1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án tự chọn môn vật lý lớp 7

96 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 618,5 KB

Nội dung

Hoạt động 3: Vận dụng giải bài tậpBài 1:Chọn câu đúng: aVật được chiếu sáng là nguồn sáng bVật sáng tự nó không phát ra ánh sáng cVật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng dVật sáng g

Trang 1

KẾ HOẠCH DẠY CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN

Môn: Vật lí 7Năm học: 2006-2007Học kì I: 36 tiếtChủ đề: Bám sát

23

45

- Nhận biết ánh sáng- nguồn sáng và vật sáng

- Sự truyền ánh sáng

- Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

- Định luật phản xạ ánh sáng

- Bài tập về định luật phản xạ ánh sáng

- Kiểm tra

2

22

21

7

891011

- Aûnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Bài tập về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Gương cầu lồi

- Gương cầu lõm

- Bài tập về gương cầu lồi và gương cầu lõm

- Ôn tập về tính chất ảnh của một vật qua gương cầu

22

2222

12

131415161718

- Nguồn âm

- Độ cao của âm

- Độ to của âm

- Môi trường truyền âm

- Phản xạ âm-tiếng vang

- Chống ô nhiễm tiếng ồn

- Ôn tập về âm học

2222222

Trang 2

KẾ HOẠCH DẠY CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN

Môn: Vật lí 7Năm học: 2006-2007Học kì II: 34 tiết

Chủ đề: Bám sát

2345

-Sự nhiễm điện do cọ xát-Hai loại điện tích

-Dòng điện- nguồn điện-Chất dẫn điện và chất cách điện-dòng điện trong kim loại-Ôn tập

2222

2

10Tác dụng của

78

91011

-Sơ đồ mạch điện-chiều dòng điện

-Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện-Tác dụng từ-tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện

-Bài tập về các tác dụng của dòng điện

-Cường độ dòng điện-Hiệu điện thế

222

2 2

2

12Chủ đề: Nâng cao

Cường độ

dòng

điện-Hiệu điện thế

121314

151617

-Hai loại điện tích-Sơ đồ mạch điện-Chiều dòng điện

-Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

-Cường độ dòng điện

-Hiệu điện thế

-Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện

222

222

Trang 3

Chủ đề: Bám sát

1) Tên chủ đề: ÁNH SÁNG

2) Số tiết: 10

3) Mục Tiêu:

a/ Kiến thức:

- Nêu được một số thí dụ về nguồn sáng

- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng ánh sáng

- Nhận biết được các loại chùm sáng: Hội tụ, phân kỳ, song song

- Vận dụng được định luật về sự truyền thẳng ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản (ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng đen, bóng mờ, nhật thực, nguyệt thực)

b/ Kỹ năng:

- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng

- Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng để giải thích một số hiện tượng quang học đơn giản liên quan đến sự phản xạ ánh sáng và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng

c/ Thái độ (Giáo dục):

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế

4) Các tài liệu bổ trợ:

- Sgk Vật lí 7

- Bài tập cơ bản và nâng cao vật lí 7

- Sổ tay Vật lý THCS

5) Phân tiết:

Tiết 1, 2:

NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG-NGUỒN SÁNG

VÀ VẬT SÁNG

Hoạt động 1:Tìm hiểu về nhận biết ánh

sáng-nguồn sáng và vật sáng

*Yêu cầu học sinh cho ví dụ về nguồn sáng

và vật sáng

Hoạt động 2: Thông báo về vật thu ánh

sáng và ánh sáng khác

I/Nhận biết ánh sáng-nguồn sáng và vật sáng

-Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

-Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta

-Nguồn sáng: vật tự phát ra ánh sáng-Vật sáng: gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu tới

II/Vật thu ánh sáng và ánh sáng khác

1)Vật thu ánh sáng

- Mắt là vật thu ánh sáng tự nhiên của con ngườivà động vật Ở người, ánh sáng truyền qua con ngươi và tác động lên võng mạc nơi có các tế bào thần kinh nhạy cảm

Trang 4

Hoạt động 3: Vận dụng giải bài tập

Bài 1:Chọn câu đúng:

a)Vật được chiếu sáng là nguồn sáng

b)Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng

c)Vật được chiếu sáng không phải là nguồn

sáng

d)Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được

chiếu sáng

Bài 2:Để nhìn thấy một vật:

a)Vật ấy phải được chiếu sáng

b)Vật ấy phải là nguồn sáng

c)Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt

d)Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật sáng

Bài 3:Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt

trong không khí (như thủy tinh), ta thấy vật

trong suốt là vì:

a)Vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến

mắt ta

b)Vật không nhận ánh sáng chiếu đến

c)Vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng

d)Có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt

không nhận ra

Bài 4: Em hãy tìm 5 nguồn sáng tự nhiên

và 5 nguồn sáng nhân tạo

Bài 5: Khi nhìn lên bảng học trong lớp, đôi

lúc em thấy bảng bị chói và không đọc

với ánh sáng, nhờ thế ta có thể nhận biết được các vật xung quanh

-Phim chụp ảnh là vật rất nhạy cảm với ánh sáng, nó có khả năng ghi lại những tác dụng của ánh sáng từ mọi phần tử của vật đi tới phim, nhờ đó sau khi rửa phim ta thấy lại hình ảnh của vật trong phim

2)Aùnh sáng khác

Có những loại ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy được như:

-Aùnh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại)-Aùnh sáng tử ngoại (tia cực tím)

Aùnh sáng tia X

-5 nguồn sáng nhân tạo: đèn thắp sáng, hồ quang điện, nguồn la-de, đèn pin, đèn tín hiệu

Bài 5:Đó là do bề mặt của bảng đã được sơn nhẵn bóng nên ánh sáng chiếu đến

Trang 5

được chữ Em hãy tìm hiểu nguyên nhân từ

đó đưa ra các phương pháp khắc phục

bảng hầu như hoàn toàn phản chiếu lại khiến mắt nhìn lên bảng bị chói Để hạn chế hiện tượng này, người ta dùng sơn hấp thụ ánh sáng, tức là nếu có ánh sáng chiếu vào mặt bảng sẽ hấp thụ nhiều và phản xạ lại ít

* Rút kinh nghiệm:

Trang 6

Tiết 3, 4:

SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đường truyền của

ánh sáng- định luật truyền thẳng của ánh sáng

1) Đường truyền của ánh sáng

*Yêu cầu học sinh nhắc lại về đường truyền

của ánh sáng trong không khí

-Học sinh nhắc lại, các hs khác nhận xét

*Giáo viên giải thích về hiện tượng ảo ảnh

trên sa mạc:

Vào những lúc trời nóng những lớp cát trên

sa mạc bị hun nóng làm cho mật độ không khí

trên bề mặt nóng bị đẩy lên cao do đó ánh

sáng có thể truyền theo đường cong gây ra

hiện tượng ảo ảnh

Hiện tượng trên cũng xảy ra trên mặt đường

nhựa vào những ngày hè

*Giáo viên thông báo về vận tốc của ánh sáng

truyền trong không khí:

