nghiên cứu hiệu quả tức thời sau nong van đmp bằng bóng qua da cho trẻ 0 đến 2 tuổi bị bệnh hẹp van đmp đơn thuần

28 311 0
nghiên cứu hiệu quả tức thời sau nong van đmp bằng bóng qua da cho trẻ 0 đến 2 tuổi bị bệnh hẹp van đmp đơn thuần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Hẹp động mạch phổi là bệnh tim bẩm sinh thường gặp, bệnh này chiếm 8 - 12% trong tất cả các bệnh tim bẩm sinh [3, 5, 20, 21, 29, 34]. Hẹp van động mạch phổi (ĐMP) làm cho lượng máu lên phổi giảm gây thiếu oxy trong máu, tùy theo mức độ hẹp nhẹ hay nặng của van ĐMP mà bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nhẹ hay nặng, nếu bệnh không được điều trị sẽ nặng dần có thể dẫn đến tử vong. Trước đây khi chưa có siêu âm Doppler tim việc chẩn đoán hẹp van ĐMP rất khó khăn dẫn đến việc điều trị hẹp van ĐMP càng nặng nề. Ngày nay nhờ sự phát triển của y học hiện đại siêu âm Doppler tim là phương pháp chẩn đoán thăm dò không xâm nhập, không những giúp cho chẩn đoán xác định mà còn chẩn đoán mức độ hẹp van và các tổn thương phối hợp, để từ đó đề ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhi [5, 7, 20, 31]. Từ khi Kan thực hiện đầu tiên nong van ĐMP bằng bóng qua da vào năm 1982 thành công ở trẻ hẹp van ĐMP đơn thuần [14]. Đến nay phương pháp nong van ĐMP bằng bóng qua da đã trở thành phương pháp lựa chọn đầu tiên được tất cả các trung tâm tim mạch trên thế giới áp dụng để điều trị hẹp van ĐMP đơn thuần [12, 17, 18, 23, 29, 30, 33]. Ở Việt Nam bệnh hẹp van ĐMP đơn thuần cũng có một số nghiên cứu về điều trị, nhưng chưa có nghiên cứu ở trẻ em đơn thuần. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu hiệu quả tức thời sau nong van ĐMP bằng bóng qua da cho trẻ 0 đến 2 tuổi bị bệnh hẹp van ĐMP đơn thuần. 1 Chương 1 Tổng quan 1.1. Lịch sử bệnh Hẹp van ĐMP được mô tả lần đầu tiên vào năm 1761 do John Baptist Morgani [21]. Năm 1982 kỹ thuật nong van ĐMP bằng bóng qua da được mô tả lần đầu tiên bởi Kan và cộng sự [14], đã tạo ra một mốc tiến quan trọng nhảy vọt trong việc điều trị bệnh hẹp van ĐMP đơn thuần bằng kỹ thuật thông tim can thiệp [4, 8, 9, 10, 15, 27, 33]. Tại Việt Nam Nguyễn Minh Hùng đã nghiên cứu về nong van ĐMP bằng bóng qua da trong điều trị hẹp van ĐMP đơn thuần chung ở cả trẻ em và người lớn [1]. Từ đó đến nay tại Việt Nam đã có nhiều trung tâm tim mạch can thiệp để điều trị cho bệnh tim bẩm sinh, trong đó có bệnh hẹp van ĐMP đơn thuần. Tuy nhiên với tiến bộ trong việc chẩn đoán hẹp van ĐMP bằng siêu âm Doppler tim nên số bệnh nhân được phát hiện hẹp van ĐMP ngày càng tăng và cần được điều trị sớm khi có chỉ định. 1.2. Dịch tễ học 1.2.1. Tần suất mắc bệnh [6] Hoffman và cộng sự cho thấy trên nghiên cứu của nhiều bác sỹ tim mạch nhi khoa tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh nói chung ở trẻ còn sống khi đẻ từ 5,5‰ - 8,6‰, trong đó bệnh hẹp van ĐMP đứng hàng thứ 4 sau bệnh thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch . Theo Rose và cộng sự nghiên cứu ở nhiều trung tâm tim mạch ở Mỹ tìm ra tỷ lệ 8,6%. 