1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam

24 583 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 124,7 KB

Nội dung

Thành tựu về tăng trưởng kinh tế Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoátập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tái cơ cấu lại

Trang 1

Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam

2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế

2.1.1 Thành tựu về tăng trưởng kinh tế

Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoátập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tái cơ cấu lại nền kinh

tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan hệhợp tác với nước ngoài,… Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu tăngtrưởng đáng kể Sau đây là một số chỉ tiêu nổi bật đánh giá thành tựu đã đạt được củatăng trưởng

- Về tốc độ tăng trưởng.

Từ khi đổi mới chính sách kinh tế (năm1986) đến nay nền kinh tế Việt Nam đãtrải qua nhiều biến động tuy nhiên điều đáng nói ở đây là Việt Nam đã vượt qua tìnhtrạng khó khăn và đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2008

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 1986-2008

Nguồn: Niên giám thống kê

Giai đoạn1986-1990, đây là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, nền kinh tế gặpphải rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng còn thấp, chỉ đạt mức 4.9%/năm Tuynhiên đây cũng là giai đoạn mở đầu cho sự thay đổi cơ cấu kinh tế, mở ra cho đấtnước một giai đoạn mới với nhiều thành tựu

Giai đoạn 1991-1995, với động lực của tăng trưởng kinh tế là công nghiệp Tốc

độ tăng trưởng kinh tế luôn được cải thiện và ở mức cao, đạt tới đỉnh điểm là 9.5%

Trang 2

(1995) mức tăng trưởng cao nhất đạt được từ trước tới giờ Giai đoạn cũng đánh dấunhững bước đầu tiên của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Giai đoạn 1996-2000, khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiềuhướng đi xuống, do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăngtrưởng trung bình mỗi năm chỉ đạt 7%/năm giảm so với giai đoạn trước

Giai đoạn từ 2001 cho đến nay tăng trưởng kinh tế nước ta đã đạt được nhữngbước tiến mới Thời kỳ 2000-2007, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á

đã lắng xuống, cùng với các chương trình cải cách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh tế,bao gồm thúc đẩy phát triển khu vực ngoài quốc doanh, huy động nguồn lực tiết kiệmtrong dân cư… tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn này đạt tới 7.55%/năm.Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua là sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành Tỉ trọng nông – lâm –ngư nghiệp trong GDP giảm từ 30.7% năm 1991 xuống còn 22.1% năm 2008, tỉ trọngcông nghiệp tăng lên từ 25.6% lên 41.52% trong thời kỳ tương ứng Cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ trong tổngthu nhập quốc dân, giảm bớt tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp

Trang 3

Bảng1: Cơ cấu GDP theo ngành

cơ cấu kinh tế giảm từ 40.49% vào năm 1991 xuống còn 20.4% vào năm 2008 Mặc

dù tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân có xu hướng giảmdần, nhưng khu vực kinh tế này vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế củađất nước và có mức tăng trưởng ổn định trong nhiều năm liền Cơ cấu sản xuất trongnông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế về tài nguyên sinh học đadạng, chuyển mạnh sang phát triển các loại cây con có giá trị kinh tế cao và có khảnăng cạnh tranh trên thị trường Trình độ kỹ thuật của sản xuất được nâng cao rõ rệt,đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn được chú trọng Đời sống vật chất và tinh thần củadân cư theo đó được cải thiện nhiều hơn

Công nghiệp được phát triển với tốc độ cao và ngày càng thể hiện rõ hơn vai trònòng cốt cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế Cơ cấu công nghiệp đượcđiều chỉnh theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùngđáp ứng nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu, phát triển có chọn lọc một sốngành công nghiệp nặng Theo đó, các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chếbiến nông, lâm, thuỷ sản được phát triển mạnh Công nghiệp nặng được phát triển tậptrung hơn vào các ngành điện lực, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hoá chất, khaithác khoáng sản… Cùng với quá trình đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô của cácdoanh nghiệp hiện có, hàng loạt doanh nghiệp mới với trình độ kỹ thuật hiện đại đãlàm thay đổi bộ mặt công nghiệp của đất nước

Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP cũng có xu hướng tăng lên vàngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế Hoạt động dịch vụ với trình độcông nghệ ngày càng hiện đại phục vụ thiết thực yêu cầu của sản xuất, và đời sốngnhân dân Các loại hình dịch vụ được phát triển đa dạng, bên cạnh loại hình dịch vụtruyền thống, hàng loạt loại hình dịch vụ mới đã ra đời phù hợp với yêu cầu của nềnkinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Cũng nhờ sự phát triển của các ngànhcông nghiệp mà các ngành thương mại – dịch vụ, giao thông vận tải cũng có điều kiệnphát triển mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện cho các loại hình dịch vụ khác phát triển theo

- Về đóng góp của các thành phần kinh tế

Trang 4

Từ Đại hội VI (1986), Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó có đổimới kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Nhờ đó, tiềm năng của xã hộiđược khai thác, phát huy được nội lực của đất nước và huy động được nguồn lực từbên ngoài một cách tốt nhất Từ đó đến nay đất nước đã có những chuyển biến tíchcực và khởi sắc.

Bảng 2: cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP của Việt Nam

tỷ trọng trong GDP tốc độ tăng trưởngKinh tế

nhà nước

Kinh tếngoài nhànước

Kinh tế

có vốnFDI

Kinh tếnhà nước

Kinh tếngoài nhànước

Kinh tế

có vốnFDI

Mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích đầu

tư trong nước của khu vực tư nhân, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, đưa ranhững chính sách, văn bản pháp lý hỗ trợ việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh…khiếncho quy mô sản xuất khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng được mở rộng vàđóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng

Việc triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận được một

số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong một số ngành kinh tế như thông tin viễn thông,thăm dò dầu khí, sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe máy, hoá chất, trồng trọt theo côngnghệ tiên tiến, công nghệ chế biến thực phẩm… tiếp nhận kinh nghiệm, phương phápquản lý kinh doanh góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trongGDP dần tăng lên

- Về cơ cấu lao động

Kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động sản xuất nông nghiệp sang côngnghiệp và dịch vụ cũng làm cho cơ cấu lao động dịch chuyển theo Lao động trongnông nghiệp giảm từ 73.02% từ những năm 90 xuống còn 71.25% vào năm 95, tiếptục giảm xuống còn 65.09% vào năm 2000 và chỉ còn 56.8% vào năm 2005, thay vào

đó là sự tăng lên của lao động tham gia vào các ngành công nghiệp và dịch vụ Cơ cấulao động nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực

Trang 5

Bảng 3: Cơ cấu lao động Việt Nam phân theo nhóm ngành kinh tế

sự chuyển biến tích cực Mặc dù vậy trong số các vùng, Đông Nam bộ vẫn là vùng có

cơ cấu lao động tiến bộ nhất (27.8%, 30.9%, 41.3%), lạc hậu nhất là vùng Tây bắc(84.9%, 5.2%%, 9.9%) và Tây Nguyên (72.9%, 8.1%, 19%)

Chia theo loại hình kinh tế, nhờ những chính sách khuyến khích phát triển kinh

tế nhiều thành phần, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đã tạo nên sự dịch chuyển lao động theo thành phần kinh tế Cho đến năm 2005

cả nước có 4413 nghìn người làm việc ở khu vực Nhà nước, chiếm 10.2%, 38355.7nghìn người làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước, chiếm 88.2% còn lại là số ngườilàm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Có thể thấy cơ cấu lao động chia theothành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vựckinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế

tổng số Kinh tế nhà

nước

Kinh tế ngoàinhà nước

Khu vực có vốnđầu tư nước ngoài

Trang 6

- Về xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển, mởrộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1991-1995 là 39.88 USD Nhưng hainăm 1996-1997 đã là 38.55 tỷ USD Và cho đến năm 2008 đã nhanh chóng tăng lên136.6 tỷ USD, gấp 3.5 lần so với thời kỳ năm 1996-1997

