Xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010 (Trang 38 - 43)

Để quá trình khai thác diễn ra từ khâu khai thác đến khi thành phẩm và xuất bán ra thị trường thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất quan trọng. Do Thái Nguyên là điểm tiếp nối giữa miền Đông Bắc và miền Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Việt Bắc. Là một trung tâm kinh tế văn hóa của khu vực Đơng Bắc cho nên ở đây có hệ thống giao thơng vận tải, thông tin liên lạc… khá phát triển. Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế trong đó có ngành khai thác khống sản của tỉnh Thái Nguyên.

2.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Giao thơng:

Đường bộ: tồn tỉnh có 4.405km đường bộ. Trong đó quốc lộ có 3 tuyến (QL 3, QL 37, QL 1B), với tổng chiều dài 183,6km. Tỉnh lộ có 13 tuyến, với tổng chiều dài 287km. Đường huyện là 103 tuyến với tổng chiều dài 792km. Ngồi ra tỉnh cịn có hơn 1000 tuyến đường xã có tổng chiều dài 3011km.

Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Cao Bằng dài 80,4km, qua huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Lương được rải nhựa, hệ thống cầu cống vĩnh cửu.

Quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Đồng Đăng (Lạng Sơn), qua các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai. Đoạn Mỏ Gà - Cầu Gia Bẩy được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, mặt đường rải nhựa rộng 5,5m.

Đường liên tỉnh 13A (Thái Nguyên đi Tuyên Quang), xuất phát từ Bờ Đậu (quốc lộ 3) qua Đại Từ, Đèo Khế sang Tuyên Quang. Đường liên tỉnh 19, từ Thái Ngun qua Phú Bình sang Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang (đường 13 và đường

19 nay là một phần của quốc lộ 37A). Đường 16 từ Đồng Hỷ qua Trại Cau đến Bố Hạ (Bắc Giang). Đường trong tỉnh có đường từ km 31 (quốc lộ 3 đi Định Hóa).

Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Đèo Khế được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, mặt đường rải nhựa rộng 5,5m.

Đường sắt có 3 tuyến: Đường Quán Triều - Hà Nội (qua thị xã Sông Công, Phổ Yên) dài 75 km. Đường Thái Nguyên - Kép (Bắc Giang, qua Trại Cau, Lưu Xá, Khúc Rồng) dài 57km, chủ yếu vận chuyển quặng phục vụ khu Gang Thép. Đường Quán Triều - Núi Hồng qua Đại Từ dài 39km, là một tuyến đường sắt chuyên chở khoáng sản, chủ yếu là than thuộc mạng lưới đường sắt Việt Nam. Toàn bộ tuyến nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có điểm đầu là Ga Quán Triều thuộc phường Quan Triều và điểm cuối là mỏ than Núi Hồng thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. Từ năm 1992, tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng được đưa vào khai thác và giao cho chi nhánh than Núi Hồng, Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam quản lý. Tuyến đường gần như song song với quốc lộ 3 đoạn Quán Triều - Bờ Đậu và với Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Núi Hồng. Tuyến có thể được kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều.

Đường thủy: Thái Nguyên có mạng lưới giao thơng đường thủy khá phong phú, phân bố tương đối toàn diện. Với hai tuyến đường thủy nội địa tiêu chuẩn sông cấp 4 do Đoạn quản lý đường sông 4 - Cục đường sông Việt Nam quản lý. Tuyến sông Cầu dài 80km, bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy xuống Nam Thái Nguyên; chảy qua những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng rồi sang Bắc Ninh nhập với các con sông khác tại Lục Đầu Giang; từ đây xuôi theo sông Đuống về Hà Nội, theo sông Kinh Thầy ra Quảng Ninh… Từ xưa sông Cầu không chỉ là cơng trình thủy nơng quan trọng đảm bảo nước tưới tiêu cho đồng ruộng các huyện phía Nam mà đây cịn là con sơng lớn có điều kiện thuận lợi, thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi. Đây từng là tuyến đường phục vụ đắc lực cho quyền lợi của Pháp ở Thái Nguyên là vận chuyển than, quặng kim loại và các loại hàng nông sản khác

xuất khẩu qua cảng Hải Phòng. Hiện nay đoạn từ ngã 3 Sông Cầu - Sông Công đến Hà Châu dài 22km đang tổ chức vận tải liên tục, đoạn từ Hà Châu đến Bắc Kạn chỉ khai thác đò ngang, không khai thác vận tải dọc do vướng một số cơng trình chính trị và luồng tuyến khơng ổn định [63, tr. 385].

Tuyến sơng Cơng có chiều dài 60km. Đoạn từ ngã 3 Sông Cầu - Sông Công đến Cải Đan (thị xã Sông Công) dài 24km cũng đang tổ chức vận tải liên tục. Đoạn còn lại từ Cải Đan đến Đại Từ chỉ khai thác đị ngang, khơng khai thác vận tải dọc do vướng một số cơng trình chính trị và luồng tuyến khơng ổn định.

- Điện:

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình khai thác các loại khoáng sản cũng như phát triển một nền KT - XH tồn diện thì việc xây dựng mạng lưới điện sản xuất cũng như sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Ngoài thành phố và thị xã điện lưới cơ bản đã được hoàn thiện ở các trung tâm huyện lỵ. Những nơi điện lưới chưa đến được thì tỉnh đã đầu tư nhiều tỷ đồng để giúp dân mua máy thủy điện nhỏ. Kể từ năm 2003, 100% số xã phường trong tỉnh đã có điện, khoảng 83% số hộ dân được sử dụng điện.

