1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010

140 735 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 4,38 MB

Nội dung

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình khai thác khoáng sản ở nước ta nói chung đã được ghi chép rải rác ở một số sách như: Vân Đài loại ngữ, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục

Trang 1

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU THỊ TÂN

NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC

KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC

KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC

KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 1997 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái nguyên - 2013

Trang 2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU THỊ TÂN

NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC

KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Trang 3

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Người thực hiện

Chu Thị Tân

XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG KHOA CHUYÊN MÔN

Trang 4

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS TS Nguyễn Ngọc Cơ đã tận

tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Tài nguyên Môi trường, Chi cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Phòng kỹ thuật sản xuất mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Núi Hồng…và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế tại địa phương và các cơ quan ban ngành

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn

Chu Thị Tân

Trang 5

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các hình vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 8

GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 8

1.1 Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8

1.1.1 Vị trí địa lý 8

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 12

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 16

1.2.1 Kinh tế 16

1.2.2 Xã hội 18

1.3 Tài nguyên khoáng sản 21

1.3.1 Khoáng sản năng lượng 23

1.3.2 Khoáng sản kim loại 23

1.3.3 Nhóm khoáng sản phi kim loại: 24

1.3.4 Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng 25

1.3.5 Nước khoáng 26

Chương 2 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 28

2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 28

2.1.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 28

Trang 6

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2.1.2 Nguồn lao động 32

2.2 Khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái nguyên từ năm 1997 - 2010 33 2.2.1 Các đơn vị tham gia khai thác khoáng sản 34

2.2.2 Quy trình khai thác các loại khoáng sản 37

Chương 3 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH 78

KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 78

3.1 Tác động tích cực 78

3.1.1 Kinh tế 78

3.1.2 Xã hội 81

3.2 Tác động tiêu cực 83

3.2.1 Đối với các khu dân cư 83

3.2.2 Đối với môi trường 84

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 105

Trang 7

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ : Bình quân

BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp

HĐND : Hội đồng nhân dân

KC : Khoáng chất

KH & CN : Khoa học và công nghệ

KHCN & MT : Khoa học công nghệ và môi trường

Trang 8

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

TDMNBB : Trung du miền núi Bắc Bộ

TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc

TM : Trách nhiệm hữu hạn thương mại

TN : Tư nhân

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TT & CN : Thông tin và công nghệ

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 9

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp 32

Bảng 2.2: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động từ năm 2005 - 2009 33

Bảng 2.3: Một số mỏ khoáng sản được cấp giấy phép khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 35

Bảng 2.4: Sản lượng khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 41

Bảng 2.5: Sản lượng khai thác than và đất bóc mỏ than Khánh Hòa 48

Bảng 2.6: Sản lượng khai thác quặng sắt mỏ Trại Cau 59

Bảng 2.7: Sản lượng khai thác quặng chì, kẽm trên địa bàn tỉnh từ năm 1998 đến 2004 61

Bảng 2.8: Sản lượng quặng mỏ Làng Hích 62

Bảng 2.9: Tình hình khai thác chì, kẽm một số mỏ tại tỉnh Thái Nguyên 63

Bảng 2.10: Tình hình khai thác một số mỏ thiếc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 66

Bảng 2.11: Sản lượng cát sỏi xây dựng của tỉnh giai đoạn 2005 - 2009 76

Bảng 3.1: Sản lượng khai thác của một số mỏ than lớn trên địa bàn tỉnh 79

Bảng 3.2: Sản lượng quặng sắt và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010 79

Bảng 3.3: Sản lượng titan và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010 80

Bảng 3.4: Sản lượng quặng chì kẽm và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010 80

Bảng 3.5: Sản lượng quặng trong nhóm kim loại và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010 80

Bảng 3.6: Sản lượng quặng trong nhóm khoáng chất công nghiệp và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010 81

Bảng 3.7: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp 81

Trang 10

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Lược đồ mạng lưới giao thông tỉnh Thái Nguyên 31

Hình 2.2 Bản đồ phân bố một số mỏ than 42

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên ở mỏ than Khánh Hòa 44

Hình 2.4: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò ở mỏ than Khánh Hòa 47

Hình 2.5: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác than lộ thiên mỏ than Núi Hồng 49

Hình 2.6: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò mỏ Làng Cẩm 51

Hình 2.7: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác than thủ công mỏ Làng Cẩm 53

Hình 2.8 Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên mỏ Phấn Mễ 55

Hình 2.9: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên mỏ than Bá Sơn 57

Hình 2.10: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò mỏ than Bá Sơn 57

Hình 2.11: Sơ đồ phân bố các mỏ khoáng sản làm VLXD tỉnh Thái Nguyên 71

Trang 11

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung, của một địa phương nói riêng tài nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan trọng Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản như than, sắt, đồng thiếc, bôxit, vàng, dầu khí… Trong đó, Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng Sự phong phú của nguồn tài nguyên đã thúc đẩy cho ngành công nghiệp khai khoáng phát triển và ngành luôn là mũi nhọn trong nền kinh tế Trong lịch sử, người Trung Hoa cũng như người Pháp khi biết đến sự giàu có về tài nguyên của địa phương này đều ngay lập tức đến tiến hành thăm dò, khai thác với quy mô lớn và mang về nước mình những nguồn lợi đáng kể từ mảnh đất Thái Nguyên

Giữa thế kỉ XVIII, người Trung Quốc đã đến đây khai thác Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam Sau khi hoàn thành công cuộc bình định vào năm 1897, chúng bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa ở nước ta Các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đã được diễn ra từ năm

1906 với các mỏ than ở Quán Triều, Làng Cẩm Trong cả hai đợt khai thác của người Pháp, ngành công nghiệp khai mỏ luôn chiếm vị trí ưu tiên Cũng chính ngành này đã đem lại lợi nhuận rất lớn cho tư bản Pháp Điều đó càng chứng tỏ sự phong phú về tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên Sau khi hoà bình lập lại năm 1954 ngoài than các mỏ khác như chì, kẽm Lang Hích, sắt Trại Cau… được khai thác để phát triển đất nước, một số mỏ mới được phát hiện và thăm dò như thiếc, vonfram, titan, vàng, vật liệu xây dựng Những năm 1959 - 1960, với chủ trương chung phát triển ngành công nghiệp, trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng Nhà nước đã đầu tư xây dựng đứa con đầu lòng của ngành khai thác khoáng sản đó là Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên Năm 1963 Khu công nghệp bước vào sản xuất đã đưa Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của đất nước Để có nhiên liệu phục vụ lò cao, Chính phủ đã quyết định giao cho

Trang 12

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Công ty Gang Thép tổ chức lại mỏ than Phấn Mễ - Làng Cẩm, ngoài ra còn có

mỏ Than Khánh Hoà, Bá Sơn, Núi Hồng Bên cạnh các mỏ than, các mỏ quặng cũng tiếp tục được khai thác cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn nhất

ở Việt Nam Đặc biệt là các khoáng sản phục vụ cho ngành luyện kim và chế biến vật liệu xây dựng như sắt, chì, kẽm, titan, than, đá, sét… Với tiềm năng lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản có quy mô từ nhỏ đến lớn Nhiều mỏ kim loại màu, kim loại đen,

mỏ than, mỏ đá, mỏ sét đã, đang và sẽ được khai thác trong tương lai Và tài nguyên khoáng sản là một trong những thế mạnh trong sự phát triển kinh tế của tỉnh

Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ phát triển cao (Tổng GDP 8 - 14%/năm) Sự tăng trưởng đó có một phần không nhỏ sự đóng góp của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản Theo quy hoạch phát triển từ nay đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Nguyên 12 - 15%/năm Cao hơn mức tăng trưởng của cả nước (8 - 9%) [21, tr 5-18] Trong đó ngành công nghiệp khai thác

và chế biến khoáng sản chiếm một tỷ trọng lớn

Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010, ngành khai khoáng đã có những đóng góp to lớn trong ngành công nghiệp cũng như nền KT - XH của tỉnh Thái Nguyên Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên bộc lộ những mặt tiêu cực Việc khai thác diễn ra bừa bãi cùng với đó là công nghệ lạc hậu cơ sở kĩ thuật chưa được đầu tư lớn

và có kế hoạch nên đã gây ra tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên, làm thay đổi cảnh quan địa hình, thu hẹp diện tích đất trồng và đất rừng, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân đang được toàn xã hội quan tâm

Trong thời gian 13 năm hiệu quả khai thác sản xuất và thu nhập của người lao động đã được tăng lên Tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao

Trang 13

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

động tại địa phương, góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước, địa phương

và công cuộc công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước Bên cạnh những mặt

đã đạt được ngành công nghiệp khai khoáng cũng để lại nhiều tác động đến môi trường kinh tế xã hội của tỉnh Tuy nhiên, từ trước đến nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu phán ánh ở một phương diện nào đó mà chưa phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện về tình hình khai thác và những tác động trên Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài:

“Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

1997 - 2010” để làm luận văn thạc sỹ.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thái nguyên là một tỉnh trung du miền núi tập trung nhiều loại khoáng sản, từ lâu đã được một số tài liệu thư tịch cổ điều tra nghiên cứu và ghi chép lại Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình khai thác khoáng sản ở

nước ta nói chung đã được ghi chép rải rác ở một số sách như: Vân Đài loại

ngữ, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng Khánh Dư địa chí… Hệ thống các mỏ ở Thái Nguyên được

đề cập đến trong phương diện chính sách thuế của nhà Nguyễn

Dưới thời kỳ xâm lược và cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, các học giả kinh tế Pháp rất quan tâm đến vấn đề ngành khai mỏ, trong đó có duy nhất một công trình của công sứ Thái Nguyên Afred Echinard (1929 - 1934)

có nhan đề Notice sur la province Thai Nguyen (Tiểu chí Thái Nguyên) (Hà

Nội, 1934), ngành khai mỏ được đề cập đến dưới hình thức là một trong những kỹ nghệ tiên tiến của người châu Âu ở Thái Nguyên

Sau Cách mạng Tháng Tám, nhất là sau năm 1954, giới sử học Việt Nam công bố nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến thời kỳ cai trị của thực dân Pháp trong đó có các hoạt động khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên

Công trình chuyên khảo “Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp

ở Việt Nam dưới thời thuộc Pháp” (Nxb Sự thật, Hà Nội) của tác giả Cao Văn Biền

Trang 14

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

đã cho biết những nét chi tiết hơn về bể than Phấn Mễ - Thái Nguyên và sự ra đời của các công ty khai thác than ở Thái Nguyên thời kỳ thuộc địa

Trong những năm gần đây, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Đảng bộ Công ty Gang Thép Thái Nguyên và các mỏ trong tỉnh liên tục chỉnh lý, biên soạn công phu hơn Lịch sử Đảng bộ tỉnh, các đặc

san kỷ niệm ngày truyền thống Đáng chú ý là ba công trình xuất bản năm 2003: 40

năm mỏ sắt Trại Cau, Công ty Gang Thép Thái Nguyên (1959 - 2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936 - 1965) Các công trình trên cho thấy những

nét sơ lược về đời sống, phong trào đấu tranh và vai trò của giai cấp công nhân mỏ Thái Nguyên trong cách mạng giải phóng dân tộc

Luận án “Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Thái Nguyên

(1906 - 1945)” được công bố năm 2008 của TS Hà Thị Thu Thủy Công trình

đã tìm hiểu cơ sở hạ tầng hình thành công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Thái Nguyên; hoạt động khai thác mỏ của tư bản Pháp ở các khâu từ xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nhân công và hệ thống các mỏ than, kẽm, sắt Luận án cũng nêu lên những tác động của hoạt động khai thác mỏ của tư bản Pháp đến KT - XH tỉnh Thái Nguyên

Năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn Địa chí Thái Nguyên

của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thái Nguyên Trong cuốn sách này, vấn

đề tiềm năng khoáng sản ở Thái Nguyên được đề cập trong phần Địa chất và Khoáng sản Ngoài ra, tình hình khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên cũng được khái quát sơ bộ trong phần kinh tế công nghiệp

Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái

Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững” của Dương Thị Lan năm 2010

Luận văn đã tìm hiểu đặc điểm khoáng sản than ở Thái Nguyên; phân tích hiện trạng cũng như tác động từ khai thác than đến KT - XH và môi trường của tỉnh, đồng thời đưa ra định hướng phát triển bền vững của hoạt động khai thác than ở Thái Nguyên

Những công trình trên của các tác giả rất có giá trị giúp cho tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình

Trang 15

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3 Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Đề tài nghiên cứu về ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ 1997 đến năm 2010 Đây là thời kỳ thực hiện Nghị Quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 1997 - 2000

và nhiệm kỳ 2001 - 2010 sau khi tái lập tỉnh là: Tập trung mọi nguồn lực,

tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng

bộ và tạo ra sự phát triển về KT - XH với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững…cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng cao…

Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình khai thác khoáng sản với những đóng góp to lớn trong ngành công nghiệp, trong quá trình phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh luận văn đi sâu tìm hiểu tình hình khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên Nêu lên thực trạng khai thác, những tác động ảnh hưởng của ngành đối với nền KT - XH của tỉnh Thái Nguyên

3.3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hiện trạng khai thác các loại khoáng sản Trên cơ sở đó đánh giá tác động của ngành đến nền kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

3.4 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: phạm vi địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thời gian: từ năm 1997 đến năm 2010

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn tài liệu về khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên Đặc biệt là những tài liệu trong giai đoạn

từ năm 1997 đến nay Trong đó luận văn chú trọng đến những tài liệu sau:

- Các tác phẩm chuyên khảo đã được công bố và ban hành; các tạp chí chuyên ngành; báo; tạp chí địa phương; các báo cáo tổng kết của các mỏ trên địa bàn tỉnh

Trang 16

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

- Các báo cáo, Nghị quyết, đề án, điều luật về ngành khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ Thái Nguyên, Sở Công thương (Công nghiệp) Thái Nguyên, Sở Tài nguyên môi trường

- Hệ thống niên giám thống kê, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên phần về khai thác khoáng sản từ năm 1997 đến năm 2010

- Ngoài ra luận văn còn kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng hai phương pháp chính

đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra, luận văn còn được

sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp vì trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc để đảm bảo tính chính xác về đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích, xử lý các số liệu thu thập phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài Ngoài ra các phương pháp khác như thống kê, so sánh, lập bảng, biểu đồ, lược đồ, điền dã cũng được kết hợp sử dụng trong luận văn

5 Đóng góp của luận văn

- Luận văn làm rõ Thái Nguyên là tỉnh miền núi có nhiều tài nguyên khoáng sản như than, quặng sắt, chì, kẽm, các loại vật liệu xây dựng…

- Luận văn trình bày hiện trạng khai thác khoáng sản Qua đó chỉ ra những tác động của hoạt động khai khoáng đến tình hình KT - XH ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2010

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

nội dung luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Những điều kiện để hình thành ngành công nghiệp khai thác

khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010

Chương 2: Hoạt động khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên từ năm

1997 đến năm 2010

Chương 3: Những tác động của ngành khai thác khoáng sản đến đời

sống kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010

Trang 17

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Trang 18

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH NGÀNH CÔNG NGHIỆP

KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 1.1 Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Những di chỉ khảo cổ ở Thần Sa (Võ Nhai) xác định Thái Nguyên là một trong những cái nôi của người Việt cổ thời Trung Đại Thời Hùng Vương Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, thời thuộc Hán Thái Nguyên thuộc bộ Giao Chỉ Thời nhà Đường thống trị, Thái Nguyên nằm trong đất Châu Long và châu Vũ Nga thuộc An Nam đô hộ phủ Thời nhà Lý 10 đạo trong cả nước ta đổi thành 24 lộ, Thái Nguyên là một châu tương đương với cấp lộ Đến thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt giang lộ Đến năm 1226, nhà Trần lại đổi thành trấn Thái Nguyên bao gồm phần đất của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và một phần của tỉnh Cao Bằng ngày nay

Dưới thời thuộc Minh (1407 - 1428), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên, trực thuộc ty Bố Chính, lãnh 11 huyện Năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408), thăng làm phủ Năm thứ 17 nhập huyện Tư Nông vào huyện An Định, huyện Đồng Hỷ vào huyện Phú Lương, huyện Đại Từ vào huyện Tuyên Hoá

Trang 19

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Năm 1428, sau khi giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vương triều Lê được thành lập Vua Lê Thái Tổ lên ngôi chia cả nước thành 5 đạo gồm: Tây Đạo, Bắc Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo, Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, đổi lộ thành phủ, đổi trấn thành châu, Thái Nguyên được gọi là Thái Nguyên thừa tuyên Đến năm 1469, Thái Nguyên thừa tuyên được đổi thành thừa tuyên Ninh Sóc Đến năm 1483, thừa tuyên Ninh Sóc được đổi thành xứ Thái Nguyên với 3 phủ, 7 huyện, 6 châu Thời Lê Trung Hưng Thái Nguyên đổi lại là trấn Năm 1667, phủ Cao Bằng tách khỏi Thái Nguyên, trấn Thái Nguyên còn hai phủ

là phủ Phú Bình và Thông Hóa

Sang đầu thời Nguyễn Thái Nguyên vẫn gọi là trấn, sau khi vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính cả nước chia thành 12 tỉnh và từ năm 1831, Thái Nguyên chính thức gọi là tỉnh Năm 1835, châu Định và ba huyện là Văn Lãng, Đại Từ, Phú Lương được tách ra thành phủ Tòng Hoá Thái Nguyên lúc này có 3 phủ là Phú Bình, Tòng Hóa và Thông Hóa Với 9 huyện, 2 châu, 81 tổng, 371 xã, thôn, phường

Năm 1890, huyện Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình cắt chuyển và sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) Các huyện còn lại của phủ Phú Bình và phủ Tòng Hoá tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để góp phần tạo nên Tiểu khu Thái Nguyên (một trong 3 tiểu khu thuộc đạo Quan binh

I Phả Lại thành lập ngày 9/9/1891) Huyện Cảm Hoá thuộc phủ Thông Hoá trước kia nay bị tách ra để trở thành bộ phận của Tiểu khu Cao Bằng

Đến tháng 10/1892, Thái Nguyên được tái lập bao gồm phủ Tòng Hoá, phủ Phú Bình, châu Bạch Thông và huyện Cảm Hoá, đặt dưới quyền cai trị của một Công sứ thực dân Pháp Năm 1900, Phủ Thông Hóa tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để thành lập tỉnh Bắc Kạn Năm 1901, tổng Yên Đĩnh, huyện Phú Lương, Phủ Tòng Hóa sáp nhập về châu Bạch Thông (Bắc Kạn) Năm

1913, châu Định Hóa sáp nhập về huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn); cắt hai xã

Trang 20

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Phúc Lâm, Tự Lập, tổng Định Biên Thượng, châu Định Hóa sáp nhập về huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp địa

lý hành chính Thái Nguyên không có gì thay đổi Năm 1945, sau thắng lợi của cuộc nổi dậy giành chính quyền của nhân dân tỉnh Thái Nguyên thì đơn vị hành chính thị xã Thái Nguyên ra đời

Năm 1954, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, và bước vào thời kỳ xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh Năm 1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập, huyện Phổ Yên sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Phú Bình sáp nhập vào tỉnh Bắc Giang Năm 1957, hai huyện này lại được sáp nhập trở lại tỉnh Thái Nguyên

Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 21 - 04 -1965,

Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, ngày 6 - 11 - 1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết về việc phân lại địa giớ hành chính một số tỉnh Từ ngày 1 - 1 - 1997, tỉnh Bắc Thái được tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn [63, tr 24-26]

Sau khi tách tỉnh, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ,

Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương) với tổng số 181 xã, phường và thị trấn (trong đó vùng cao: 16 xã, vùng núi: 109 xã, vùng trung du và đồng bằng: 56 xã)

Về vị trí địa lý tự nhiên, Thái Nguyên có hai lợi thế: thứ nhất là nằm ở

vị trí trung tâm vùng TDMNPB, và thứ hai là nằm ở khu vực có tài nguyên khoáng sản có ích với trữ lượng khá lớn, đủ để phát triển công nghiệp, đã được khai thác để phát triển ngành luyện kim đầu tiên trong cả nước

Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMNBB và là cửa ngõ giao lưu KT - XH giữa vùng TDMNBB với vùng đồng bằng sông Hồng

Trang 21

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Thái Nguyên là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là vành đai bảo vệ cho thủ đô Hà Nội Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn được Chính phủ coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc phía Bắc; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba trong cả nước với 8 trường đại học,

16 trường cao đẳng, trung học và dạy nghề; có bệnh viện đa khoa khu vực, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp cơ khí luyện kim lớn của cả nước

Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là trung tâm kinh tế các tỉnh trung du đồng bằng Bắc Bộ (gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang); có mối liên hệ với vùng tam giác kinh tế phát triển mạnh là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Trong tương lai, Thái Nguyên sẽ nằm trong vùng tứ giác tăng trưởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thái Nguyên, phát triển dọc QL 18 nối vùng Tây Bắc, Việt Bắc với cảng nước sâu Cái Lân và đường cao tốc QL 5 nối với cảng Hải Phòng

