương 5: Thảo luận và kiến nghị
Kết luận tóm lược những vấn đề mà nghiên cứu đã giải quyết Từ đó, đưa ra một số kiến nghị Đồng thời, đưa ra một số hạn chế đề tài nhằm tạo hướng đi cho những nghiên cứu tiếp theo
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1 Lý thuyết về Tham nhũng
2.1.1 Định nghĩa Tham nhũng
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) định nghĩa “tham nhũng
là việc lạm dụng quyền lực được giao phó để nhằm tư lợi”
Trong từ điển của Oxford (2000, trang 281), tham nhũng được mô tả như: [1] hành vi gian lận hoặc phi pháp, đặc biệt là những người làm trong chính quyền; [2] hành động làm thay đổi từ chuẩn đạo đức thành thiếu đạo đức của hành vi Vì vậy, tham nhũng bao gồm ba yếu tố quan trọng là đạo đức, hành vi và quyền lực
Theo nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (The World Bank Group) “tham nhũng
là lạm dụng công quyền nhằm tư lợi” Việc lạm quyền ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng Khu vực công được cho là bị lạm quyền khi một đại diện nhận, gạ gẫm hoặc sách nhiễu hối lộ Nó cũng bị lạm dụng khi các đại diện tư nhân chủ động đưa hối lộ để phá
vỡ các chính sách công và quy trình công vì các lợi thế cạnh tranh cũng như lợi nhuận Khu vực công cũng có thể bị lạm dụng vì lợi ích cá nhân ngay cả khi không có hối lộ xảy ra, thông qua sự bảo trợ và gia đình trị, các hành vi trộm cắp tài sản nhà nước, hay
sự chuyển hướng của các khoản thu của nhà nước
Rick (2002) cho rằng tham nhũng, theo nghĩa đơn giản nhất, là sự lạm dụng quyền lực,
đa phần là để đạt được lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của một nhóm mà người ta phải trung thành với nó
Nhiều nhà kinh tế cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế, trong đó có Shleifer & Vishny (1993) cho rằng “tham nhũng là việc bán tài sản của chính phủ nhằm tư lợi”
Tóm lại, khái niệm về tham nhũng là đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận mà nó có thể được hiểu theo những ý nghĩa khác nhau Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn xem xét sự ảnh hưởng của tham nhũng đối với giáo dục và bất
Trang 16bình đẳng thu nhập trong phạm vi quốc gia, cụ thể là Việt Nam Vì vậy, thuật ngữ tham nhũng trong nghiên cứu này là đề cập đến tham nhũng của giới công chức, họ lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thay đổi quy định, quy trình của pháp luật vì mục tiêu
tư lợi và làm tổn hại đến môi trường kinh doanh và xã hội
2.1.2 Đo lường tham nhũng
số Worldbank Chỉ số này là một phần của chỉ số rộng hơn và được gọi là chỉ số quản trị Chỉ số này được công bố cho mỗi giai đoạn 2 năm và bao gồm gần 200 quốc gia Nó được tính toán dựa trên nền tảng của 100 biến riêng lẻ về cảm nhận tham nhũng và được thu thập từ 40 nguồn dữ liệu của hơn 30 tổ chức khác nhau; (iii) Chỉ số thứ ba là chỉ số được biết đến nhiều nhất đó là CPI CPI được tính toán bởi Lambsdorff và được đại diện bởi tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) từ năm 1995 Đây cũng là chỉ số được xây dựng dựa trên các chỉ số được khảo sát CPI được thiết kế để đánh giá cảm nhận của những người
có thông tin về mức độ tham nhũng (các chuyên gia) và được chấm điểm theo mức từ 0 (tham nhũng cao) đến 10 (tham nhũng thấp) CPI tổng hợp cảm nhận của những người được khảo sát theo mức độ của tham nhũng (tham nhũng được định nghĩa là việc lạm dụng công quyền nhằm tư lợi) Mức độ tham nhũng này phản ánh tần số chi trả tham nhũng và các rào cản bị áp đặt trong kinh doanh (Lambsdorff, 2004)
Trang 17Ở Việt Nam
Các nghiên cứu thực nghiệm về tham nhũng ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng 2 chỉ
số sau để đo lường cho biến tham nhũng:
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI, PCI được xây dựng bởi Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Aid, chỉ số này được dùng để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh PCI được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ
US-số thành phần và đến năm 2013 thì chỉ US-số này được hoàn thiện bao gồm 10 chỉ US-số thành phần: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động và thiết chế pháp lý Một số nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng chỉ số này để đo lường tham nhũng (Việt, N Q., & Nhường, C T., 2016; Dang, 2016)
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công – PAPI, PAPI được xây dựng bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển-Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, chỉ số này tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân, với dữ liệu được thu thập thường niên Cho đến nay, chỉ số PAPI đã thu thập và phản ánh trải nghiệm của gần 89.000 người dân Sau hai năm thử nghiệm lần lượt với 3 tỉnh trong năm 2009 và 30 tỉnh trong năm 2010, các chỉ số của PAPI ngày càng được hoàn thiện Năm 2011, nghiên cứu PAPI lần đầu tiên được triển khai trên toàn quốc với sự tham gia của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố và từ đó các chỉ báo chính được cố định để phục vụ việc so sánh kết quả qua các năm Chỉ số PAPI bao gồm 6 trục nội dung chính: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng, thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công Trong nghiên cứu này, tác
