skkn HƯỚNG dẫn học SINH GIỎI hóa lớp 9 GIẢI bài tập hóa học vô cơ THEO PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG

28 2.4K 4
skkn HƯỚNG dẫn học SINH GIỎI hóa lớp 9 GIẢI bài tập hóa học vô cơ THEO PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC TRƯỜNG THCS TRUNG NGUYÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỎI HÓA LỚP 9 GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ THEO PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG Môn: Hóa học Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên Mã: 33 Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Điện thoại: 0943310902 Email: nguyenhoangtung04@yahoo.com.vn Tháng 4 năm 2013 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………… 5 I. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 5 1. Cơ sở lý luận………………………………………………………. 5 2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………. 5 II. Mục đích ngiên cứu……………………………………………………. 6 III. Đối tương và khách thể nghiên cứu …………………………………. 6 1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………… 6 2. Khách thể nghiên cứu …………………………………………… 6 IV. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………… 6 1. Giới hạn về không gian, thời gian nghiên cứu ……………… 6 2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu …………………………… 6 V. Phương pháp nghiên cứu …………………………………….………… 6 PHẦN II: NỘI DUNG ………………………………………….………… 7 I. Cơ sở lý luận về bài toán giải theo phương pháp tăng giảm khối lượng. II. Kinh nghiệm vận dụng đề tài vào thực tiễn. ………………………… 8 Dạng 1: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng giải bài toán xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch. ……………………………… ……… 8 1. Phương pháp giải 2. Bài tập mẫu Dạng 2: Áp dụng tăng giảm khối lượng giải bài toán có phản ứng phân huỷ. ………………………………………………………………….…… 11 1. Phương pháp giải: 2. Bài tập mẫu: Dạng 3: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng giải bài toán xảy ra phản ứng thế. …………………………………………………… ………. 13 1. Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B.13 a. Phương pháp giải: b. Bài tập mẫu: 2. Nhúng 2 kim loại A và B vào dung dịch muối của kim loại C …. 15 3. Kim loại A phản ứng với dung dịch muối của kim loại B, C … 18 a. Phương pháp giải: b. Bài tập mẫu: Dạng 4: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng giải bài toán xảy ra phản ứng hoá hợp. ……………………………………………………… 19 1. Phương pháp 2. Bài tập mẫu. III. Bài tập vận dụng và nâng cao ……………………………………… 20 IV. Kết quả đạt được …………………………………………………… 23 PHẦN III - KẾT LUẬN ………………………………………………… 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT HSG Học sinh giỏi PTHH Phương trình hóa học THCS Trung học cơ sở TH1 Trường hợp 1 TH2 Trường hợp 2 Δm↓ Độ giảm khối lượng Δm↑ Độ tăng khối lượng 4 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lý do chọn đề tài. 1. Cơ sở lý luận. Trước những yêu cầu của giáo dục ngày càng cao, đó là không ngừng nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Nhiệm vụ của môn hóa trường THCS ngoài việc giúp học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng môn học, còn phải trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức nâng cao, đặc biệt phương pháp, kỹ năng giải bài tập khó, để học sinh có thể tham dự cuộc thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh do phòng giáo dục và sở giáo dục tổ chức. Đây là một nhiệm vụ mà không phải trường nào cũng có thể làm tốt được, vì nhiều lý do như: Hóa học là một môn khoa học mới đối với các em học sinh ở trường THCS nên kỹ năng của học sinh còn nhiều hạn chế; Chương trình hóa học THCS đồng tâm với chương trình Trung học phổ thông, nên lượng kiến thức với HSG là rất rộng (nhiều bài toán trong các kỳ thi HSG lớp 9 cấp huyện, cấp