Nhờ có vị trí địa lý kinh tế, chính trị, mà mạng lưới giao thông kết nối tỉnh Thái Nguyên với bên ngoài rất thuận lợi Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt với thành phố Thái Nguyên là đầu mối Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn

bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh khác trong cả nước Đồng thời đây còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, một cực phát triển ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc

Hà Nội - Thái Nguyên được xây dựng xong

Trang 22

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Tuy vậy, do vận tải sắt thép và quặng thuộc loại siêu trọng, nên đường

bộ có xu hướng xuống cấp rất nhanh, vì thế cần có sự nâng cấp đường phù hợp để đảm bảo giao thông thuận lợi

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

1.1.2.1 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm bốn mùa rõ rệt, đó là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng - Thuỷ văn, nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90

C - tháng 6) với tháng lạnh nhất 15,20

C - tháng 1) là 13,70C Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 - 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm Tổng tích nhiệt độ vượt 7.5000C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 180C) chỉ trong 3 tháng

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian Theo không gian, lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện

Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn Theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên thường gây ra những trận lũ lụt lớn Vào mùa đông, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm

Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đông được chia thành ba vùng: vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện

Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên

Trang 23

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung Tuy vậy, vào mùa mưa với lượng mưa tập trung lớn thường xảy ra thiên tai như sạt lở, trượt đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công

Địa hình tỉnh Thái Nguyên chia thành bốn nhóm: địa hình đồng bằng; địa hình gò đồi; địa hình núi thấp và địa hình nhân tác, với các đặc trưng sau đây:

Nhóm địa hình đồng bằng, phân bố ở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện Phú Bình, Phổ Yên với độ cao địa hình 10 - 15m so với mặt nước biển Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 - 30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao trên 30m

Nhóm địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:

- Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50 - 70m, phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên

- Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ

100 - 125m, chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hoá

Trang 24

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

- Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy độ cao phổ biến từ 100 - 150m, phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từ Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá

Nhóm địa hình núi thấp chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắc của tỉnh Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc Các kiểu cảnh quan hình thái địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá chính là đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axít

Nhiều cảnh quan có cấu tạo xen kẽ các loại đá trên Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm

Nhóm địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, trong đó các hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây

Si, Ghềnh Chè Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 200 hồ chứa các loại với tổng diện tích mặt nước gần 6.000 ha Đây là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt Một số hồ lớn như hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Ghềnh Chè, Bảo Linh là những điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái

Như vậy, cảnh quan hình thái địa hình Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng Tuy nhiên, muốn khai thác, sử dụng tốt cần tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh

1.1.2.3 Địa chất

Kiến tạo địa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều hệ tầng phân

bố theo nhiều hướng khác nhau, vì thế, khai thác khoáng sản lộ thiên có nhiều thuận lợi hơn so với khai thác hầm lò

Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản đã liệt kê tới 28 hệ tầng, phức hệ địa chất Hầu hết các hệ tầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hướng thiên về Đông Bắc - Tây Nam, trong khi các hệ tầng ở phía Nam của tỉnh

Trang 25

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

lại thiên về hướng Tây Bắc - Đông Nam Với điều kiện địa chất như vậy, Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại và phi kim loại Tuy nhiên, chất lượng quặng không cao và ít loại khoáng sản có trữ lượng lớn

1.1.2.4 Thổ nhưỡng

Theo điều tra của sở Địa chính, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất

là trên 356.663 ha Trong đó:

Đất núi có độ cao trên 200m hình thành do sự phong hóa trên đá, hình thành do sự phong hoá trên các đá macma, đá biến chất và đá trầm tích Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh, nhưng cũng thích hợp để trồng các cây đặc sản, cây ăn quả

Đất đồi chủ yếu hình thành trên cát kết, bội kết, phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo Đây là vùng đất xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp Đất đồi phân bố ở một số vùng như Đại Từ, Phú Lương… với độ cao từ 50m đến 200m, có độ dốc từ 5m đến 20m, rất phù hợp đối với cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè và cây ăn quả lâu năm

Đất ruộng lúa là đất canh tác chủ yếu hiện nay Đất có nguồn gốc từ đất feralit, đất đá vôi hoặc đất phù sa các sông Cầu, sông Công, sông Chợ Chu… đất có tầng canh tác dày từ 20 - 30cm Đất này thích hợp với các cây lương thực như lúa, hoa mầu như ngô, khoai, lạc, đỗ… Hiện nay do hệ thống thủy lợi và kỹ thuật canh tác tiến bộ, nên loại đất này ngày càng phì nhiêu

Đất đá vôi được hình thành ở khu vực đá vôi là loại đất tốt, có màu đỏ sẫm, cấu tượng tốt Loại đất này nếu bị rửa trôi nhiều sẽ bị bạc màu, kết von, phân bố ở Đồng Hỷ, Võ Nhai là chủ yếu

Đất đầm lầy có trong các thung lũng núi khó thoát nước, đất thiếu ôxy, thừa nước, xuất hiện quá trình glây, phân bố dọc theo sông Công và phía Nam huyện Phổ Yên, có mùi thối và khó canh tác

Từ độ cao từ 600m trở lên ở sườn đông Tam Đảo, lớp đất nông dần Đất này thích hợp cho trồng các cây Á nhiệt đới, cây ăn quả và cây làm thuốc

Các loại đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá nhiều Chủ yếu là đất đồi núi có khả năng sử dụng cho mục đích nông, lâm nghiệp

Trang 26

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Tuy vậy loại đất này giảm đáng kể qua các năm do được chuyển sang phục vụ mục đích lâm nghiệp

1.1.2.5 Nguồn nước

Thái Nguyên có 2 con sông chính chảy qua là sông Công và sông Cầu Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trong tỉnh

Sông Công có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá, chạy dọc chân núi Tam Đảo Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2 Hồ chứa được 175 triệu

m3 nước, chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa 2 vụ, hoa màu, cây công nghiệp

và nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công

Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực 3480 km2, bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Nam Trên sông này có hệ thống đập thuỷ nông sông Cầu (đập dâng Thác Huống) tưới tiêu cho 24.000 ha lúa 2 vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang)

Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm khá lớn, nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế Nước ngầm đạt tiêu chuẩn làm nước ăn và cho khả năng khai thác ở mức 41.000m3

/ngày

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1 Kinh tế

Sau gần 15 năm tái lập tỉnh cùng với xu hướng chung của cả nước, kinh

tế Thái Nguyên liên tục tăng trưởng Thời điểm từ 1991 - 1995 tốc độ tăng tưởng là 8,7% Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 1997 - 2000 tăng trưởng kinh

tế đã bị giảm mạnh Nguyên nhân là do nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 Nền kinh tế của tỉnh trong năm 1997 có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại so với năm 1996 và càng ngày càng thể hiện trong năm 1998 và năm 1999 với mức tăng trưởng dưới 2,5% Sang năm 2000, nhìn chung nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đi vào ổn định và tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao Đỉnh điểm là năm

Trang 27

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2007 với mức tăng trên 12% và giảm dần ở năm 2009 với mức trên 9% Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh trong giai đoạn (2005 - 2010) đạt gần 11%, gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 5 năm đầu (1997 - 2001) khi mới tái lập tỉnh [21, tr 5]

Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng bị tác động bởi hoàn cảnh thị trường thời điểm đó Năng suất lao động đạt thấp do chủ yếu là lao động giản đơn, ứng dụng cơ giới hóa không nhiều và mức độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa đáp ứng như mong đợi Nhưng từ năm

1997 đến năm 2010 giá trị tăng thêm bình quân vẫn đạt 4,5%/năm và đóng góp 1,17% vào tốc độ tăng trưởng bình quân chung 8,53%/năm

Tăng trưởng khu vực công nghiệp xây dựng trong gần 15 năm qua luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất (đạt 10,7%/năm) và đóng góp 4,34% vào tốc độ tăng trưởng bình quân chung Trong đó, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp với mức tăng trưởng bình quân 11,6%/năm và đóng góp 3,8% vào tốc độ tăng trưởng chung Ngành xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng 7% và đóng góp 0,54% vào tốc độ tăng trưởng chung Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng 9,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung Trong đó, ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh như vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính, tín dụng, dịch vụ tư vấn và thương mại đều đạt mức tăng trên 12%/năm Sự tăng trưởng đó đã tác động tích cực vào mức tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ

Tính đến năm 2010, quy mô tổng sản phẩm trong tỉnh đã gấp 11 lần năm 1996; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,4 triệu đồng, tương đương

940 USD/người, tăng 2,9 lần so với năm 2005 Thu ngân sách hàng năm tăng 23,1%, năm 2010, thu ngân sách ước đạt trên 2000 tỷ đồng [21, tr.6 - 7]

Tóm lại, sau hơn 20 năm Đổi mới, cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên

đã đạt được những kết quả to lớn về kinh tế và tạo ra sự thay đổi sâu sắc về đời sống xã hội Kết cấu hạ tầng KT - XH đã có bước phát triển vượt bậc, cơ

Trang 28

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất mới được tăng cường, môi trường đầu tư cởi mở, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển… đã góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa,

y tế, đào tạo của cả nước

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại như tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhưng tính đột phá chưa mạnh; tiềm năng kinh tế của tỉnh chưa được phát huy đúng mức, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao; vốn thu hút cho đầu tư phát triển thấp Hạ tầng cơ sở và dịch

vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nói chung… Do vậy, cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa để nền kinh tế của tỉnh phát triển hết tiềm năng vốn có và tạo điều kiện thúc đẩy cho các ngành khác đi lên

1.2.2 Xã hội

Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực TDMNPB do thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu, địa hình cũng như tài nguyên mà nơi đây sớm tập trung nhiều dân tộc đến cư trú Theo số liệu thống kê dân số năm 2009, tổng số dân toàn tỉnh là 86.024 nghìn người, với 8 thành phần dân tộc khác nhau Trong

đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%, Tày 10,7%, Nùng 5,22%, Dao 2,1%, Sán Dìu 2,4% Các dân tộc Cao Lan, Mông, Hoa chiếm 4,2% dân số toàn tỉnh

Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm số lượng đông nhất ở Thái Nguyên và là người bản địa, họ có mặt ở đây từ rất sớm Từ các thời nhà Trần, Nhà Lê người kinh đã di cư đến đây từ nhiều tỉnh khác nhau như Thanh Hóa, Bắc Giang, Hưng Yên Ngoài ra, còn có một bộ phận quan lại triều đình được cử lên làm quan tại tỉnh Thái Nguyên, họ cùng với gia đình dòng tộc tới định cư

ở đây; một bộ phận khác đến buôn bán làm ăn rồi ở lại sinh cơ lập nghiệp Trong đó, đáng chú ý là một bộ phận lớn người dân ở khu vực đồng bằng Bắc

Bộ được mộ lên làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ của thực dân Pháp Sau

Trang 29

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

kháng chiến chống Pháp và hòa bình lặp lại ở miền Bắc, nhiều khu công nghiệp luyện kim lớn được xây dựng nhằm khôi phục và phát triển nền kinh

tế đất nước sau chiến tranh Do đó, đã thu hút một số lượng lớn người Kinh là cán bộ, công nhân viên chức đến đây sinh sống, lập nghiệp Người Kinh sinh sống ở tất cả các xã, phường trong tỉnh nhưng họ sống tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn các huyện phía Nam của tỉnh như: thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công… Người Kinh ở khu vực nông thôn chuyên sống bằng nghề nông và bán nông nghiệp, canh tác lúa và các cây hoa màu khác Đây là bộ phận dân cư có kinh nghiệm sản xuất đồng thời tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật Mặc dù sống xen kẽ giữa nhiều dân tộc khác nhau nhưng họ vẫn giữ được sắc thái văn hóa của người Kinh miền xuôi như cưới xin, ma chay hay các lễ giỗ chạp

Dân tộc Tày chiếm 10,7% dân số toàn tỉnh Họ sống ở tất cả các huyện, thị xã nhưng tập trung đông nhất là ở các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại

Từ, Võ Nhai… Đời sống kinh tế của Người Tày ở Thái Nguyên chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt canh tác lúa nước, gieo trồng vườn đồi, hoa màu như ngô, khoai, sắn Ngoài ra, họ còn có các hoạt động chăn nuôi một số ít có hoạt động buôn bán và làm các nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt vải Tuy nhiên, hiện nay kinh tế của người Tày ở một số khu vực thị trấn, gần đường giao thông thuận tiện cũng khá phát triển Sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Tày rất phong phú và mang đặc trưng riêng của dân tộc mình Trong đó, nổi bật là vào mùa xuân họ có lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng), hội được tổ chức vào tháng Giêng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… Ngoài phần lễ là phần hội lễ hội Lồng Tồng thu hút rất nhiều người tham gia với nhiều trò chơi dân gian như ném còn, đu quay, đánh quay

Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên chiếm 5,22% dân số toàn tỉnh, có số dân đông thứ ba sau người Kinh và người Tày Người Nùng có nhiều nhóm khác nhau: Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng An và Nùng Giang Cũng giống như người Tày, người Nùng cư trú ở tất cả các huyện, thị trong

Trang 30

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ Người Nùng sống rất gần gũi với người Tày, về lịch sử có nhiều nét tương đồng nên nếu nhìn qua cách ăn, mặc, ở hay tiếng nói thì chưa thể phân biệt được đâu là người Tày và đâu là người Nùng Kinh tế chính của người Nùng chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi Họ có một số nghề thủ công nghiệp được tranh thủ làm những lúc nông nhàn và các sản phẩm thủ công này thường được buôn bán, trao đổi trong các dịp chợ phiên ở địa phương Hiện nay, các nghề thủ công đó đã bị mai một nhiều Đặc điểm nổi bật trong đời sống của người Nùng là có tục cấp sắc cho người trưởng thành Tuy vậy, tục cấp sắc không phải bắt buộc và không phải thanh niên nào cũng được cấp sắc.Việc cấp sắc vừa mang ý nghĩa trưởng thành vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng Về mặt xã hội, những người đã qua

lễ cấp sắc được tôn trọng hơn và dễ lấy vợ hơn Ngoài ra, theo quan niệm của người Nùng việc cấp sắc còn mang ý nghĩa làm “danh giá cửa nhà”

Dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên chiếm 2,4% dân số toàn tỉnh, chủ yếu tập trung ở ba huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương Cũng giống như các dân tộc Tày, Nùng, Dao… sinh sống trên đất Thái Nguyên, người Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống và phát triển cộng đồng của mình Đời sống kinh tế của họ mang đậm dấu ấn của vùng trung du miền núi Nguồn sống chính của đại đa số các gia đình người Sán Dìu ở Thái Nguyên là trồng các loại cây lương thực, chủ yếu là lúa Ngoài ra, ngành chăn nuôi và thủ công nghiệp của họ cũng khá phát triển Văn hóa vật chất và tinh thần của của người Sán Dìu mang nhiều nét truyền thống của tộc người Trong đó, hoạt động văn nghệ dân gian khá phong phú với những làn điệu dân

ca trữ tình ngọt ngào của điệu hát giao duyên giữa nam nữ trong các dịp hội hè, cúng bái, cưới xin Các điệu nhảy, thơ ca, hội họa và kho tàng truyện cổ tích của người Sán Dìu rất phong phú

Ngoài các dân tộc trên, ở Thái Nguyên còn có các dân tộc khác như Dao, Mông, Hoa Như vậy, có thể thấy Thái Nguyên là địa bàn cư trú của

Trang 31

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

nhiều dân tộc khác nhau Các dân tộc này sống xen kẽ và đều hoạt động kinh

tế nông nghiệp Nhân dân các dân tộc ở Thái Nguyên sống đoàn kết, hòa hợp trong một cộng đồng thống nhất Họ không chỉ đoàn kết trong truyền thống để làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc mà trong thời kỳ xây dựng phát triển đất nước nói chung, của tỉnh Thái Nguyên nói riêng sức mạnh đó vẫn tiếp tục được phát huy Đây cũng chính là nguồn lao động dồi dào thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp trong đó có ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên

1.3 Tài nguyên khoáng sản

Những khoáng sản như than, sắt, kẽm, vàng, dầu khí, nước khoáng… là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời sống con người Khoáng sản được hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản

Luật khoáng sản 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm

2010 có quy định như sau: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”

Ngành khai thác khoáng sản là con người bằng phương pháp lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển KT - XH Các hình thức khai thác bao gồm khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa Quá trình khai thác khoáng sản thường qua 3 bước: mở cửa

mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ

Thái Nguyên là tỉnh nằm ở khu vực TDMNPB trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương Do vậy, Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú Hiện nay, có 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các huyện như Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai… Trong đó, đã phát hiện

177 điểm quặng và mỏ khoáng sản rắn và một mỏ nước nóng

Trang 32

Hình 1.1: Lƣợc đồ phân bố các loại khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên

Trang 33

1.3.1 Khoáng sản năng lƣợng

Than là khoáng sản có tiềm năng và trữ lượng khá lớn của tỉnh Thái Nguyên Hiện đã phát hiện 11 mỏ và điểm khoáng sản; mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hòa 73,1 triệu tấn, Núi Hồng 15 triệu tấn, mỏ Làng Cẩm có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn Có 2 loại than là than đá và than mỡ

Than đá: có tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu

tấn tập chung ở các mỏ Quán Triều, Bá Sơn, Núi Hồng trữ lượng 15 triệu tấn,

mỏ Khánh Hòa trữ lượng trên 70 triệu tấn Trong đó, mỏ than Quán Triều đã được khai thác từ những năm đầu thế kỷ 20 và được đánh giá thăn dò trữ lượng năm từ năm 1969

Than mỡ: ở Thái Nguyên có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 150 triệu

tấn, trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,9 triệu tấn tập trung ở các mỏ sau: mỏ than Phấn Mễ trữ lượng 2,1 triệu tấn; mỏ làng Cẩm trữ lượng 3,2 triệu tấn; mỏ

Âm Hồn trữ lượng 3,6 triệu tấn Than mỡ được khai thác dùng luyện cốc phục

vụ cho nhà máy Gang Thép Thái Nguyên [50]

1.3.2 Khoáng sản kim loại

Khoáng sản kim loại trên địa bàn tỉnh gồm có sắt, mangan, titan, thiếc, đồng, chì, kẽm vonfram, vàng, thủy ngân

Quặng sắt: đã phát hiện 45 điểm mỏ với tổng trữ lượng còn lại gần

34,6 triệu tấn (các mỏ đã cấp hết, chủ yếu là DNNN Trung ương); đáng chú ý

là các mỏ: Tiến Bộ 24 triệu tấn, Trại Cau 9,88 triệu tấn, Quang Trung 4 triệu tấn v.v… Các mỏ phần lớn đã và đang được khai thác cung cấp cho Liên hiệp gang thép Thái Nguyên Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo toàn tỉnh khoảng 45,5 triệu tấn chủ yếu phân bố ở trung tâm của tỉnh

Mangan - sắt: được phát hiện ở hai điểm thuộc xã Phú Tiến, huyện

Định Hóa và ở Đầm Bàng, xã Hùng Sơn huyện Đại Từ Quặng mangan sắt thuộc kiểu deluvi (điểm Phú Tiến) và nhiệt dịch (điểm Đầm Bàng) Hàm lượng Mn thấp 3 - 10%, có quy mô nhỏ và ít triển vọng

Trang 34

Titan: đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng titan với trữ lượng dự báo hơn

chục triệu tấn Đây cũng là loại khoáng sản có tiềm năng của tỉnh Có hai loại hình

mỏ đó là sa khoáng và gốc Các mỏ có trữ lượng lớn là titan Hữu Sào, titan Cây Châm mỗi mỏ vài triệu tấn ilmenit… Tổng trữ lượng đã tính quặng ilmenit đạt 12,45 triệu tấn, quặng titan 2,46 triệu tấn Hầu hết các mỏ đang được Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam điều tra đánh giá Hiện nay mới cấp phép

mỏ Cây Châm, các mỏ khác mới chấp thuận chủ chương

Thiếc, vonfram: đây là loại khoáng sản có tiềm năng ở tỉnh Thái Nguyên, tổng trữ lượng còn lại là 18.648 tấn; riêng khu Đá Liền có trữ lượng và

tài nguyên trên 100 triệu tấn thiếc, 149.140 tấn bitmut và 38 tấn vàng, các

mỏ đều đã có đơn vị khai thác

Đồng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới phát hiện hai điểm quặng quy mô

nhỏ, hàm lượng thấp (Cu = 0,001%, Ni = 0,1%) ở bản Rịn, huyện Định Hóa

và suối Chạo ở huyện Võ Nhai

Chì, kẽm: phát hiện 21 mỏ và điểm khoáng sản như Mỏ Ba, Mễ Tích,

Sa Lung, Cúc Đường, Côi Kỳ và Lục Ba với tổng trữ lượng chì - kẽm ước khoảng trên 400.000 tấn kim loại, tập trung ở khu vực Đồng Hỷ, Võ Nhai

và Đại Từ

Thủy ngân: đã thăm dò thấy 1 mỏ và 5 điểm biểu hiện khoáng sản thủy

ngân, trữ lượng C1 +C2 = 258 tấn Hg

Vàng: là tài nguyên khoáng sản có tiềm năng của tỉnh, đã thăm dò và

khai thác 19 mỏ, điểm khoáng sản vàng thuộc hai kiểu là vàng gốc 8 điểm và vàng sa khoáng 11 điểm Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt 20.820 kg, trong đó C1 + C2 = 2350 kg

