- Trong giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9 việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học trực quan là một trong những việc làm không thể thiếu được đối với người giáo viên, có tác dụng giúp các em
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI P
Trang 2SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET 1.5 TRONG BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 9
I LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
1.Khách quan
- Trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước ta đã có những ưu tiên hàng đầu cho giáo dục “ Giáo dục là Quốc sách hàng đầu” mà trong đó giáo viên là “nhân tố quyết định Giáo dục” (NQ/TW Khoá VIII) Vậy nên cách dạy học hữu hiệu nhất đối với người giáo viên là phải giảng dạy theo phương pháp mới, theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm Việc áp dụng phương pháp dạy học mới phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các môn học, trong đó có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học
- Từ năm học 2004 – 2005, Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm dự án đưa CNTT vào giảng dạy với việc ứng dụng các thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, camera chiếu vật thể, bảng điện tử, bảng thông minh, v.v… Qua hai năm thực hiện, các trường trong khuôn khổ triển khai dự án đã cải tiến rõ rệt phương pháp giảng dạy, tạo phong cách mới theo hướng giáo dục hiện đại Phát huy những thành công đó, từ năm học 2006-
2007, Bộ GD&ĐT tiếp tục phát động phong trào nói không với phương pháp giảng dạy
“thầy đọc trò chép”
- Năm học 2008-2009, Bộ GDĐT quyết định chọn chủ đề là "Năm học ứng dụng công nghệ thông tin” để nâng cao chất lượng giảng dạy Vì vậy việc sử dụng “Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin ” trong dạy học là cách làm có thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục một cách có hiệu quả.
2 Chủ quan
- Lê – Nin nói: “ Từ trực quan sinh động cho đến tư duy trừu tuợng, từ tư duy trừu tượng cho đến thực tiễn” Vậy có thể xem trực quan là khâu quan trọng bắt đầu cho quá trình nhận thức
- Trong giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9 việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học trực quan là một trong những việc làm không thể thiếu được đối với người giáo viên, có tác dụng giúp các em đi tìm tri thức mới, nên mang tính nghiên cứu Nó dùng làm điểm xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh để giúp các em lĩnh hội kiến thức mới, khái niệm mới một cách chắc chắn có hệ thống, có logic
- Việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan trong các tiết dạy là điều cần thiết để giúp học sinh hứng thú trong học tập Vì vốn hiểu biết của các em còn nghèo nàn, các biểu hiện tích lũy còn hạn chế, vì vậy để xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy phương tiện trực quan làm điểm tựa Phương tiện trực quan góp phần phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu tri thức mới
hiệu quả cao, có tác dụng nhiều mặt nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng thường xuyên hoặc chưa khai thác hết tác dụng hoặc chỉ sử dụng mang tính chất đối phó ở các bài giảng biểu diễn như các tiết hội giảng, dự giờ, thanh tra… nên hiệu quả chưa cao
- Phần mềm Violet 1.5 có nhiều ưu điểm trong việc soạn bài giảng điện tử với giao diện hoàn toàn bằng Tiếng Việt, dễ sử dụng ngay cả đối với giáo viên không rành về tin học nên có thể áp dụng rộng rãi Vậy cách sử dụng phần mềm Violet soạn bài giảng điện tử giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9 như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Đó là lý do khiến tôi thực hiện chuyên đề này
Trang 3II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1 Thuận lợi
- Sử dụng phần mềm Violet 1.5 biên soạn bài giảng điện tử giảng dạy bộ môn sinh học
9 giúp giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian, thay vì phải chuẩn bị các tranh vẽ, bảng biểu… rườm rà nay được soạn sẵn trong máy để trình chiếu hoặc lưu vào USB hay đĩa VCD, DVD sử dụng ở nhiều lớp, nhiều năm học
- Giáo viên tiết kiệm được thời gian trong tiết dạy ở những hoạt động trên lớp như: Treo tranh vẽ, hình ảnh, sơ đồ, kẻ bảng SGK, ghi các đáp án, giải bài tập…Nay được thực hiện nhanh gọn chiếu trên máy chiếu, những thời gian đó giờ được dùng cho hoạt động của học sinh, hay để giáo viên mở rộng thêm kiến thức, khắc sâu kiến thức sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn và phát huy tốt tính tích cực của học sinh trong việc phối hợp hoạt động nhóm
- Dựa vào điều kiện thực tế và điều kiện cơ sở vật chất hiện có, các trường THCS và phòng giáo dục Vĩnh Cửu đã tạo điều kiện cung cấp đầy đủ các thiết bị cần thiết như: Máy chiếu, máy vi tính…