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Trang 7

Năm 2000 kim ngạch ngoại thương chỉ đạt 30 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt14.4 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu là 15.6 tỷ USD thì đến năm 2006 chỉ tiêu này đãtăng lên đến 80 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt 39.6 tỉ USD, năm 2007 là 106.7 tỷUSD trong đó xuất khẩu đạt 45.4 tỷ USD, năm 2008 là 136.6 tỷ, xuất khẩu đạt 58.2

tỷ, nhập khẩu là 78.4 tỷ

Do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩunên tỷ lệ nhập siêu giảm xuống Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và chất lượng hàng xuấtkhẩu được chú ý nâng cao theo yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu Chất lượnghàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh sức cạnh tranhcủa hàng Việt Nam trên thị trường thế giới đồng thời gây tác động tích cực tới chấtlượng sản phẩm sản xuất trong nước Ngoài các mặt hàng như gạo, cà phê, thuỷ sảnvốn là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng vềmay mặc, giày dép, một số mặt hàng điện tử, đồ gia dụng…Và ngày càng cố gắng hơn

để đáp ứng được nhu cầu của các nước trên thế giới

Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhànước đã có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kimngạch xuất khẩu

Mở rộng quan hệ quốc tế giúp Việt Nam thu hút được khoản vốn đầu tư nướcngoài lớn lên tới 16 tỉ USD chiếm 20% GDP (năm 2007), tạo nguồn lực cho tăngtrưởng kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân Từ đó gópphần cải thiện thu nhập của người dân

2.1.2 Những mặt hạn chế của tăng trưởng kinh tế

Mặc dù tăng trưởng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận

nhưng trong đó không phải là không có những thiếu sót đáng lưu tâm

- Chất lượng tăng trưởng còn thấp.

Nước ta trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực xong nóvẫn là quá chậm để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực

và trên thế giới, đặc biệt trong năm 2008 nền kinh tế nước ta đã phải chống đỡ với mộtcơn khủng hoảng kinh tế mới, lạm phát tăng cao, nền kinh tế có dấu hiệu giảm súttrong năm 2009, điều này chứng tỏ kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều yếu điểm, dễ rơivào khủng hoảng, suy thoái

Kinh tế tăng trưởng chủ yếu là theo chiều rộng, chủ yếu nhờ vào sự đóng gópcủa nguồn nhân lực rồi dào và từ nguồn vốn, yếu tố công nghệ còn chiếm một tỷ trọngthấp trong tăng trưởng kinh tế

Trang 8

Bảng 5: Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP theo tỷ lệ %

Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương và Thời báo kinh tế Việt Nam

Mặc dù chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện, mức độ đóng góp của yếu tốtổng hợp TFP trong GDP đã tăng lên từ 14.8% (thời kỳ 1993-1997) lên 28.2% (thời

kỳ 2003-2006), tuy nhiên tăng trưởng do yếu tố vốn và lao động vẫn còn chiếm tỷtrọng lớn, chiếm tới gần 3/4 tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP So sánh với cácnước trong khu vực thì tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng hàng năm của ViệtNam còn thấp hơn rất nhiều, như Thái Lan tỷ lệ này là 35%, của Philippin là 41%, củaIndonesia là 43%

Thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã được cải thiện nhiều nhưng nó vẫn

ở mức thấp, thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới Mức lương tối thiểu năm

2008 mới chỉ ở mức 540.000 đồng/tháng Bên cạnh đó nền kinh tế liên tục gặp nhữngkhó khăn và thách thức lớn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và do tựchính bản thân nền kinh tế trong năm 2008 và 2009 đã khiến cho đời sống nhân dântrở nên bấp bênh, đặc biệt là đối với tầng lớp dân nghèo

- Chất lượng đầu tư còn thấp.