Vận tốc của ánh sáng truyền trong không

khí là rất lớn 300000km/s Đối với chúng ta

một phần ngàn giây cũng chẳng khác gì một

con số không, những khoảng thời gian cực

ngắn như thế gần đây người ta mới đề cập đến

trong đời sống Người thời cổ sống rất nhàn

rỗi, đồng hồ của họ (đồng hồ cát, đồng hồ

nước, đồng hồ Mặt Trời) chẳng cần chia phút,

mãi đến đầu thế kỷ XIX đồng hồ mới có kim

giây Vậy thì một phần ngàn giây chúng ta

làm được những gì? Làm được nhiều thứ lắm:

tàu lửa dời được vài ba cm, máy bay bay được

gần 1m, Trái Đất di chuyển được 30m khi

chuyển động xung quanh Mặt Trời, còn ánh

sáng đi được 300km Tin tức phát từ Hà Nội

đến TP Hồ Chí Minh cũng chỉ mất gần 6

phần ngàn giây Giả sử các em đi trên con tàu

“siêu tốc” chuyển động nhanh như vận tốc

của ánh sáng, thì chắc chắn các em chưa kịp

vẫy tay chào bạn bè thì nhanh như chớp các

I/ Đường truyền của ánh sáng-định luật truyền thẳng của ánh sáng

1) Đường truyền của ánh sáng

-Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng

-Vào mùa hè rất nóng làm cho mật độ không khí trên bề mặt đường nhựa được đẩy lên cao, do đó ánh sáng có thể truyền theo đường cong gây ra hiện tượng ảo ảnh Lúc ấy mặt đường mờ đục, nhìn bóng loáng như vừa được tưới nước sau cơn mưa và phản chiếu các vật ở xa

Trang 7

em đã có mặt ở Hà Nội rồi Vậy một phần

ngàn giây chúng ta cũng làm được nhiều việc

đấy chứ Các nhà thiên văn học dùng đơn vị

năm ánh sáng, đó là quãng đường ánh sáng

truyền trong chân không theo đường thẳng: 1

năm ánh sáng = 9,45.1012km

2) Định luật truyền thẳng của ánh sáng

*Yêu cầu hs nhắc lại định luật truyền thẳng

của ánh sáng

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tia sáng và chùm

sáng

-Có mấy loại chùm sáng?

+Học sinh nêu

*Hầu hết các nguồn sáng đều phát ra chùm

tia phân kì Để có chùm tia hội tụ ta phải dùng

các dụng cụ quang học để hội tụ ánh sáng lại

Tia lade (laser) là tia sáng song song rất hẹp

Vì vậy tia lade được dùng để khắc các chi tiết

rất nhỏ Dùng tia lade để khắc các rãnh rất

nhỏ trên đĩa CD thì có thể ghi lại rất nhiều tín

hiệu Một đĩa CD có thể ghi lại hàng ngàn

trang sách Ngược lại nếu cho tia lade chiếu

lên các rãnh của đĩa CD thì ta có thể đọc lại

các tín hiệu Đó là các đĩa CD, VCD các em

thường thấy sử dụng phổ biến hiện nay

Hoạt động 3: Vận dụng giải bài tập

Bài 1: Đánh dấu Đ vào câu đúng và dấu S

vào câu sai

a)Trong môi trường thủy tinh, ánh sáng

truyền theo đường thẳng

b)Aùnh sáng lan truyền trong vũ trụ không đi

theo đường thẳng vì ánh sáng còn bị các thiên

thể hút làm chúng cong đi

c)Đường truyền của ánh sáng được biểu

diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ

hướng và được gọi là tia sáng

d)Aùnh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái

Đất được coi là chùm tia hội tụ

e)Một chùm sáng phát ra từ đèn xe hơi là do

bởi nhiều tia sáng có đường truyền song song

Bài 2: Aùnh sáng truyền từ Mặt Trăng tới Trái

Đất mất gần 1,3s Một con tàu vũ trụ bay từ

Trái Đất lên Mặt Trăng với vận tốc khoảng

8km/s sẽ mất thời gian là bao nhiêu? Biết vận

2) Định luật truyền thẳng của ánh sáng

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

II/ Tia sáng và chùm sáng

Có 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì

III/ Bài tập Bài 1:

a)Đb)Đc)Đ

d)Se)S

Trang 8

tốc ánh sáng trong không khí là 300000km/s

A 13h40ph

B 13h30ph

C 15h

D 14h20ph

Bài 3: Có 6 bạn A, B, C, D, E, F ở trong

phòng được ngăn cách bởi một bức tường có

các lỗ Em hãy cho biết các bạn nào nhìn thấy

nhau được

A F

B

E

D

C 390000km : 8km/s = 48600s = 13h30ph Đáp án B Bài 3: Kẻ các đường thẳng nối các bạn lại Đường nào không cắt bức tường thì các b ạn ấy nhìn thấy nhau *Rút kinh nghiệm:

A F

B E D C

Trang 9

Tiết 5,6:

ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối, bóng nửa

tối

*Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm bóng tối

và bóng nửa tối

-Ta đã biết ánh sáng truyền theo đường thẳng

nhưng tại sao khi dùng đèn có chụp ta thấy trần

nhà ở phía trên chụp vẫn sáng?

+ Vì có ánh sáng phản chiếu từ các đồ vật và

sàn nhà lên trần nhà

-Khi đi xe đạp (xe có đèn) hoặc xe gắn máy

vào ban đêm ta thường có cảm giác là đường

gồ ghề hơn ban ngày Tại sao vậy?

+ Khi ánh sáng chiếu lên mặt đường thì ở

những chỗ gồ ghề có những bóng đen Ngồi

trên xe ta nhìn thấy mặt đường có những chỗ

tối, chỗ sáng nên có cảm giác đường gồ ghề

hơn ban ngày

*Ngày nay chụp ảnh để có tấm hình của mình

là việc quá bình thường Còn ở thế kỉ XVIII khi

chưa có kĩ thuật này người ta phải nhờ các họa

sĩ vẽ những bức chân dung của mình, tốn kém

khá nhiều tiền Để đơn giản hơn người ta tô lại

bóng tối của phần đầu, mặt chẳng hạn lên trên

giấy, sau đó cắt ra ép vào hai lớp giấy mờ, soi

lên ánh sáng những hình dạng đó rất giống

I/Bóng tối – Bóng nửa tối

-Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không

nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

-Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận

được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới

Trang 10

người, ví đó chính là bóng tối của người đó.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng nhật

thực, nguyệt thực

-Nhật thực xảy ra khi nào?

+ Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái

Đất

-Nhật thực toàn phần hay một phần quan sát

được ở chỗ nào?