Trang 18giả sẽ sử dụng trục nội dung chính của chỉ số PAPI là Kiểm soát tham nhũng để đo lường tham nhũng theo cấp tỉnh thành
2.2 Giáo dục
Giáo dục là một hình thức của vốn con người (human capital) Giáo dục và sức khỏe là hai trụ cột quan trọng của vốn con người và là mục tiêu nền tảng cho phát triển (Todaro and Smith 2015; Piketty 2014) Tương tự như tham nhũng, giáo dục cũng có nhiều phương pháp đo lường khác nhau Tuy nhiên, mỗi phương pháp đo lường cho giáo dục đều tồn tại những hạn chế nhất định Một số phương pháp đo lường giáo dục được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm:
2.2.1 Tỷ lệ tham gia giáo dục
Tỷ lệ tham gia giáo dục hay còn được gọi là tỷ lệ nhập (Enrollment Ratios) học được sử dụng như các chỉ số phát triển con người Thông thường được các nghiên cứu sử dụng dưới dạng các chỉ số như tỷ lệ nhập học cấp tiểu học, tỷ lệ nhập học cấp trung học cơ sở
và tỷ lệ nhập học trung học phổ thông Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia giáo dục chỉ cho biết việc tiếp cận giáo dục và nó không biểu hiện được tích lũy trình độ học vấn và không phản ánh nguồn vốn con người
2.2.2 Số năm trung bình tham gia giáo dục chính thức (đào tạo chính quy)
Số năm trung bình tham gia giáo dục chính thức cũng được dùng để đo lường cho giáo dục Các thông tin về phân phối giáo dục của mỗi nước được tính toán bằng công thức sau: 𝑆̅(𝑀𝐸𝐴𝑁) = ∑ 𝐿𝑖 𝑖𝑆𝑖 Trong đó Li là tỷ lệ lực lượng lao động ở mức giáo dục thứ
i, và Si là số năm đi học tương ứng cho mức giáo dục thứ i Tuy nhiên, chỉ số này không tính đến khía cạnh chất lượng giáo dục Ví dụ, một năm tham gia đi học ở Papua New Guinea được giả định sẽ tạo ra mức tăng tương ứng vốn nhân lực như một năm đi học tại Nhật Bản (Hanushek và Woessmann, 2008) Hơn thế, một người với 12 năm đi học được xem như bằng 2 người có 6 năm đi học (Stroombergen và cộng sự, 2002)
Trang 192.2.3 Chất lượng giáo dục
Behrman và Birdsall (1983) đề nghị rằng chất lượng giáo dục nên được bổ sung vào đánh giá khi đo lường mức độ phát triển con người bên cạnh việc sử dụng số lượng trường học Thông thường có hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để đo lường chất lượng giáo dục: (i) Phương pháp tiếp cận thứ nhất là theo hướng đầu vào Người ta xem xét quốc gia đó cung cấp thêm nguồn lực cho giáo dục như thế nào so với các ngành khác trong nền kinh tế Chẳng hạn như các chỉ tiêu: tỷ lệ học sinh/giáo viên, chi tiêu cho lương giáo viên, sách, và các tài liệu đọc khác có thể dùng để đo lường các nguồn lực đầu vào cho ngành giáo dục Tuy nhiên, khối lượng đầu vào cao chưa chắc làm cho năng suất chất lượng học được cải thiện, và đây cũng là hạn chế của cách đo lường này; (ii) Phương pháp tiếp cận thứ hai là theo hướng đầu ra thông qua đo lường trực tiếp thành tích học tập của học sinh Chẳng hạn, các sinh viên của cùng một nhóm độ tuổi ở các nước khác nhau sẽ được so sánh ở cùng môn học bao gồm toán học và khoa học (Thomas
và cộng sự, 2001) Cách đo lường này chỉ có thể dùng cho các nước công nghiệp và không thể so sánh theo thời gian nên dẫn đến nhiều hạn chế
Như vậy, có thể thấy hiện nay có nhiều phương pháp để đo lường giáo dục và mỗi phương pháp đo lường đều tồn tại những hạn chế nhất định Dựa trên khả năng thu thập
số liệu, trong luận văn này tác giả sẽ sử dụng một số chỉ số về chất lượng giáo dục để đo lường biến số giáo dục
2.3 Bất bình đẳng thu nhập
Theo Todaro và Smith (2009) cho rằng bất bình đẳng thu nhập là sự phân phối không đều về thu nhập giữa các hộ gia đình, là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu phát triển kinh tế
Còn Fletcher (2013) định nghĩa: “Bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập”
Trang 20Có rất nhiều phương pháp để đo lường bất bình đẳng thu nhập Một số phương pháp đo lường được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm bao gồm: đường cong Lorenz, hệ số Gini, tiêu chuẩn Ngân hàng thế giới và hệ số chênh lệch thu nhập
2.3.1 Đường cong Lorenz
Đường cong Lorenz là cách thể hiện bằng hình học mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc phản ánh mối quan hệ giữa phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số với phần trăm thu nhập/của cải cộng dồn tương ướng của nhóm đó
Hình 2.1: Đường cong Lorenz
Khoảng cách giữa đường 45o và đường Lorenz cho biết mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Đường cong Lorenz giúp chúng ta dễ dàng hình dung ra mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc quan sát hình dạng của đường cong Nó cũng cho phép so sánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối giữa các quốc gia hay giữa các thời kỳ phát triển Đường cong Lorenz càng lõm thì càng thể hiện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này cũng có những hạn chế Chẳng hạn, khi các đường Lorenz không cắt nhau thì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳng lớn hơn nhưng khi chúng cắt nhau thì không thể đưa ra kết luận được Bên cạnh đó, do đường Lorenz thể hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối
Trang 21thu nhập bằng hình vẽ nên không lượng hóa được mức độ cụ thể của tình trạng bất bình đẳng (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009)
2.3.2 Hệ số Gini