1.2.2. Giới Nhìn chung bệnh hẹp van ĐMP các tác giả khi nghiên cứu đều không thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa trẻ trai và trẻ gái ở tất cả các nước. 2 1.3. Giải phẫu bệnh [2, 13, 20] Hiện tại người ta vẫn chưa hiểu rõ quá trình phôi thai học của hẹp van ĐMP [20]. Hẹp van ĐMP là do các lá van dầy, dính nhau ở mép van tạo nên hình nón, ở đầu hình nón có một lỗ nhỏ máu được phun vào ĐMP, vòng van ĐMP có đường kính bình thường so với lứa tuổi và cân nặng trong hẹp van ĐMP đơn thuần, nhưng vòng van ĐMP có thể nhỏ khi phối hợp hẹp cả phần phễu và thân ĐMP. Khi hẹp van ĐMP nặng, phần phễu ĐMP dầy lên gây cản trở đường ra thất phải, thân động mạch phổi giãn sau hẹp. Tổn thương thứ phát trong hẹp van ĐMP: - Giãn thân ĐMP sau chỗ hẹp gây ra bởi luồng máu phụt mạnh qua van ĐMP với vận tốc lớn do hẹp van, quá trình này lâu ngày làm tổn thương thành mạch của thân ĐMP gây giãn thân ĐMP. - Phì đại đường ra thất phải do hẹp van ĐMP gây cản trở luồng máu từ thất phải đi vào ĐMP lâu ngày cơ ở phần phễu phì đạt nhô vào đường ra thất phải gây hẹp. 1.4. Cơ chế sinh lý bệnh [ 13, 20] Người bình thường diện tích lỗ van ĐMP là 2cm 2 /m 2 da cơ thể và ở trẻ sơ sinh có diện tích là 0,5cm 2 /m 2 da cơ thể. Tùy theo diện tích lỗ van ĐMP nhỏ đi bao nhiêu mà gây ra triệu chứng lâm sàng ở các mức độ khác nhau. Khi diện tích lỗ van ĐMP dưới 60% so với lứa tuổi bình thường sẽ gây ra các rối loạn về huyết động như tăng áp lực trong buồng thất phải, hở van 3 lá [20]. Hẹp van ĐMP làm máu lên phổi giảm có thể không có biểu hiện lâm sàng ở trẻ hẹp van ĐMP nhẹ, nhưng khi hẹp van ĐMP nặng hoặc ở trẻ có hoạt động gắng sức thì biểu hiện lâm sàng ngay cả lúc nghỉ ngơi với triệu chứng tím và suy tim phải 3 Các tác giả chia hẹp van ĐMP theo 4 mức độ từ nhẹ đến nặng dựa vào chênh áp tối đa giữa thất phải và ĐMP khi làm siêu âm tim Doppler để thuận lợi cho chỉ định điều trị [1, 20, 29]. 1. Hẹp van ĐMP không đáng kể: Chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải - ĐMP < 25mmHg 2. Hẹp nhẹ: Chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải - ĐMP từ 25 - 49mmHg 3. Hẹp vừa: Chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải - ĐMP từ 50 - 79mmHg 4. Hẹp nặng: Chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải - ĐMP ≥ 80mmHg 1.5. Biểu hiện lâm sàng [2, 5, 13, 20, 34] Phần lớn bệnh nhi hẹp van ĐMP không có biểu hiện lâm sàng chỉ được chẩn đoán khi phát hiện nghe tim có tiếng thổi. Một số bệnh nhân có thể biểu hiện tím tái sớm thì được phát hiện sớm. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhi hẹp van ĐMP tùy theo mức độ hẹp van mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau. 1.6. Cận lâm sàng 1.6.1. Chụp Xquang ngực [1, 19, 20, 21, 34] Hẹp van ĐMP nhẹ đến vừa thì mạch máu ở hai trường phổi bình thường, bóng tim không to hoặc to Ýt. Hẹp van ĐMP nặng thì thấy hệ mạch máu ở hai trường phổi kém, bóng tim to, hình cầu khi có hở van 3 lá nhiều. Hình ảnh điển hình của phim chụp ngực thẳng đó là cung ĐMP phồng do giãn sau hẹp của phần thân ĐMP, chiếm 90% các trường hợp. 1.6.2. Điện tâm đồ [1, 2 , 19, 20, 21, 34] 4 Trong trường hợp hẹp van ĐMP nhẹ có khoảng 40 - 50% điện tâm đồ thấy bình thường, trục phải nhẹ, sóng R ở các