1999 2002 2004 2006
cả nước 221 269 360 460
Phân theo thành thị và nông thôn
Thành thị 373 461 595 738
Nông thôn 175 211 284 359
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 223 274 378 479
Trung du và miền núi phía Bắc 167 201 265 336 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung 178 217 288 362
Tây Nguyên 251 202 295 391
Đông Nam Bộ 385 476 611 785
Đồng bằng sông Cửu Long 246 258 335 435
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Mặc dù chi tiêu bình quân đầu người ở cả thành thị và nông thôn, ở các vùng đều tăng, nhưng chênh lệch chi tiêu giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng cũng không hề giảm bớt. Nếu như năm 1999 tỷ lệ chênh lệch chi tiêu giữa thành thị và nông thôn là 2.1 lần thì năm 2006 tỷ lệ này vẫn gần như không hề dịch chuyển. Nếu như Đông Nam bộ là vùng có mức chi tiêu lớn nhất của cả nước và vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng có mức chi tiêu thấp nhất thì tỷ lệ chênh lệch chi tiêu giữa 2 vùng này năm 1999 là 2.3 lần thì đến năm 2006 tỷ lệ này không hề giảm bớt mà còn có xu hướng tăng lên thành 2.33 lần.
Qua đó có thể thấy rằng kinh tế nước ta phát triển không đồng đều giữa các vùng. Từ đó gây nên tình trạng chênh lệch thu nhập, chênh lệch mức sống giữa các vùng.
- Chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa thành thị - nông thôn và giữa các vùng. vùng.
Tăng trưởng kinh tế cao nhưng mức độ chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa các vùng là rất lớn. Và tỷ lệ chênh lệch có xu hướng gia tăng qua các năm.
Bảng 15: Tỷ lệ nghèo chia theo vùng.
1993 1998 2003 2004 2006
Tỷ lệ nghèo chung cả
nước 51.8 37.4 23 19.5 16
Miền núi phía Bắc 81.5 64.2 43.9 35.1 31.9
Đồng bằng sông Hồng 62.7 29.3 22.4 12.1 8.8
Bắc Trung bộ 74.5 48.1 43.9 30.9 29.1
Duyên hải miền Trung 47.2 34.5 25.2 19.0 12.6
Tây Nguyên 70.0 62.4 51.8 33.1 28.6
Đông Nam bộ 37.0 12.2 10.6 5.4 5.8
Đồng bằng sông Cửu
Long 47.1 36.9 23.4 19.5 10.3
Nguồn: Niên giám thống kê
Mặc dù tỷ lệ nghèo chung của cả nước và từng vùng đã giảm đi rõ rệt, tỷ lệ nghèo của cả nước đã giảm từ 51.8% (1993) xuống còn 19.5% (2004) Tuy nhiên tỷ lệ người nghèo giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch rõ rệt. Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên là những vùng có tỷ lệ người nghèo lớn nhất trong cả nước, lớn hơn rất nhiều so với các vùng khác. Đông Nam bộ luôn là vùng có tỷ lệ nghèo thấp nhất cả nước, năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo chỉ có 5,4%. Ít hơn tới 7 lần so với khu vực miền núi phía Bắc.
Tăng trưởng kinh tế cao nhưng tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn cũng chênh lệch vẫn ở mức đáng báo động và có xu hướng gia tăng mức độ chênh lệch.
Biểu đồ 6: Tỷ lệ nghèo ở thành thành thị và nông thôn
Mặc dù tỷ lệ nghèo ở cả thành thị và nông thôn đã giảm đáng kể, tỷ lệ nghèo ở thành thị giảm tử 9.2 % năm 1998 xuống còn 3.9% năm 2006, tỷ lệ nghèo ở nông thôn cũng đã giảm đáng kể từ 45.5% năm 1998 xuống còn 20.4% năm 2006 nhưng chênh lệch tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng. Năm 1998 tỷ lệ nghèo ở nông thôn gấp 4.9 lần tỷ lệ nghèo ở thành thị, năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 5.2%
Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo mặc dù còn 11% nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo là rất lớn, khả năng dễ bị tổn thương cao, chỉ cần nâng mức chuẩn nghèo lên một chút thì sẽ dễ dàng trở lại là hộ nghèo. Năm 2008 vừa qua cả nước có tới 957.6 nghìn lượt hộ thiếu đói và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói, tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Trung Du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.