Hệ số ICOR của năm 2007 vẫn còn cao, lên tới 4.9 Điều này chứng tỏ chấtlượng đầu tư, sử dụng vốn còn thấp, chưa hiệu quả, vẫn gây lãng phí nguồn lực Tiềntiết kiệm trong dân chưa được huy động hết mức, vẫn còn xảy ra tình trạng ngườimuốn đầu tư sản xuất kinh doanh thì thiếu vốn còn người có vốn thì lại để trong tìnhtrạng đóng băng

- Tăng trưởng cao nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

Khả năng cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thịtrường thế giới còn yếu Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ViệtNam trước nhiều thách thức Trong khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệptrong nước vẫn còn thấp, chất lượng hàng hoá còn kém thì lại phải liên tục đáp ứngnhu cầu ngày càng cao từ phía thị trường thế giới và phải cạnh tranh với sản phẩmhàng hoá của nước ngoài với chất lượng tốt đang xâm nhập vào thị trường nội địa

2.2 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

- Về hệ số Gini.

Mặc dù kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, thu nhập bình quân đầungười đã được cải thiện nhưng cùng với tốc độ tăng trưởng cao là sự gia tăng bất bình

Trang 9

đẳng Đầu tiên ta sẽ đi xem xét sự thay đổi hệ số Gini của Việt Nam trong những nămgần đây.

Bảng 6: Hệ số Gini của Việt Nam

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam

Có thể thấy tăng trưởng kinh tế cao nhưng đi cùng với nó là sự gia tăng về hệ sốGini Hệ số Gini tính theo thu nhập và theo chi tiêu của cả nước luôn ở mức cao, biểuhiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở nước ta là khá lớn

- Chênh lệch thu nhập các nhóm giàu nghèo

Biểu đồ 3: Mức độ gia tăng hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ở Việt Nam.

Dựa vào những chỉ tiêu trên ta có thể thấy tình trạng bất bình đẳng phân phối thunhập nước ta ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm trọng Đây là một vấn đề vô cùngbức xúc và cần có biện pháp tháo gỡ để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảmbất bình đẳng thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

Trang 10

2.3 Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

2.3.1 Tăng trưởng kinh tế góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập

- Gảm tỷ lệ nghèo đói

Xoá đói giảm nghèo được coi là một trong những thành công lớn nhất của quátrình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Bảng 7: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo ngưỡng “1USD/ngày và 2USD/ngày”

Năm chi tiêu bình quân đầu

người(USDPPP/tháng)

tỷ lệ dân số sống dưới mức1USD/ngày(PPP)% 2USD/ngày(PPP)%

Nguồn: www Worldbank Org.vn

Sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người đã giúp cho khoản chi tiêu của ngườidân được đảm bảo nhiều hơn, và tăng lên đáng kể, góp phần giảm mạnh tỷ lệ dân sốsống dưới mức nghèo khổ Tỷ lệ dân số sống dưới mức 1USD/ngày và dưới mức2USD/ngày đã giảm từ 50.8% và 87.0% trong năm 1990 xuống còn 10.6% và 53.4%năm 2004

Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế cũng đã góp phần làm giảm tỷ lệnghèo đói Nếu như tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ (1USD/ngày) năm 1993 là58% thì đến năm 2006 giảm xuống còn 16% , 34 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo, tỷ

lệ người nghèo giảm đi rõ rệt

Biểu đồ 4: Tỷ lệ nghèo chung của cả nước

Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao, hàng năm, số tiền đóng góp, hỗ trợ người nghèo

từ ngân sách nhà nước và từ đóng góp của các cá nhân, xí nghiệp là khá lớn Nhờ vậy

Trang 11

tỷ lệ người dân nghèo được hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, thoát khỏi cảnh nghèongày càng tăng, người nghèo được hỗ trợ, có thể tự lo liệu cho cuộc sống của họ, đờisống dần được cải thiện, tỷ lệ người nghèo giảm đi rõ rệt.