+ Nhật thực toàn phần hay một phần quan sát

được ở chỗ có bóng tối hay bóng nửa tối của

mặt Trăng trên Trái Đất

-Nguyệt thực xảy ra khi nào?

+ Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không

được Mặt Trời chiếu sáng

*Nếu ngày xưa nhật thực, nguyệt thực được coi

như là những hiện tượng huyền bí do ma quỉ tạo

ra, làm cho người dân sợ sệt lo lắng thì ngày

nay người ta hồ hởi đón xem bởi vì nó có thể

giải thích được bằng hiện tượng khoa học Khoa

học còn có thể tính toán chín xác các hiện

tượng nhật thự, nguyệt thực đã xảy ra hàng

trăm năm về trước Theo những tính toán thiên

văn một năm có thể xảy ra nguyệt thực hai lần

và ở Việt Nam nhật thực toàn phần xảy ra vào

ngày 24/10/1995 phải chờ đến 70 năm sau mới

xuất hiện lần nữa

Hoạt động 3: Vận dụng

Bài 1: Tìm từ hay cụm từ thích hợp điền vào

chỗ trống

Đặt một đèn pin bật sáng trước một màn chắn

Giữa đèn và màn có một quả cầu nhỏ chắn

sáng Trên màn chắn có một phần

ánh sáng từ gọi là bóng tối Bên

ngoài bóng tối có vùng chỉ nhật được ánh sáng

từ của bóng đèn pin chiếu tới gọi

Bài 2: Tại sao:

a)Ở các phòng học người ta thường dùng

bóng đèn dài?

b)Ở các phòng giải phẩu ở bệnh viện, người

ta dùng một hệ thống gồm nhiều đèn?

Bài 3:Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp

điền vào chỗ trống

a)Đứng trên Trái Đất về , ta nhìn

không nhận được, nguồn sáng, một phần, bóng nửa tối

Trang 11

thấy ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng

Khi đi vào vùng của

., nó không được chiếu sáng nữa và lúc đó ta không nhìn thấy Hiện tượng này gọi là

b) quay xung quanh Trái Đất

chiếu sáng cả lẫn và tạo ra sau chúng một vùng Khi một phần nằm trong vùng bóng tối của , thì phần đóù của hoàn toàn không nhìn thấy , hiện tượng này gọi là hiện tượng .Phần mặt đất nằm trong vùng của thì ở đó ta thấy một phần của , hiện tượng này gọi là hiện tượng

Bài 4: Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng bóng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn Hãy giải thích hiện tượng? b) Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, bóng tối, Trái Đất, Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời, nhật thực toàn phần, bóng nửa tối, Mặt Trăng, Mặt Trời, nhật thực một phần Bài 4: Bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường đã đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng *Rút kinh nghiệm:

Trang 12

Tiết 7, 8:

ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu về định luật phản xạ

ánh sáng

*Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung định luật

phản xạ ánh sáng

Hoạt động 2: Vận dụng

Bài 1: Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền

vào chổ trống trong các câu sau:

a)Các tia sáng đi đến gặp gương phẳng đều

bị Tia sáng truyền tới gọi

là ,tia sáng từ gương phẳng bật trở lại

gọi là tia

b)Theo định luật phản xạ ánh sáng thì

tia nằm trong mặt phẳng chứa

và đường với gương ở điểm tới Góc

hợp bởi tia tới và pháp tuyến ở điểm tới gọi là

., góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến

ở điểm tới gọi là Góc phản xạ và góc

I/Định luật phản xạ ánh sáng

-Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới -Góc phản xạ bằng góc tới

II/Bài tập Bài 1:

a)phản xạ,gương phẳng, tia tới, tia phản xạ b)phản xạ, tia tới, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, bằng nhau

Trang 13

Chiếu một chùm tia sáng song song vào

một gương phẳng, một học sinh cho rằng chùm

tia phản xạ cũng là một chùm song song Theo

em nhận xét như vậy có đúng không? Hãy vẽ

chùm tia phản xạ để khẳng định câu trả lời

I

S R Bài 3:

Bài 5:

Câu D

Trang 14

a

b c

Bài 6: Hãy vẽ một tia sáng đến gương (1) sau khi phản xạ trên gương (2) thì cho tia IB I (1) (2)

B Bài 6: K I (2)

(1)

B *Rút kinh nghiệm:

Trang 15

Tiết: 9

BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

*Giáo viên ghi bài tập lên bảng lớp, học sinh

giải bài tập vào vở

*Gọi 1 học sinh lên bảng giải, các học sinh

khác nhận xét cách giải của bạn vànêu ý kiến

Bài 1:

Trên hình vẽ SI là tia tới, IR là tia phản xạ

Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại

điểm tới là bao nhiêu?

Bài 2:

Tia sáng SI đến gương phẳng tại điểm I cho

tia phản xạ là tia IR như hình vẽ Gọi S′ là

điểm đối xứng với S qua gương phẳng Em có

nhận xét gì về vị trí của điểm S′ và tia phản xạ

IR?

Bài 1:

Gọi ilà góc tới, i′là góc phản xạ Vì tia tới và tia phản xạ vuông góc nhau (bằng 900) nên góc tới bằng góc phản xạ và bằng 450

Bài 2:

Điểm S′ nằm trên đường kéo dài củ a tia phản xạ IR

Trang 16

Bài 3:

Trên hình vẽ là một gương phẳng và hai

điểm M, N Hãy tìm cách vẽ tia tới và tia phản

xạ của nó sao cho tia tới đi qua điểm M còn tia

phản xạ đi qua điểm N

Bài 4:

Có hai gương phẳng đặt vưông góc với nhau,

một tia sáng SI1 chiếu xiên một góc 450 đến

gương G1 Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng

Bài 3:

Lấy điểm M′ đối xứng với m qua gương phẳng Nối M′N cắt gương phẳng tại I, khi đó I là điểm tới Tia MI chính là tia tới, tia IN là tia phản xạ cần vẽ

Bài 4:

Tia tới SI1 phản xạ trên gương phẳng G1 cho tia phản xạ I1I2 đến gương G2 và tiếp tục cho tia phản xạ I2R

*Rút kinh nghiệm:

Trang 17

A Vật được chiếu sáng là nguồn sáng

B Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng

C Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng

D Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng

b/ Chùm sáng song song là chùm tia gồm:

A Các tia sáng không giao nhau

B Các tia sáng gặp nhau ở vô cực

C Các tia sáng không hội tụ cũng không phân kì

D Các câu A, B, C đều đúng

c/ Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất ta thấy:

A Một phần của Mặt Trời bị che kuhất

B Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kì tia sáng nào của Mặt Trời

C Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy nhật hoa xung quanh mặt trời

D Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất

d/Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D Vì vật được chiếu sáng

2)Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống

a)Các tia sáng đi đến gặp gương phẳng đều bị Tia sáng truyền

tới gọi là ,tia sáng từ gương phẳng bật trở lại gọi là

tia

Trang 18

b)Theo định luật phản xạ ánh sáng thì tia nằm trong mặt phẳng

chứa và đường với gương ở điểm tới Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến ở điểm tới gọi là , góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến ở điểm tới gọi

là Góc phản xạ và góc tới luôn

3) Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng?