Phương pháp thường được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường bất bình đẳng thu nhập là
hệ số Gini Hệ số Gini là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối (đường 45 o ) và đường cong Lorenz (A) với diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối (A+B) Giá trị của hệ số
Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn Những quốc gia có hệ số Gini từ 0.5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao còn trong khoảng 0.2 đến 0.35 thì phân phối tương đối công bằng
Mặc dù có thể lượng hóa được hệ số bất bình đẳng thu nhập nhưng hệ số Gini chỉ là thước đo về quy mô một cách tương đối, do đó, trong một số trường hợp cho dù có cùng một giá trị Gini nhưng trên thực tế thì mức độ công bằng trong xã hội không giống nhau (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009; Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2010)
2.3.3 Tiêu chuẩn Ngân hàng Thế giới
Bên cạnh những chỉ tiêu đo lường bất bình đẳng thu nhập ở trên, Ngân hàng thế giới cũng đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập thông qua việc đo lường
tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp
nhất trong xã hội Cụ thể, chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng như sau: (i) Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng thấp; (ii) Khi thu nhập của 40% dân số
có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội có tỷ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối; (iii) Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp trong xã hội có tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009)
Trang 222.3.4 Hệ số chênh lệch thu nhập
Thêm vào đó, hệ số giãn cách thu nhập được sử dụng để đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập trong nhiều công trình nghiên cứu liên quan Hệ số này được xác định bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thu nhập thấp nhất Hệ số giãn cách (chênh lệch) càng lớn, tình trạng bất bình đẳng càng cao (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009)
Nhìn chung, mỗi phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập đều có những ưu và nhược điểm riêng Việc lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp nhất chủ yếu dựa trên đặc điểm của các quốc gia, tính thuận tiện trong tiếp cận dữ liệu,… Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng Hệ số chênh lệch thu nhập được thu thập từ nguồn dữ liệu có sẵn của Tổng cục thống kê Việt Nam để đo lường bất bình đẳng thu nhập của các tỉnh thành Việt Nam
2.4 Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập
Tham nhũng được hiểu như là hình thức lảng tránh hay miễn thuế, làm giảm kinh phí cho các chương trình xã hội (bao gồm giáo dục và y tế) Hơn nữa, do những người hưởng lợi trốn thuế và miễn giảm thuế có nhiều khả năng là những người thuộc tầng lớp giàu
có, gánh nặng đóng thuế gần như thuộc hoàn toàn vào người nghèo, làm cho hệ thống thuế giảm hiệu quả Tác động trực tiếp vào các chương trình xã hội theo hướng tiêu cực như các quỹ có thể bị thất thoát ra khỏi chương trình xóa đói giảm nghèo để mở rộng lợi ích cho các nhóm dân số tương đối giàu có Ngay cả khi chương trình xã hội không bị giảm, tham nhũng có thể thay đổi các thành phần chi tiêu xã hội một cách có lợi cho những người giàu có Trong một hệ thống tham nhũng, việc phân bổ các hợp đồng mua sắm công có thể dẫn đến cơ sở hạ tầng công cộng kém, mà còn có ý nghĩa đối với phúc lợi và bất bình đẳng Tóm lại, tham nhũng ủng hộ các nhóm thu nhập cao hơn và do thúc đẩy sự bất bình đẳng lớn hơn
Trang 23Murphy, Shleifer và Vishny (19911, 19932) đã đưa ra một khung lý thuyết về tham nhũng ảnh hưởng như thế nào đến sự bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Khung lý thuyết này đã được Li & cộng sự (2000) áp dụng trong nghiên cứu của họ3 Một số nội dung chính trong khung phân tích này cho thấy: (i) Tham nhũng ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng theo hướng hình chữ U ngược, nghĩa là bất bình đẳng ở các quốc gia có mức
độ tham nhũng trung cấp sẽ cao hơn so với ở các quốc gia có tham nhũng ít hoặc tràn lan; (ii) Tham nhũng tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng; (iii) Ở các quốc gia có tham nhũng nhiều hơn có thể sẽ ít đô thị hóa hơn
Các nhà kinh tế nói chung xem tham nhũng như là một phần của vấn đề tìm kiếm đặc lợi4 (rent – seeking) (Acemoglu & Verdier, 2000; Tanzi, 1998; Mauro, 1995,…) Tham nhũng làm chậm tăng trưởng kinh tế vì nó làm méo mó các ưu đãi và tín hiệu dẫn đầu thị trường để phân bổ sai các nguồn lực Tham nhũng và các cơ hội cho tham nhũng sẽ dẫn nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn lực con người vào hoạt động tìm kiếm đặc lợi
chứ không phải là hoạt động sản xuất (Shleifer & Vishny, 1993; Gupta và cộng sự, 2000)
Tham nhũng được xem là một khoản thuế không hiệu quả về giao dịch, do đó, nó làm tăng chi phí sản xuất Bởi vì hành vi tham nhũng được tiến hành trong vòng bí mật và hợp đồng phát ra từ chúng không hiệu lực về pháp luật, nó làm tăng chi phí giao dịch Tham nhũng làm biến dạng các hoạt động đúng đắn của các tổ chức nhà nước, cho phép
1 Murphy, K M., Shleifer, A., & Vishny, R W (1991) The allocation of talent: Implications for
growth The quarterly journal of economics, 106(2), 503-530.