chuyển đạo trước tim Ýt khi vượt quá 10mm - 15mm. Trong trường hợp hẹp van ĐMP vừa, trên điện tâm đồ luôn có bất thường thường dạng trục phải và tỷ lệ R/S đảo ngược ở chuyển đạo V 1 . Sóng R < 20mm với tỷ lệ R/S > 4/1. Khoảng 50% bệnh nhân có sóng T dẹt ở các chuyển đạo trước tim phải. Trong trường hợp hẹp van ĐMP nặng điện tâm đồ thường có bất thường. Trục phải mạnh > 110 0 , ở chuyển đạo trước tim phải dạng R, Rs hoặc QR và R > 20mm, tỷ lệ R/S ở V 6 < 1, sóng P cao và nhọn ở D 2 và các chuyển đạo trước tim phải do nhĩ phải lớn. Sóng T dẹt. Trẻ sơ sinh khi hẹp van ĐMP nặng, thất phải thiểu sản có thể trên điện tâm đồ có trục trái với góc α từ 30 0 - 70 0 , với bằng chứng của sự phì đại thất trái. 1.6.3. Siêu âm tim [1, 2, 20,] Siêu âm tim rất có giá trị trong việc chẩn đoán xác định hẹp van ĐMP đơn thuần, đồng thời còn đánh giá mức độ hẹp van ĐMP để từ đó đưa ra chỉ định điều trị cho bệnh nhân. 1.6.3.1. Siêu âm một chiều (TM) Sóng siêu âm thẳng góc với cấu trúc tim, giúp đo chiều rộng, độ dầy cấu trúc của tim. Đồng thời trên siêu âm TM còn thấy chuyển động lá van giảm đi khi mở. 1.6.3.2. Siêu âm 2 chiều (2D) 5 Siêu âm 2D cho phép khảo sát cÊu trúc quả tim đang vận động. Siêu âm 2D cho ta thấy rõ được dấu hiệu điển hình của hẹp van ĐMP và bất thường của dòng chảy qua van ĐMP. Trong thời kỳ tâm thu lá van không nằm song song với thân ĐMP, lá van mở hướng vào trong lòng mạch cho ta hình ảnh mở dạng vòm của van ĐMP là hình ảnh của van ĐMP mở hạn chế do hẹp vì dính mép van, ngoài ra dấu hiệu đặc trưng khác là lá van ĐMP dầy lên và giãn thân ĐPM sau chỗ hẹp. 1.6.3.3. Siêu âm Doppler Siêu âm Doppler giúp đánh giá các thông số về vận tốc dòng máu trong buồng tim và mạch máu. Siêu âm Doppler mầu thấy được dòng mầu khảm của dòng máu xoáy đi ngang qua phễu ĐMP và lỗ van ĐMP. Siêu âm Doppler cho ta ghi được tín hiệu Doppler của dòng chảy qua van ĐMP để biết được hiệu số áp lực ĐMP giữa thất phải và ĐMP. Bình thường dòng chảy qua van ĐMP trên siêu âm Doppler có tốc độ dao động từ 0,7 - 1m/giây. 1.6.4. Thông tim [1, 4, 5, 6, 7, 11, 13, 14, 16, 20, 22, 23, 24, 25, 26, 28, 30, 32, 33] Thông tim là một kỹ thuật xâm nhập quan trọng để chẩn đoán xác định mức độ hẹp van ĐMP đồng thời là phương pháp quan trọng để điều trị hẹp van ĐMP. 1.6.4.1. Chụp buồng tim Hình ảnh chụp buồng thất phải ở tư thế nghiêng bên trái 90 0 thấy rõ hình ảnh hẹp van ĐMP đó là van ĐMP đóng mở hạn chế, dạng vòm và giãn thân ĐMP sau chỗ hẹp. 1.6.4.2. Huyết động 6 Huyết động được đánh giá ở bệnh nhân hẹp van ĐMP là đo áp lực buồng thất phải và ĐMP. Áp lực đỉnh tâm thu thất phải dưới 30 - 35mmHg và chênh áp tâm thu ngang qua van ĐMP dưới 10mmHg được coi là giới hạn bình thường [23]. Đo áp lực trong thông tim được làm bằng cách rút ống thông từ thân ĐMP xuống thất phải. Khi có hẹp van ĐMP ta thấy sự thay đổi đột ngột từ nơi có áp lực thấp ở ĐMP tới nơi áp lực cao ở buồng thất phải. 1.7. Chẩn đoán hẹp van ĐMP [1, 2, 5, 6, 13, 20, 21, 34] 1.7.1. Chẩn đoán xác định Dựa vào lâm sàng khi khám tim có tiếng thổi tâm thu ở khoang liên sườn II - III bờ trái xương ức, tiếng T 2 mê. Xquang ngực