* Đáp án và biểu điểm:

Trang 19

I/Lí thuyết

1)

a/ D

b/ D

c/ C

d/ C

2)

a)phản xạ, gương phẳng, tia tới, tia phản xạ

b)phản xạ, tia tới, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, bằng nhau

3)

-Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương

ở điểm tới

-Góc phản xạ bằng với góc tới

II/Bài toán

a)

B B

A A

b)

B A A B

0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1,5đ 1đ 0,5đ 2đ 2đ *Rút kinh nghiệm:

Trang 20

Chủ đề: Bám sát

1) Tên chủ đề: GƯƠNG CẦU

2) Số tiết: 12

3) Mục Tiêu:

a/ Kiến thức:

Trang 21

- Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm

- Vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

b/ Kỹ năng:

- Vẽ được ảnh của một vật qua gương cầu

- So sánh được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng có cùng kích thước

c/ Thái độ (Giáo dục):

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế

4) Các tài liệu bổ trợ:

- Sgk Vật lí 7

- Bài tập cơ bản và nâng cao vật lí 7

- Sổ tay Vật lý THCS

5) Phân tiết:

Tiết 1, 2:

ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất ảnh

của một vật tạo bởi gương phẳng

-Aûnh tạo bởi gương phẳng là ảnh gì? Có

hứng được trên màn chắn không?

* Tính chất đối xứng qua gương:

Đứng trước gương tất nhiên là bạn thấy

chính mình, ừ mình cũng xinh đẹp đấy chứ,

giống hệt ta từ mọi chi tiết Thế nhưng

mình rẽ ngôi trái, trong gương lại thành

ngôi phải, lúc trang điểm mình vẽ nốt ruồi

bên phải, trong ảnh lại thành nốt ruồi bên

trái Nếu bạn cầm đàn guitare đứng hát

một bài trước gương xem có giống ca sĩ

không? Ồsao lại chơi đàn tay trái nhỉ? Ở

trong gương những đặc điểm của nửa người

bên phải đều sang bên trái và ngược lại

* Một người đứng trước gương phẳng:

-Aûnh của người ấy trong gương có cao bằng

người ấy?

+Aûnh đối xứng qua gương nên ảnh luôn

cao bằng người

-Nếu lùi ra xa gương thì ảnh có lùi ra xa

Trang 22

Hoạt động 2: Vận dụng giải bài tập

Bài 1:

Dùng những từ hoặc cụm từ thích hợp

điền vào chỗ trống trong những câu sau:

a) Khi đứng trước một ta

thấy của mình trong , ảnh

này là vì ta không thể được

trên

b) Vật và ảnh của nó qua gương luôn

nhau qua gương Khi vật

gương thì ảnh cũng tiến ra xa gương và

ngược lại, khi vật tiến lại gần gương thì ảnh

cũng tiến lại

Bài 2:

Đặt một vật hình khối hộp trước một

gương phẳng, ta quan sát được ảnh của

khối hộp ấy trong gương Giữ nguyên vật

và quay gương đi một chút so với vị trí ban

đầu, kích thước ảnh của cái hộp có thay đổi

không? Tại sao?

Bài 3:

Trên hình vẽ là một số vật đặt trước một

gương phẳng Hãy vẽ thêm ảnh của các vật

đó qua gương

Bài 4:

Một học sinh nhìn vào vũng nước trước

mặt, thấy ảnh của một cột điện ở xa Hãy

giải thích vì sao nhìn thấy ảnh đó?

Bài 5:

Trong các tiệm cắt tóc người ta bố trí

hai cái gương: một cái treo trước mặt người

II/Bài tập Bài 1:

a) gương phẳng, ảnh, gương, ảnh ảo, hứng, màn ảnh

b) đối xứng, tiến ra xa, gần gương

Bài 2:

Vì qua gương phẳng, ảnh và vật có kích thước bằng nhau nên khi quay gương phẳng thì ảnh của chiếc hộp trong gương có thay đổi (do vị trí tương đối của khối hộp và gương thay đổi) nhưng kích thước của ảnh không thay đổi, nó vẫn bằng kích thước của cái hộp

Bài 3:

Bài 4:

Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng nước đã đóng vai trò như một gương phẳng Chùm tia sáng từ cột điện đến mặt nước bị phản xạ và truyền tới mắt học sinh làm cho bạn học sinh quan sát được ảnh của cột điện qua vũng nước

Bài 5:

Gương phía trước dùng để người cắt tóc có thể nhìn thấy mặt và phần tóc phía trước

Trang 23

cắt tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau

lưng ghế ngồi Hai gương này có tác dụng

gì? Hãy giải thích?

của mình trong gương Gương treo phía sau có tác dụng tạo ảnh của mái tóc phía sau gáy, ảnh này được gương phản chiếu trở lại và ngưới cắt tóc có thể quan sát được đồng thời ảnh của mái tóc phía trước lẫn phía sau khi nhìn vào gương trưiớc mặt mình

*Rút kinh nghiệm:

Trang 24

Bài 1:

Vật nào sau đây có thể xem là gương

phẳng?

A Trang giấy trắng

B Một tấm kim loại phẳng được

A Gương soi mặt

B Tờ giấy phủ bạc được đánh nhẵn

bóng

C Miếng kim loại phẳng làm bằng

thép không rỉ (thường gọi là inox)

D Tấm kim loại phẳng được quét sơn

trắng

Bài 3:

Aûnh của vật qua gương phẳng:

A Luôn nhỏ hơn vật

B Luôn lớn hơn vật

C Luôn bằng vật

D Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuỳ

thuộc vào vật ở gần hay ở xa

gương

Bài 4:

Vùng nhìn thấy của gương phẳng là:

A Vùng nhỏ nằm trước gương, mắt

nhìn vào gương sẽ thấy các vật

trong vùng ấy

B Vùng nhỏ nằm phía sau gương,

mắt nhìn vào gương sẽ thấy các

vật trong vùng ấy

C Vùng rộng nhất nằm trước gương,

mắt nhìn vào gương sẽ thấy các

vật trong vùng ấy

D Vùng rộng nhất nằm phía sau

gương, mắt nhìn vào gương sẽ

thấy các vật trong vùng ấy

Bài 5:

Đối với gương phẳng, vùng nhìn thấy:

A Không phụ thuộc vào vị trí đặt

Trang 25

B Không phụ thuộc vào vị trí đặt

A Vùng nhìn thấy mở rộng ra

B Vùng nhìn thấy thu hẹp lại

C Vùng nhìn thấy không đổi

D Vùng nhìn thấy mở rộng hay thu

hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật

trước gương nhiều hay ít

Bài 7:

Hãy tìm trong bộ mẫu tự tiếng việt,

những chữ nào khi nhìn qua gương phẳng

thì:

a) Aûnh không thay đổi giống chữ ban đầu

b) Aûnh là một chữ mới nằm trong bộ mẫu

tự

Bài 8:

Hãy tìm một con số có hai chữ số sao

cho giá trị của ảnh trong gương chỉ còn

1/10 giá trị ban đầu

Bài 9:

Một học sinh muốn mua một cái

gương treo tường để mỗi khi chuẩn bị đi

học có thể nhìn được toàn bộ ảnh của

mình trong gương Học sinh ấy có nhất

thiết phải mua cái gương có chiều cao

bằng chiều cao của mình không? Theo

em chỉ cần mua gương cao khoảng bao

nhiêu? Đặt như thế nào? (Giải thích bằng

cách vẽ hình mà không cần tính toán)

Bài 6:

Câu A

Bài 7:

a) Các chữ: A, H, I, M, O, T, U, V, Y (9) b) p thành q và ngược lại, b thành d và

Quan sát hình vẽ ta thấy chỉ cần mua gương có chiều cao bằng đoạn KH cũng có thể quan sát toàn bộ ảnh của mình trong gương Gương phải treo thẳng đứng cách mặt đất một đoạn HI

Trang 26

*Ruùt kinh nghieäm:

Trang 27

Tiết 5, 6:

GƯƠNG CẦU LỒI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ảnh của một vật

tạo bởi gương cầu lồi

-Aûnh tạo bởi gương cầu lồi có hứng được trên

màn chắn không?

+ Không

-Aûnh này gọi là ảnh gì?

+ Aûnh ảo

-Kích thước của ảnh như thế nào so với vật?

+ Nhỏ hơn vật

* Cách vẽ ảnh của một vật cho hởi gương cầu

lồi cũng tương tự như cách vẽ ảnh của một vật

qua gương phẳng, nghĩa là phải xác định được

tia phản xạ từ mặt gương cầu lồi

Hoạt động 2: Tìm hiểu vùng nhìn thấy của

gương cầu lồi

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào

so với gương phẳng có cùng kích thước?

+ Rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

Hoạt động 3: Bài tập vận dụng

Bài 1:

Tìm từ và cụm từ thích hợp điền vào chỗ

trống

a) Aûnh ảo của một vật quan sát được trong

gương cầu lồi ảnh của cùng một vật

quan sát được trong

b) Aûnh của vật quan sát được trong gương cầu

lồi được trên màn chắn và có kích

thước vật

c) Vùng quan sát được trong gương cầu

lồi vùng quan sát được trong gương

phẳng

Bài 2:

Đánh dấu X vào ô trả lời thích hợp

Đúng Sai

a)Gương cầu lồi luôn tạo ảnh của

vật đặt trước gương

b)Aûnh ảo của vật đặt trước gương

cầu lồi nhỏ hơn vật

I/Aûnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi

Aûnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật

II/Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

III/Bài tập Bài 1:

a) nhỏ hơn, gương phẳng b) không hứng, nhỏ hơn

c) rộng hơn

Bài 2:

a) Đúngb) Đúngc) Đúng

Trang 28

c)Các tia sáng xuất phát từ một

điểm đi tới gương cầu lồi đều cho

các tia phản xạ gặp nhau tại một

điểm sau gương

d)Các tia sáng đi tới gương cầu lồi

đều bị phản xạ

e)Điểm gặp nhau của các tia phản xạ

là ảnh của điểm vật có các tia tới

tương ứng

Bài 3:

Đặt hai vật giống hệt nhau, một vật trước

gương phẳng còn vật kia trước gương cầu lồi

Quan sát ảnh của các vật đó trong hai gương và

cho biết ảnh qua gương nào lớn hơn? Tại sao?

Bài 4:

Một tia sáng khi đến gặp gương cầu sẽ bị

phản xạ trở lại và tuân theo định luật phản xạ

ánh sáng Trên hình vẽ: O là tâm của mặt cầu

(gọi là tâm của gương), SI1 và SI2 là các tia tới

Hãy trình bày cách vẽ và vẽ các tia phản xạ?

Bài 5:

Một số học sinh đã đưa ra những ý kiến sau:

a) Khi lắp gương chiếu hậu (để quan sát phía

sau xe ôtô, xe máy) thì gương phẳng hay gương

cầu đều có tác dụng như nhau

b) Khi lắp gương chiếu hậu, sử dụng gương cầu

lồi là có lợi hơn

c) Khi lắp gương chiếu hậu, sử dụng gương

phẳng có lợi hơn

d) Đúnge) Đúng

Tia phản xạ I1R1 được biểu diễn trên hình vẽ Tia phản xạ I2R2 bật ngược trở lại so với tia SI2

Bài 5:

Ý kiến b là đúng Thực vậy việc lắp gương chiếu hậu cho xe ôtô, xe máy thì mục đích chủ yếu là để người qua sát có thể nhìn thấy các vật phía sau xe dễ dàng hơn và quan sát được càng nhiều thì càng tốt So sánh giữa gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước mặt gương như nhau, cùng vị trí đặt mắt giống nhau thì gương cầu lồi cò thể quan sát phạm vi rộng hơn Vì vậy người ta thường dùng gương cầu lồi

Trang 29

Theo em ý kiến nào đúng? Tại sao? làm gương chiếu hậu mà không dùng gương

phẳng

*Rút kinh nghiệm:

Trang 30

Tiết : 7, 8

GƯƠNG CẦU LÕM

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ảnh tạo bởi gương

cầu lõm

* Đặt vật gần sát với gương cầu lõm thì sẽ

cho ảnh ảo lớn hơn vật Nếu di chuyển vật ra xa

gương cầu lõm (vật nằm ngoài tiêu điểm của

gương) thì gương sẽ tạo ra ảnh thật có thể hứng

được trên chắn

- Độ lớn của ảnh như thế nào so với vật? Aûnh

và vật có cùng chiều nhau không?