2Murphy, K M., Shleifer, A., & Vishny, R W (1993) Why is rent-seeking so costly to growth? The
American Economic Review, 83(2), 409-414
3 Li, H., Xu, L C., & Zou, H F (2000) Corruption, income distribution, and growth Economics and
Politics, 12(2), 155-182
4 Tìm kiếm đặc lợi (Rent seeking) là thuật ngữ được sử dụng trong lý thuyết về kinh tế học công cộng thể hiện các quyết định của cán bộ công quyền thường bị chi phối bởi hành vi tìm kiếm đặc lợi mà một trong những biểu hiện của nó là tham nhũng, hối lộ Điều này sẽ dẫn đến việc phân bổ các nguồn lực không hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của quốc gia
Trang 24một vài nhóm lợi ích để nắm bắt được những cơ sở cho lợi ích tư nhân của họ (Hellman
& cộng sự, 2000) Cuối cùng và có lẽ quan trọng nhất, tăng tham nhũng giảm đầu tư cả vốn vật chất và con người trong các trường hợp tham nhũng tập trung (Wei, 2000) Một số nhà nghiên cứu (Gupta & cộng sự, 2002; Li & cộng sự, 2000; Jain, 2001) lập luận rằng tham nhũng làm tăng bất bình đẳng thu nhập thông qua một số kênh Đầu tiên,
nó làm tăng sự bất bình đẳng thu nhập và nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế giảm vì người nghèo là những người dễ bị tổn thương trong thời kỳ kinh tế trì trệ Thứ hai, tham nhũng dẫn đến một sự thiên vị của hệ thống thuế có lợi cho những người giàu có, do đó làm cho hệ thống thuế hiệu quả thoái lui Tham nhũng cũng dẫn đến sự tập trung của tài sản trong một vài tầng lớp giàu có Bởi vì quyền lực phụ thuộc, đến mức độ nào, về các nguồn cấp vốn (bao gồm cả đất và tài sản thừa kế), những người giàu có thể sử dụng tài sản của mình để tiếp tục củng cố sức mạnh kinh tế và chính trị của họ Việc cung cấp các dịch vụ công như giáo dục và chăm sóc sức khỏe trong nước kém phát triển là một cách thoát đói nghèo cho nhiều người Tham nhũng làm giảm số lượng cũng như hiệu quả của các nguồn lực dành cho các chương trình xã hội có lợi cho người nghèo Ngay
cả khi các nguồn lực dành cho các chương trình xã hội không giảm, tham nhũng thay đổi sự phân bố các chi tiêu này có lợi cho người giàu hơn là người nghèo (Gupta & cộng
sự, 2002; Tanzi & Davoodi, 1998)
2.5 Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tham nhũng và giáo dục
Shleifer và Vishny (1993)5 đề xuất một khung phân tích chung cho thấy sự tồn tại mối quan hệ giữa tham nhũng và giáo dục được thể hiện thông qua sự tác động của tham nhũng đến việc cung cấp các dịch vụ công có thể được áp dụng cho các trường hợp cụ thể cho giáo dục công lập và Gupta và cộng sự (2002) cũng dựa trên khung phân tích này để xây dựng cho mô hình nghiên cứu của họ Mô hình này giả định rằng các quan chức chính phủ thể hiện sự độc quyền về số lượng dịch vụ giáo dục được cung cấp và
5 The model was originally developed by Andrei Shleifer and Robert W Vishny (1993), “Corruption” Quarterly Journal of Economics 108 (August): 599-617
Trang 25người tiêu dùng phải trả khoản tiền hối lộ (bribes) cho các quan chức để có được các dịch vụ này
Hình 2.2: Mối quan hệ giũa Tham nhũng và giáo dục
Nguồn: Shleifer và Vishny (1993)
Mô hình này được chia thành 2 trường hợp: (i) Trong trường hợp “tham nhũng không trộm cắp" (corruption without theft) khoản hối lộ có tác dụng như một loại thuế trực tiếp (a direct tax) Các quan chức với tư cách là một nhà độc quyền sẽ xác định lượng cung dịch vụ công trên thị trường Hối lộ làm tăng giá và làm giảm sản lượng, lấn át một số người tiêu dùng từ thị trường, và những tác động đầy đủ của chi tiêu chính phủ không được nhận ra và (ii) Trong trường hợp “tham nhũng với hành vi trộm cắp” (corruption with theft), trong đó các quan chức chỉ đơn giản là không nộp “khoản phí” vào kho bạc của chính phủ đối với các dịch vụ, bản chất là "ăn cắp" (stealing) các dịch vụ của chính phủ Lúc này chi phí của các khoản hối lộ mà người tiêu dùng phải trả có thể thấp hơn
so với giá của chính phủ Khi quan chức làm giảm khoản tiền hối lộ, nhu cầu về các dịch
vụ gia tăng cùng với những tổn thất của Kho bạc; điều này hạn chế nguồn cung trong dài hạn do thua lỗ doanh thu lớn Những tác động của tham nhũng theo cả hai trường hợp trong mô hình góp phần vào sự tác động tổng thể về việc cung cấp các dịch vụ giáo dục,
Trang 26cụ thể tham nhũng càng nhiều sẽ làm giảm việc cung cấp dịch vụ giáo dục cho người
tiêu dùng
2.6 Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập
Giáo dục được xem là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm bất bình đẳng (Toh, 1984) Giáo dục cung cấp các cơ hội kinh tế lớn hơn, đặc biệt là cho người nghèo (Blanden và Machin, 2004) Giáo dục quyết định lựa chọn nghề nghiệp, mức lương và đóng một vai trò quan trọng như là một tín hiệu của khả năng và năng suất trong thị trường việc làm Giáo dục thay đổi các thành phần của lực lượng lao động không có tay nghề thành lao động có tay nghề cao Xu hướng tác động của giáo dục đến bất bình đẳng thu nhập được thể hiện thông qua hai giai đoạn: (i) giai đoạn ban đầu, giáo dục có thể làm tăng bất bình đẳng thu nhập (Chiswick, 1968) và (ii) giai đoạn về sau, nó sẽ làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập (Schultz, 1963)