tỉnh tương đương với đề thi vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước); Một bộ phận giáo viên chưa có đủ các tư liệu cũng như kinh nghiệm để đảm nhiệm công tác bồi dưỡng HSG. Mặt khác, số tiết luyện tập trong chương trình lại rất ít chỉ có 5 trong số 70 tiết học (chương trình hóa học lớp 9), nên việc rèn kỹ năng cho học sinh với giáo viên gặp không ít khó khăn. Điều đó đòi hỏi giáo viên hóa phải có phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh dễ hiểu, dễ làm, dễ nhớ, dễ vận dụng. Trong thực tế có nhiều phương pháp giải bài tập hóa, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng song việc giải bài tập hóa học theo phương pháp tăng giảm khối lượng là một trong những phương pháp có những ưu điểm nổi bật như: phù hợp với nhận thức của lứa tuổi học sinh THCS; áp dụng được cho nhiều bài toán cả vô cơ và hữu cơ; tránh được việc lập nhiều phương tình, từ đó học sinh không phải giải các phương trình phức tạp; giúp học sinh tìm ra kết quả của một sồ bài toán nhanh hơn, độ chính xác cao hơn. 2. Cơ sở thực tiễn. Là một giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG Hóa 9 nhiều năm, tôi đã có dịp được trao đổi với nhiều giáo viên dạy đội tuyển HSG hóa để có thêm kinh nghiệm giảng dạy bồi dưỡng đội tuyển. Qua giảng dạy và khảo sát từ thực tế, tôi đã thấy được nhiều vấn đề mà trong đội tuyển HSG hóa còn nhiều lúng túng, nhất là khi giải quyết các bài toán phải xét nhiều trường hợp, những bài toán phải lập nhiều phương trình, hay những bài tập không biết rõ hiệu suất phản ứng, … Trong khi loại bài tập này hầu như năm nào cũng có trong các đề thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh. Hơn nữa, trong các kỳ thi vào đại học, cao đẳng, với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay thì hướng dẫn cho học sinh giải toán theo phương pháp tăng giảm khối lượng ngay ở bậc THCS là việc làm rất cần thiết. Nhất là đối với học sinh giỏi Hóa 9. 5 Từ những vấn đề nêu trên cá nhân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để viết và áp dụng đề tài “Hướng dẫn học sinh giỏi hóa lớp 9 giải bài tập hóa học vô cơ theo phương pháp tăng giảm khối lượng” vào bồi dưỡng học sinh giỏi với mong muốn cung cấp cho học sinh một phương pháp giải bài tập mới, và vận dụng phương pháp này vào giải bài tập một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn. Đồng thời bước đầu cho học sinh được tiếp cận và làm quen với một phương pháp trong hệ thống các phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm làm tiền đề cho học sinh học tập bộ môn tốt hơn ở các bậc học tiếp theo. II. Mục đích ngiên cứu. Hướng dẫn học sinh giỏi giải bài tập hóa học theo phương pháp tăng giảm khối lượng ở bậc THCS. Đưa ra một số dạng bài tập có thể giải bằng phương pháp tăng giảm khối lượng giúp học sinh dễ nhận dạng, dễ học, dễ nhớ, dễ vận dụng. III. Đối tương và khách thể nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Hướng dẫn học sinh giỏi lớp 9 giải bài tập hóa học theo phương pháp tăng giảm khối lượng 2. Khách thể nghiên cứu Học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc. IV. Phạm vi nghiên cứu 1. Giới hạn về không gian, thời gian nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Trung Nguyên huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian nghiên cứu là 7 năm từ năm 2006 đến năm học 2013 2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cách giải một số dạng bài tập theo phương pháp tăng giảm khối lượng tập trung vào hóa vô cơ V. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tham khảo tài liệu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát các tư liệu. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phỏng vấn, trò chuyện, điều tra), tổng kết kinh nghiệm. 