Giảm nghèo cả ở khu vực thành thị lẫn nông thôn, khu vực thành thị, tỉ lệ ngườinghèo giảm xuống còn 4%, khu vực nông thôn nếu năm 1993 2/3 dân số nông thônđược coi là nghèo thì đến năm 2006 chỉ còn 1/5

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các ngành nghề đã giúp giảiquyết được một lượng lớn lao động thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể Kể từnăm 2006 đến nay, cả nước đã tạo việc làm cho 4.7 triệu người, năm 2008 là 1.35triệu người, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi rõ rệt nhờ những chính sách tạo việc làm chongười lao động như cho các doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh vay vốn mở rộng sảnxuất, tạo việc làm cho người lao động, chính sách xuất khẩu lao động, chính sách đàotạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ kĩ thuật cho người lao động, tăng cơ hộitìm kiếm việc làm cho họ…

Chính sách xuất khẩu lao động bình quân mỗi năm đưa được 83 nghìn lao động

đi làm việc ở nước ngoài (chiếm 5% số lao động được giải quyết việc làm của cảnước) Đến nay có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, hàngnăm gửi về nước khoảng 1.6-2 tỷ USD Chất lượng lao động xuất khẩu được cải thiện

Biểu đồ 5: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị.

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 0

Trang 12

năm giải quyết việc làm cho 1.2-1.4 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp cả ở thành thị vànông thôn có xu hướng giảm đi

- Cải thiện đời sống dân cư: điện, nước sinh hoạt, đầu tư cơ sở hạ tầng

Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độtăng trưởng cao và khá ổn định, thu nhập bình quân đầu người đã vượt khỏi ngưỡngcủa các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp, tiến tới là một nước đang pháttriển có mức thu nhập trung bình

Tăng trưởng kinh tế cao, từ đó mức sống hộ gia đình được cải thiện đáng kể Chitiêu của các hộ gia đình cũng tăng lên theo các năm, chi tiêu của các hộ gia đình năm

2002 tăng 21.3% so với năm 1999, tăng trung bình 8.6%/năm Năm 2004 chi tiêu củacác hộ gia đình tăng 35.1% so với năm 2002, và tốc độ tăng chi tiêu của năm 2006 sovới năm 2004 là 28.8% Đây là tốc độ tăng khá, và lại trở thành một trong nhữngnguyên nhân góp phần làm kinh tế tăng trưởng cao trong những năm gần đây

Trong cơ cấu chi tiêu; phần chi cho ăn uống giảm từ 63% năm 1999 xuống còn56.7% năm 2001-2002, chi cho mua xắm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng từ 3.8% lên8%, chi cho y tế tăng từ 4.6% lên 5.7%, cho giáo dục tăng từ 4.6% lên 6.2%, chi cho

đi lại và bưu điện tăng từ 6.7% lên 10% Và cho đến năm 2006 chi cho ăn uống chỉcòn chiếm 47.5%, chi cho mua xắm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng lên 9.2%, chicho y tế, giáo dục cũng tăng lên Điều này chứng tỏ mức sống của người dân đã đượccải thiện, chi tiêu không chỉ là chăm lo cho nhu cầu ăn uống đơn thuần mà còn chăm

lo đến sức khoẻ và các nhu cầu sinh hoạt khác

Số hộ có nhà kiên cố đạt 17.2%, bán kiên cố là 58.3%, nhà tạm, nhà khác là24.6% Năm 2006 tỷ lệ hộ có nhà kiên cố tăng lên 23.7%, bán kiên cố là 60.3%, nhàtạm, nhà khác chỉ còn lại 16% Hộ có đồ dùng lâu bền đạt 96.9%, rất nhiều hộ có đồdùng có giá trị như ô tô, xe máy…

