1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích tài chính công ty cổ phần sữa vinamilk

11 393 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 1 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing Bài tập lớn Môn: Quản Trị Tài Chính Đề: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk GVHD: PGS, TS. Nguyễn Quang Thu SV: Trịnh Kim Long Lớp: KDCL2-K38 Tp. Hồ Chí Minh, 2014 TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk BẢNG 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (đơn vị: triệu đồng) TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 3 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk BẢNG 2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (đơn vị: triệu đồng) 19,478 TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 4 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk BẢNG 3. BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (đơn vị: triệu đồng) TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 5 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk CÂU 1. QUA BÁO CÁO NGÂN LƯU, CÓ THỂ RÚT RA KẾT LUẬN GÌ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY? 1. Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh lớn và tăng dần theo từng năm : o Năm 2013: 6,182,391,000,000 VND o Năm 2012: 5,294,568,000,000 VND NHẬN XÉT: Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh tăng dần qua các năm (góp phần lớn nhất là các phần lợi nhuận) chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty rất tốt, tiền thu về từ hoạt động kinh doanh lớn và nguồn tài chính của công ty dồi dào. 2. Ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư là: o Năm 2013: -1,520,436,000,000 VND o Năm 2012: -4,973,661,000,000 VND NHẬN XÉT: Không bất ngờ khi dòng tiền ở mục đầu tư lại là âm, nghĩa là tiền ra nhiều hơn vào ở khoản đầu tư của công ty. Để tạo ra nhiều lợi nhuận và bắt kịp nhịp phát triển của các đối thủ cùng ngành và thị trường, Vinamilk phải chi thật nhiều tiền vào hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất. Nhưng so với năm 2012, thì dòng tiền từ hoạt động đầu tư đã giảm đi gần hơn 3,5 lần đồng, cụ thể là ở 2 điểm nổi bật: Chi cho tài sản các loại và Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Năm 2012, Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Điều đó hiển nhiên rằng, 1 khoản chi khổng lồ cho các TSCĐ và TSLĐ đã được giải ngân. Và khối tiền gửi ngân hàng gần 2,223 tỷ là sự lựa chọn giữa các chi phí cơ hội của các hoạt động có tạo ra lợi nhuận nhằm hỗ trợ phần nào đó các khoản chi phí khổng lồ cho TSCĐ và TSLĐ.  KẾT LUẬN: Vinamilk vẫn thực hiện đầu tư đều mỗi năm, chứng tỏ Vinamilk đang cố gắng lớn mạnh từng ngày. Theo thời gian, nguồn lực tài chính của công ty vẫn đủ mạnh để chi cho đầu tư và các hoạt động sản xuất. 3. Ngân lưu ròng từ hoạt động tài chính là: o Năm 2013: -3,167,760,000,000 VND o Năm 2012: -2,224,976,000,000 VND NHẬN XÉT: Hoạt động từ hoạt động tài chính trong 2 năm trở lại đây mặc dù rất lớn, nhưng phần lớn là từ hoạt động chia cổ tức cho các cổ đông. Khác hẳn với một số công ty khác, Vinamilk có dòng ngân lưu từ hoạt động tài chính rất đặc biệt, đó là khoản “Tiền chi trả nợ gốc vay” trong 2 năm 2012 và 2013 đều bằng 0. Điều đó có thể nói lên rằng TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 6 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk nguồn lực tài chính của công ty 2 năm qua khá mạnh, tỷ lệ vay nợ rất thấp (kết hợp Bảng cân đối kế toán) và ít có sự ràng buộc, phụ thuộc về tài chính vào một nhân tố nào khác. Bảng 1. Các số liệu có liên quan trong tính toán (đơn vị: triệu đồng) SỐ LIỆU KÍ HIỆU NĂM 2012 NĂM 2013 Lãi ròng LR 5,819,455 6,534,107 Doanh thu DT 27,101,684 30,948,602 Tổng tài sản TTS 19,697,868 22,875,414 Vốn chủ sở hữu VCSH (E) 15,493,097 17,545,489 Lợi nhuận trước thuế và lãi EBIT 6,929,668 + 3,115 = 6,932,783 8,010,257 + 19,478 = 8,029,735 Khoản nợ có trả lãi D int 