- Quá trình thực hiện chuyên đề cũng đã được sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm các lớp và sự tham gia tích cực của học sinh
- Nếu nhiều lớp cùng dạy tiết có sử dụng bài giảng điện tử thì số lượng máy chiếu, máy tính không đáp ứng đủ với những trường vùng nông thôn, còn khó khăn thiếu trang thiết bị
địa bàn Huyện Vĩnh Cửu chưa nhiều
3 Số liệu thống kê
- Thực hiện thống kê đối với học sinh khối 9 của 3 trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh cửu là :
+ Trường THCS Lê Quý Đôn ( 8 lớp) – Tổng số học sinh là : 268 học sinh
+ Trường THCS Vĩnh An ( 6 lớp) - Tổng số học sinh là : 167 học sinh
+ Trường THCS Hiếu Liêm (2 lớp) - Tổng số học sinh là : 63 học sinh
- Tổng số học sinh tham gia thực nghiệm chuyên đề là : 498 học sinh
3 1.Thống kê sự ham thích học tập bộ môn sinh học 9 của học sinh
- Với câu hỏi điều tra như sau : Điền Dấu X vào ô trống
+ Câu 1 : Mức độ yêu thích học bộ môn sinh học của em như thế nào?
Trang 4HS 9 HS + Câu 2 : Mức độ tập trung của em khi học với bài giảng điện tử như thế nào?
Rất tập trung Tập trung Bình thường Không tập trung
Kết quả điều tra như sau :
Rất tập trung Tập trung Bình thường Không tập trung
3.3 Thống kê khảo sát chất lượng bộ môn sinh học 9 trong nửa đầu học kỳ I
năm học 2008 -2009 như sau:
Trang 5III NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
* Căn cứ pháp lí của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông :
- Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục với các môn học mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông
( Điều 29 - mục II - Luật giáo dục - 2005)
- Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới
( Nghị quyết số 40/2000/QH 10)
* Căn cứ khoa học và thực tiễn của đổi mới giáo dục:
- Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới
- Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ
- Đối tượng giáo dục cũng có sự thay đổi do những tác động rất lớn của xã hội
- Do xu thế hội nhập trên thế giới hiện nay
* Việc sử dụng phương tiện dạy học và hiệu quả của nó.
- Phương tiện dạy học – sinh học gồm : Các phương tiện nghe nhìn như Tivi, đầu và băng video, Máy chiếu và phim trong, Máy chiếu đa năng, đĩa mềm, đĩa CD và máy
vi tính, phần mềm dạy học Các mô hình, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu Các mẫu vật thật…Việc sử dụng các phương tiện dạy học đã được coi là tích cực tuy nhiên sẽ là tích cực hơn khi phương tiện dạy học tạo nguồn kiến thức để học sinh tìm kiếm, phát hiện, xây dựng kiến thức sinh học mới Sử dụng bài giảng điện tử trong các hoạt động lên lớp sẽ góp phần phát huy rất tốt tính tích cực của học sinh Giúp cho hoạt động của giáo viên
và học sinh tích cực hơn, đa dạng hơn, trực quan hơn, sinh động hơn
- Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy sẽ giúp khả năng lưu giữ thông tin của học sinh tốt hơn vì học sinh có thể được đọc, nghe, nhìn, nghe và nhìn thảo luận
Thu nhận kinh nghiệm bằng hành động Truyền đạt cho người khác Khả năng lưu giữ thông tin sẽ là :
+ Thu nhận kinh nghiệm bằng hành động : 75%
+ Dạy lại cho người khác : 90%
(Áp dụng dạy và học tích cực trong môn sinh học- Nhà xuất bản Đại Học sư phạm- 2005)
Trang 6- Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng bài giảng điện tử còn nhiều hạn chế do : Phương tiện
còn thiếu so với nhu cầu, năng lực và nhiệt tình của một số giáo viên chưa cao, chưa triển khai phổ biến rộng rãi trong các trường…
+ Trường THCS Hiếu Liêm (2 lớp)
- Nghiên cứu về vấn đề sử dụng phần mềm Violet 1.5 trong việc soạn bài giảng điện
tử giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9
1.2 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 9 - THCS
- Máy chiếu, máy vi tính, phần mềm Violet…
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thực nghiệm dạy các bài cụ thể trong chương trình sách giáo khoa sinh học lớp 9
- Thống kê kết quả, rút kinh nghiệm hiệu quả sử dụng của giáo viên có thuận lợi và khó khăn gì qua các bài dạy có ứng dụng công ngệ thông tin
- Điều tra hứng thú học tập, chất lượng học tập bộ môn của học sinh trước thực nghiệm
và so sánh với sau thực nghiệm
- Nghiên cứu về tâm sinh lí học sinh lứa tuổi THCS
- Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan Nghiên cứu việc sắp xếp chương trình SGK sinh học lớp 9
- Phân loại đồ dùng dạy học cần thiết cho từng dạng bài
-Tham khảo sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo có liên quan
- Đánh giá kết quả của học sinh qua mỗi bài dạy và qua thời gian thực nghiệm
- Phát phiếu điều tra hứng thú học tập và thái độ học tập bộ môn của học
- Đánh giá kết quả qua bài tập củng cố và bài tập ở nhà của học sinh
2 NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
2.1 Xây dựng bài giảng điện tử bằng phần mềm Violet 1.5
a) Giới thiệu về phần mềm Violet và những ưu điểm.
- Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng So với các phần mềm khác,
Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động
và tương tác rất phù hợp với học sinh cấp phổ thông các cấp
+ Thân thiện, dễ sử dụng
Giao diện tiếng Việt rất dễ sử dụng, phù hợp với những người không chuyên tin học, không giỏi ngoại ngữ
Trang 7+ Chức năng soạn thảo phong phú
Cho phép nhập và chỉnh sửa các dữ liệu văn bản, công thức toán, âm thanh, hình ảnh, phim, các hiệu ứng chuyển động và tương tác, v.v
+ Nhiều mẫu bài tập được lập trình sẵn
Bài tập trắc nghiệm, ghép đôi, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, điền khuyết, vẽ đồ thị hàm số bất kỳ v.v
+ Nhiều giao diện khác nhau Cho phép giáo viên chọn lựa giao diện bài giảng phù hợp với bài học và ý thích của mình
+ Tạo sản phẩm bài giảng trực tuyến
Cho phép xuất bài giảng ra thành phần mềm chạy độc lập, hoặc thành một trang web để chạy trực tuyến qua Internet
b) Tải phần mềm và sử dụng hệ thống tài nguyên giáo dục miễn phí của công ty
cổ phần tin học Bạch Kim
- Tải phần mềm dùng thử 200 lần tại trang chủ của công ty cổ phần tin học Bạch Kim tại địa chỉ: http://bachkim.vn/
- Sử dụng hệ thống tài nguyên giáo dục miễn phí của Bạch Kim :
+ “Thư viện tư liệu giáo dục” tại địa chỉ http://tulieu.violet.vn
+ “Thư viện bài giảng điện tử” tại địa chỉ : http://baigiang.violet.vn/
+ “ Thư viện đề thi – Kiểm tra tại : http://dethi.violet.vn/
+ “ Thư viện giáo án” tại : http://giaoan.violet.vn/
+ “ Thư viện sinh học” tại http://trananhhuy.violet.vn hoặc http://giaoduconline.tk/
- Giao diện chính của trang soạn thảo phần mềm Violet 1.5
c) Bài giảng điện tử cần thể hiện :
− Tính tương tác giữa thầy và trò
d) Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.5
Trang 8• Yêu cầu về nội dung : Trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng được
minh hoạ sinh động
• Yêu cầu về phần câu hỏi − giải đáp
- Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích :
+ Giới thiệu một chủ đề mới
+ Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung vừa trình bày không ?
+ Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp
+ Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận động trí não để tìm câu trả lời Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử
• Yêu cầu về thể hiện khi thiết kế : Đầy đủ, chính xác và phải trực quan
2.2 Dạy học với bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.5
- Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều:
+ Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ giáo viên đến học sinh và thông tin phản hồi từ học sinh đến giáo viên Chú ý rằng kênh thông tin phản hồi không chỉ diễn
ra sau tiết dạy mà nó có thể (và cần thiết) diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy + Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được giáo viên chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc, nói, viết ,…Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các phương tiện đó
- Trong dạy học với bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của Violet và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm thanh,…trên màn hình chiếu Tuy nhiên vì Violet không được thiết kế để giao tiếp với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có Do vậy để thiết lập kênh thông tin phản hồi, trong dạy học ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện truyền thống: nói, viết, thật ra vẫn cần thiết
2.3 Các bước xây dựng bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.5
a) Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp
Chúng ta sử dụng bài giảng điện tử trong các trường hợp sau đây :
+ Dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng trong đó học sinh khó hình dung
+ Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua hoàn thành số lượng lớn các bài tập
+ Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó
b) Bước đầu xây dựng kịch bản
Bước 1 : Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học
Bước 2 : Mô hình hoá quá trình dạy học
Trang 9Bước 3 : Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình, cách thể hiện thông
tin, thể hiện hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học, thứ tự của các pha dạy học
Bước 4 : Mô tả các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hoá
c) Kiểm thử :
- Kiểm tra lại toàn bộ chương trình, thử lại các tương tác cùng hiệu ứng
* Chú ý :
- Mỗi trang màn hình cần thể hiện một cách cô đọng nhất, với số lượng chữ ít nhất
- Không nên lạm dụng màu sắc của chữ, mảng trang trí
- Không nên lạm dụng các hiệu ứng khi không cần thiết như chữ chạy ra, chạy vào
Tất cả các điều trên nhiều khi khiến người học bị nhiễu hoặc phân tán khả năng nhận biết thông tin.
2.4 Giới thiệu một số chức năng của phần mềm violet 1.5
2.4.1 Tạo trang màn hình cơ bản
- Để tạo trang màn hình, vào menu Nội dung → Thêm đề mục, cửa sổ nhập liệu đầu tiên
sẽ xuất hiện Gõ tên Chủ đề và tên Mục, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, cửa sổ soạn thảo trang
màn hình sẽ hiện ra và ta có thể đưa nội dung kiến thức vào đây
- Có 3 nút chức năng trên cửa sổ soạn thảo là: “Ảnh, phim”, “Văn bản”, “Công cụ”
2.4.2 Chèn ảnh - phim
- Click nút Nút “Ảnh, phim” để nhập các file dữ liệu multimedia (ảnh, phim, ) vào cửa
sổ soạn thảo trang màn hình, bảng nhập liệu sẽ hiện ra như sau:
- Hộp "Tên file dữ liệu" cho biết file dữ liệu nào đang được chọn Để đơn giản, có thể
nhấn vào nút "…" để mở ra hộp Open File giống như trong các ứng dụng Windows
+ Nếu chọn file Flash (SWF) thì sẽ xuất hiện thêm hộp “Vị trí dữ liệu trong file”
+ Nếu nhập file âm thanh hoặc phim thì sẽ xuất hiện thêm hộp lựa chọn để xác định xem dữ liệu phim, âm thanh này có được tự động Play hay không
- Việc nhập tư liệu bằng nút “Ảnh, phim” cũng có thể được thực hiện dễ dàng và trực
quan hơn bằng cách từ cửa sổ Windows hoặc Windows Explorer, ta kéo trực tiếp các file tư liệu (ảnh, phim, flash, mp3) rồi thả vào màn hình soạn thảo Nếu cần thay đổi các
tham số như Vị trí dữ liệu trong file Flash hay Tự động play video thì chỉ cần click đúp
chuột vào tư liệu
Trang 103gp (phim), jpg, gif, png, bmp, ico, wmf, emf (ảnh), swf (Flash) và mp3 (âm thanh) Với bất kỳ loại file tư liệu nào, chỉ cần kéo thả vào màn hình soạn thảo, hoặc dùng nút
“Ảnh, phim” là đều có thể đưa vào Violet được
- Ngoài ra, Violet có khả năng đưa các đoạn video này về một dạng chuẩn là Flash Video để đảm bảo trên máy tính nào cũng có thể chơi được Nếu dùng Powerpoint sử dụng Video thì rất có thể xảy ra khả năng trên máy tính này thì phim chơi được, nhưng copy sang máy khác thì không chơi được do không hỗ trợ định dạng phim
a) Dịch chuyển, co giãn đối tượng
- Sau khi nhập ảnh, phim, người dùng có thể dùng chuột kéo, dịch chuyển các hình ảnh này, hoặc thay đổi kích thước, tỷ lệ co giãn bằng các điểm nút ở góc, ở giữa cạnh và điểm nút ở giữa hình
