1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

đề án phát triển khu du lịch mộc châu thành khu du lịch trọng điểm quốc gia

7 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 25,72 KB

Nội dung

án phát tri n khu du l ch M c Châu thành khu du l ch Đề ể ị ộ ị tr ng i m qu c giaọ đ ể ố • Cỡ chữ • In bài này • Email • Gửi ý kiến! Xếp hạng : • 1 • 2 • 3 • 4 • 5 (1 Bình chọn) 1. Phạm vi nghiên cứu: Quy mô nghiên cứu bao gồm: Thị trấn, thị tứ, các khu du lịch, điểm du lịch và các khu vực có tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu. 2. Nhiệm vụ đề án phát triển khu du lịch quốc gia: - Cụ thể hoá thế mạnh về du lịch của tiểu vùng du lịch Tây Bắc. - Đánh giá toàn diện hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn toàn huyện. - Phối hợp đồng bộ các thành phần kinh tế - xã hội trên địa bàn trong vấn đề cùng tham gia vào phát triển du lịch. - Quảng bá và xây dựng hình ảnh và hệ thống thương hiệu của du lịch Mộc Châu, thể hiện được sự đặc trưng và tính hấp dẫn cao. 3. Các chiến lược marketing - Thị trường mục tiêu Khu du lịch Mộc Châu được coi như là một sản phẩm du lịch của quốc gia và được xác định thị trường như sau: + Khách quốc tế gồm châu Âu, châu Á, Úc, châu Mỹ và thị trường khách nội địa chủ yếu khu vực Hà Nội. + Thị trường các nhà đầu tư: các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, thể thao. - Chiến lược phát triển sản phẩm: Với thị trường xác định và có mục tiêu thì sản phẩm cần hướng tới là: + Phát triển du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên, cộng đồng dân cư, nghỉ dưỡng hướng tới thị trường khách du lịch thông thường; + Du lịch sinh thái rừng, nghiên cứu văn hoá - cộng đồng, hướng đến thị trường khách du lịch lựa chọn. + Du lịch văn hoá - lễ hội, hướng đến nhu cầu giao lưu và tìm hiểu văn hoá bản địa. + Phát triển du lịch gắn với thương mại và nông nghiệp. + Du lịch tham quan nông nghiệp, mục tiêu hướng tới thị trương khách có nhu cầu giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp. + Du lịch thương mại, hướng tới khách du lịch có nhu cầu trao đổi và hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. + Du lịch MICE, gắn với các sự kiện như hội nghị hội thảo, tập huấn, các hội chợ triển lãm và các sự kiện văn hoá xã hội khác. + Du lịch gắn với sự kiện: văn hoá, xã hội và thể dục thể thao 4. Định hướng về tô chức không gian: 4.1. Định hướng phát triển cụm du lịch. a. Cụm du lịch thị xã Mộc Châu. Đây là trung tâm du lịch của huyện. Ranh giới bao gồm thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông Trường và các xã Đông Sang, Mường Sang, Chiềng Hắc, Chiềng Sơn, Tân Lập, Chiềng Khừa, Lóng Sập, một phần xã Phiêng Luông. Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch tham quan thị trấn Mộc Châu; Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; Du lịch thể thao tập huấn; Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ, tổ chức các sự kiện; Du lịch hợp tác thương mại; Du lịch tham quan nông nghiệp; Du lịch văn hoá - lễ hội tại thị xã Mộc Châu; Du lịch tham quan hang Động. b. Cụm du lịch phía Bắc huyện Mộc Châu. Bao gồm các xã : Chiềng Khoa, Mường Men, Chiềng Yên, Tô Múa, Mường Tè, Hua Păng, Nà Mường, Quy Hướng, Suối Bảng, Liên Hoà, Song Khủa, Tân Hợp, Tà Lại và một phần xã Phiêng Luông. Trung tâm du lịch phụ trợ đặt tại khu vực bản Nà Sà thuộc xã Nà Mường và bản Khoỏng thuộc xã Mường Men. Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch sinh thái cộng đồng; Du lịch tham quan tự nhiên; Du lịch tham quan nông nghiệp; Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; Du lịch trải nghiệm, thể thao mạo hiểm; Du lịch tham quan sông Đà. c. Cụm du lịch phía Đông Nam huyện Mộc Châu. Bao gồm các xã : Xuân Nha, Tân Xuân, Vân Hồ, Lóng Luông. Trung tâm vùng du lịch đặt tại xã Tân Xuân. Các điểm tài nguyên du lịch thuộc cụm du lịch Đông Nam bao gồm: Du lịch tham quan thiên nhiên; Du lịch văn hoá - lễ hội dân gian; Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch cộng đồng. 4.2. Định hướng phát triển tuyến du lịch a. Tuyến du lịch chính: + Mộc Châu - Vân Hồ - Lóng Luông. + Mộc Châu - Chiềng Hắc - Thị xã Sơn La. + Mộc Châu - Nà Mường - Quy Hướng. + Mộc Châu - Mường Sang - Lóng Sập. B. Tuyến du lịch phụ trợ: + Tuyến Bó Nhàng (Vân Hồ) - địa phận hạt 5 (Phiêng Luông) - Thị trấn Mộc Châu + Mộc Châu - Tân Lập - Tà Phình - Nậm Khao - Tân Hợp + Mộc Châu - Chiềng Khoa –Tô Múa - Mường Tè - Quang Minh + Mộc Châu - Chiềng Sơn - Xuân Nha - Vân Hồ hoặc đi Mường Lát + Tuyến du lịch đường thủy tham quan hồ thuỷ điện Hoà Bình 4.3. Định hướng phát triển điểm du lịch: a. Điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp: - Khu Trung tâm du lịch Mộc Châu - Khu du lịch Đồi Thông - bản Áng, xã Đông Sang b. Điểm du lịch sinh thái cộng đồng: - Điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Nà Sài, xã Nà Mường. - Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Xuân Nha, xã Xuân Nha. - Điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Nậm Khao, xã Tân lập. - Điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Khoỏng, xã Mường Men. -Điểm du lịch làng văn hoá dân tộc Lóng Luông, xã Lóng Luông. c. Điểm du lịch tham quan tự nhiên: - Điểm du lịch Thác Dải Yếm xã Đông Sang. - Điểm du lịch suối nước nóng Mường Khoa, xã Chiềng Khoa - Điểm du lịch suối nước nóng Phụ Mẫu - xã Chiềng Yên. - Điểm du lịch suối nước nóng bản Bó - xã Suối Bảng - Điểm du lịch suối nước nóng Hua Păng- xã Hua Păng. - Điểm du lịch khu công nghệ cao tại Thị trấn Mộc Châu. d. Điểm du lịch vui chơi giải trí tổng hợp và chuyên đề: - Công viên vui chơi giải trí (VCGT) tiểu khu 7, thị trấn Mộc Châu. - Công viên VCGT tổng hợp (khu trung tâm hành chính mới). - Công viên VCGT khu du lịch Trung tâm. (thị trấn Mộc Châu) - Công viên sinh thái hồ Bó Nhàng, xã Vân Hồ. 5. Định hướng tổ chức quản lý: Thành lập Ban quản lý dự án khu du lịch quốc gia tại Mộc Châu. 6. Định hướng phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đáp ứng được yêu cầu cầu các hoạt động du lịch, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch hiện có, tạo lực lượng nòng cốt cho ngành du lịch 7. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch: 7.1. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: - Theo dự báo đến năm 2010 Mộc Châu cần khoảng 1.744 phòng khách sạn, năm 2015 cần phòng 3.605 và đến năm 2020 khoảng 6.068 phòng. - Giai đoạn 2010 - 2015 đầu tư mở rộng thêm các điểm lưu trú tại các trung tâm du lịch phụ trợ của các cụm du lịch. - Giai đoạn 2015 - 2020 triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, nhà hàng cao cấp, các khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng, sângolf v.v Năng lực phục vụ được xác định trên cơ sở phân loại số sao. Phấn đấu tới 2020 Mộc Châu phải có ít nhất là 1 hoặc 2 khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. 