Các mỏ vàng, đồng, thuỷ ngân trữ lượng tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế

1.3.3 Nhóm khoáng sản phi kim loại:

Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm có caolanh, barit, photphorit, quazit, dolomit, pyrit

Trang 35

Caolanh: cho đến nay mới ghi nhận 5 mỏ, điểm khoáng sản caolanh

Trữ lượng ước đạt trên 1.205.270 triệu tấn Trong đó trữ lượng cấp B + C1 +

C2 đạt 1.115.270 triệu tấn

Barit (BaSO4): đã phát hiện 1 điểm barit ở Lục Ba và 4 biểu hiện khoáng sản barit, trữ lượng trên 124.000 tấn Điểm barit Lục Ba có 2 mạch quặng: mạch thứ nhất là phương Bắc - Nam dài 150m, dày 3m Hàm lượng BaSO4 = 90 %; mạch thứ 2 phương Tây Bắc - Đông Nam dài 150m, dày 2m Hàm lượng BaSO4

= 50 - 70% Tài nguyên dự báo khoảng 124 ngàn tấn BaSO4

Photphorit: đã ghi nhận 1 mỏ và 2 điểm photphorit ở mỏ làng Mối

thuộc xã Tân Long, huyện Võ Nhai; điểm Ký Phó thuộc xã Ký Phó và điểm núi Văn thuộc xã Văn Yên của huyện Đại Từ với trữ lượng trên 101.420 tấn

Dolomit: trữ lượng trên 100 triệu tấn, đã đăng ký 3 mỏ, điểm khoáng

sản dolomit trên diện tích của tỉnh, trong đó 2 điểm La Giang và làng Lau đã được thăm dò và đánh giá trữ lượng Dolomit được hình thành do biến chất từ

đá vôi, đây cũng là khoáng sản có tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên Quy mô của các mỏ lớn và chất lượng ổn định

Pyrit: hiện nay chưa có thống kê [50]

1.3.4 Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng

Đây là nhóm khoáng sản chiếm quy mô lớn nhất trong các loại khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên

Đá vôi xi măng: tập trung ở nhiều nơi như Định Hóa, Đồng Hỷ, Võ

Nhai Chúng lộ thành dải kéo dài khoảng vài km hoặc tạo thành khối núi, chất lượng khá tốt, hàm lượng CaO trên 50% đạt chỉ tiêu đá vôi xi măng Các mỏ

ở La Giang, mỏ Núi Voi và mỏ La Hiên là những mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng đạt yêu cầu Hiện nay đã có 6 mỏ và điểm đá vôi xi măng đã được điều tra thăm dò và đang được khai thác Tổng trữ lượng đạt 194,7 triệu tấn

Sét xi măng: phân bố ở nhiều nơi, có 4 mỏ đã được điều tra khảo sát ở

huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai Nhưng đáng chú ý nhất là đã tìm kiếm thăm dò

Trang 36

hai mỏ sét xi măng là mỏ Khe Mo và mỏ Cúc Đường Tổng trữ lượng cấp B +

C1 + C2 đạt 60 triệu tấn, trong đó cấp B là 5,6 triệu tấn, C1 là 41,5 triệu tấn

Đá ốp lát: đá hoa ốp lát phân bố trong dải đá vôi Quang Sơn - La Hiên

nằm giữa hai huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ Kết quả đánh giá xác định 3 điểm khoáng sản với trữ lượng 35 triệu m3 Đá ở đây có chất lượng tốt, màu sắc đẹp

và có tiềm năng khai thác

Sét gạch ngói: hiện nay đã ghi nhận 11 mỏ và 8 điểm sét gạch ngói với

trữ lượng 23,8 triệu m3

, là khoáng sản có tiềm năng khá phong phú của tỉnh Sét gạch ngói bắt nguồn bởi 2 loại nguồn gốc là phong hóa và trầm tích

Sét có nguồn gốc phong hóa có các mỏ Bến Đẫm và Cao Ngạn

Sét có nguồn gốc trầm tích có mỏ Đắc Sơn, Đắc Hiền, Vô Tranh, Thanh Trà, Bài Hát

Cát xây dựng: hiện nay mới chỉ ghi nhận 1 điểm cát xây dựng quy mô

nhỏ ở Cao Ngạn có trữ lượng vài chục tấn

Cuội sỏi xây dựng: cuội sỏi phân bố dọc theo các bãi bồi hai bên bờ và

lòng sông của sông Cầu và sông Công Hiện nay đã khoanh định được 11 khu cát cuội sỏi lòng sông Các điểm này đều có diện phân bố không lớn, dài trên dưới 1km, rộng 100 - 400m, chiều dày tầng cuội sỏi từ 1 - 2m Các điểm này đều nằm ở khu vực có đường giao thông thuận tiện, dễ dàng cho việc khai thác cũng như vận chuyển

Quazit: trữ lượng trên 25,3 triệu tấn ở 2 điểm: làng Lai và Cây Trâm [50]

1.3.5 Nước khoáng

Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện một điểm nước khoáng ở La Hiên Mỏ nước khoáng đã và đang được khai thác

Nguồn nước được phát hiện ở lỗ khoan LK 407 sâu 120m trong tầng

đá vôi; lưu lượng 14,22 l/s

Kết quả phân tích: HCO3- = 191,7mg/l; Cl- = 7,73; SO42- = 7,17; NO3-

2+

= 0,14mg/l; Độ tổng khoáng hoá: 297,45mg/l; nhiệt độ nước 330C Nước bicarbonat calxi - magnesi

Trang 37

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa như quặng sắt, than đặc biệt là than mỡ, titan, chì kẽm, wolfram, vàng, dolomit, đá vôi ximăng, sét gạch ngói Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng Tuy vậy, số liệu về trữ lượng thăm dò, trữ lượng kinh tế và trữ lượng kỹ thuật cần cho quy hoạch tổng thể nhưng chưa thu thập được, vì thế khó có thể đưa ra được định hướng khai thác gắn với chế biến có tính khả thi

Tiểu kết chương 1

Thái Nguyên là tỉnh TDMNPB, vị trí địa lý của Thái Nguyên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên

mà nó còn có tầm quan trọng chiến lược của vùng Đông Bắc Việt Nam

Thái Nguyên là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vì vậy, từ sớm nơi đây đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau Nhân dân các dân tộcThái Nguyên đã đoàn kết để làm nên những trang sử vẻ vang trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Con người Thái Nguyên cần cù, thông minh, tài trí là những điều kiện quan trọng để xây dựng một nền KT - XH ngày càng giàu mạnh và văn minh