Tuy nhiên, sự đóng góp của giáo dục để giảm bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế xã hội khác nhau có lúc chưa rõ ràng Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, đặc biệt là ở cấp
độ vĩ mô, rất khó xác định vai trò quan trọng cho giáo dục trong việc giảm bất bình đẳng Theo Checchi (2001) ảnh hưởng của giáo dục sẽ là đáng kể nếu mức độ ban đầu của trình độ học vấn thấp và sự mở rộng của giáo dục là tương đối nhanh Do đó, các quốc gia có mức độ giáo dục ban đầu cao hơn có xu hướng tạo ra kết quả bất ngờ hoặc không đáng kể
Bên cạnh đó, tác động của giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước của đầu tư giáo dục được thực hiện bởi các cá nhân cũng như mức độ can thiệp của chính phủ Trong nhiều quốc gia, việc mở rộng đầu tư giáo dục đại học được phân
bố không đồng đều và có xu hướng có lợi cho những người có mức thu nhập cao hơn
Ví dụ, một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) ở Brazil (1977) cho rằng đối với người có thu nhập cao được hưởng lợi ích lớn hơn từ đầu tư vào giáo dục Chi tiêu công trong giáo dục có thể làm tăng khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo, mặc dù mọi người đều có quyền bình đẳng với giáo dục Mở rộng đầu tư giáo dục sẽ
Trang 27không có lợi cho người nghèo nếu họ không có đủ nguồn lực để đi học, đặc biệt nếu họ đang bị đánh thuế để tăng thu ngân sách nhằm tài trợ cho giáo dục (Sylwester, 2000; 2002) Chi tiêu giáo dục, đặc biệt là trong giáo dục đại học, thường có lợi cho trẻ em tầng lớp trung lưu và thượng lưu hơn là các nhóm có thu nhập thấp Jimenez (1986) công nhận rằng chi phí giáo dục công cộng "không có lợi cho người nghèo", và do đó, không làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập Ví dụ, bằng chứng ở Hy Lạp cho thấy việc cung cấp các dịch vụ giáo dục tiểu học và trung học đã dẫn đến sự suy giảm bất bình đẳng nhưng nếu cung cấp trong giáo dục đại học lại không làm giảm bất bình đẳng (Tsakloglou
và Antoninis, 1999)
2.7 Một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.7.1 Mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tham nhũng với bất bình đẳng (ví dụ như nghiên cứu của Mauro, 1995; Gupta & cộng sự, 1998; Svensson & Fisman, 2000; Gyimah-Brempong, 2002; Gyimah-Brempong & cộng
sự, 2006) Nghiên cứu của Gyimah-Brempong (2002) sử dụng bộ dữ liệu của 21 quốc gia châu Phi giai đoạn từ 1993 đến 1999, dựa trên công cụ phân tích OLS và GMM cho thấy tham nhũng làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập cũng như làm giảm tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này Gupta & cộng sự (2002) thu thập dữ liệu của 38 quốc gia OECD trong giai đoạn 1980 – 1997, kết quả nghiên cứu cho rằng việc gia tăng tham nhũng làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập và nghèo Nghiên cứu của Gyimah-Brempong
và cộng sự (2006) sử dụng bộ dữ liệu 61 quốc gia thuộc 3 khu vực OECD, ASIAN và AFRICAN giai đoạn từ 1990 – 1998, kết quả phân tích OLS, IV cho thấy sự suy giảm của tham nhũng càng làm giảm bất bình đẳng thu nhập Nghiên cứu của Dong & Torgler (2013) sử dụng bộ dữ liệu của 31 tỉnh của Trung Quốc giai đoạn 1998 – 2007, kết quả phân tích cho thấy tham nhũng càng lớn sẽ làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập Mehrara
và cộng sự (2011) dựa trên dữ liệu được tập hợp từ 2 nhóm quốc gia thuộc OECD và OPEC giai đoạn 2000-2007, kết quả phân tích cho thấy đối với nhóm OPEC, tham nhũng
Trang 28làm tăng bất bình đẳng thu nhập ; đối với nhóm OECD, tham nhũng làm giảm bất bình đẳng thu nhập
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho rằng tham nhũng tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập Điển hình như nghiên cứu của Li và cộng sự (2000) sử dụng dữ liệu gồm 47 quốc gia trong giai đoạn 1980 -1992, kết quả phân tích cho thấy ở quốc gia có tham nhũng cao thì sự bất bình đẳng thu nhập thấp Jong-Sung và Khagram (2005) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập, sử dụng công
cụ OLS, IV để phân tích cho bộ dữ liệu của 129 quốc gia, kết quả phân tích cho thấy tham nhũng càng giảm thì bất bình đẳng thu nhập càng tăng Anders & cộng sự (2008) tập hợp dữ liệu của 19 quốc gia châu Mỹ Latinh trong giai đoạn 1981 – 2000, kết quả nghiên cứu cho thấy tham nhũng giảm làm tăng bất bình đẳng mặc dù tốc độ tăng trưởng cao
2.7.2 Mối quan hệ giữa tham nhũng và giáo dục