6 PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận về bài toán giải theo phương pháp tăng giảm khối lượng. Dựa vào tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác, để xác định khối lượng hỗn hợp hay một chất. Dựa vào PTHH tìm sự thay đổi về khối lượng của 1 mol chất A thành 1 mol chất B hoặc x mol chất A thành y mol chất B (có thể xảy ra qua giai đoạn trung gian) ta có thể tính được số mol các chất tham gia phản ứng và ngược lại. Phương pháp này thường được áp dụng để giải các bài toán vô cơ và hữu cơ mà phản ứng xảy ra thuộc phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng giữa kim loại mạnh không tan trong nước đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, phản ứng trao đổi trong dung dịch ,…. Đặc biệt các bài toán đề cho không đủ dữ kiện, bài toán không biết hiệu suất phản ứng. Để áp dụng tốt phương pháp này ngoài việc vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng trong chương trình học sinh cần lưu ý: * Với phản ứng của kim loại với dung dịch muối: - Dãy hoạt động hóa học của kim loại K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Au. - Nếu một kim loại A cho vào dung dịch muối của một kim loại B Điều kiện phản ứng: + Kim loại tham gia mạnh hơn kim loại trong muối +Muối tham gia và tạo thành phải tan - Nếu một kim loại A cho vào dung dịch chứa 2 muối của kim loại B, C. Giả sử trong dãy hoạt động hóa học A đứng trước B, B đứng trước C, thứ tự phản ứng xảy ra như sau; A + C n+ → A m+ + C↓ Nếu sau phản ứng còn dư A, xảy ra tiếp phản ứng A + B a+ → A m+ + B↓ - Nếu hai kim loại A và B cho vào dung dịch chứa một muối của kim loại C. Giả sử trong dãy hoạt động hóa học A đứng trước B, B đứng trước C, thứ tự phản ứng xảy ra như sau: A + C n+ → A m+ + C↓ - Nếu sau phản ứng trên vẫn còn dư muối của kim loại C, sẽ xảy ra tiếp phản ứng B + C n+ → B a+ + C↓ * Với phản ứng trao đổi trong dung dịch. Điều kiện xảy ra phản ứng: Các chất tham gia phản ứng tan Sản phẩm có ít nhất một chất kết tủa hoặc chất khí hoặc chất dễ bay hơi 7 II. Kinh nghiệm vận dụng đề tài vào thực tiễn. Khi thực hiện đề tài này trước tiên tôi thường giới thiệu sơ đồ định hướng giải bài tập theo phương pháp tăng giảm khối lượng, áp dụng cho tất cả các dạng. Gồm 4 bước: - Bước 1: Mô tả quá trình biến đổi về chất dưới dạng các PTHH, hoặc dạng sơ đồ chuyển hóa. - Bước 2: Mô tả quá trình biến đổi về lượng ở dạng số mol, hoặc khối lượng, hoặc thể tích khí. - Bước 3: Lập mối quan hệ lượng – chất dưới dạng các phương trình hoặc biểu thức toán học - Bước 4: Giải phương trình các mối quan hệ để trả lời bài toán Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh phương pháp giải theo từng dạng. Mức độ bồi dưỡng từ dễ đến khó, dần hình thành cho học sinh các kỹ năng từ biết làm đến thành thạo, linh hoạt và sáng tạo. Khi dạy mỗi dạng tôi chia thành 3 phần: - Giới thiệu phương pháp giải - Một số bài tập mẫu - Bài tập vận dụng và nâng cao Tùy vào độ khó của mỗi dạng mà trong quá trình thực hiện tôi có thể hoán đổi thứ tự thực hiện các bước trên. Sau đây là một số dạng bài tập giải theo phương pháp tăng giảm khối lượng được tôi thực hiện và đúc kết từ thực tế. Trong giới hạn của đề tài, tôi chỉ nêu 4 dạng thường gặp sau: Dạng 1: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng giải bài toán xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch. 1. Phương pháp giải MCO 3 + HCl MCl 2 + CO 2 + H 2 0 a (mol) a (mol) Độ tăng khối lượng khi chuyển từ a mol MCO 3 thành a mol MCl 2 là ∆m↑ = − Cl – −2 3 CO = 2a. Cl − – a. 3 CO − = 2a . 