Thái Nguyên được biết đến không chỉ là vùng đất có vị trí chiến lược với những trang sử hào hùng mà đây còn là mảnh đất giàu tài nguyên khoáng sản như than, quặng kim loại, sắt, kẽm, chì, thiếc, vàng, đá vôi, cao lanh… Trong đó than, sắt, kẽm có trữ lượng lớn có thể khai thác trong thời gian dài với chất lượng tốt và giá trị kinh tế cao Ở Thái Nguyên việc khai thác khoáng sản diễn ra từ khi thực dân Pháp xâm lược, cho đến nay hầu hết các mỏ đã được thăm dò và đang trong quá trình khai thác Ngành công nghiệp khai khoáng được chú trọng đầu tư và trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh Sự phát triển của ngành đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều người lao động Với tiềm năng khoáng sản vốn có ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đã và đang có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn trong quá trình phát triển

KT - XH của tỉnh Thái Nguyên

Trang 38

Chương 2 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng

Để quá trình khai thác diễn ra từ khâu khai thác đến khi thành phẩm và xuất bán ra thị trường thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất quan trọng Do Thái Nguyên là điểm tiếp nối giữa miền Đông Bắc và miền Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Việt Bắc Là một trung tâm kinh tế văn hóa của khu vực Đông Bắc cho nên ở đây có hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc… khá phát triển Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế trong đó có ngành khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên

2.1.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Giao thông:

Đường bộ: toàn tỉnh có 4.405km đường bộ Trong đó quốc lộ có 3 tuyến (QL 3, QL 37, QL 1B), với tổng chiều dài 183,6km Tỉnh lộ có 13 tuyến, với tổng chiều dài 287km Đường huyện là 103 tuyến với tổng chiều dài 792km Ngoài ra tỉnh còn có hơn 1000 tuyến đường xã có tổng chiều dài 3011km

Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Cao Bằng dài 80,4km, qua huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Lương được rải nhựa,

hệ thống cầu cống vĩnh cửu

Quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Đồng Đăng (Lạng Sơn), qua các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai Đoạn Mỏ Gà - Cầu Gia Bẩy được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, mặt đường rải nhựa rộng 5,5m

Đường liên tỉnh 13A (Thái Nguyên đi Tuyên Quang), xuất phát từ Bờ Đậu (quốc lộ 3) qua Đại Từ, Đèo Khế sang Tuyên Quang Đường liên tỉnh 19, từ Thái Nguyên qua Phú Bình sang Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (đường 13 và đường

Trang 39

19 nay là một phần của quốc lộ 37A) Đường 16 từ Đồng Hỷ qua Trại Cau đến Bố

Hạ (Bắc Giang) Đường trong tỉnh có đường từ km 31 (quốc lộ 3 đi Định Hóa)

Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Đèo Khế được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, mặt đường rải nhựa rộng 5,5m

Đường sắt có 3 tuyến: Đường Quán Triều - Hà Nội (qua thị xã Sông Công, Phổ Yên) dài 75 km Đường Thái Nguyên - Kép (Bắc Giang, qua Trại Cau, Lưu Xá, Khúc Rồng) dài 57km, chủ yếu vận chuyển quặng phục vụ khu Gang Thép Đường Quán Triều - Núi Hồng qua Đại Từ dài 39km, là một tuyến đường sắt chuyên chở khoáng sản, chủ yếu là than thuộc mạng lưới đường sắt Việt Nam Toàn bộ tuyến nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có điểm đầu

là Ga Quán Triều thuộc phường Quan Triều và điểm cuối là mỏ than Núi Hồng thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ Từ năm 1992, tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng được đưa vào khai thác và giao cho chi nhánh than Núi Hồng, Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý Tuyến đường gần như song song với quốc lộ 3 đoạn Quán Triều - Bờ Đậu và với Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Núi Hồng Tuyến có thể được kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều

Đường thủy: Thái Nguyên có mạng lưới giao thông đường thủy khá phong phú, phân bố tương đối toàn diện Với hai tuyến đường thủy nội địa tiêu chuẩn sông cấp 4 do Đoạn quản lý đường sông 4 - Cục đường sông Việt Nam quản lý Tuyến sông Cầu dài 80km, bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy xuống Nam Thái Nguyên; chảy qua những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng rồi sang Bắc Ninh nhập với các con sông khác tại Lục Đầu Giang; từ đây xuôi theo sông Đuống về Hà Nội, theo sông Kinh Thầy ra Quảng Ninh… Từ xưa sông Cầu không chỉ là công trình thủy nông quan trọng đảm bảo nước tưới tiêu cho đồng ruộng các huyện phía Nam mà đây còn là con sông lớn có điều kiện thuận lợi, thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi Đây từng là tuyến đường phục vụ đắc lực cho quyền lợi của Pháp ở Thái Nguyên là vận chuyển than, quặng kim loại và các loại hàng nông sản khác

Trang 40

xuất khẩu qua cảng Hải Phòng Hiện nay đoạn từ ngã 3 Sông Cầu - Sông Công đến Hà Châu dài 22km đang tổ chức vận tải liên tục, đoạn từ Hà Châu đến Bắc Kạn chỉ khai thác đò ngang, không khai thác vận tải dọc do vướng một số công trình chính trị và luồng tuyến không ổn định [63, tr 385]

Tuyến sông Công có chiều dài 60km Đoạn từ ngã 3 Sông Cầu - Sông Công đến Cải Đan (thị xã Sông Công) dài 24km cũng đang tổ chức vận tải liên tục Đoạn còn lại từ Cải Đan đến Đại Từ chỉ khai thác đò ngang, không khai thác vận tải dọc do vướng một số công trình chính trị và luồng tuyến không ổn định

- Điện:

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình khai thác các loại khoáng sản cũng như phát triển một nền KT - XH toàn diện thì việc xây dựng mạng lưới điện sản xuất cũng như sinh hoạt là vô cùng quan trọng Ngoài thành phố

và thị xã điện lưới cơ bản đã được hoàn thiện ở các trung tâm huyện lỵ Những nơi điện lưới chưa đến được thì tỉnh đã đầu tư nhiều tỷ đồng để giúp dân mua máy thủy điện nhỏ Kể từ năm 2003, 100% số xã phường trong tỉnh

đã có điện, khoảng 83% số hộ dân được sử dụng điện

Đến năm 2010 hệ thống điện Thái Nguyên được xây dựng thành 3 vùng: Vùng phụ tải 1 gồm Thành phố Thái Nguyên, huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ; xây dựng trạm 110KV ở phố Hương, công xuất 2x25 MVA, xây dựng đường dây 110KV, lấy điện từ đường dây 110KV Gia Sàng - Gò Đầm cung cấp cho trạm Phú Hương, mở rộng trạm Gia Sàng, lắp đặt thêm trạm 110KV Cao Ngạn Vùng phụ tải gồm hai huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa Dự kiến xây dựng

2 trạm 110KV Đại Từ và Phú Lương và một đường dây cao thế 110KV nối từ hai trạm tới đường dây 110 KV Thác Bà (Cao Ngạn - Bắc Kạn) Vùng phụ tải 3 xây dựng hệ thống lưới trạm cung cấp điện cho các xã trong vùng, đặc biệt là vùng sâu Toàn tỉnh có 1 trạm biến áp 220KV, 5 trạm biến áp 110KV với tổng dung lượng 142.200KVA đủ khả năng cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt Đến nay tất cả các cơ sở khai thác đều sử dụng hệ thống điện lưới này để khai thác và làm tăng hiệu quả lao động [63, tr 384]

Ngày đăng: 19/11/2014, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w