- Với một trong 8 điểm nút ở biên, người dùng có thể dùng chuột để kéo (drag) nó làm cho hình dạng, kích thước đối tượng cũng thay đổi theo
- Với điểm nút ở tâm đối tượng, khi người dùng nhấn chuột vào rồi di lên thì hình sẽ phóng to, di xuống thì hình thu nhỏ Đây là thao tác phóng to thu nhỏ đơn thuần Khi nhấn chuột vào đối tượng (mà không nhấn vào bất kỳ điểm nút nào) sau đó kéo chuột thì cả đối tượng cũng sẽ được kéo theo Đây là thao tác thay đổi vị trí đơn thuần
b) Thiết lập thuộc tính của đối tượng (ảnh hoặc phim)
- Nếu click vào nút , bảng thuộc tính của đối tượng sẽ hiện ra ngay bên cạnh như sau:
Trang 11- Trong đó : Ta có thể thiết lập tỷ lệ co giãn của ảnh một cách chính xác chứ không ước
lượng như việc co giãn bằng cách kéo các điểm nút hoặc điều chỉnh độ trong suốt của ảnh, phim
c) Sử dụng và điều khiển file hoạt hình Flash
- Chức năng điều khiển file Flash của Violet cho phép người dùng sử dụng các nút chức năng cũng như phím tắt của phần khung bài giảng Violet trong việc trình chiếu các đoạn trong một file Flash
- Tính năng này giúp cho việc kết hợp giữa Violet và Macromedia Flash thêm dễ dàng, tiện lợi, và sẽ rất hữu ích đối với những người biết dùng Flash
2.4.3 Nhập văn bản
- Khi click vào nút “văn bản” thì trên bảng trắng sẽ xuất hiện một ô soạn thảo có khung
màu xám Người dùng có thể soạn thảo các văn bản của mình trực tiếp trên ô này
- Tạo văn bản nhiều định dạng : Văn bản nhiều định dạng được sử dụng cho các
trang màn hình mà nội dung của trang đó thể hiện văn bản là chính Ở đây, trong cùng một ô nhập text, người dùng có thể định dạng văn bản của mình theo nhiều kiểu khác nhau, giống như khi trình bày trong các công cụ của Microsoft Office.
- Cách tạo văn bản nhiều định dạng : Nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang
màn hình rồi chọn mục "Soạn thảo văn bản", cửa sổ nhập liệu tương ứng sẽ hiện ra, ta
có thể nhập liệu đoạn văn bản
Ví dụ : Nhập liệu đoạn văn bản như sau :
- Các chức năng của các nút thuộc tính ở đây gồm có: font chữ, kích thước chữ, màu
sắc, chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, căn lề trái, căn lề giữa, căn lề phải, đánh dấu gạch đầu dòng, khoảng cách dòng Công cụ thước kẻ phía trên hộp nhập liệu dùng để tạo lề cho văn bản giống như trong Microsoft Word
- Ta cũng có thể chèn ảnh, thay đổi kích thước ảnh, căn vị trí ảnh, xóa ảnh
2.4.4 Nút “Công cụ”
Click vào nút này sẽ hiện ra một thực đơn (menu) cho phép lựa chọn sử dụng các module chuẩn, module bài tập và các module chuyên dụng cắm thêm (plugin):
Trang 12- Sau khi chọn đối tượng hình, người dùng có thể chỉnh các tham số của nó bằng các nút chức năng ở phần phía trên cửa sổ nhập liệu
- Ưu điểm : Violet cho phép tạo ra các đối tượng hình vẽ cơ bản thường được dùng
nhiều như: các hình vẽ hình học, đoạn thẳng, mũi tên, vẽ bảng…với thao tác dễ dàng, nhanh chóng và độ chính xác cao, đồng thời cho phép căn chỉnh, thay đổi tham số của các đối tượng theo ý muốn của người sử dụng Không những thế, Violet còn đảm bảo cho các đối tượng hình vẽ có độ thẩm mỹ cao tạo hứng thú cho người học và người dạy
- Nhược điểm : Đối tượng bảng hiện chưa hỗ trợ việc nhập liệu trong bản thân nó, tuy
nhiên có thể sử dụng các công cụ văn bản hoặc hình ảnh để đưa nội dung vào các ô của bảng rất dễ dàng
2.4.5 Sử dụng các mẫu bài tập
- Một điểm mạnh đáng kể của Violet so với các phần mềm thiết kế bài giảng khác là khả năng tạo ra các bài tập rất phong phú, sinh động và đặc biệt là rất đơn giản Ví dụ trong Powerpoint ta phải mất vài giờ mới có thể tạo ra 1 bài tập trắc nghiệm hoặc bài tập ô chữ thì đối với Violet chỉ cần vài phút là đã làm xong
- Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang màn hình rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm", "Bài tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ") Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ
hiện ra
a) Tạo bài tập trắc nghiệm
Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm:
Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án
Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc
Trang 13 Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai
Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được
kết quả đúng
Ví dụ 1: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau:
Ở ruồi giấm 2n=8 Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ giữa của nguyên phân Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a 4 b 8 c 16 d 32
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
- Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương án thì nhấn vào nút “-”
- Làm tương tự đối với loại câu trắc nghiệm dạng đúng -sai
Ví dụ 2: Tạo kiểu bài trắc nghiệm“Ghép đôi”.