Nghiên cứu của Kaufmann & cộng sự (1999) xem xét các mối quan hệ giữa nhiều chỉ số quản trị (bao gồm cả kiểm soát tham nhũng) với các chỉ số phát triển (bao gồm cả kết quả giáo dục) Tập hợp dữ liệu cho nhiều quốc gia, họ cung cấp bằng chứng cho thấy việc cải thiện kiểm soát tham nhũng dẫn đến tỷ lệ biết chữ của người lớn tốt hơn Một nghiên cứu khác của Gupta & cộng sự (2002) cho thấy tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ nhập học của học sinh tiểu học và ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ mù chữ, tuy nhiên các tác động này có thể thay đổi khi sử dụng nhiều phương án đo lường tham nhũng cũng như là kỹ thuật phân tích; ngoài ra nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bỏ học của học sinh ở các nước có tham nhũng cao gấp 5 lần so với các nước có tham nhũng thấp Nghiên cứu của Mo (2001) sử dụng dữ liệu thu thập từ 46 quốc gia trong giai đoạn 1970-
1985, kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa tham nhũng và vốn con người (được đo lường bởi số năm đi học trung bình trong tổng dân số trên 25 tuổi, nghiên cứu cho thấy khi chỉ số tham nhũng gia tăng một đơn vị sẽ làm giảm số năm học trung bình 0.25 năm Kết quả này là không phù hợp với nghiên cứu của Pellegrini & Gerlagh (2004)
Trang 29và Pellegrini (2011) nhấn mạnh rằng tham nhũng không có tác động đáng kể vào năm đi học trung bình
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Dreher & Herzfeld (2005) với việc sử dụng tập dữ liệu của
71 quốc gia trong giai đoạn 1975-2001, kết quả phân tích cho thấy tham nhũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm cả vốn con người Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tham nhũng và vốn con người (được đo bằng tỷ lệ nhập học), không phải là luôn luôn có ý nghĩa và có vẻ là khá nhạy cảm với các kỹ thuật ước lượng Cụ thể khi sử dụng phương pháp OLS thì tham nhũng được phát hiện là tiêu cực và đáng kể đến tỷ lệ nhập học, nhưng hiệu ứng này lại giảm đáng kể khi sử dụng phương pháp 3SLS
Mặc khác, một số các nghiên cứu tập trung vào tác động trực tiếp của tham nhũng dựa trên các chỉ số giáo dục khác nhau, điển hình là nghiên cứu của Mauro (1997) thấy rằng tham nhũng có tác động tiêu cực đến chi tiêu chính phủ cho giáo dục Một kết quả tương
tự, Delavallade (2006) và De la Croix & Delavallade (2007, 2009) cung cấp bằng chứng rằng các quốc gia có mức độ tham nhũng cao sẽ ít đầu tư vào giáo dục Ở khía cạnh này, Gupta & cộng sự (2002) đã chứng minh rằng tăng chi tiêu công cho giáo dục là rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ bỏ học đối với các nước có mức độ tham nhũng thấp Rajkumar và Swaroop (2008) cũng cho rằng sự gia tăng tỷ lệ chi tiêu giáo dục công trong GDP sẽ làm giảm tỷ lệ bỏ học trong giáo dục tiểu học ở các nước có quản lý tốt và không
có tác động ở nước với quản lý yếu kém
Nhìn chung, thông qua việc tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy hiệu ứng tiêu cực của tham nhũng vào giáo dục một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác động của nó đến hiệu quả của chi tiêu công cho giáo dục
2.7.3 Mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu cho thấy sự tồn tại mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã đưa ra các bằng chứng khác nhau về mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập
Trang 30Một số nghiên cứu cho rằng giáo dục tác động tích cực đến bất bình đẳng thu nhập Nghiên cứu của Ahluwalia (1976) sử dụng tập hợp dữ liệu của 60 quốc gia vào năm
1970 tìm thấy sự gia tăng trong tỷ lệ học sinh nhập học đã làm giảm bất bình đẳng thu nhập Nghiên cứu của Winegarden (1979) cũng cho thấy kết quả tương tự, giáo dục làm tăng phần thu nhập của các nhóm thu nhập thấp Gần đây, nghiên cứu của Abdullah & cộng sự (2015) cho thấy giáo dục làm giảm bất bình đẳng thu nhập ở châu Phi thông qua việc làm giảm thu nhập của nhóm người có thu nhập cao và làm tăng thu nhập đới với nhóm người có thu nhập thấp
Tuy nghiên, một số nghiên cứu lại cho rằng giáo dục tác động tiêu cực đến bất bình đẳng thu nhập Nghiên cứu của Chiswick (1974) cho thấy mức độ giáo dục cao dẫn đến gia tăng bất bình đẳng thu nhập Nghiên cứu của Sylwester (2003) tìm thấy một mối quan
hệ tiêu cực giữa giáo dục đại học và sự bất bình đẳng thu nhập Ngoài ra, họ cũng thấy rằng tác động của giáo dục đến sự bất bình đẳng ở các nước châu Phi là ít hơn so với các vùng khác
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan
lệ nhập khẩu/GDP, Giáo dục, Tham nhũng, Chi tiêu chính phủ
- OLS, GMM
- Thu thập từ 21 quốc gia Afica từ 1993-1999
Tham nhũng làm giảm tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập
- OLS, IV
- Dữ liệu thu thấp từ các quốc gia OECD (38 quốc gia) giai đoạn 1980 – 1997
Sự gia tăng của tham nhũng làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập và nghèo
Trang 31Stt Tác giả Năm Biến số chính Phương pháp phân tích và dữ liệu Kết quả nghiên cứu quan trọng
độ mở nền kinh tế
- OLS, IV
- Thu thập từ 129 quốc gia
Tham nhũng tác động dương đến bất bình đẳng
OLS, IV
Dữ liệu bao gồm 61 quốc gia thuộc 3 khu vực: OECD, ASIAN và AFRICAN giai đoạn từ 1990 - 1998
Giảm tham nhũng sẽ giảm bất bình đẳng thu nhập
OLS, Fixed Effect, IV
Dữ liệu bao gồm 19 quốc gia trong giai đoạn 1981 - 2000
Tham nhũng giảm làm tăng bất bình đẳng mặc
dù tốc độ tăng trưởng cao
