Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010 (Trang 26 - 31)

1.2.1. Kinh tế

Sau gần 15 năm tái lập tỉnh cùng với xu hướng chung của cả nước, kinh tế Thái Nguyên liên tục tăng trưởng. Thời điểm từ 1991 - 1995 tốc độ tăng tưởng là 8,7%. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 1997 - 2000 tăng trưởng kinh tế đã bị giảm mạnh. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á năm 1997. Nền kinh tế của tỉnh trong năm 1997 có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại so với năm 1996 và càng ngày càng thể hiện trong năm 1998 và năm 1999 với mức tăng trưởng dưới 2,5%. Sang năm 2000, nhìn chung nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đi vào ổn định và tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao. Đỉnh điểm là năm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2007 với mức tăng trên 12% và giảm dần ở năm 2009 với mức trên 9%. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh trong giai đoạn (2005 - 2010) đạt gần 11%, gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 5 năm đầu (1997 - 2001) khi mới tái lập tỉnh [21, tr. 5].

Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng bị tác động bởi hồn cảnh thị trường thời điểm đó. Năng suất lao động đạt thấp do chủ yếu là lao động giản đơn, ứng dụng cơ giới hóa khơng nhiều và mức độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa đáp ứng như mong đợi. Nhưng từ năm 1997 đến năm 2010 giá trị tăng thêm bình qn vẫn đạt 4,5%/năm và đóng góp 1,17% vào tốc độ tăng trưởng bình qn chung 8,53%/năm.

Tăng trưởng khu vực công nghiệp xây dựng trong gần 15 năm qua luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất (đạt 10,7%/năm) và đóng góp 4,34% vào tốc độ tăng trưởng bình qn chung. Trong đó, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp với mức tăng trưởng bình quân 11,6%/năm và đóng góp 3,8% vào tốc độ tăng trưởng chung. Ngành xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng 7% và đóng góp 0,54% vào tốc độ tăng trưởng chung. Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng 9,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình qn chung. Trong đó, ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh như vận tải, bưu chính, viễn thơng, tài chính, tín dụng, dịch vụ tư vấn và thương mại đều đạt mức tăng trên 12%/năm. Sự tăng trưởng đó đã tác động tích cực vào mức tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ.

Tính đến năm 2010, quy mơ tổng sản phẩm trong tỉnh đã gấp 11 lần năm 1996; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,4 triệu đồng, tương đương 940 USD/người, tăng 2,9 lần so với năm 2005. Thu ngân sách hàng năm tăng 23,1%, năm 2010, thu ngân sách ước đạt trên 2000 tỷ đồng [21, tr.6 - 7].

Tóm lại, sau hơn 20 năm Đổi mới, cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả to lớn về kinh tế và tạo ra sự thay đổi sâu sắc về đời sống xã hội. Kết cấu hạ tầng KT - XH đã có bước phát triển vượt bậc, cơ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất mới được tăng cường, môi trường đầu tư cởi mở, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển… đã góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại như tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhưng tính đột phá chưa mạnh; tiềm năng kinh tế của tỉnh chưa được phát huy đúng mức, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao; vốn thu hút cho đầu tư phát triển thấp. Hạ tầng cơ sở và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nói chung… Do vậy, cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa để nền kinh tế của tỉnh phát triển hết tiềm năng vốn có và tạo điều kiện thúc đẩy cho các ngành khác đi lên.

1.2.2. Xã hội

Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực TDMNPB do thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu, địa hình cũng như tài nguyên mà nơi đây sớm tập trung nhiều dân tộc đến cư trú. Theo số liệu thống kê dân số năm 2009, tổng số dân tồn tỉnh là 86.024 nghìn người, với 8 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%, Tày 10,7%, Nùng 5,22%, Dao 2,1%, Sán Dìu 2,4%. Các dân tộc Cao Lan, Mơng, Hoa chiếm 4,2% dân số tồn tỉnh.

Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm số lượng đông nhất ở Thái Nguyên và là người bản địa, họ có mặt ở đây từ rất sớm. Từ các thời nhà Trần, Nhà Lê người kinh đã di cư đến đây từ nhiều tỉnh khác nhau như Thanh Hóa, Bắc Giang, Hưng n... Ngồi ra, cịn có một bộ phận quan lại triều đình được cử lên làm quan tại tỉnh Thái Ngun, họ cùng với gia đình dịng tộc tới định cư ở đây; một bộ phận khác đến buôn bán làm ăn rồi ở lại sinh cơ lập nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là một bộ phận lớn người dân ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ được mộ lên làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ của thực dân Pháp. Sau

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

kháng chiến chống Pháp và hịa bình lặp lại ở miền Bắc, nhiều khu công nghiệp luyện kim lớn được xây dựng nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế đất nước sau chiến tranh. Do đó, đã thu hút một số lượng lớn người Kinh là cán bộ, công nhân viên chức đến đây sinh sống, lập nghiệp. Người Kinh sinh sống ở tất cả các xã, phường trong tỉnh nhưng họ sống tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn các huyện phía Nam của tỉnh như: thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công… Người Kinh ở khu vực nông thôn chuyên sống bằng nghề nông và bán nông nghiệp, canh tác lúa và các cây hoa màu khác. Đây là bộ phận dân cư có kinh nghiệm sản xuất đồng thời tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Mặc dù sống xen kẽ giữa nhiều dân tộc khác nhau nhưng họ vẫn giữ được sắc thái văn hóa của người Kinh miền xuôi như cưới xin, ma chay hay các lễ giỗ chạp.

Dân tộc Tày chiếm 10,7% dân số toàn tỉnh. Họ sống ở tất cả các huyện, thị xã nhưng tập trung đơng nhất là ở các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai… Đời sống kinh tế của Người Tày ở Thái Nguyên chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt canh tác lúa nước, gieo trồng vườn đồi, hoa màu như ngô, khoai, sắn. Ngồi ra, họ cịn có các hoạt động chăn ni một số ít có hoạt động bn bán và làm các nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt vải. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế của người Tày ở một số khu vực thị trấn, gần đường giao thông thuận tiện cũng khá phát triển. Sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Tày rất phong phú và mang đặc trưng riêng của dân tộc mình. Trong đó, nổi bật là vào mùa xn họ có lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng), hội được tổ chức vào tháng Giêng để cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu… Ngồi phần lễ là phần hội lễ hội Lồng Tồng thu hút rất nhiều người tham gia với nhiều trò chơi dân gian như ném còn, đu quay, đánh quay.

Dân tộc Nùng ở Thái Ngun chiếm 5,22% dân số tồn tỉnh, có số dân đơng thứ ba sau người Kinh và người Tày. Người Nùng có nhiều nhóm khác nhau: Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng An và Nùng Giang. Cũng giống như người Tày, người Nùng cư trú ở tất cả các huyện, thị trong

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Người Nùng sống rất gần gũi với người Tày, về lịch sử có nhiều nét tương đồng nên nếu nhìn qua cách ăn, mặc, ở hay tiếng nói thì chưa thể phân biệt được đâu là người Tày và đâu là người Nùng. Kinh tế chính của người Nùng chủ yếu là trồng trọt và chăn ni. Họ có một số nghề thủ công nghiệp được tranh thủ làm những lúc nông nhàn và các sản phẩm thủ công này thường được buôn bán, trao đổi trong các dịp chợ phiên ở địa phương. Hiện nay, các nghề thủ cơng đó đã bị mai một nhiều. Đặc điểm nổi bật trong đời sống của người Nùng là có tục cấp sắc cho người trưởng thành. Tuy vậy, tục cấp sắc không phải bắt buộc và không phải thanh niên nào cũng được cấp sắc.Việc cấp sắc vừa mang ý nghĩa trưởng thành vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng. Về mặt xã hội, những người đã qua lễ cấp sắc được tơn trọng hơn và dễ lấy vợ hơn. Ngồi ra, theo quan niệm của người Nùng việc cấp sắc còn mang ý nghĩa làm “danh giá cửa nhà”.

Dân tộc Sán Dìu ở Thái Ngun chiếm 2,4% dân số tồn tỉnh, chủ yếu tập trung ở ba huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương. Cũng giống như các dân tộc Tày, Nùng, Dao… sinh sống trên đất Thái Nguyên, người Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống và phát triển cộng đồng của mình. Đời sống kinh tế của họ mang đậm dấu ấn của vùng trung du miền núi. Nguồn sống chính của đại đa số các gia đình người Sán Dìu ở Thái Nguyên là trồng các loại cây lương thực, chủ yếu là lúa. Ngoài ra, ngành chăn nuôi và thủ công nghiệp của họ cũng khá phát triển. Văn hóa vật chất và tinh thần của của người Sán Dìu mang nhiều nét truyền thống của tộc người. Trong đó, hoạt động văn nghệ dân gian khá phong phú với những làn điệu dân ca trữ tình ngọt ngào của điệu hát giao duyên giữa nam nữ trong các dịp hội hè, cúng bái, cưới xin. Các điệu nhảy, thơ ca, hội họa và kho tàng truyện cổ tích của người Sán Dìu rất phong phú.

Ngoài các dân tộc trên, ở Thái Ngun cịn có các dân tộc khác như Dao, Mông, Hoa. Như vậy, có thể thấy Thái Nguyên là địa bàn cư trú của

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

nhiều dân tộc khác nhau. Các dân tộc này sống xen kẽ và đều hoạt động kinh tế nông nghiệp. Nhân dân các dân tộc ở Thái Ngun sống đồn kết, hịa hợp trong một cộng đồng thống nhất. Họ khơng chỉ đồn kết trong truyền thống để làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc mà trong thời kỳ xây dựng phát triển đất nước nói chung, của tỉnh Thái Nguyên nói riêng sức mạnh đó vẫn tiếp tục được phát huy. Đây cũng chính là nguồn lao động dồi dào thuận lợi để phát triển các ngành cơng nghiệp trong đó có ngành cơng nghiệp khai thác khống sản của tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010 (Trang 26 - 31)