Các điều kiện cơ sở hạ tầng - điện, nước sạch và vệ sinh- đều đã được cải thiệnmột cách đáng kể Nếu trong năm 1993, chỉ có 48% tổng số dân được sử dụng điệnlàm nguồn chiếu sáng chính tỉ lệ này tăng gần gấp đôi vào năm 2004, 94% Tỉ lệ dân

số được sử dụng nước sạch tăng lên 3 lần so với cùng thời kỳ, tăng từ 26% năm 1994lên 88% năm 2004 Trong lĩnh vực vệ sinh tình hình cũng được cải thiện một cách tíchcực: tỉ lệ dân số có hố xí hợp vệ sinh tăng từ 10% năm 1993 lên 32% năm 2004

Bảng 8: Một số chỉ tiêu phi thu nhập của người dân (1993 – 2004)

Cơ sở hạ tầng

% dân số nông thôn có trung tâm y tế công

cộng

Ngày đăng: 18/10/2013, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng1: Cơ cấu GDP theo ngành - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 1 Cơ cấu GDP theo ngành (Trang 4)
Bảng 2: cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP của Việt Nam - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 2 cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP của Việt Nam (Trang 6)
Chia theo loại hình kinh tế, nhờ những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn  đầu tư nước ngoài đã tạo nên sự dịch chuyển lao động theo thành phần kinh  tế - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
hia theo loại hình kinh tế, nhờ những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên sự dịch chuyển lao động theo thành phần kinh tế (Trang 8)
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 4 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế (Trang 8)
Bảng 5: Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP theo   tỷ lệ % - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 5 Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP theo tỷ lệ % (Trang 12)
Bảng 8: Một số chỉ tiêu phi thu nhập của người dân (1993 – 2004) - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 8 Một số chỉ tiêu phi thu nhập của người dân (1993 – 2004) (Trang 19)
Bảng 9: Tỷ lệ hộ nghèo theo bình chọn của địa phương được hưởng lợi từ các dự án chính sách của chương trình 135 và chương trình 143 năm  - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 9 Tỷ lệ hộ nghèo theo bình chọn của địa phương được hưởng lợi từ các dự án chính sách của chương trình 135 và chương trình 143 năm (Trang 20)
Bảng 9: Tỷ lệ hộ nghèo theo bình chọn của địa phương được hưởng lợi   từ các dự án chính sách của chương trình 135 và chương trình 143 năm - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 9 Tỷ lệ hộ nghèo theo bình chọn của địa phương được hưởng lợi từ các dự án chính sách của chương trình 135 và chương trình 143 năm (Trang 20)
Bảng 11: Hệ số Gini chia theo thành thị - nông thôn và vùng. - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 11 Hệ số Gini chia theo thành thị - nông thôn và vùng (Trang 24)
Bảng 12: Chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm giàu nghèo - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 12 Chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm giàu nghèo (Trang 25)
Bảng 12: Chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm giàu nghèo - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 12 Chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm giàu nghèo (Trang 25)
- Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
h ênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng (Trang 26)
Bảng 13: Thu nhập thực tế bình quân đầu người - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 13 Thu nhập thực tế bình quân đầu người (Trang 26)
Bảng 13: Thu nhập thực tế bình quân đầu người - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 13 Thu nhập thực tế bình quân đầu người (Trang 26)
Bảng 14: Chi tiêu hộ gia đình phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng. - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 14 Chi tiêu hộ gia đình phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng (Trang 28)
Bảng 15: Tỷ lệ nghèo chia theo vùng. - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 15 Tỷ lệ nghèo chia theo vùng (Trang 29)
Bảng 15: Tỷ lệ nghèo chia theo vùng. - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 15 Tỷ lệ nghèo chia theo vùng (Trang 29)
Bảng 16: Thu nhập lao động của các ngành - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 16 Thu nhập lao động của các ngành (Trang 30)
Bảng 16: Thu nhập lao động của các ngành - Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Bảng 16 Thu nhập lao động của các ngành (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w