35,5 – a. 60 = 71a (g) Nếu biết độ tăng khối lượng ta có thể tìm được số mol muối a = ∆m↑ 2 − Cl – CO 3 2- 8 m m M (mol) M M M * Xét phản ứng: CaO + 2HCl CaCl 2 + H 2 O a (mol) a (mol) Độ tăng khối lượng khi chuyển a mol CaO thành a mol CaCl 2 là: ∆m↑ = − Cl - O = 2a. M Cl − – a. M O = 2a. 35,5 – a.16 = 55a (g) - Nếu biết độ tăng khối lượng ta có thể tìm được số mol chất phản ứng: ∆m↑ 2. − Cl – O * Xét phản ứng: CaCl 2 + 2AgNO 3 Ca(NO 3 ) 2 + 2AgCl↓ a(mol) 2a (mol) Độ tăng khối lượng khi chuyển a mol CaCl 2 thành 2a mol AgCl là: ∆m↑ = + Ag – +2 Ca = 2a. M Ag + – a . M +2 Ca = 2a. 108 – a . 40 = 176 a (g) ∆m↑ => Số mol a = 2 + Ag – +2 Ca * Như vậy để tính được độ tăng hay giảm khối lượng ngoài việc chú ý đến tỉ lệ số mol các chất tham gia phản và tạo thành, ta cần chú ý đến thành phần phân tử của chất phản ứng và tạo thành để xác định sự tăng hay giảm khối lượng là do thành phần nào để xác định mối quan hệ . 2. Bài tập mẫu Bài tập 1: Hoà tan 8,18 gam hỗn hợp Na 2 CO 3 , CaCO 3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 1,792 lít (đktc). Cô cạn dung dịch X được m gam mối khan * Gợi ý học sinh. - Dựa vào n khí => −2 3 CO phản ứng => − Cl phản ứng - Áp dụng tăng giảm: muối x = hỗn hợp + ∆m tăng hoặc muối x = hỗn hợp - ∆m giảm 9 m m M M m m M m n m m M n m a = Giải: CO 2 = 4,22 792,1 = 0,08 (mol) PTHH: Na 2 CO 3 + 2HCl 2 NaCl + CO 2 + H 2 O CaCO 3 + 2HCl CaCl 2 + CO 2 + H 2 O theo PTHH: −2 3 CO phản ứng = CO 2 = 0,08 (mol) − Cl = HCl = 2. CO 2 = 2.0,08 = 0,16 (mol) Độ tăng khối lượng của hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là: ∆m↑ = − Cl - −2 3 CO = 0,16 . 35,5 – 0,08. 60 = 0,88 (g) Khối lượng muối khan thu được là: m X = m hỗn hợp + ∆m↑ = 8,18 + 0,88 = 9,06 (g) Bài tập 2: (HSG Lớp 9 Vòng Tỉnh 2007 – 2008) Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là hai halogen của 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được 57,34 gam chất kết tủa. Tìm công thức của NaX, NaY và khối lượng mỗi muối. * Gợi ý học sinh: - Trong các muối bạc halogenua chỉ có AgF không kết tủa. - HS phát hiện. Nếu X, Y là Flo thì kết tủa thu được chỉ có AgCl => bài toán này chia 2 trường hợp. Giải: TH1: X, Y là Flo và Clo PTHH: NaCl + AgNO 3 AgCl ↓ + NaNO 3 AgCl = 5,143 34,57 . 58,5 = 23,4 (g) NaF = 31,84 – 23,4 = 8,44 (g) TH2: X, Y là các halogen khác Gọi công thức hóa học của hai muối halogen là Na − R PTHH: Na − R + AgNO 3 Ag − R ↓ + NaNO 3 a (mol) a (mol) Độ tăng khối lượng của muối khi chuyển a mol Na − R thành a mol Ag − R 10 n n n n n n m m m m [...]... cao chất lượng bộ môn đặc biệt là chất lượng HSG Để hướng dẫn học sinh giỏi hóa lớp 9 giải bài tập hóa học vô cơ theo phương pháp tăng giảm khối lượng có hiệu quả, người giáo viên cần phải: Tâm huyết với nghề Nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn trong quá trình trình giảng dạy Rèn luyện kĩ năng phân tích đề cho học sinh Chỉnh sửa kịp thời những học sinh làm sai bài toán và đưa ra nguyên nhân mà học sinh đã... kĩ năng giải toán hóa học 9 tác giải Huỳnh Văn Út NXB giáo dục năm 2008 6 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 9 tác giả Huỳnh Văn Út NXB giáo dục năm 2008 7 Những chuyên đề hay và khó hóa học THCS tác giả Hoàng Thành Chung NXB giáo dục năm 20 09 8 Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hoá học vô cơ tác giả Cao Thị Thiên An NXB ĐHQG Hà Nội năm 2008 9 Hướng dẫn giải nhanh bài tập trắc... rõ họ tên) 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách bài tập hóa học 9 tác giải Lê Xuân Trọng NXB giáo dục năm 2007 2 350 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao hóa học 9 tác giả Ngô Ngọc An NXB giáo dục năm 2008 3 Hệ thống kiến thức hóa học và rèn luyện giải bài tập hóa học 8 tác giả Ngô Ngọc An NXB giáo dục năm 20 09 4 Kiến thức cơ bản và hướng dẫn giải đề thi môn hóa học tác giả Nguyễn Xuân Trường – Vũ Anh Tuấn NXB... học 2006 – 2007 cho đến nay Năm học Số HS đạt giải cấp