- Hãy kéo mỗi ý ở cột trái đặt vào một dòng tương ứng ở cột phải để có kết quả đúng.
- Ta thực hiện các bước làm như bài tập trên, song phải chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”,
và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi phương án Sau đó, Violet sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài tập sắp xếp lại
- Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:
- Khi làm bài tập loại này, học sinh phải dùng chuột kéo giá trị ở cột phải đặt vào cột trả lời, rồi nhấn vào nút kết quả để nhận được câu trả lời là đúng hay sai HS có thể làm từng câu một rồi xem kết quả ngay, hoặc có thể làm hết các câu rồi mới xem kết quả đều được
- Ta có thể sử dụng hình ảnh trong bài tập trắc nghiệm:
Trang 14Dùng Macromedia Flash, Corel Draw để vẽ hình và tạo ra một file swf, hoặc dùng một phần mềm xử lý ảnh (chẳng hạn như Paint Brush, Photoshop, ) để vẽ hình và tạo
ra một file ảnh JPEG Nhập tên file này vào ô nhập liệu “Ảnh”, ảnh này sẽ được hiện ra trong bài trắc nghiệm ở ngay phía dưới của câu hỏi
Ngoài Flash, Corel và các chương trình xử lý ảnh, ta cũng có thể vẽ ở bất kì
chương trình nào: Sketchpad, Geocabri, Word, v.v… rồi dùng chức năng chụp hình và ghi ảnh thông qua các phần mềm như Paint, Photoshop,
b) Tạo bài tập ô chữ
Ví dụ : Ta lần lượt nhập câu hỏi và câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu
- Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ Khi giải ô chữ
học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì
sẽ có kết quả trên ô chữ
c) Tạo bài tập kéo thả chữ
- Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống ( ), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập như sau:
+ Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ trống
Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm những phương án nhiễu khác
+ Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống
để gõ (nhập) phương án của mình vào
+ Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu đang ẩn), hoặc
ẩn đi (nếu đang hiện)
Ví dụ 1: Tạo bài tập kéo thả chữ vào đoạn văn như sau
Các từ : Trội, lặn, kiểu gen, phân tính, đồng hợp trội
- Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
- Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các từ mà sau này
sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi đen từ) rồi nhấn nút
Trang 15"Chọn chữ" Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở
2 đầu của từ đó: ||<từ được chọn>||
- Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía dưới câu hỏi giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm, và cũng có thể gõ các công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX( )
- Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách
nhấn nút “Tiếp tục” Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết
và ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu
Trong đó:
• Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi click nút này ta sẽ gõ
trực tiếp nội dung phương án lên danh sách đối tượng
• Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước.
• Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập.
Ví dụ 2: Bài tập điền khuyết
- Ta có thể sửa lại bài tập trên thành dạng bài tập "Điền khuyết" bằng cách vào menu Nội dung → mục Sửa đổi thông tin → Nhấn “Tiếp tục” → click đúp vào bài tập kéo thả
- Học sinh khi click chuột vào các ô trống thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu
như hình trên, cho phép nhập phương án đúng vào đó
- Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ
* Để tạo ra loại bài tập "Ẩn/hiện chữ" thì cũng thao tác hoàn toàn tương tự như trên.
2.4.6 Các chức năng soạn thảo trang màn hình
a)Tạo hiệu ứng hình ảnh
- Violet cho phép tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đối với các đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập, ) như: bóng đổ, mờ mờ, rực sáng và làm nổi Các hiệu ứng này có thể sử dụng kết hợp với nhau, đồng thời mỗi loại cũng có thể thay đổi được các tham số một cách tùy ý,
vì vậy sẽ tạo ra được rất nhiều các kết quả đẹp mắt
- Với một đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập, ) để mở bảng hiệu ứng hình ảnh, đầu tiên ta chọn đối tượng, click vào nút tròn thứ nhất ở phía trên bên phải đối tượng để mở bảng thuộc tính, sau đó click vào nút tròn ở góc dưới bên phải của bảng thuộc tính