* Cách vẽ ảnh ở gương cầu lõm cũng giống

như cách vẽ ảnh ở gương cầu lồi nhưng mặt

phản xạ trong trường hợp này là mặt lõm

Hoạt động 2: Nghiên cứu sự phản xạ ánh

sáng trên gương cầu lõm

* Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm

tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ

vào một điểm và ngươc lại biến đổi một chùm

tia sáng tới phân kì thích hợp thành một chùm

tia phản xạ song song

* Ứng dụng của gương cầu lõm trong thực

tế: ở ngành nha khoa, các nha sĩ khi khám răng

để quan sát phần bị che khuất của răng thì phải

nhờ đến gương cầu lõm Ngoài ra còn nhiều

ứng dụng hữu ích khác như:

+ Aêng ten parabol

+ Dùng làm mặt phản xạ của đèn chiếu trong

phòng mổ, phòng nha khoa, đèn pha, để tạo

chùm tia phản xạ song song

+ Dùng trong kính thiên văn để thu ánh sáng

từ các thiên thể

+ Dùng gương cầu lõm tập trung ánh nắng

Mặt Trời để: đun nước nóng, dùng năng lượng

Mặt Trời cho ngành luyện kim, hàn kim

I/Aûnh tạo bởi gương cầu lõm

Là ảnh ảo, ảnh lớn hơn vật

II/Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm

Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại biến đổi một chùm tia sáng tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song

* Ứng dụng:

- Dùng làm ăng ten Parabol

- Dùng làm mặt phản xạ của đèn chiếu trong phòng mổ, phòng nha khoa, đèn pha,

- Dùng để tập trung năng lượng ánh nắng Mặt Trời

III/Bài tập Bài 1:

a) Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt

Trang 31

a) Gương cầu lõm có mặt là

mặt của một phần hình cầu

b) Một vật đặt trước một gương cầu lõm,

tùy vào vị trí mà nó có thể cho ảnh

hoặc ảnh của vật Aûnh thật của vật có

thể được trên màn, ảnh ảo không

hứng được trên màn nhưng vào gương

ta có thể thấy được ảnh này

Bài 2:

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

đây:

a) Vì sao ô tô không dùng gương cầu lõm

làm kính chiếu hậu?

A Vì gương cầu lõm chỉ cho ảnh thật và có

màn chắn mới hứng được ảnh ấy

B Vì ảnh ảo quan sát được trong gương cầu

lõm lớn hơn vật nhiều lần nên ta chỉ nhìn thấy

một phần của vật trong gương

C Vì trong gương cầu lõm ta chỉ nhìn thấy

ảnh ảo của những vật để gần gương

D Vì vùng quan sát được trong gương cầu

lõm quá bé

b) Vì sao nhờ có gương phản xạ đèn pin lại

có thể chiếu ánh sáng đi xa?

A Vì gương cầu lõm trong đèn pin hắt ánh

sáng trở lại

B Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn

C Vì pha đèn là gương cầu lõm nên có thể

phản xạ lại thành chùm tia song song

D Vì nhờ gương mà ta nhìn thấy những vật

ở xa

c)Chiếu một chùm tia tới song song lên

một gương cầu lõm sẽ cho:

A Chùm tia phản xạ phân kì

B Chùm tia phản xạ là chùm tia song song

C Chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm

D Chùm tia phản xạ trở về theo phương cũ

d) Aûnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu

lõm có kích thước:

A Bằng vật

B Lớn hơn vật

C Nhỏ hơn vật

D Không xác định được

e) Chiếu một chùm tia tới từ nguồn sáng ở

trong của một phần hình cầu.

b) Một vật đặt trước một gương cầu lõm, tùy

vào vị trí mà nó có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo của vật Aûnh thật của vật có thể hứng được trên

màn, ảnh ảo không hứng được trên màn nhưng

nhìn vào gương ta có thể thấy được ảnh này.

Trang 32

cách xa gương cầu lõm sẽ cho :

A Chùm tia phản xạ song song

B Chùm tia phản xạ hội tụ ở trước gương

C Chùm tia phản xạ phân kì

D Chùm tia phản xạ kéo dài gặp nhau phía

sau gương

Bài 3:

Những phát biểu nào sau đây là đúng khi

nói về đường đi của một tia sáng đến gương cầu

lõm

A Các tia sáng đến gương cầu lõm đều bị

phản xạvàtuân theo định luật phản xạ ánh sáng

B Chùm tia sáng song song đến gương cầu

lõm sẽ cho chùm tia phản xạ phân kì

C Chùm tia sáng song song đến gương cầu

lõm sẽ cho chùm tia phản xạ là một chùm sáng

hội tụ

D Khi phản xạ trên gương cầu lõm, tia tới

và tia phản xạ không bao giờ trùng nhau

Trang 33

Tiết: 9, 10

BÀI TẬP VỀ GƯƠNG CẦU LỒI VÀ GƯƠNG CẦU LÕM

Hoạt động 1: Giải các bài tập vận dụng các

tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu

lồi

Bài 1:

Chọn những từ thích hợp điền vào chổ

trống trong các câu sau:

a) Đặt một vật một gương

cầu lồi và nhìn vào gương, ta thấy

của vật Aûnh này hứng được trên

màn nên gọi là

b) Aûnh của một vật qua gương cầu lồi

luôn chiều với vật và có kích thước

vật

Bài 2:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự

phản xạ ánh sáng khi gặp gương cầu lồi Cần

sửa lại thế nào cho đúng?

A Một chùm tia sáng song song khi đến

gặp gương cầu lồi bị phản xạ, chùm tia sáng

phản xạ cũng là chùm song song

B Một tia sáng khi đến gặp gương cầu lồi

sẽ bị phản xạ nhưng không tuân theo định luật

phản xạ ánh sáng vì định luật phản xạ ánh

sáng chỉ đúng cho gương phẳng mà thôi

C Một tia sáng đến gương cầu lồi theo

phương vuông góc với mặt gương thì không bị

phản xạ, vì lúc đó ta không nhìn thấy tia sáng

phản xạ

D Các phát biểu A, B và C đều sai

Bài 3:

Đặt hai vật giống hệt nhau, một vật trước

gương phẳng còn vật kia trước gương cầu lồi

Quan sát ảnh của các vật đó trong hai gương

và cho biết ảnh qua gương nào lớn hơn? Tại

b) Ảnh của một vật qua gương cầu lồi luôn

cùng chiều với vật và có kích thước nhỏ hơn

B Một tia sáng khi đến gặp gương cầu lồi sẽ bị phản xạ, tuân theo định luật phản xạ ánh sáng

C Một tia sáng đến gương cầu lồi theo phương vuông góc với mặt gương thì bị phản

xa ngược trở lại, khi đó tia tới và tia phản xạ trùng nhau

Trang 34

Bài 4:

Đối với gương phẳng, khi vật dịch chuyển

lại gần gương thì ảnh của nó cũng dịch chuyển

lại gần gương, khoảng cách từ vật và từ ảnh

đến gương luôn bằng nhau (vì ảnh và vật đối

xứng qua gương) Theo em, điều này có đúng

với gương cầu lồi không? Nếu không thì ảnh

sẽ dịch chuyển như thế nào?

II/Hoạt động 2: Giải các bài tập vận dụng

các tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương

cầu lõm

Bài 5:

Gương cầu lõm có tác dụng biến một

chùm tia song song (chùm tia tới) thành một

chùm tia hội tụ (chùm tia phản xạ) Vậy nó có

thể làm ngược lại: biến một chùm tia hội tụ

thành chùm tia song song không?

Bài 6:

Đặt một ngọn nến trước một gương cầu

lõm, hai học sinh đã đưa ra hai ý kiến khác

nhau:

A Có những vị trí mà khi đặt ngọn nến ở

đó, ta không thể thấy ảnh của ngọn nến trong

gương

B Với mọi vị trí đặt nến, ta luôn có thể

quan sát được ảnh của ngọn nến trong gương

Theo em, ý kiến nào là đúng? Tại sao?

Bài 7:

Tìm từ và cụm từ thích hợp điền vào chổ

trống trong các câu sau đây:

a) Gương cầu lõm có thể cho ảnh

hứng được trên màn

b) Aûnh tạo bởi gương phẳng ảnh

ảo cuả cùng một vật tạo bởi gương cầu lõm

Bài 4:

Đối với gương cầu lồi, vì ảnh và vật không đối xứng nhau qua gương nên đặc điểm trên không thể xảy ra giống như gương phẳng.Khi vật dịch chuyển lại gần gương thì ảnh ảo của nó cũng dịch lại gần gương, nhưng khoảng cách từ vật và từ ảnh đến gương không luôn luôn bằng nhau

II/Gương cầu lõm

Bài 5:

Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia song song thành một chùm tia hội tụ nhưng nó không thể biến chùm tia hội tụ thành chùm tia song song được Để tạo chùm tia song song thì chùm tia tới phải là chùm tia phân kì thích hợp

Bài 6:

Ý kiến A: “Có những vị trí mà khi đặt ngọn nến ở đó, ta không thể thấy ảnh của ngọn nến trong gương” là đúng Thực vậy, khi một vật đặt trước gương cầu lõm, nếu đặt vật rất gần gương (trong phạm vi từ đỉnh O của gương đến tiêu điểm F) thì ta có thể nhìn thấy ảnh của vật trong gương, nếu đặt vật ngoài phạm vi này thì ta không thấy ảnh của vật trong gương (khi đó ảnh của vật là ảnh thật, ảnh này có thể hứng được trên màn ảnh)

Bài 7:

a) thật b) nhỏ hơn

Trang 35

c) Gương có thể cho ảnh

lớn hơn vật và không hứng được trên màn

chắn

d) Aûnh ảo của một vật quan sát được trong

gương cầu lồi ảnh ảo của cùng một vật

quan sát được trong gương cầu lõm

e) Gương cầu lồi có tác dụng biến đổi

chùm tia tới song song thành chùm

và biến đổi chùm tia thích hợp

thành chùm tia song song

c) cầu lõm, ảo d) nhỏ hơn e) tia hội tụ, hội tụ

*Rút kinh nghiệm:

Trang 36

Tiết 11, 12:

ÔN TẬP VỀ TÍNH CHẤT ẢNH CỦA MỘT VẬT

QUA GƯƠNG CẦU

Hoạt động 1: Ôn lại các tính chất ảnh của

một vật qua gương cầu

* Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh lần lượt

nhắc lại các tính chất về ảnh của một vật tạo

bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm

- Học sinh nêu

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung

* Giáo viên nhận xét, hoàn chỉnh

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng

trên gương cầu

- Các tia sáng đến gặp gương cầu có bị phản

xạ trở lại hay không? (có)

- Đối với gương cầu lõm sự phản xạ ánh sáng

có giống như ở gương phẳng và gương cầu lồi

không? (không)

Hoạt động 3: Bài tập vận dụng

Bài 1:

Chiếu một tia sáng SI thẳng góc vào một

gương phẳng, tia phản xạ bật ngược trở lại và

trùng với tia tới Bây giờ, nếu quay gương đi

một góc nào đó thì tia phản xạ có còn trùng với

tia tới nữa không? Dùng hình vẽ để giải thích

I/ Tính chất ảnh của một vật qua gương cầu 1) Gương phẳng

- Aûnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

- Aûnh lớn bằng vật

- Khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương bằng với khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

2) Gương cầu lồi

- Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

- Aûnh bé hơn vật

3) Gương cầu lõm

- Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

- Aûnh lớn hơn vật

II/ Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu

- Mọi tia sáng đến gặp gương cầu đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng

- Đối với gương cầu lõm: biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ và ngược lại biến đổi một chùm tia sáng tới phân

kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song

III/ Bài tập:

Bài 1:

Khi tia tới vuông góc với mặt gương, góc tới bằng không và góc phản xạ cũng bằng không nên tia tới và tia phản xạ trùng nhau

Trang 37

Bài 2:

Một người đặt mắt tạiđiểm A trước một

gương phẳng nhỏ như hình vẽ Dùng hình vẽ để

xác định xem mắt người ấy có thể nhìn thấy

ảnh của vật ở những vị trí nào trước gương?

A •

Bài 3:

Một học sinh cho rằng gương có kích thước

càng lớn thì quan sát được càng nhiều vật ở

trước gương Theo em, ý kiến trên có chính xác

không? Hãy nêu ý kiến của mình

Khi quay gương phẳng đi một góc thì góc tới và góc phản xạ đều khác không, tia tới và tia phản xạ không còn trùng nhau nữa

Bài 2:

Mắt có thể nhìn thấy ảnh của vật qua gương khi có tia sáng xuất phát từ vật phản xạ trên gương và truyền về mắt Chỉ có những vật nằm trong khoảng giới hạn bời các tia sáng kéo dài A′M và A′N là mắt có thể nhìn thấy ảnh của chúng qua gương Trong đó A′ là ảnh của

A, M và N là những điểm trên rìa gương

Bài 3:

Ý kiến cho rằng kích thước gương càng lớn thì quan sát được càng nhiều vật ở trước gương là chưa chính xác

Khoảng không gian trước gương mà khi đặt vật vào đó ta có thể quan sát được ảnh của vật trong gương (gọi là vùng thị trường của gương) phụ thuộc vào hai yếu tố: kích thước gương và vị trí đặt mắt quan sát Kích thước

Trang 38

Bài 4:

Đặt một vật trước một gương cầu thấy ảnh

của vật trong gương có kích thước lớn hơn vật

Hỏi gương đó là gương cầu lồi hay gương cầu

lõm? Tại sao?

Bài 5:

Chiếu một chùm tia sáng hội tụ vào một

gương cầu lồi sao cho điểm hội tụ nằm ở tâm

gương Hãy cho biết chùm tia phản xạ là chùm

tia gì: hội tụ, phân kì hay song song?

Bài 6:

Tại sao khi trang điểm, người ta không

dùng gương cầu lồi hoặc gương cầu lõm mà

dùng gương phẳng?

