+ Bài 5 : Lai hai cặp tính trạng(tt) + Bài 9 : Nguyên phân
+ Bài 31 : Công nghệ Tế Bào
+ Bài 34 : Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần + Bài 44 : Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
- Những dạng bài này yêu cầu học sinh hoạt động bằng cách quan sát, phân tích kênh hình và phim ảnh, bảng biểu, sơ đồ.. để lĩnh hội kiến thức
- Khi sử dụng bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.5 để điều khiển hoạt động của lớp và dùng trong kiểm tra, đánh giá bằng bài tập trắc nghiệm. Kết quả củng cố học sinh đạt kết quả rất tốt.
- Với 232 học sinh của các lớp còn lại tiến hành thực hiện các tiết dạy như sau :
+ Trường THCS Lê Quý Đôn ( 4 lớp là 95, 96, 97, 98 ) - Tổng số học sinh là : 123 học sinh.
+ Trường THCS Vĩnh An ( 3 lớp là 94, 95, 96) - Tổng số học sinh là : 79 học sinh + Trường THCS Hiếu Liêm (1 lớp là 9B) - Tổng số học sinh là : 30 học sinh
- Cũng với các bài dạy trên và với cùng số tiết dạy nhưng sử dụng tranh vẽ phóng to, kẻ bảng SGK vào bảng phụ, cho học sinh nghiên cứu SGK. Học sinh trả lời phần hoạt động, trả lời các bảng SGK, nhận xét bằng lời và củng cố bằng cách phát phiếu học tập, sau đó cho nhóm đọc kết quả trước lớp. Thống kê qua lần thực nghiệm I thì thấy kết quả như sau:
So sánh kết quả ở lần thực nghiệm I
Kết Quả Dùng bài giảng điện tử Không dùng bài giảng điện tử
SL % SL % Giỏi 57 HS 21,4 48 HS 20,7 Khá 76 HS 28,6 62 HS 26,7 TB 125 HS 47,4 109 HS 47,0 Yếu 7 HS 2,6 11 HS 4,7 Kém 0 HS 0 2 HS 0,9 LẦN THỰC NGHIỆM II
- Cũng với các tiết dạy ở những bài có dạng kiến thức tương tự và cùng với số học sinh - Tiến hành lần thực nghiệm II như sau:
- Các bài tiến hành dạy thực nghiệm :
+ Bài 3 : Lai một cặp tính trạng(tt) + Bài 10 : Giảm phân
+ Bài 32 : Công nghệ gen + Bài 35 : Ưu thế lai
+ Bài 41 : Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Đối với 232 học sinh ở lần thực nghiệm I không sử dụng bài giảng điện tử trong tiết dạy. Nay dùng bài giảng điện tử, thì thấy kết quả cao hơn .
- Còn 266 học sinh nay trong các hoạt động của tiết học không sử dụng bài giảng điện tử ( Cách tiến hành như ở 232 học sinh ở lần thực nghiệm I).
So sánh kết quả ở lần thực nghiệm II
SL % SL %Giỏi 65 HS 28,0 51 HS 19,1 Giỏi 65 HS 28,0 51 HS 19,1 Khá 61 HS 26,3 60 HS 22,6 TB 100 HS 43,1 143 HS 53,7 Yếu 6 HS 2,6 10 HS 3,8 Kém 0 HS 0 2 HS 0.8
* Nhận xét chung qua những lần thực nghiệm
- Sử dụng phần mềm Violet 1.5 soạn bài giảng điện tử dạy môn sinh học 9 thì thấy rằng hứng thú học tập và sự tập trung của học sinh cao, chất lượng học tập tốt.
2. Đối với giáo viên.
- Với sự hỗ trợ của CNTT trong một thời gian ngắn của một tiết học, giáo viên có thể
hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức to lớn, phong phú, và sinh động. Một hình ảnh, một đoạn phim, một sơ đồ có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Những hình ảnh mô phỏng thực tế một cách hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự hứng thú và quan tâm học tập của học sinh, tạo cho lớp học sôi nổi, các em tiếp thu bài giảng nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả hơn.
- Dùng phần mềm Violet soạn bài giảng điện tử giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động trên lớp hiệu quả, lôgic hơn. Giáo viên có thể khai thác tốt tính chủ động, tự chủ, sáng tạo, tích cực của học sinh, không mất thời gian khi kẻ các bảng biểu, treo tranh ảnh, sơ đồ, minh họa cho các vấn đề, nay đã được trình bày trên màn chiếu. Giáo viên thực hiện kiểm tra bài cũ và củng cố bằng bài tập trắc nghiệm có hiệu quả hơn so với cách dạy truyền thống.
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Việc chuẩn bị bài giảng có ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần lưu ý là việc ứng dụng CNTT vào dạy học cần kết hợp một cách hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài giảng và kỹ thuật vi tính. Một mặt phải đảm bảo đặc trưng bộ môn, chuyển tải được các đơn vị kiến thức cơ bản cần thiết, mặt khác phải đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học và thuận tiện trong việc sử dụng. Điều này đòi hỏi khi thiết kế giáo án cần nắm bắt tính hệ thống và kết cấu của một bài giảng điện tử, những thông tin, hình ảnh, đoạn phim phải được chọn lọc, phải thiết thực với phù hợp với nội dung bài giảng.
- Xem xét nôi dung bài học, có những nội dung nào cần sự hỗ trợ của CNTT. Chỉ nên ứng dụng khi dạy các quá trình khó mô tả bằng lời, các đồ thị, biểu đồ, phim, hình ảnh minh họa…
- Trong ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, phải chú ý CNTT chỉ là phương tiện hỗ trợ. Máy tính không hề thủ tiêu vai trò của người thầy mà trái lại cần phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học. Vì vậy trong bài giảng nên kết hợp sử dụng phương pháp truyền thống và CNTT. Không nhất thiết phải soạn giảng hoàn toàn trên máy tính mà có thể ứng dụng ở một số nội dung cần thiết như trình chiếu hình ảnh, phim, bài tập, thí nghiệm …
- Dạy học bộ môn sinh học lớp 9 không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế , tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài, chương, phần bài học cụ thể.
- Bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.5 có thể áp dụng trong tất cả các trường, các lớp và các dạng bài dạy khác nhau cho nên việc tận dụng và phát huy hết tác
dụng thực sự của nó là một vấn đề mang tính cấp thiết và cần phải được triển khai rộng rãi.
- Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần lưu ý :
+ Chuẩn bị kĩ nội dung biên soạn như phim, hình ảnh, âm thanh, các dạng bài tập… + Thiết kế trước cấu trúc bài dạy như : Các đề mục, các hoạt động, các minh hoạ kèm theo trước khi bắt đầu biên soạn giáo án điện tử.