thẳng thấy hình ảnh cung ĐMP phồng do giãn thân ĐMP sau chỗ hẹp. Điện tim thấy trục phải, sóng R cao ở chuyển đạo trước tim V 1 . Để chẩn đoán xác định hẹp van ĐMP cũng như mức độ hẹp van phải dựa vào siêu âm tim hoặc thông tim: - Van ĐMP dầy, đóng mở hạn chế, di động dạng vòm. - Giãn thân ĐMP sau chỗ hẹp - Dầy thất phải, có thể phì đại phần phễu trong khi có hẹp van ĐMP mức độ nặng. - Di động nghịch thường vách liên thất khi có hẹp van ĐMP mức độ nặng hoặc có thông liên nhĩ. - Siêu âm Doppler hoặc thông tim đo áp lực chênh áp giữa ĐMP và thất phải sẽ thấy chênh áp. Tùy theo mức độ hẹp van ĐMP nhẹ đến nặng mà chênh áp thấp hay cao. 1.7.2. Chẩn đoán mức độ hẹp van ĐMP trên siêu âm và thông tim Hẹp van ĐMP chia 4 giai đoạn [20, 29]: 7 • Hẹp van ĐMP không đáng kể: khi chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải và ĐMP < 25mmHg. • Hẹp van ĐMP nhẹ: khi chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải và ĐMP từ 25 - 49mmHg. • Hẹp van ĐMP mức độ trung bình: khi chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải và ĐMP từ 50 - 79mmHg. • Hẹp van ĐMP mức độ nặng: khi chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải và ĐMP ≥ 80mmHg. 1.8. Điều trị 1.8.1. Điều trị nội khoa [2, 13, 19, 20, 21, 34] Áp dông cho bệnh nhi được chẩn đoán xác định hẹp van ĐMP nhẹ và những bệnh nhân hẹp van ĐMP trung bình đến nặng đã được can thiệp bằng nong van hoặc sau phẫu thuật. Kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn nên được điều trị khi cần thiết. 1.8.2. Điều trị ngoại khoa [13, 18, 20, 21, 34] Trẻ hẹp van ĐMP nặng và áp lực thất phải ≥ 80mmHg hoặc bệnh nhi nong van ĐMP bằng bóng không thành công được chỉ định phẫu thuật tách và tạo hình van ĐMP [32]. 1.8.3. Thông tim nong van ĐMP bằng bóng qua da [1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 32] 1.8.3.1. Chỉ định và chống chỉ định [ 5, 20, 25, 28] - Chỉ định: Đối với tất cả bệnh nhân được chẩn đoán hẹp van ĐMP đơn thuần từ mức độ trung bình đến nặng, không có loạn sản van ĐMP trên siêu âm tim. - Chống chỉ định: Ngoài nhóm bệnh nhân được chỉ định trên. 8 Trong nhóm bệnh nhân chỉ định trên nhưng kèm theo rối loạn về đông máu hoặc các bệnh lý nội khoa khác nặng. 1.8.3.2. Kỹ thuật: Mở đường mạch máu vào là tĩnh mạch đùi (thường là bên phải) đưa ống thông loại pigtail từ tĩnh mạch đùi vào tĩnh mạch chủ dưới tới nhĩ phải qua van ba lá sang thất phải. Chụp buồng thất phải với thuốc cản quang qua ống thông pigtail ở tư thế nghiêng bên trái 90 0 độ để xác định vị trí, hình thái van ĐMP cũng như đường kính vòng van ĐMP và biên độ mở van ĐMP. Đồng thời đánh giá huyết động bằng cách đo áp lực độ bão hòa oxy của thất phải, nhĩ phải, động mạch phổi để đánh giá mức độ hẹp van ĐMP qua chênh áp giữa ĐMP và thất phải. Đưa ống thông loại Judkin right hoặc Multipurpose lên ĐMP trái hoặc phải, sau đó luồn dây dẫn qua ống thông vào tới ĐMP trái hoặc phải rồi rút ống thông ra. Sử dụng bóng nong van ĐMP có đường kính bằng 120% đến 140% đường kính vòng van ĐMP, đưa bóng qua dây dẫn lựa chọn sao cho vị trí van ĐMP vào đúng phần trung tâm của bóng. Sử dụng dung dịch thuốc cản quang