Bài 7:

Đặt một điểm sáng S trong khoảng giữa hai

gương phẳng quay mặt phản xạ vào nhau Ta

có thể quan sát được bao nhiêu ảnh của S trong

hai gương?

gương càng lớn, mắt đặt càng gần gương một cách thích hợp thì “vùng thị trường” của gương cũng càng lớn tức là ta có thể quan sát được càng nhiều vật trước gương Nếu kích thước gương lớn, nhưng vị trí đặt mắt ở xa gương thì vùng thị trường vẫn có thể nhỏ

Bài 4:

Đối với gương cầu lồi, vật trước gương cho ảnh ảo luôn nhỏ hơn vật Đối với gương cầu lõm, vật trước gương cho ảnh ảo luôn lớn hơn vật Vậy gương cầu nói trên là gương cầu lõm

Bài 5:

Chùm tia phản xạ là chùm phân kì trùng với chùm tia tới Đối với gương cầu tia tới hướng vào tâm gương cho tia phản xạ hướng ngược trở lại

Bài 6:

Gương cầu lồi cũng như gương cầu lõm nói chung không tạo ảnh giống vật được (do ảnh trong gương có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với vật) Chính vì nguyên nhân này mà dùng gương cầu trang điểm là không hợp lí Khi dùng gương phẳng, ảnh và vật có kích thước bằng nhau nên người trang điểm dễ quan sát hơn

Bài 7:

Về nguyên tắc, khi điểm sáng S trong khoảng giữa hai gương phẳng quay mặt phản xạ vào nhau ta sẽ thu được vô số các ảnh của S qua hai gương Thực vậy ảnh của S qua gương này lại đóng vai trò là vật đối với gương kia, quá trình tạo ảnh cứ tiếp diễn mãi Tuy nhiên việc nhìn thấy bao nhiêu ảnh trong hai gương lại còn tùy thuộc vào vị trí đặt mắt trước hai gương như thế nào

*Rút kinh nghiệm:

Trang 39

Chủ đề: Bám sát

1) Tên chủ đề: ÂM HỌC

- Biết được 2 đặc điểm của âm là độ cao ( trầm, bổng) và độ to của âm

- Biết âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và trong môi trường chân không không truyền được âm

- Biết âm gặp một vật chắn sẽ phản xạ trở lại, biết khi nào có tiếng vang

- Biết được một số biện pháp thông dụng để chống ô nhiễm tiếng ồn

b/ Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nhận biết được âm trầm,bổng, to, nhỏ

- Nêu được một số ví dụ chứng tỏ được âm truyền được trong chất lỏng, rắn, khí

- Rèn kỹ năng nhận định âm phản xạ

- Rèn kỹ năng ứng dụng thực tế về chống ô nhiễm tiếng ồn

c/ Thái độ (Giáo dục):

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn

4) Các tài liệu bổ trợ:

- Sgk Vật lí 7

- Bài tập cơ bản và nâng cao vật lí 7

- Sổ tay Vật lý THCS

5) Phân tiết:

Tiết 1, 2:

NGUỒN ÂM

Hoạt động 1: Ôn lại nội dung kiến thức sách

giáo khoa

- Nguồn âm là gì? Cho ví dụ về nguồn âm?

+ Những vật phát ra âm thanh gọi là nguồn

âm

Ví dụ: Tiếng gà gáy, tiếng chim hót, …

- Hãy nhắc lại đặc điểm của nguồn âm?

I/ Nguồn âm là gì?

Những vật phát ra âm thanh gọi là nguồn âm

Ví dụ:

- Khi gõ dùi trống vào mặt trống, ta nghe thấy âm thanh do trống phát ra → trống là một nguồn âm

- Khi dùng tay gãy vào dây đàn, ta nghe âm thanh phát ra từ đàn → đàn là một nguồn âm

II/ Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?

- Khi phát ra âm thanh các vật đều dao động

- Các vật dao động phát ra âm thanh gọi

Trang 40

Hoạt động 2: Vận dụng

Bài 1:

Chọn những tử hoặc cụm từ thích hợp điền

vào những câu sau đây cho hợp lí:

a) Khi dùng dùi gõ vào mặt trống, mặt

trống sẽ và phát ra âm thanh Khi

mặt trống hết dao động thì âm thanh

A Cái trống để trong sân trường

B Chiếc âm thoa đặt trên bàn

C Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi

trên sân khấu

D Cái còi của trọng tài bóng đá đang cầm

Theo em như vậy có đúng không? Tại sao?

Bài 3:

Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi,

muỗi, ong, tạo ra những tiếng vo ve Phần

lớn các loại côn trùng không có những cơ quan

đặc biệt để phát ra loại âm ấy, vậy tiếng vo ve

ấy phát ra từ đâu? Hãy giải thích?

Bài 4:

Những điều nào sau đây là sai khi nói về

nguồn gốc của âm thanh? Giải thích?

A Aâm thanh được phát ra từ các vật dao

động

B Khi các vật dao động, ta luôn có thể

nghe được âm thanh phát ra từ các vật đó

C Aâm thanh có thể phát ra từ các vật cố

định (không dao động)

D Tất cả các vật được xem là nguồn âm

thì đều có thể phát ra âm thanh

Bài 5:

Vì sao chuông nhà thờ, chùa chiền đều

được đúc bằng đồng mà lại không làm bằng vật

liệu khác?

Bài 6:

Hãy kể tên 5 nguồn âm thiên nhiên và 5

là những nguồn âm

III/ Bài tập Bài 1:

a) Khi dùng dùi gõ vào mặt trống, mặt

trống sẽ rung động và phát ra âm thanh Khi mặt trống hết dao động thì âm thanh cũng tắt b) Các vật dao động là nguồn gốc của âm

Bài 3:

Nguyên nhân chính là khi bay các côn trùng đã vẫy những đôi cánh nhỏ của chúng rất nhanh (hàng mất trăm lần trong một giây) những đôi cánh nhỏ đóng vai trò là màng dao động và phát ra âm thanh

Bài 4:

Các phát biểu B, C đều sai Giải thích: Trong phát biểu B, khi các vật dao động đều phát ra âm thanh Tuy nhiên việc tai ta có cảm nhận được âm thanh đó hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nữa

Trong phát biểu C, điểm sai cơ bản là âm thanh không thể phát ra từ những vật không dao động

Bài 5:

Đồng là một kim loại khi dao động có thể tạo ra âm thanh trong trẻo, âm thanh này tạo thành chuỗi âm ngân dài hơn các loại vật liệu khác nên thường được dùng để đúc chuông

Bài 6:

- 5 nguồn âm thiên nhiên: tiếng sấm, tiếng

Ngày đăng: 18/11/2014, 13:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4) Tài liệu tham khảo:- Sách giáo khoa vật lí 7- Bài tập cơ bản và nâng cao vật lí 7 - Hướng dẫn ôn tập vật lí 7Tieát: 1, 2Ngày dạy: 14/ 04/ 2007 Khác
1) Kí hiệu của một số bộ phận mạch ủieọn- Yêu cầu học sinh vẽ lại kí hiệu của các bộ phận mạch điện- Vẽ thêm kí hiệu của ampe kế và voân keá Khác
2) Chiều dòng điện- Nhắc lại qui ước về chiều dòng ủieọn Khác
1) Kí hiệu của một số bộ phận mạch điệnAmpe keá Voân keá Khác
2) Chiều dòng điệnChiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CHIỀU DÒNG ĐIỆN - Giáo án tự chọn môn vật lý lớp 7
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CHIỀU DÒNG ĐIỆN (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w