Đến năm 2010 hệ thống điện Thái Nguyên được xây dựng thành 3 vùng: Vùng phụ tải 1 gồm Thành phố Thái Nguyên, huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ; xây dựng trạm 110KV ở phố Hương, công xuất 2x25 MVA, xây dựng đường dây 110KV, lấy điện từ đường dây 110KV Gia Sàng - Gò Đầm cung cấp cho trạm Phú Hương, mở rộng trạm Gia Sàng, lắp đặt thêm trạm 110KV Cao Ngạn. Vùng phụ tải gồm hai huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa. Dự kiến xây dựng 2 trạm 110KV Đại Từ và Phú Lương và một đường dây cao thế 110KV nối từ hai trạm tới đường dây 110 KV Thác Bà (Cao Ngạn - Bắc Kạn). Vùng phụ tải 3 xây dựng hệ thống lưới trạm cung cấp điện cho các xã trong vùng, đặc biệt là vùng sâu. Tồn tỉnh có 1 trạm biến áp 220KV, 5 trạm biến áp 110KV với tổng dung lượng 142.200KVA đủ khả năng cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt. Đến nay tất cả các cơ sở khai thác đều sử dụng hệ thống điện lưới này để khai thác và làm tăng hiệu quả lao động [63, tr. 384].

Hình 2.1: Lƣợc đồ mạng lƣới giao thơng tỉnh Thái Nguyên

Các tuyến đường giao thông và hệ thống điện lưới trên đều có tác dụng thúc đẩy cho các ngành kinh tế nói chung và ngành khai thác khống sản nói riêng. Bản thân mỗi đơn vị khai thác cũng phải có cơng tác vận tải mỏ và ngồn cung cấp điện đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của toàn mỏ. Hầu hết các mỏ đều có hệ thống đường vận tải từ 5 đến hơn 20km, máy múc, máy san là các thiết bị để làm đường và sửa chữa đường kịp thời khi có phát sinh mưa bão hoặc đường xấu; các công ty, doanh nghiệp tăng cường đầu tư các thiết bị làm đường vận tải được đảm bảo chất lượng cho xe lưu thông; mở rộng các tuyến đường, cải tạo các góc cua, thường xuyên làm rãnh thoát nước, đê chắn nước… để khi mưa xuống không phá hỏng mặt đường vận tải. Tuy nhiên cơng tác này đơi khi cịn chưa được kịp thời ở một số mỏ.

- Vốn:

Vốn của các đơn vị chủ yếu do các công ty hoặc doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư khai thác.

Bảng 2.1: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Khai thác than 8,1 15,5 96,1 119,7 181,2

Khai thác quặng kim loại 8,9 17,9 26,4 40,9 99,3

Khai khoáng khác 19,1 20,9 24,6 39,3 61,4 Hoạt động DV hỗ trợ khai thác mỏ và quặng 1,9 Tổng 36,0 54,3 147,1 199,9 343,7 Nguồn: [20, tr. 78] 2.1.2. Nguồn lao động

Lực lượng lao động của tỉnh Thái Nguyên khá dồi dào. Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 55,3% dân số, cao hơn bình quân chung của cả nước. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2005 là 603.575 người, năm 2008 là 648.495 người và năm 2009 là 665.652 người. Số lượng lao động trong các mỏ khoáng sản được sử dụng tương ứng với khả năng khai thác của từng mỏ. Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác tại thời điểm từ 2005 đến 2009 được thể hiện:

Bảng 2.2: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động từ năm 2005 - 2009

Đơn vị: người

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Khai thác than 241 161 1.194 1.064 1.285 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khai thác quặng kim loại 198 239 288 376 361

Khai khoáng khác 688 675 557 713 608

Hoạt động DV hỗ trợ khai

thác mỏ và quặng 25

Tổng 1.127 1.075 2.039 2.153 2.279

Nguồn: [20, tr. 84]

Trên thực tế số lao động tham gia vào các ngành khai khống cịn nhiều hơn nữa. Có mỏ lớn sử dụng đến hơn 1000 lao động như: mỏ than Khánh Hòa, sử dụng đến 1030 người; mỏ than Núi Hồng có gần 1000 lao động… Ngồi việc tuyển mộ các lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật ra các công ty, doanh nghiệp ưu tiên lấy lao động địa phương nhằm giải quyết việc làm cho người dân quanh khu vực mỏ sau khi giải phóng mặt bằng và đền bù. Các đơn vị đều ban hành nội quy lao động và có điều chỉnh, sửa đổi hàng năm nếu khơng phù hợp. Có cơng tác huấn luyện an tồn lao động đối với cơng nhân kỹ thuật hoặc những người vào làm trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất hay các phịng ban. Hàng năm có tổ chức định kỳ cho 100% người lao động, riêng người làm cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động thì huấn luyện 2 lần/năm. Ngồi ra cịn huấn luyện người sử dụng lao động cơng tác phịng cháy chữa cháy, cấp cứu mỏ, huấn luyện về chống mưa bão…

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010 (Trang 38 - 43)