59,782 178,944 + 350,663 = 529,607 Giá vốn hàng bán - 17,484,830 19,765,794 Giá trị tồn kho - 3,472,845 3,217,483 Vốn lưu động VLĐ 10,289,146 12,064,770 Khoản phải thu KPThu 2,246,363 2,728,421 + 737 = 2,729,158 Doanh thu DT 27,101,684 30,948,602 Tài sản lưu động TSLĐ 11,110,610 13,018,930 Nợ ngắn hạn NNH 4,144,990 4,956,398 Tồn kho TK 3,472,845 3,217,483 Tổng nợ - 4,204,772 5,307,061 Tổng vốn - 19,697,868 22,875,414 Vốn chủ sở hữu VCSH 15,493,097 17,545,489 Lợi nhuận trước thuế và lãi EBIT 6,929,668 + 3,115 = 6,932,783 8,010,257 + 19,478 = 8,029,735 Lãi vay phải trả - 3,115 19,478 TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 7 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk CÂU 2. HÃY TÍNH CÁC TỶ SỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI NHƯ: LỢI NHUẬN BIÊN, ROA, ROE VÀ ROI? Sử dụng các số liệu đã tính ở Bảng 1. TÍNH: CHỈ SỐ CÔNG THỨC NĂM 2012 NĂM 2013 NHẬN XÉT Lợi nhuận biên LR DT 21.9% 21.1% Lợi nhuận biên năm 2013 đã giảm khoảng 3.6% so với năm 2012. Mặc dù vậy, tỷ số lợi nhuận biên của Vinamilk vẫn cao so với các công ty cùng ngành (Hà Nội Milk: gần 12%) ROA LR TTS 29.5% 28.6% Tỷ số có xu hướng giảm. Mặc dù LR đã tăng hơn 700 tỷ nhưng TTS lại tăng gần 3,000 tỷ nên tỷ số ROA năm 2013 nhỏ hơn năm 2012 ROE LR VCSH 38% 37.2% Như trên, LR rõ ràng tăng nhưng VCSH lại tăng nhiều hơn làm cho tỷ số ROE nhỏ đi. Dù giảm, nhưng tỷ số ROE năm 2013 vẫn rất lớn so với mặt bằng chung các công ty các ngành ( >17%), chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường của công ty cao ROI EBIT ∗ (1 − T%) D + E 34.8% 35% Khác với các tỷ số ROA và ROE, tỷ số ROI có sự tăng nhẹ ở năm 2013 và suất sinh lợi trên vốn đầu tư của công ty cũng tăng và ở mức cao (35%). TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 8 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk CÂU 3. HÃY TÍNH SỐ VÒNG QUAY VỐN, VÒNG QUAY TỒN KHO, KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN, VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU? Sử dụng các số liệu đã tính ở Bảng 1. TÍNH: CHỈ SỐ CÔNG THỨC NĂM 2012 NĂM 2013 NHẬN XÉT Vòng quay tồn kho Giá vốn hàng bán Giá trị tồn kho bình quân 5 (vòng/năm) 6 (vòng/năm) Tỷ số thấp, chứng tỏ hàng hóa (sữa) nằm trong kho khá lâu trước khi được bán ra, cụ thể là năm 2012: 73 ngày và năm 2013: 60 ngày. Vòng quay vốn DT VLĐ 2.6 (vòng/năm) 2.5 (vòng/năm) Tỷ số thấp, vốn lưu động trong năm 2012 và 2013 chỉ quay được 2.6 và 2.5 vòng/năm. Khả năng quay vòng vốn lưu động thấp, cách gần 150 ngày thì vốn lưu động mới quay 1 lần. Kỳ thu tiền bình quân KPThu ∗ 365 DT 30 (ngày) 41 (ngày) Kỳ thu tiền bình quân tăng từ năm 2012 đến năm 2013, nghĩa là cứ 41 ngày thì công ty mới tiến hành thu các khoản nợ 1 lần và chậm hơn 11 ngày so với năm 2012. Vòng quay khoản phải thu DT KPThu 12 (vòng/năm) 9 (vòng/năm) Kỳ thu tiền bình quân 2012 đến 2013 tăng thêm số ngày nên vòng quay đã giảm. Khoản phải thu trong năm 2012 quay được trung bình 12 vòng/năm và năm 2013 là 9 vòng/năm . TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 9 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk CÂU 4. HÃY TÍNH CÁC TỶ SỐ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHƯ: TỶ SỐ THANH TOÁN NGẮN HẠN (CR), THANH TOÁN NHANH (QR), NỢ/VỐN (D/A), TỶ SỐ NỢ/VỐN CỔ PHẦN, TỶ SỐ TIE? Sử dụng các số liệu đã tính ở Bảng 1. TÍNH: CHỈ SỐ CÔNG THỨC NĂM 2012 NĂM 2013 NHẬN XÉT Tỷ số thanh toán ngắn hạn (CR) TSLĐ NNH 2.7 (lần) 2.6 (lần) Tỷ số CR đã giảm từ năm 2012 – 2013 nhưng CR năm 2013 = 2.6 (>2)  Chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt Tỷ số thanh toán nhanh (QR) (TSLĐ − TK) NNH 1.8 (lần) 2 (lần) Tỷ số thanh toán nhanh tăng từ 1.8 đến 2 trong năm 2012 đến 2013 và >1  Chứng tỏ nếu các khoản nợ ngắn hạn đáo hạn cùng 1 thời điểm thì Vinamilk có thể thanh toán gấp 2 lần giá trị tất cả khoản nợ đó bằng giá trị các TSLĐ có tính thanh khoản cao ở năm 2013 Tỷ số Nợ/Vốn (D/A) Tổng nợ Tổng vốn 21.3% 