được pha theo tỷ lệ 20%. Tiến hành bơm bóng căng lên tới áp lực cho phép thường từ 4 đến 6 atm, sao cho thấy vòng thắt của van ĐMP trên bóng trong thời gian tối đa 5 giây sau đó nhanh chóng làm xẹp bóng lại. Thủ thuật này có thể được tiến hành lặp lại nhiều lần cho tới khi vòng thắt của van ĐMP hết. Rút bóng ra và đưa lại ống thông pigtail vào đo lại áp lực chênh áp qua van ĐMP và buồng thất phải [13, 24, 32]. Đánh giá kết quả ngay sau khi nong van ĐMP: dựa vào chênh áp đỉnh- đỉnh qua van ĐMP và thất phải đo trên thông tim. Nếu chênh áp < 30 mmHg [28] và trên hình ảnh chụp buồng thất phải ở tư thế nghiêng trái 90 0 thấy van ĐMP 9 đã mở hết, không còn dạng vòm, cũng như máu từ thất phải đi lên ĐMP tốt, đồng thời không có tai biến xẩy ra được đánh giá kết quả nong van ĐMP tốt. 1.8.3.3. Tai biến nong van ĐMP bằng bóng qua da Biến chứng của nong van ĐMP cũng bao gồm các biến chứng của tim mạch can thiệp khác như huyết khối trong lòng mạch, rách tĩnh mạch, động mạch phổi, đứt dây chằng van 3 lá, rách van 3 lá, đặc biệt là rối loạn nhịp tim hay gặp nhất (block nhĩ thất cấp I, II và III, tim nhịp nhanh trên thất, rung thất ). 1.8.3.4. Tái hẹp van ĐMP sau nong van Bệnh nhân được xác định tái hẹp van ĐMP sau nong van bằng bóng khi theo dõi trên siêu âm tim có chênh áp tối đa qua van ĐMP > 50 mmHg [30]. 10 [...]... 3 .2. 3.1.Điện tim đồ sau điều trị 3 .2. 3 .2. Xquang tim phổi sau điều trị 3 .2. 3.3 Siêu âm sau nong van 3 .2. 3.4 Tai biến nong van ĐMP bằng bóng qua da Chương 4 Dự kiến bàn luận Theo mục tiêu nghiên cứu đề ra 18 - Nghiên cứu hiệu quả nong van ĐMP bằng bóng qua da cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi bị bệnh hẹp van ĐMP đơn thuần Kiến nghị * Tính khoa học và thực tiễn của đề tài: Góp phần nghiên cứu một cách hệ thống bệnh. .. thời gian nằm điều trị ngắn Cán bộ hướng dẫn khoa học đã có nhiều kinh nghiệm về bệnh hẹp van ĐMP ở trẻ em KẾ HOẠCH VÀ NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI * Thu thập số liệu: Các bệnh nhân hẹp van ĐMP đơn thuần vào điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/ 20 0 9 - 12/ 20 1 0 * Dự trù kinh phí: Siêu âm tim: 1 bệnh nhân x 7 lần x 100 .00 0 x 50 bệnh nhân = 35 .00 0 .00 0đ Sao chụp tài liệu: Tổng sè: 500 .00 0đ 35. 500 .00 0đ... khoa [2, 13, 19, 20 , 21 , 34] 8 1.8 .2 Điều trị ngoại khoa [13, 18, 20 , 21 , 34] 8 1.8.3 Thông tim nong van ĐMP bằng bóng qua da [1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 20 , 22 , 23 , 24 , 25 , 26 , 27 , 28 , 32] 8 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .11 2. 1 Đối tượng nghiên cứu 11 2. 1.1 Đối tượng nghiên cứu .11 2. 1 .2 Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu 11 2. 1.3... Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2. 1 Đối tượng nghiên cứu 2. 1.1 Đối tượng nghiên cứu Bao gồm tất cả bệnh nhi ≤ 2 tuổi bị hẹp van ĐMP đơn thuần có chênh áp tối đa qua van ĐMP ≥ 50mmHg (có hoặc không có lỗ bầu dục) được điều trị nong van ĐMP bằng bóng qua da tại khoa Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 năm 20 0 9 đến tháng 12 năm 20 1 0 Tất cả bệnh nhân được theo dõi lâm sàng, Xquang... 