huyện Số HS đạt giải cấp tỉnh 2006-2007 1 Ba 1 Ba 2007-2008 1 Nhất, 1 KK 1 KK 2008-20 09 Ghi chú Nghỉ sinh con 20 09- 2010 1 Nhất, 1 Nhì 1 KK 2010-2011 1 Nhì, 2 KK 1 Ba, 1 KK 1 Nhì 1 Nhì 1 Ba 1 KK 2011-2012 2012-2013 23 PHẦN III - KẾT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm về Hướng dẫn học sinh giỏi hóa lớp 9 giải bài tập hóa học vô cơ theo phương pháp. .. có thể tăng hoặc giảm A + Bn+ Am+ + B↓ (kết tủa) - Nếu MB > MA thì khối lượng thanh kim loại tăng Độ tăng khối lượng (∆m) = m B(kết tủa) - mA tan ra Khối lượng thanh A sau phản ứng = mA tan ra + Độ tăng khối lượng VD: Fe + CuSO4 M FeSO4 + Cu M Ta thấy Cu > Fe => khối lượng thanh kim loại tăng 13 - Nếu MB < MA thì khối lượng thanh kim loại giảm Độ giảm khối lượng = mA tan – mB (kết tủa) Khối lượng thanh... tập hóa học vô cơ theo phương pháp tăng giảm khối lượng mà tôi đã đúc rút được qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG Tuy đây chỉ là một phương pháp trong hệ thống các phương pháp giải bài tập hoá học, song nếu học sinh vận dụng tốt phương pháp này thì việc giải quyết các bài tập hoá học nhiều trường hợp hay những bài tập không biết rõ hiệu suất phản ứng, những bài toán thiếu dữ kiện sẽ trở lên đơn... khối lượng của kim loại áp dụng cho từng phương trình phản ứng 15 - Bước 3: Lập phương trình mối liên hệ về sự tăng, giảm khối lượng bằng phương trình toán học - Bước 4: Giải phương trình toán học tìm câu trả lời Đây là loại bài tập khó vì thế nếu học sinh giải bằng phương pháp truyền thống sẽ rất lúng túng và khó khăn, sau đây là một ví dụ b Bài tập mẫu Bài tập (trích đề thi HSG huyện Yên Lạc 2010... phương pháp tăng giảm khối lượng sẽ làm cho bài toán trở lên đơn giản hơn Khi giải học sinh không phải lập nhiều phương trình từ đó không phải giải hệ phương trình phức tạp, khắc phục được yếu điểm của phần lớn học sinh 3 Kim loại A phản ứng với dung dịch muối của kim loại B, C a Phương pháp giải: Thực hiện tương tự như dạng 3.2: b Bài tập mẫu: (Đề thi HSG lớp 9 huyện Yên Lạc 2008 – 20 09) Cho a gam bột... (mol) Vậy khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân huỷ là: mCu ( NO3 )2 = 0, 005.188 = 0 ,94 ( g ) Dạng 3: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng giải bài toán xảy ra phản ứng thế Dạng này chỉ đề cập đến bài tập xảy ra phản ứng của kim loại với dung dịch muối 1 Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B a Phương pháp giải: Nếu B bị đẩy và bám hoàn toàn vào thanh kim loại A, khối lượng thanh... (g) Khối lượng Cu sinh ra là: m Cu = 0,125 64 = 8 (g) Bài 2: Ngâm 1 vật bằng Cu có khối lượng 50 gam vào 250g dung dịch AgNO3 6% Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO 3 trong dung dịch giảm 17% Xác định khối lượng vật sau phản ứng 14 Bài làm: * GV gợi ý - Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm bằng lượng AgNO3 phản ứng => tính được số mol Ag phản ứng - Xác định sau phản ứng kim loại thanh kim loại tăng . Hướng dẫn học sinh giỏi hóa lớp 9 giải bài tập hóa học vô cơ theo phương pháp tăng giảm khối lượng vào bồi dưỡng học sinh giỏi với mong muốn cung cấp cho học sinh một phương pháp giải bài tập. NGHIỆM Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỎI HÓA LỚP 9 GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ THEO PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG Môn: Hóa học Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên Mã: 33 Người thực. nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Hướng dẫn học sinh giỏi lớp 9 giải bài tập hóa học theo phương pháp tăng giảm khối lượng 2. Khách thể nghiên cứu Học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Trung Nguyên, huyện

Ngày đăng: 20/11/2014, 15:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan