Khoáng sản kim loại

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010 (Trang 33)

1.3. Tài nguyên khoáng sản

1.3.2.Khoáng sản kim loại

Khống sản kim loại trên địa bàn tỉnh gồm có sắt, mangan, titan, thiếc, đồng, chì, kẽm. vonfram, vàng, thủy ngân.

Quặng sắt: đã phát hiện 45 điểm mỏ với tổng trữ lượng còn lại gần

34,6 triệu tấn (các mỏ đã cấp hết, chủ yếu là DNNN Trung ương); đáng chú ý là các mỏ: Tiến Bộ 24 triệu tấn, Trại Cau 9,88 triệu tấn, Quang Trung 4 triệu tấn v.v… Các mỏ phần lớn đã và đang được khai thác cung cấp cho Liên hiệp gang thép Thái Nguyên. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo toàn tỉnh khoảng 45,5 triệu tấn chủ yếu phân bố ở trung tâm của tỉnh.

Mangan - sắt: được phát hiện ở hai điểm thuộc xã Phú Tiến, huyện

Định Hóa và ở Đầm Bàng, xã Hùng Sơn huyện Đại Từ. Quặng mangan sắt thuộc kiểu deluvi (điểm Phú Tiến) và nhiệt dịch (điểm Đầm Bàng). Hàm lượng Mn thấp 3 - 10%, có quy mơ nhỏ và ít triển vọng.

Titan: đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng titan với trữ lượng dự báo hơn

chục triệu tấn. Đây cũng là loại khống sản có tiềm năng của tỉnh. Có hai loại hình mỏ đó là sa khống và gốc. Các mỏ có trữ lượng lớn là titan Hữu Sào, titan Cây Châm mỗi mỏ vài triệu tấn ilmenit… Tổng trữ lượng đã tính quặng ilmenit đạt 12,45 triệu tấn, quặng titan 2,46 triệu tấn. Hầu hết các mỏ đang được Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam điều tra đánh giá. Hiện nay mới cấp phép mỏ Cây Châm, các mỏ khác mới chấp thuận chủ chương.

Thiếc, vonfram: đây là loại khống sản có tiềm năng ở tỉnh Thái Ngun, tổng trữ lượng còn lại là 18.648 tấn; riêng khu Đá Liền có trữ lượng và

tài nguyên trên 100 triệu tấn thiếc, 149.140 tấn bitmut và 38 tấn vàng, các

mỏ đều đã có đơn vị khai thác.

Đồng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới phát hiện hai điểm quặng quy mô

nhỏ, hàm lượng thấp (Cu = 0,001%, Ni = 0,1%) ở bản Rịn, huyện Định Hóa và suối Chạo ở huyện Võ Nhai.

Chì, kẽm: phát hiện 21 mỏ và điểm khống sản như Mỏ Ba, Mễ Tích, Sa Lung, Cúc Đường, Côi Kỳ và Lục Ba với tổng trữ lượng chì - kẽm ước khoảng trên 400.000 tấn kim loại, tập trung ở khu vực Đồng Hỷ, Võ Nhai và Đại Từ.

Thủy ngân: đã thăm dò thấy 1 mỏ và 5 điểm biểu hiện khoáng sản thủy

ngân, trữ lượng C1 + C2 = 258 tấn Hg.

Vàng: là tài ngun khống sản có tiềm năng của tỉnh, đã thăm dò và

khai thác 19 mỏ, điểm khoáng sản vàng thuộc hai kiểu là vàng gốc 8 điểm và vàng sa khoáng 11 điểm. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt 20.820 kg,

trong đó C1 + C2 = 2350 kg.

Các mỏ vàng, đồng, thuỷ ngân trữ lượng tuy khơng lớn, nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế.

1.3.3. Nhóm khống sản phi kim loại:

Nhóm khống sản phi kim loại gồm có caolanh, barit, photphorit, quazit, dolomit, pyrit.

Caolanh: cho đến nay mới ghi nhận 5 mỏ, điểm khoáng sản caolanh.

Trữ lượng ước đạt trên 1.205.270 triệu tấn. Trong đó trữ lượng cấp B + C1 +

C2 đạt 1.115.270 triệu tấn.

Barit (BaSO4): đã phát hiện 1 điểm barit ở Lục Ba và 4 biểu hiện khoáng sản barit, trữ lượng trên 124.000 tấn. Điểm barit Lục Ba có 2 mạch quặng: mạch

thứ nhất là phương Bắc - Nam dài 150m, dày 3m. Hàm lượng BaSO4 = 90 %;

mạch thứ 2 phương Tây Bắc - Đông Nam dài 150m, dày 2m. Hàm lượng BaSO4

= 50 - 70%. Tài nguyên dự báo khoảng 124 ngàn tấn BaSO4.

Photphorit: đã ghi nhận 1 mỏ và 2 điểm photphorit ở mỏ làng Mối

thuộc xã Tân Long, huyện Võ Nhai; điểm Ký Phó thuộc xã Ký Phó và điểm núi Văn thuộc xã Văn Yên của huyện Đại Từ với trữ lượng trên 101.420 tấn.

Dolomit: trữ lượng trên 100 triệu tấn, đã đăng ký 3 mỏ, điểm khoáng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản dolomit trên diện tích của tỉnh, trong đó 2 điểm La Giang và làng Lau đã được thăm dò và đánh giá trữ lượng. Dolomit được hình thành do biến chất từ đá vơi, đây cũng là khống sản có tiềm năng của tỉnh Thái Ngun. Quy mô của các mỏ lớn và chất lượng ổn định.

Pyrit: hiện nay chưa có thống kê [50].

1.3.4. Nhóm khống sản vật liệu xây dựng

Đây là nhóm khống sản chiếm quy mơ lớn nhất trong các loại khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên.

Đá vôi xi măng: tập trung ở nhiều nơi như Định Hóa, Đồng Hỷ, Võ

Nhai. Chúng lộ thành dải kéo dài khoảng vài km hoặc tạo thành khối núi, chất lượng khá tốt, hàm lượng CaO trên 50% đạt chỉ tiêu đá vôi xi măng. Các mỏ ở La Giang, mỏ Núi Voi và mỏ La Hiên là những mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng đạt yêu cầu. Hiện nay đã có 6 mỏ và điểm đá vơi xi măng đã được điều tra thăm dò và đang được khai thác. Tổng trữ lượng đạt 194,7 triệu tấn.

Sét xi măng: phân bố ở nhiều nơi, có 4 mỏ đã được điều tra khảo sát ở

hai mỏ sét xi măng là mỏ Khe Mo và mỏ Cúc Đường. Tổng trữ lượng cấp B + C1 + C2 đạt 60 triệu tấn, trong đó cấp B là 5,6 triệu tấn, C1 là 41,5 triệu tấn.

Đá ốp lát: đá hoa ốp lát phân bố trong dải đá vôi Quang Sơn - La Hiên

nằm giữa hai huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ. Kết quả đánh giá xác định 3 điểm

khoáng sản với trữ lượng 35 triệu m3. Đá ở đây có chất lượng tốt, màu sắc đẹp

và có tiềm năng khai thác.

Sét gạch ngói: hiện nay đã ghi nhận 11 mỏ và 8 điểm sét gạch ngói với

trữ lượng 23,8 triệu m3

, là khống sản có tiềm năng khá phong phú của tỉnh. Sét gạch ngói bắt nguồn bởi 2 loại nguồn gốc là phong hóa và trầm tích.

Sét có nguồn gốc phong hóa có các mỏ Bến Đẫm và Cao Ngạn.

Sét có nguồn gốc trầm tích có mỏ Đắc Sơn, Đắc Hiền, Vô Tranh, Thanh Trà, Bài Hát.

Cát xây dựng: hiện nay mới chỉ ghi nhận 1 điểm cát xây dựng quy mô

nhỏ ở Cao Ngạn có trữ lượng vài chục tấn.

Cuội sỏi xây dựng: cuội sỏi phân bố dọc theo các bãi bồi hai bên bờ và

lịng sơng của sơng Cầu và sơng Công. Hiện nay đã khoanh định được 11 khu cát cuội sỏi lịng sơng. Các điểm này đều có diện phân bố khơng lớn, dài trên dưới 1km, rộng 100 - 400m, chiều dày tầng cuội sỏi từ 1 - 2m. Các điểm này đều nằm ở khu vực có đường giao thông thuận tiện, dễ dàng cho việc khai thác cũng như vận chuyển.

Quazit: trữ lượng trên 25,3 triệu tấn ở 2 điểm: làng Lai và Cây Trâm [50].

1.3.5. Nƣớc khoáng

Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện một điểm nước khoáng ở La Hiên. Mỏ nước khoáng đã và đang được khai thác.

Nguồn nước được phát hiện ở lỗ khoan LK 407 sâu 120m trong tầng đá vôi; lưu lượng 14,22 l/s.

Kết quả phân tích: HCO3- = 191,7mg/l; Cl- = 7,73; SO42- = 7,17; NO3-

= 0,27mg/l; Na + + K + = 56 mg/l; pH = 8; Ca+2 = 43,82mg/l; Mg+2= 9,66mg/l ; Mn 2+

= 0,14mg/l; Độ tổng khoáng hoá: 297,45mg/l; nhiệt độ nước 330C. Nước

Nhìn chung, tài ngun khống sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa như quặng sắt, than đặc biệt là than mỡ, titan, chì kẽm, wolfram, vàng, dolomit, đá vơi ximăng, sét gạch ngói. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy vậy, số liệu về trữ lượng thăm dò, trữ lượng kinh tế và trữ lượng kỹ thuật cần cho quy hoạch tổng thể nhưng chưa thu thập được, vì thế khó có thể đưa ra được định hướng khai thác gắn với chế biến có tính khả thi.

Tiểu kết chƣơng 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thái Nguyên là tỉnh TDMNPB, vị trí địa lý của Thái Nguyên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên mà nó cịn có tầm quan trọng chiến lược của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Thái Nguyên là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vì vậy, từ sớm nơi đây đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã đoàn kết để làm nên những trang sử vẻ vang trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Con người Thái Ngun cần cù, thơng minh, tài trí là những điều kiện quan trọng để xây dựng một nền KT - XH ngày càng giàu mạnh và văn minh.

Thái Nguyên được biết đến khơng chỉ là vùng đất có vị trí chiến lược với những trang sử hào hùng mà đây cịn là mảnh đất giàu tài ngun khống sản như than, quặng kim loại, sắt, kẽm, chì, thiếc, vàng, đá vơi, cao lanh… Trong đó than, sắt, kẽm có trữ lượng lớn có thể khai thác trong thời gian dài với chất lượng tốt và giá trị kinh tế cao. Ở Thái Nguyên việc khai thác khoáng sản diễn ra từ khi thực dân Pháp xâm lược, cho đến nay hầu hết các mỏ đã được thăm dị và đang trong q trình khai thác. Ngành cơng nghiệp khai khoáng được chú trọng đầu tư và trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh. Sự phát triển của ngành đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều người lao động. Với tiềm năng khống sản vốn có ngành cơng nghiệp khai thác khống sản đã và đang có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn trong quá trình phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên.

Chƣơng 2

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Để quá trình khai thác diễn ra từ khâu khai thác đến khi thành phẩm và xuất bán ra thị trường thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất quan trọng. Do Thái Nguyên là điểm tiếp nối giữa miền Đông Bắc và miền Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Việt Bắc. Là một trung tâm kinh tế văn hóa của khu vực Đơng Bắc cho nên ở đây có hệ thống giao thơng vận tải, thông tin liên lạc… khá phát triển. Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế trong đó có ngành khai thác khống sản của tỉnh Thái Nguyên.

2.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Giao thơng:

Đường bộ: tồn tỉnh có 4.405km đường bộ. Trong đó quốc lộ có 3 tuyến (QL 3, QL 37, QL 1B), với tổng chiều dài 183,6km. Tỉnh lộ có 13 tuyến, với tổng chiều dài 287km. Đường huyện là 103 tuyến với tổng chiều dài 792km. Ngồi ra tỉnh cịn có hơn 1000 tuyến đường xã có tổng chiều dài 3011km.

Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Cao Bằng dài 80,4km, qua huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Lương được rải nhựa, hệ thống cầu cống vĩnh cửu.

Quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Đồng Đăng (Lạng Sơn), qua các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai. Đoạn Mỏ Gà - Cầu Gia Bẩy được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, mặt đường rải nhựa rộng 5,5m.

Đường liên tỉnh 13A (Thái Nguyên đi Tuyên Quang), xuất phát từ Bờ Đậu (quốc lộ 3) qua Đại Từ, Đèo Khế sang Tuyên Quang. Đường liên tỉnh 19, từ Thái Ngun qua Phú Bình sang Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang (đường 13 và đường

19 nay là một phần của quốc lộ 37A). Đường 16 từ Đồng Hỷ qua Trại Cau đến Bố Hạ (Bắc Giang). Đường trong tỉnh có đường từ km 31 (quốc lộ 3 đi Định Hóa).

Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Đèo Khế được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, mặt đường rải nhựa rộng 5,5m.