1.6.1 Chụp Xquang ngực [1, 19, 20 , 21 , 34] 4 1.6 .2 Điện tâm đồ [1, 2 , 19, 20 , 21 , 34] 4 1.6.3 Siêu âm tim [1, 2, 20 , ] .5 1.6.4 Thông tim [1, 4, 5, 6, 7, 11, 13, 14, 16, 20 , 22 , 23 , 24 , 25 , 26 , 28 , 30, 32, 33] 6 1.7 Chẩn đoán hẹp van ĐMP [1, 2, 5, 6, 13, 20 , 21 , 34] .7 1.7.1 Chẩn đoán xác định 7 1.7 .2 Chẩn đoán mức độ hẹp van ĐMP trên siêu âm và thông tim ... bên trái 900 bằng thuốc cản quang với liều 0, 5 - 1ml/kg, tốc độ 1ml/kg/giây, áp lực 400 - 600 PI để đánh giá vị trí, hình thái van ĐMP, đường kính vòng van ĐMP, đường kính thân ĐMP và biên độ mở van ĐMP + Chọn bóng có kích thước bằng 1 20 % - 1 40% đường kính vòng van ĐMP, nếu bệnh nhân có biên độ mở van ĐMP nhỏ ta có thể sử dụng bóng nong van lần đầu có đường kính nhỏ sau to dần, để cuối cùng bóng có đường... đoán 11 2. 2 Phương pháp nghiên cứu 11 2. 2.1 Loại hình nghiên cứu 12 2 .2. 3 Địa điểm nghiên cứu 14 2. 2.4 Các bước tiến hành nghiên cứu 14 2. 3 Phương pháp nong van ĐMP bằng bóng qua da 14 2. 4 Xử lý số liệu 15 2. 5 Khía cạnh đạo đức của đề tài 16 dự kiến kết quả 16 3.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước nong van ĐMP 16 3.1.1 Một... khoa nặng khác 2. 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán Siêu âm tim Doppler có hẹp van ĐMP đơn thuần (có hay không có lỗ bầu dục) 2. 2 Phương pháp nghiên cứu 12 2 .2. 1 Loại hình nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu 13 2. 2 .2 Chọn mẫu nghiên cứu: * Cỡ mẫu : Giả định Sai sè α = 5%, có Z1-α = 1,96 Sai sè β = 10% , có lực mẫu = 90% Chênh áp qua van động mạch phổi trên siêu âm thời điểm nhập viện > 49mmHg Chênh áp qua van động mạch... bệnh hẹp van ĐMP ở trẻ em, đặc biệt đánh giá hiệu quả của điều trị hẹp van ĐMP bằng nong van ĐMP bằng bóng qua da * Tính khả thi của đề tài: Số lượng bệnh nhân hẹp van ĐMP đơn thuần vào Bệnh viện Nhi Trung ương hàng năm đủ để thực hiện các đánh giá thống kê cho nghiên cứu đề tài (Số lượng bệnh nhân trong 1 năm khoảng 35 bệnh nhân) Các xét nghiệm và phương pháp điều trị đều có thể thực hiện tại bệnh. .. livingstone, 2nd Edition 20 0 2: 1461-14 80 MỤC LỤC Đặt vấn đề 1 Tổng quan 2 1.1 Lịch sử bệnh 2 1 .2 Dịch tễ học .2 1 .2. 1 Tần suất mắc bệnh [6] .2 1 .2. 2 Giới 2 1.3 Giải phẫu bệnh [2, 13, 20 ] 3 1.4 Cơ chế sinh lý bệnh [ 13, 20 ] 3 1.5 Biểu hiện lâm sàng [2, 5, 13, 20 , 34] .4 1.6 Cận lâm sàng 4 1.6.1 Chụp Xquang ngực . hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu hiệu quả tức thời sau nong van ĐMP bằng bóng qua da cho trẻ 0 đến 2 tuổi bị bệnh hẹp van ĐMP đơn thuần. 1 Chương 1 Tổng quan 1.1. Lịch sử bệnh Hẹp. ĐMP bằng bóng qua da Chương 4 Dự kiến bàn luận Theo mục tiêu nghiên cứu đề ra 17 - Nghiên cứu hiệu quả nong van ĐMP bằng bóng qua da cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi bị bệnh hẹp van ĐMP đơn thuần. Kiến. liệu: Các bệnh nhân hẹp van ĐMP đơn thuần vào điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/ 20 0 9 - 12/ 20 1 0. * Dự trù kinh phí: Siêu âm tim: 1 bệnh nhân x 7 lần x 100 .00 0 x 50 bệnh nhân = 35 .00 0 .00 0đ Sao

Ngày đăng: 17/11/2014, 22:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan