Xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.3. xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan tới vấn đề này.

- Thu thập các loại số liệu thứ cấp:

+ Thu thập số liệu, tài liệu về giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế (theo loại hình tổ chức kinh tế, diện tích, vị trí địa điểm, tổng mức đầu tư...) các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh đối với các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

+ Thu thập số liệu về tài chính: Các khoản tài chính tổ chức kinh tế đã đóng góp cho ngân sách nhà nước (tiền thuê đất trả hàng năm, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ); thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính hàng năm và các khoản đóng góp ủng hộ cộng đồng... của các tổ chức kinh tế.

+ Thu thập số liệu về giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động qua các năm hoạt động của doanh nghiệp.

+ Thu thập số liệu về giá đất ở, các hoạt động dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng bách hóa tổng hợp... các khu vực có hoạt động của các tổ chức kinh tế: khu công nghiệp, khu du lịch...để đánh giá mức độ ảnh hưởng và những đóng góp tích cực của các tổ chức kinh tế này trong việc cải thiện và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư và phát triển đô thị trong khu vực.

- Nguồn số liệu và phương pháp thu thập:

+ Nguồn số liệu được khai thác từ chính các tổ chức kinh tế mang tính điển hình cho loại hình sử dụng đất, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư…thông qua các Phiếu khảo sát, phỏng vấn.

+ Khai thác số liệu tại các cơ quan nhà nước như Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên.

2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp về tình hình sử dụng đất của các tổ chức

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Cục thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

Cơ sở chọn mẫu điều tra:

Đề tài đã chọn 50 tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp.

- Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các tổ chức bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về công tác quản lý, sử dụng đất đai của đơn vị, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong đơn vị. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử một số đơn vị theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:

+ Nhóm thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của đơn vị. + Nhóm thông tin về tình hình quản lý, sử dụng đất.

+ Nhóm thông tin về nhu cầu sử dụng đất của đơn vị trong tình hình hiện nay. + Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi của đơn vị trong quá trình quản lý sử dụng đất đai, kinh doanh sản xuất của đơn vị, những kiến nghị đề xuất của đơn vị.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.

Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế, vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý như sau:

- Phía đông giáp huyện Bình Xuyên; - Phía tây giáp huyện Yên Lạc; - Phía bắc giáp huyện Tam Dương; - Phía nam giáp huyện Yên Lạc.

Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc (cách Hà Nội 55km và sân bay quốc tế Nội Bài 25km về phía Nam, cách thành phố Việt Trì 25km về phía tây), tạo điều kiện cho thành phố Vĩnh Yên phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thành phố Vĩnh Yên cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội của tỉnh với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú đa dạng để phát triển kinh tế xã hội cùng nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng trong việc phát triển, thành phố Vĩnh Yên có đủ điều kiện để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

3

Thành phố Vĩnh Yên được hình thành trên một vùng đồi thấp, thoải, cao độ từ 8m đến 30m. Các đồi không liên tục và bị ngăn cách bởi các lũng đồi, rộng dần về phía Nam và hẹp dần về phía Bắc. Theo hướng Bắc - Nam của thành phố các đồi cao dần đến chân núi Tam Đảo. Phần phía Nam của thành phố giáp với Đầm Vạc là một cánh đồng thấp trũng, có cao độ từ 5m đến 8m, thường bị ngập nước. Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng:

- Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm các xã, phường Định Trung, Khai Quang, độ cao trung bình 26 m so với mặt nước biển, với nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam.

- Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam thành phố gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 – 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước lớn. Nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam.

3.1.1.3. Tài nguyên đất

Các tài liệu điều tra và nghiên cứu địa chất khoáng sản cho biết, thành phố Vĩnh Yên có rất ít mỏ, điểm quặng và là khu vực nghèo khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu là sét gạch ngói đã và đang được khai thác phục vụ sản xuất gạch xây dựng nhà ở... Mỏ cao lanh xã Định Trung có trữ lượng khá, nhưng giàu Al (nhôm) nên chất lượng không cao và cũng khó khai thác.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số

Tính đến cuối năm 2013, dân số của thành phố Vĩnh Yên là 107936 người, chiếm 10,8% dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm:

- Dân số thường trú (gồm cả lực lượng an ninh quốc phòng): 97516 người. - Dân số không thường xuyên trú tại thành phố: 10420 người.

Như vậy, mật độ dân số bình quân toàn thành phố (kể cả số dân thường trú và không thường trú) là 2124 người/km2. Nếu chỉ tính dân số thường trú thì mật độ dân số của thành phố năm 2013 là 1920 người/km2, gấp 2,4 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (812 người/km2

).

3.1.2.2. Lao động, việc làm

Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu lao động thành phố chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Đến nay, lao động khu vực nông nghiệp chiếm 19% tổng số lao động. Các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 34%. Các ngành dịch vụ chiếm 47%. Tuy vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tính đến hết tháng 12/2013, tổng số lao động trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ước khoảng 55,9 nghìn người, chiếm 55,8% tổng dân số. Trong đó, lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp là 9,636 nghìn người, chiếm 17,2%.

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp, từ 67,6% năm 2005 lên 81% năm 2013. Mức độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp hàng năm đạt 2,68%/năm, thuộc loại giảm nhanh so với trung bình của cả nước (1%/năm).

3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

+ Thực trạng phát triển đô thị

Trong giai đoạn 2005-2013 công tác triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị đã đạt được nhiều kết quả, đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cấp dịch vụ công cộng. Thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị các dự án do UBND thành phố Vĩnh Yên và các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư là 152 dự án.

Công tác chỉnh trang đô thị đã được các ngành của tỉnh và thành phố tập trung triển khai thực hiện một cách tích cực, đồng bộ.

+ Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Khu vực nông thôn chiếm 28,54% diện tích lãnh thổ với 1.450,35/5081,27 ha, là nơi cư trú của gần 78% dân số thành phố. Các điểm dân cư có lịch sử phát triển lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trong tổng số 9 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, khu vực nông thôn có 02 xã/09 đơn vị hành chính.

Trong những năm gần, đây khu dân cư nông thôn trên địa bàn đã có sự thay đổi rất lớn về cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, hệ thống điện nông thôn, thông tin liên lạc và hệ thống giáo dục - đào tạo được đầu tư phát triển, đã tác động đến điều kiện sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt 57,72%.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

+ Giao thông

Vĩnh Yên có mạng lưới các công trình giao thông tương đối hoàn thiện, cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu của một đô thị phát triển, các công trình giao thông chính trên địa bàn gồm: quốc lộ 2A, 2B, 01 bến xe đối ngoại, 01 tuyến đường sắt và ga đường sắt. Bên cạnh đó các công trình phục vụ giao thông nội thành cũng đang được thành phố quan tâm, đầu tư.

+ Thuỷ lợi

Cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước ở thành phố Vĩnh Yên đảm bảo cung cấp cho 85% dân số nội thị được sử dụng nước sạch. Nhà máy nước Vĩnh Yên (do Công ty cổ phần cấp thoát nước và môi trường số 1 quản lý) có tổng công suất 22.000 m3/ngày đêm, trong đó trạm Ngô Quyền với công suất 8.000 m3/ngày đêm; Trạm Hợp Thịnh với công suất 14.000 m3/ngày đêm.

Hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế thoát nước dựa trên hệ thống sông hồ, có công trình điều tiết nước, đập tràn Đầm Vạc, song thường xuyên xảy ra úng ngập gây ô nhiễm môi trường, đánh giá là nghiêm trọng.

+ Năng lượng

Đã nâng cấp, cải tạo hệ thống điện cao thế và các trạm điện trung gian đảm bảo bán điện trực tiếp đến hộ tiêu dùng. Kết cấu hạ tầng với công suất như hiện nay đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt khu vực thành phố Vĩnh Yên.

+ Bưu chính viễn thông

Ngành Bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục duy trì tốc độ phát triển nhanh với các dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng cao. Năm 2013, trên địa bàn thành phố có 43 trạm thu phát sóng (BTS), phát triển mới 12 trạm. Các dịch vụ bưu chính viễn thông mới, dịch vụ điện thoại di động.

+ Cơ sở y tế, văn hóa và giáo dục

Năm 2013 số cơ sở y tế thành phố quản lý gồm: 1 trung tâm y tế, 9 trạm y tế cấp xã với tổng số 49 giường bệnh và 93 cán bộ y tế trong đó có 18 bác sỹ và trình độ cao hơn.

Tổng số trường phổ thông có 20 trường với 350 lớp học, 583 giáo viên và 11.365 học sinh.

Thành phố có 5 bưu điện, 9 nhà văn hóa, 60 câu lạc bộ văn hóa, 9 xã đạt tiêu chuẩn văn hóa mới và 14.278 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới.

3.1.2.5. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

Tính đến hết 2013 tỷ trọng GDP của các ngành trong cơ cấu kinh tế của Vĩnh Yên đã đạt: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 46,73 % GDP; Ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,93% GDP; Ngành dịch vụ chiếm 51,34% GDP. Cơ cấu này cho thấy Vĩnh Yên đã mang đặc điểm rõ nét của một thành phố công nghiệp - dịch vụ khá phát triển và có đủ năng lực để hướng tới một thành phố tương lai phồn thịnh hơn. Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh thể hiện trên hình 3.2.

Cơ cấu các ngành kinh tế

1,93% 51,34%

46,73%

Công nghiệp - Xây dựng Nông, lâm nghiệp - Thủy sản Dịch vụ

- Dân số và lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của mỗi vùng, mỗi Quốc gia. Cũng giống như tình trạng chung của toàn quốc, mật độ dân số ở Vĩnh Yên không đều, tập trung dày ở đô thị và thưa thớt ở nông thôn, miền núi. Năm 2007 cao nhất ở thành phố Vĩnh Yên (1.663 người/km2

). Điều bất hợp lí là vùng đồng bằng có đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp, chỉ chiếm hơn 18% diện tích của tỉnh nhưng lại tập trung tới hơn 29% dân số; Được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3. 1 Tình hình dân số và lao động của thành phố Vĩnh Yên năm 2013

STT Chỉ tiêu Dân số(ngƣời) Tỷ lệ (%)

1 Tổng dân số 99268 100

2 Dân số trong độ tuổi lao động 55900 56.3

3 Dân số ngoài độ tuổi lao động 15982 16.1

4 Dân số thành thị 86394 87.0

5 Dân số nông thôn 12874 12.9

(Nguồn: Cục Thống kê 2013)

3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

3.1.3.1. Những yếu tố thuận lợi

- Vị trí địa lý gần các đường giao thông thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế.

- Sức phát triển kinh tế tốt, tốc độ tăng trưởng cao. - Cơ sở hạ tầng tương đối tốt.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)