23.2% Tổng nợ có trả lãi hoặc không chiếm 21.3% và 23.2% trong cơ cấu vốn của công ty năm 2012 và 2013. Mặc dù có xu hướng tăng nhưng tỷ số vẫn không quá lớn. Tỷ số Nợ/Vốn cổ phần Tổng nợ Tổng VCSH 27.1% 30.2% Tỷ số qua 2 năm không quá lớn và nằm trong vòng an toàn của quy định về an toàn vốn của các DN, đó là tỷ lệ =<6. Tuy tổng nợ là khá lớn nhưng là công ty hoạt động lâu đời và phát triển tốt nên các nguồn vốn còn lớn hơn. Vì thế các tỷ số nợ trên vốn đều không quá lớn Tỷ số TIE EBIT Lãi vay phải trả 2225 (lần) 412 (lần) Mặc dù các tỷ số giữa nợ và vốn đều từ 20% trở đi nhưng tỷ số TIE năm 2012 và năm 2013 rất cao, từ đó có thể thấy được các khoản nợ (ngắn và dài hạn) của công ty phần lớn đều chưa tới hạn thanh toán vào 2 năm qua. TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 10 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk CÂU 5. SỬ DỤNG CÔNG THỨC DUPON ĐỂ PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK? HÃY NÊU ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU VỀ MẶT TÀI CHÍNH CỦA VINAMILK? - Chỉ số ROE từ năm 2012 đến 2013 đã giảm nhẹ, từ 38% đến 37.2% - Góp phần vào sự giảm nhẹ đó, đầu tiên là tỷ số LNB. Tỷ số LNB năm 2013 đã giảm so với năm 2012, mặc dù công ty làm kinh doanh có lãi và lãi khá lớn với mức LR tăng gần 700 tỷ nhưng DT vẫn tăng và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của LR nên tỷ số lợi nhuận biên năm 2013 đã nhỏ đi. o Rõ ràng, DT tuy tăng nhưng không chắc chắn được rằng lợi nhuận cũng tăng, vì cấu thành DT thì tồn tại Chi phí. Và do chi phí năm 2013 tăng so với 2012 nên phần lợi nhuận trong DT đã bị mất đi đúng bằng khoản chi phí đã tăng. - Tiếp theo, chỉ số HQTS giảm từ năm 2012 đến năm 2013 cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho chỉ cố ROE năm 2013 bị giảm. HQTS là tỷ số giữa DT và TTS. Cũng như trường hợp của tỷ số LNB, DT năm sau tuy có tăng nhưng TTS cũng tăng và tăng với tốc độ nhanh hơn, làm cho tỉ số HQTS bị giảm nhẹ. o Với sự mở rộng quy mô sản xuất trong năm 2012, cụ thể là đầu tư thêm nhà máy sản xuất sữa và các cơ sở vật chất liên quan, làm cho khoản mục TS của công ty tăng lên song song với sự tăng lên của DT. Mặc dù tỷ số HQTS đã giảm, nhưng giá trị của nó vẫn lớn, tỷ số HQTS năm 2013 = 1.35, nghĩa là cứ 1 đơn vị tài sản thì sinh ra được 1.35 đơn vị doanh thu. - Cuối cùng là xét đến tỷ số ĐBTC. Năm 2013, Vinamilk đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu để làm cơ sở vay mượn tài chính với mong muốn mở rộng thêm các nhà máy sản xuất để vươn tầm ra Thế giới chứ không chỉ trong khu vực nữa. Điều đó đã làm cho tỷ số ĐBTC tăng so với năm 2012. ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU + Công việc kinh doanh luôn sinh lời + Sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính + Tối ưu được hiệu quả tài sản, mặc dù tỷ số HQTS có giảm nhưng vẫn lớn Chưa tối thiểu hóa được khoản chi phí ROE 2012 ROE 2013 LỢI NHUẬN BIÊN (LNB) LR DT 0.22 0.21 HIỆU QUẢ TÀI SẢN (HQTS) DT TTS 1.37 1.35 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (ĐBTC) TTS VCSH 1.27 1.3 ROE = 𝐋𝐑 𝐃𝐓 x 𝐃𝐓 𝐓𝐓𝐒 x 𝐓𝐓𝐒 𝐕𝐂𝐒𝐇 38% 37.2% [...]...TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 11 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk . 2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk BẢNG 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (đơn vị: triệu đồng) TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 3 Phân tích tình hình tài chính của công ty. LONG (KDCL2-K38) 5 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk CÂU 1. QUA BÁO CÁO NGÂN LƯU, CÓ THỂ RÚT RA KẾT LUẬN GÌ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY? 1. Ngân lưu ròng. thể nói lên rằng TRỊNH KIM LONG (KDCL2-K38) 6 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk nguồn lực tài chính của công ty 2 năm qua khá mạnh, tỷ lệ vay nợ rất thấp (kết

Ngày đăng: 18/11/2014, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w