Đường sắt có 3 tuyến: Đường Quán Triều - Hà Nội (qua thị xã Sông Công, Phổ Yên) dài 75 km. Đường Thái Nguyên - Kép (Bắc Giang, qua Trại Cau, Lưu Xá, Khúc Rồng) dài 57km, chủ yếu vận chuyển quặng phục vụ khu Gang Thép. Đường Quán Triều - Núi Hồng qua Đại Từ dài 39km, là một tuyến đường sắt chuyên chở khoáng sản, chủ yếu là than thuộc mạng lưới đường sắt Việt Nam. Toàn bộ tuyến nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có điểm đầu là Ga Quán Triều thuộc phường Quan Triều và điểm cuối là mỏ than Núi Hồng thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. Từ năm 1992, tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng được đưa vào khai thác và giao cho chi nhánh than Núi Hồng, Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam quản lý. Tuyến đường gần như song song với quốc lộ 3 đoạn Quán Triều - Bờ Đậu và với Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Núi Hồng. Tuyến có thể được kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều.

Đường thủy: Thái Nguyên có mạng lưới giao thông đường thủy khá phong phú, phân bố tương đối toàn diện. Với hai tuyến đường thủy nội địa tiêu chuẩn sông cấp 4 do Đoạn quản lý đường sông 4 - Cục đường sông Việt Nam quản lý. Tuyến sông Cầu dài 80km, bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy xuống Nam Thái Nguyên; chảy qua những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng rồi sang Bắc Ninh nhập với các con sông khác tại Lục Đầu Giang; từ đây xuôi theo sông Đuống về Hà Nội, theo sông Kinh Thầy ra Quảng Ninh… Từ xưa sông Cầu không chỉ là cơng trình thủy nơng quan trọng đảm bảo nước tưới tiêu cho đồng ruộng các huyện phía Nam mà đây cịn là con sơng lớn có điều kiện thuận lợi, thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa giữa miền ngược và miền xi. Đây từng là tuyến đường phục vụ đắc lực cho quyền lợi của Pháp ở Thái Nguyên là vận chuyển than, quặng kim loại và các loại hàng nông sản khác

xuất khẩu qua cảng Hải Phòng. Hiện nay đoạn từ ngã 3 Sông Cầu - Sông Công đến Hà Châu dài 22km đang tổ chức vận tải liên tục, đoạn từ Hà Châu đến Bắc Kạn chỉ khai thác đị ngang, khơng khai thác vận tải dọc do vướng một số cơng trình chính trị và luồng tuyến không ổn định [63, tr. 385].

Tuyến sơng Cơng có chiều dài 60km. Đoạn từ ngã 3 Sông Cầu - Sông Công đến Cải Đan (thị xã Sông Công) dài 24km cũng đang tổ chức vận tải liên tục. Đoạn còn lại từ Cải Đan đến Đại Từ chỉ khai thác đị ngang, khơng khai thác vận tải dọc do vướng một số cơng trình chính trị và luồng tuyến khơng ổn định.

- Điện:

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong q trình khai thác các loại khống sản cũng như phát triển một nền KT - XH tồn diện thì việc xây dựng mạng lưới điện sản xuất cũng như sinh hoạt là vơ cùng quan trọng. Ngồi thành phố và thị xã điện lưới cơ bản đã được hoàn thiện ở các trung tâm huyện lỵ. Những nơi điện lưới chưa đến được thì tỉnh đã đầu tư nhiều tỷ đồng để giúp dân mua máy thủy điện nhỏ. Kể từ năm 2003, 100% số xã phường trong tỉnh đã có điện, khoảng 83% số hộ dân được sử dụng điện.

Đến năm 2010 hệ thống điện Thái Nguyên được xây dựng thành 3 vùng: Vùng phụ tải 1 gồm Thành phố Thái Nguyên, huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ; xây dựng trạm 110KV ở phố Hương, công xuất 2x25 MVA, xây dựng đường dây 110KV, lấy điện từ đường dây 110KV Gia Sàng - Gò Đầm cung cấp cho trạm Phú Hương, mở rộng trạm Gia Sàng, lắp đặt thêm trạm 110KV Cao Ngạn. Vùng phụ tải gồm hai huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa. Dự kiến xây dựng 2 trạm 110KV Đại Từ và Phú Lương và một đường dây cao thế 110KV nối từ hai trạm tới đường dây 110 KV Thác Bà (Cao Ngạn - Bắc Kạn). Vùng phụ tải 3 xây dựng hệ thống lưới trạm cung cấp điện cho các xã trong vùng, đặc biệt là vùng sâu. Tồn tỉnh có 1 trạm biến áp 220KV, 5 trạm biến áp 110KV với tổng dung lượng 142.200KVA đủ khả năng cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt. Đến nay tất cả các cơ sở khai thác đều sử dụng hệ thống điện lưới này để khai

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010 (Trang 33)