7.2. Định hướng phát triển cơ sở vui chơi giải trí, thể thao: - Giai đoạn từ 2008 - 2015 chú trọng phát triển các điểm công viên vui chơi giải trí hiện đại và có chất lượng tốt, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. - Giai đoạn 2015 đến 2020 khi du lịch Mộc Châu từng bước đạt được sự phát triển ổn định, Trên cơ sở hệ thống các công viên sẵn có, cần quan tâm hơn tới các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao cao cấp. Xây dựng các khu công viên chuyên đề mang tầm cỡ khu vực và quốc gia. 7.3. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống : Đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng với mục tiêu khai thác có hiệu quả các sản vật của địa phương, thoả mãn nhu cầu ẩm thực của du khách. Đầu tư để nâng cao chất lượng các món ăn Âu, Á phục vụ nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế và khách du lịch công vụ tham dự các hội nghị, hội thảo lớn. Phối hợp ký kết hợp tác đầu tư với các tập đoàn hoặc hệ thống kinh doanh ăn uống đã khẳng định được thương hiệu đầu tư xây dựng hệ thống kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn cao. 7.4. Định hướng phát triển hệ thống các cơ sở thương mại - dịch vụ: - Giai đoạn năm 2008 -2015. Mộc Châu cần tập trung đầu tư nâng cấp và từng bước xây dựng hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ mục đích du lịch và thương mại như: Trung tâm thương mại; Siêu thị; Chợ các loại; Công trình phục vụ hội chợ triển lãm; Khu kinh tế mở vùng biên v.v - Giai đoạn 2015 - 2020 khi du lịch đạt mức tăng trưởng ổn định, bền vững cần phát triển loại hình du lịch kết hợp với thương mại dịch vụ. Xây dựng các tuyến phố đi bộ phục vụ cho du lịch và đáp ứng như cầu tìm hiểu hàng hoá và các cơ hội hợp tác kinh doanh, gia tăng tỉ trọng xuất khẩu và trao đổi hàng hoá và sản vật địa phương. - Xây dựng hệ thống chuẩn cung cấp các dịch vụ thương mại đồng bộ phục vụ cho khách du lịch và người dân bản địa như: Dịch vụ bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ quy đổi tiền tệ, dịch vụ giao nhận vận tải v.v 7.5. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị hội thảo, các cơ sở dịch vụ bổ trợ du lịch: - Đầu tư xây dựng trung tâm điều hành, hướng dẫn du lịch tại Mộc Châu. - Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá trong huyện tạo thêm nhiều điểm tham quan cho khách du lịch. Duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể. - Đầu tư chỉnh trang một số bản văn hoá dân tộc điển hình thu hút khách du lịch bằng các sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù. - Giai đoạn từ nay tới 2015 chủ yếu kết hợp tổ chức hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị hội thảo kết hợp tại các cơ sở lưu trú như: Khách sạn cao cấp, Khu nghỉ dưỡng cao cấp. - Giai đoạn năm 2015 - 2020 cần quan tâm đầu tư xây dựng các trung tâm hội nghị hội thảo, trung tâm triển lãm hội chợ có quy mô lớn và hiện đại mang tầm cỡ quốc gia đủ khả năng tổ chức các sự kiện chính trị, văn hoá, kinh tế - xã hội trọng đại. 8. Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: 8.1. Định hướng phát triển giao thông: a. Về giao thông đường bộ: Giai đoạn từ nay tới 2015 cần tập trung đầu tư xây dựng tuyến giao thông tới các cụm du lịch đã được xác định thuộc phạm vi khu du lịch quốc gia Mộc Châu, đồng thời tạo tiền đề phát triển du lịch tới các vùng bản làng xa xôi, đảm bảo tiêu chuẩn đường miền núi cấp 4: Đầu tư xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe tĩnh tại khu vực trung tâm du lịch chính và các trung tâm du lịch phụ trợ. Giai đoạn 2015 - 2020 hoàn chỉnh mạng giao thông liên vùng trong khu du lịch quốc gia tạo thuận lợi cho du lịch phát triển rộng khắp các bản làng, đảm bảo tiêu chuẩn đường đạt cấp 5, ôtô đi lại thuận tiện. Đầu tư hệ thống bến bãi đỗ xe tại các điểm du lịch, đáp ứng công suất phục vụ từ 200 - 500 khách/ ngày, đêm. b. Giao thông đường thủy: Đề án đề xuất đầu tư xây dựng các cảng du lịch sông Đà tại vị trí các xã Tân Hợp, Quy Hướng, Quang Minh là các điểm nút giao thông đầu mối của khách du lịch tới các trung tâm du lịch phụ trợ thuộc khu du lịch quốc gia. c. Giao thông đường không: Giai đoạn sau 2020, đề xuất xây dựng một sân bay quy mô nhỏ, phục vụ các loại máy bay du lịch cỡ nhỏ, máy bay thể thao nhằm phát triển loại hình du lịch cao cấp bằng đường không tới Khu du lịch Mộc Châu, hoặc phục vụ các hoạt động biểu diễn và các sự kiện lớn khác. 8.2. Định hướng về cấp điện và cấp nước: Nhu cầu nước cho phát triển du lịch năm 2010 là 1.368 m3, năm 2015 là 2.824 m3, năm 2020 là 4.240m3 Nhu cầu điện cho phát triển du lịch năm 2010 là 183.120 KW, năm 2015 là 378.525 KW, năm 2020 là 637.140 KW. 8.3. Định hướng phát triển mạng lưới thông tin liên lạc: Trước mắt cần bổ sung các trạm tiếp sóng điện thoại đến từng điểm dân cư nông thôn và điểm du lịch. Đồng thời phổ cập rộng rãi công nghệ mạng intemet và mạng điện thoại di động. Phấn đấu tới 2015, xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc tới 100% các bản làng trong huyện và thị xã Mộc Châu. 8.4. Định hướng về công tác vệ sinh môi trường và xử lý chất thải: - Xây dựng quy chế quản lý và phân loại chất thải trong các vùng du lịch, xây dựng hệ thống thu gom nước thải tại khu du lịch gắn liền với mạng thu gom và xử lý nước và chất thải rắn của đô thị trước khi được xử lý tại điểm xử lý tập trung. - Xây dựng nhà máy chế biến rác thải nhằm phân loại và chế biến, tái sử dụng các chất thải vô cơ và hữu cơ cho các mục địch sử dụng khác nhau, nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng và tài nguyên tự nhiên. - Khuyến khích khách du lịch và người dân sử dụng các sản phẩm có tính chất thân thiện với môi trường, khả năng tái chế, tái sử dụng cao. 9. Định hướng đầu tư phát triển du lịch: 9.1. Quan điểm đầu tư phát triển: - Tập trung đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch đáp ứng với nhu cầu cho từng giai đoạn phát triển. - Xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư làm cơ sở hoạch định các chiến lược thu hút các vốn đầu tư phát triển du lịch một cách hợp lý từ nhiều nguồn khác nhau cả trong nước và nước ngoài. 9.2. Phân kỳ đầu tư: - Giai đoạn trước mắt từ 2008 - 2010 - 2015 cần ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực về hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông. - Giai đoạn 2010 - 2015 tập trung triển khai đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tới từng điểm du lịch. - Giai đoạn 2015 - 2020 và sau 2020. Tập trung đầu tư cho các dự án nâng cấp phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch có chất lượng cao. Đảm bảo hệ thống thiết bị kỹ thuật đô thị hoàn chỉnh tới từng điểm du lịch và các bản làng. 9.3. Các dự án đầu tư: 9.3.1. Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch: * Giai đoạn 2008 - 2015: Đầu tư xây dựng các tuyến giao thông tới trung tâm các cụm du lịch; Đầu tư xây dựng cảng du lịch; Đầu tư xây dựng các trạm chuyển tải điện; Trạm cấp nước và Nhà máy thu gom xử lý chất thải . * Giai đoạn 2015 - 2020: Xây dựng mạng lưới trạm thông tin tra cứu du lịch điện tử tại các Trung tâm du lịch và điểm du lịch (số lượng 100 trạm ); Xây dựng 2 cảng du lịch tại các xã Tân Hợp, Quang Minh. 9.3.2. Các dự án đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch: * Giai đoạn 2008 - 2015: Cải tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng và các khu du lịch. 10. Nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn: 10.1. Nhu cầu vốn: 212 triệu , tương đương: 3.395 tỉ VNĐ. - Giai đoạn 2008 - 2010: 26 triệu USD, tương đương: 416 tỉ VND. - Giai đoạn 2011- 2015: 63 triệu USD, tương đương: 1.007 tỉ VND. - Giai đoạn 2016 - 2020: 123 triệu USD, tương đương: 1.972 tỉ VND 10.2. Cơ cấu nguồn vốn: - Vốn đầu tư phát triển hạ tầng từ ngân sách nhà nước chiếm tỉ trọng 10%. - Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu và tỉnh Sơn La chiếm tỉ trọng 10%. - Vốn vay ngân hàng và các nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại từ các tổ chức phi chính phủ chiếm tỉ trọng 15%. - Vốn đầu tư trực tiếp từ tư nhân và các doanh nghiệp chiếm tỉ trọng 15% - Vốn liên doanh, liên kết trong nước chiếm tỉ trọng 25%. - Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, hoặc liên doanh với nước ngoài chiếm tỉ trọng 25%. 11. Nhiệm vụ, chương trình phát triển khu du lịch Mộc Châu: * Giai đoạn 1: Từ 2008 - 2015, nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch; Đào tạo nguồn nhân lực; Xây dựng các chính sách bảo tồn và quản lý tài nguyên du lịch; Xây dựng quy chế và nội quy đối với du khách và dân địa phương; Quảng bá hình ảnh và thương hiệu về du lịch Mộc Châu. Thu hút khách du lịch thông qua phối hợp và chia sẻ thương hiệu với các vùng du lịch khác trong khu vực. * Giai đoạn 2: Từ 2015 đến 2020. Đây là giai đoạn hoàn thiện đầu tư, tiến tới ổn định về khách du lịch. Bước đầu đóng góp cho ngân sách địa phương và trích một phần tái đầu tư du lịch. Đạt mức tăng trường tối đa vào các năm cuối của giai đoạn 2, GDP du lịch đạt 20 -40% trên tổng GDP toàn huyện. * Giai đoạn 3 sau 2020: ổn định và phát bền vững, tự đảm bảo các nguồn thu và chi để phát triển du lịch và đóng góp ngân sách quốc gia. Phấn đấu đạt tỉ lệ tăng trưởng GDP du lịch đạt từ 50% -70% trên tổng GDP toàn huyện. Hướng tới mục tiêu phát triển CN-DV phục vụ toàn diện cho du lịch. 12. Các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn tài chính thực hiện: - Các dự án ưu tiên về cơ sở vật chất phục vụ du lịch - Các dự án Về hạ tầng kỹ thuật liên quan đến phát triển du lịch 13. Các giải pháp phát triển du lịch: - Về công tác quy hoạch và quản lý các hoạt động đầu tư - Về bảo tồn và phát triển tài nguyên tự nhiên - Về kinh doanh phát triển du lịch - Về thủ tục hành chính - Giải pháp về tài chính - Giải pháp phát triển nguồn nhân lực - Giải pháp về quản lý - Giải pháp Bảo vệ môi trường - Giải pháp về quảng bá xúc tiến du lịch. . thị tứ, các khu du lịch, điểm du lịch và các khu vực có tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu. 2. Nhiệm vụ đề án phát triển khu du lịch quốc gia: - Cụ thể hoá thế mạnh về du lịch của. cấp: - Khu Trung tâm du lịch Mộc Châu - Khu du lịch Đồi Thông - bản Áng, xã Đông Sang b. Điểm du lịch sinh thái cộng đồng: - Điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Nà Sài, xã Nà Mường. - Điểm du lịch. du lịch đặt tại xã Tân Xuân. Các điểm tài nguyên du lịch thuộc cụm du lịch Đông Nam bao gồm: Du lịch tham quan thiên nhiên; Du lịch văn hoá - lễ hội dân gian; Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch cộng

Ngày đăng: 20/11/2014, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w