Sự gia tăng trong tham nhũng dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng và nghèo
9 Dong, B., & Torgler, B 2013
Tham nhũng, Thu nhập, Giáo dục, Độ
mở nền kinh tế, Chi tiêu
Pool, Fixed effect, IV
Dữ liệu gồm 31 tỉnh của Trung Quốc giai đoạn từ
1998 - 2007
Tham nhũng làm tăng bất bình đẳng
- Pooled, GMM, Fixed effect, Random effect
- Mẫu thu thập 2 nhóm quốc gia OECD và OPEC giai đoạn 2000-2007
- Đối với nhóm OPEC, tham nhũng làm tăng bất bình đẳng thu nhập
- Đối với nhóm OECD, tham nhũng làm giảm bất bình đẳng thu nhập
Trang 32Stt Tác giả Năm Biến số chính Phương pháp phân tích và dữ liệu Kết quả nghiên cứu quan trọng
15 Dang, Q V 2016
Tham nhũng, Đầu tư
tư nhân, Tạo việc làm, Thu nhập hộ, Bất bình đẳng thu nhập, Dân số, Khoảng cách địa lý
- OLS, FE, RE, IV, GMM
- Dữ liệu thu thập từ
2006-2012 cho 63 tỉnh của Việt Nam
- Tham nhũng tác động tiêu cực đến Đầu tư khu vực tư nhân, việc làm, thu nhập hộ gia đình
- Tuy nhiên, Tham nhũng không có tác động đáng kể đến bất bình đẳng thu nhập
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.8 Khung phân tích
Từ các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây đã được đề cập ở phần trên cho thấy một mối quan hệ phức tạp giữa tham nhũng, giáo dục và bất bình đẳng thu nhập Kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm trên không đồng nhất với nhau về tác động của tham nhũng đến giáo dục và bất bình đẳng Mỗi nghiên cứu dựa trên khung phân tích khác nhau để phục vụ cho những mục tiêu nghiên cứu khác nhau
Nghiên cứu này chủ yếu dựa trên khung phân tích của Shleifer và Vishny (1993), nghiên cứu của Dridi (2014); Abdullah và cộng sự (2015) và kết quả của một số nghiên cứu thực nghiệm khác có liên quan đến chủ đề này để từ đó xây dựng khung phân tích chung, được trình bày cụ thể như sau:
Trang 33Hình 2.3: Khung phân tích của nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu:
Các giả thuyết chính được sử dụng để tiến hành kiểm định trong mô hình này là:
- Giả thuyết 1 (H 1 ): Tham nhũng có tác động trực tiếp và cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập, nghĩa là tham nhũng càng tăng thì bất bình đẳng thu nhập càng tăng
- Giả thuyết 2 (H 2 ): Tham nhũng có tác động gián tiếp và cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập thông qua kênh giáo dục
thu nhập Giáo dục
Gupta & ctg (2002),
Gyimah-Brempong & ctg (2006), Dong
& Torgler (2013), Mehrara &
cộng sự (2002), Mo (2001), Dreher &
Herzfeld (2005)
c
(-) Ahluwalia (1976), Winegarden (1979);
Abdullah & ctg (2015)
(+) Chiswick (1974), Sylwester (2003),
Ghi chú:
(+/-): Dấu của chiều hướng tác động giữa hai biến số
a, b, c: thể hiện các nghiên cứu khẳng định chiều hướng tác
Trang 34CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về tình hình bất bình đẳng thu nhập, tham nhũng và giáo dục ở Việt Nam
3.1.1 Bất bình đẳng thu nhập
Cả ở Việt Nam và trên thế giới, nghèo đói và bất bình đẳng đến này vẫn đang là một thách thức lớn đối với các mục tiêu phát triển kinh tế và con người Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm đổi mới kinh tế, cùng với mục tiêu giảm nghèo đói, Nhà nước luôn kiên trì các mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội, nên thực trạng bất bình đẳng về thu nhập rất được lưu ý Để đánh giá mức độ bất bình đẳng (cũng là đánh giá mức độ bình đẳng), có nhiều thước đo được sử dụng trong thực tế, trong đó hệ số Gini được sử dụng phổ biến
hơn cả
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Hình 3.1: Hệ số Gini của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2016
Trang 35Hệ số Gini của Việt Nam trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây cho thấy bất bình đẳng thu nhập có xu hướng chung là tăng lên Mặc dù dấu hiệu giảm xuống xuất hiện sau năm
2010 và rõ rệt hơn vào năm 2012, nhưng mức độ bất bình đẳng vẫn cao hơn so với thời điểm năm 2006 (Hình 3.1) Xu hướng giảm từ sau 2010 là tín hiệu rất lạc quan, phản ánh những nỗ lực và phần nào hiệu quả của các chính sách giảm nghèo và tạo môi trường thể chế bình đẳng hơn cho các thành phần trong nền kinh tế Theo Cornia và Court [49],
hệ sộ Gini vào khoảng 0.30 – 0.45 là phạm vi an toàn và hợp lý cho các quốc gia theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nên tạm thời mức độ bất bình đẳng
ở Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn
Mặc dù vậy, mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam có thể cao hơn so với những gì thể hiện qua hệ số Gini như phân tích ở trên Bởi theo Kenichi Ohno [99], hệ số Gini chưa tính đến yếu tố bất bình đẳng gây ra bởi sự khác biệt về tài sản, cơ hội tiếp cận các nguồn lực, y tế, giáo dục, tham nhũng… Điều này có thể phần nào thể hiện qua một thước đo bất bình đẳng khác, đó là tiêu chuẩn “40%” của WB Theo đó, bất bình đẳng ở Việt Nam vẫn có xu hướng tăng lên trong suốt giai đoạn 2002 – 2012 Theo tiêu chuẩn “40%” của
WB, mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi an toàn, nhưng đang hướng về vùng nguy hiểm Cụ thể theo ước tính từ dữ liệu điều tra mức sống của TCTK,
tỷ trọng thu nhập của 40% người nghèo nhất so với tổng thu nhập toàn bộ dân số đã liên tục giảm từ mức xấp xỉ 18% vào năm 2002 xuống còn khoảng 15% vào năm 2010 và tiếp tục giảm vào năm 2012, đạt 14,9% Điều này phản án một thực trạng là bất bình đẳng tuyệt đối ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, và được củng cố thêm khi nhìn vào khoảng cách thu nhập của nhóm ngũ phân vị giàu nhất (nhóm 5) so với nhóm ngũ phân vị nghèo nhất (nhóm 1) Theo đó, khoảng cách này cũng liên tục tăng lên từ mức 9.2 (lần) vào năm 2010 lên 9.4 (lần) vào năm 2012 và tiếp tục tăng lên 9.8 (lần) năm
2016 Nếu xét theo khu vực, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn đều có
xu hướng tăng lên Thực tế này có nghĩa là, trong khi mức độ bất bình đẳng tương đối
đo lường bằng hệ số Gini có thể chấp nhận được, thì chêch lệnh thu nhập theo nghĩa
Trang 36tuyệt đối là rất đáng lo ngại, bởi nó biểu thị sự phân hóa ngày càng lớn trong xã hội Việt Nam Ở đây, cũng cần làm rõ một điều rằng, bất bình đẳng gia tăng không hàm ý người giàu trở nên giàu, còn người nghèo trở nên nghèo đi; thay vào đó, tốc độ tăng thu nhập của người giàu nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 3.2: Khoảng cách thu nhập nhóm 5/nhóm 1 (Lần) của Việt Nam giai đoạn
2010 – 2016 3.1.2 Tham nhũng
Ngày 22/2/2018, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2017, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng trong khu vực công
Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), Cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam, cho rằng, việc tăng nhẹ điểm CPI trong hai năm liên tiếp (2016-2017) là chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong thời gian qua Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là tham nhũng nghiêm trọng và 100 là rất
Trang 37trong sạch, vấn đề tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là rất nghiêm trọng Kết quả này cũng tái khẳng định đánh giá của Đảng và Nhà nước về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu
về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân”
Nguồn: Tổ chức minh bạch quốc tế (2018)
Hình 3.3: Điểm CPI của Việt Nam qua các năm
Năm 2017, với những cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, công tác PCTN trong nước đã đạt được một số kết quả nổi bật, bao gồm việc xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về PCTN như tiến hành sửa đổi Luật PCTN hiện hành theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế
Để có thể “giảm đáng kể mọi loại hình tham nhũng và hối lộ” đến năm 2030, theo Tổ chức Hướng tới minh bạch (TT), Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, củng cố và xây dựng các thể chế hiệu quả, gắn với trách nhiệm giải trình
và có sự tham gia của toàn xã hội
33
35
Trang 383.1.3 Giáo dục
Giáo dục là một vấn đề rất quan trọng, đó là nơi đào tạo ra các tài năng trẻ hiện đại, tạo
ra một nền công nghiệp tri thức Vì vậy, nó có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia Do đó, phát triển giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ là những ưu tiên lớn của quốc gia (thể hiện trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Chính phủ Việt Nam) Rõ ràng đối với Chính phủ Việt Nam, đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện tối ưu hóa nguồn lực tiềm năng lớn nhất của đất nước: đó là con người Một hệ thống giáo dục hiệu quả được coi là yếu tố thiết yếu cho sự phát triển của xã hội, cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Mặc dù ngân sách hạn hẹp, Chính phủ vẫn dành một tỉ lệ ngân sách đáng kể trong tổng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo, hiện chiếm khoảng 20% tổng ngân sách và
là hạng mục chi tiêu ngân sách lớn nhất6 Với sự đầu tư đó, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong một số chỉ số chất lượng giáo dục như tỷ lệ trẻ em đến trường và
tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ tốt nghiệp THPT,…, cũng như Chỉ số Phát triển Con người (HDI)
Bảng 3.1 : Những chỉ số giáo dục cơ bản cấp Trung học phổ thông của Việt Nam
Giáo dục THPT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ lệ tốt nghiệp (%) 92.57 95.72 98.97 97.98 98.75 93.85 94.85 Lớp/Trường 29.21 28.19 27.91 26.77 26.78 26.72 27.22 Học sinh/Giáo viên 18.8 16.6 16.1 16.1 16.4
Nguồn : Tổng cục thống kê Nghiên cứu gần đây về tham nhũng trong ngành giáo dục ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu tập trung vào việc đánh giá các hình thức tham nhũng và mức độ tham nhũng trong giáo dục so với các lĩnh vực khác
Theo báo cáo của Nguyễn Đình Cử, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do thói quan liêu hành chính, cơ chế “xin – cho” (xuất phát từ chế độ kế hoạch hóa tập trung ở
6 Transparency international (?), Hình thức và hậu quả của tham nhũng trong ngành giáo dục ở Việt Nam