Mặt khác tính chất pháp quy của thỏa ước lao động tập thể còn thể hiện ở chỗ sau khi ký kết, thỏa ước lao động tập thể phải được đăng ký tại cơ quan lao động có thẩm quyền mới phát sinh
Trang 1Tiểu luận THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP
THỂ
Trang 2I Tìm hiểu về thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động, đó là một trong những tiêu chí
cơ bản của vấn đề nhân quyền Thông qua thỏa ước lao động tập thể sẽ thống nhất hóa được chế độ lao động đối với những người lao động cùng một ngành nghề, công việc, trong cùng một doanh nghiệp, một vùng, một ngành (nếu là thỏa ước vùng, ngành) Như vậy sẽ loại trừ được sự cạnh tranh không chính đáng, nhờ sự đồng hóa các đảm bảo phụ xã hội trong các bộ phận doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp cùng loại
ngành nghề, công việc (nếu là thỏa ước ngành)
1 Khái niệm thỏa ước lao động tập thể
Tùy theo từng thời kỳ, từng nơi mà thỏa ước lao động tập thể có những tên gọi khác nhau như: tập hợp khế ước, cộng đồng hiệp ước lao động, hợp đồng lao động tập thể, thỏa ước lao động tập thể Nhưng xét về thực chất thỏa ước lao động tập thể là những quy định nội bộ của doanh nghiệp, trong đó bao gồm những thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động
Theo quy định của pháp luật lao động, Thoả ước lao động tập thể (gọi tắt là Thoả ước tập thể - TƯTT) là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động (Điều 44 bộ Luật lao động)
Từ định nghĩa này có thể thấy:
- Thoả ước lao động tập thể trước hết là một văn bản pháp lý thể hiện sự thoả thuận của các bên tham gia thương lượng và là kết quả của quá trình thương lượng
- Sự thương lượng, thoả thuận và ký kết thoả ước mang tính chất tập thể, thông qua đại diện của tập thể lao động và đại diện sử dụng lao động
- Nội dung của Thoả ước lao động tập thể chỉ giới hạn trong việc quy định những điều kiện lao động và sử dụng lao động, giải quyết các mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động
Để hiểu rõ hơn về khái niệm thỏa ước lao động, chúng ta sẽ phân biệt những điểm khác nhau giữa Hợp đồng lao động cá nhân và Thỏa ước lao động tập thể cụ thể trong bảng sau:
Đặc điểm Hợp đồng lao động cá nhân Thỏa ước lao đông tập thể
Trang 32 Bản chất của thỏa ước lao động tập thể
Về bản chất pháp lý, thỏa ước lao động tập thể vừa có tính chất là một hợp đồng,
vừa có tính chất là một văn bản có tính pháp quy:
Là một hợp đồng vì thỏa ước lao động tập thể được giao kết dựa trên sự thỏa thuận của các bên dưới hình thức một văn bản viết
Có tính chất pháp quy vì nó không chỉ bắt buộc thực hiện đối với các thành viên ký kết, mà còn đối với cả những bên không cùng tham gia ký kết hoặc thậm chí không thuộc tổ chức của các bên (như công nhân không phải là đoàn viên công đoàn hoặc công đoàn viên nhưng không tham gia thảo luận ký kết) vẫn phải thực hiện theo quy định của thỏa ước Mặt khác tính chất pháp quy của thỏa ước lao động tập thể còn thể hiện ở chỗ sau khi ký kết, thỏa ước lao động tập thể phải được đăng ký tại cơ quan lao động có thẩm quyền mới phát sinh hiệu lực, nếu thỏa ước lao động tập thể đã có hiệu lực rồi thì mọi quy định
và thỏa thuận khác trong doanh nghiệp không được trái với thỏa ước trừ những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động
3 Ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể:
Thỏa ước lao động tập thể tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động Hơn thế nữa, nó còn tạo điều kiện để người lao động, bằng sự thượng lượng, mặc cả, thông qua sức mạnh của cả tập thể với người sử dụng lao động
để có thể hưởng những lợi ích cao hơn so với sự quy định trong pháp luật Thực hiện ký thỏa ước lao động tập thể còn góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo ra những điều kiện cho sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động
Trang 4Ngoài ra, thỏa ước lao động tập thể cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động tập thể, một khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra
Thỏa ước lao động tập thể nếu được ký kết đúng đắn, trên cơ sở bình đẳng, tự
do thương lượng, hợp tác sẽ là nguồn quy phạm thích hợp tại chỗ bổ sung cho nội quy doanh nghiệp, tăng cường kỷ luật trong doanh nghiệp và còn là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của hai bên
4 Phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể
a) Theo khoản 1 điều 1 của Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11-11-2002:
Đối tượng và phạm vi áp dụng thoả ước lao động tập thể là các doanh nghiệp,
tổ chức có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội;
- Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
- Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá;
- Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thể Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định khác
b) Theo khoản 2 điều 1 của Nghị định số 196-cp ngày 31-12-1994:
Đối tượng và phạm vi không áp dụng thoả ước lao động tập thể:
- Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước;
- Những người làm việc trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội;
- Những người làm việc trong các doanh nghiệp đặc thù của Lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
II Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục ký kết thỏa ước lao động tập thể và hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể
Trang 51 Nguyên tắc ký kết thỏa ước lao động tập thể
Để đạt được các mục tiêu và yêu cầu trong quá trình thương lượng và đi đến ký kết thỏa ước, các bên phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tắc tự nguyện trong quá trình thương lượng và ký kết thỏa ước tập thể thể hiện ở việc các bên có ý thức tự giác, xuất phát từ nhận thức là vì quyền lợi của phía mình mà tự mình tham gia và nhận rõ trách nhiệm trong việc xúc tiến
ký kết thỏa ước Qúa trình thương lượng các bên phải trên tinh thần thiện chí
b Nguyên tắc bình đẳng
Trong quá trình lao động, tuy người lao động và người sử dụng lao động có địa
vị kinh tế khác nhau, có các quyền và nghĩa vụ khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm là lợi ích kinh tế Cả hai bên rất cần có nhau trong suốt quá trình lao động, vì vậy để đảm bảo được lợi ích của cả hai phía, họ phải biết đối xử với nhau trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hợp tác Quá trình thương lượng các bên không đứng trên địa vị kinh tế của mình mà áp đặt hoặc yêu sách, không ép buộc nhau, nhằm đạt tới sự dung hòa về lợi ích kinh tế
c Nguyên tắc công khai
Khoản 3 điều 45 Bộ luật lao động: “Việc ký kết thoả ước tập thể chỉ được tiến hành khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung thoả ước đã thương lượng.”
Để một thỏa ước tập thể được ký kết với sự nhất trí cao thì mọi nội dung của thỏa ước kể từ khi sơ thảo phải công khai Tính công khai trong quá trình thương lượng và ký kết thỏa ước tập thể được thể hiện ở các chỉ tiêu: định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng và các điều kiện lao động, tức là nội dung các yêu cầu mà các bên đưa ra phải được mọi người lao động trong doanh nghiệp biết, được tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện Có như vậy, thỏa ước tập thể mới có thể thực hiện được và thực hiện có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất, đảm bảo quyền lợi hai bên, đồng thời các bên thấy được nghĩa vụ phải làm và quyền lợi kèm theo
2 Nội dung
Nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể theo Khoản 2 Điều 46 của
Bộ Luật Lao động bao gồm:
a) Việc làm và bảo đảm việc làm: các biện pháp bảo đảm việc làm; loại hợp đồng đối với từng loại lao động, hoặc loại công việc; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp tạm ngừng việc; nâng cao tay nghề, đào tạo lại khi thay đổi kỹ thuật hay tổ chức sản xuất; các nguyên tắc và thời gian tạm thời chuyển người lao động làm việc khác
Trang 6b) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: các quy định về độ dài thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; bố trí ca kíp; thời giờ nghỉ giải lao phù hợp với từng loại nghề, công việc; ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ; chế độ nghỉ hàng năm kể cả thời gian đi đường; nghỉ về việc riêng; nguyên tắc và các trường hợp huy động làm thêm giờ
c) Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng: tiền lương tối thiểu hoặc lương trung bình (lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ); thang bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp; biện pháp bảo đảm tiền lương thực tế, phương thức điều chỉnh tiền lương khi giá cả thị trường biến động; nguyên tắc trả lương (lương thời gian, lương sản phẩm hoặc lương khoán); nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh đơn giá tiền lương; nguyên tắc và điều kiện nâng bậc lương; các loại phụ cấp lương; thời gian trả lương hàng tháng; thanh toán tiền nghỉ hàng năm, tiền tàu xe; tiền lương trả cho giờ làm thêm; tiền thưởng (thưởng đột xuất, thưởng tháng, thưởng cuối năm, thưởng chất lượng, thưởng từ lợi nhuận) và các nguyên tắc chi thưởng (có thể kèm theo quy chế)
d) Định mức lao động: các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức, áp dụng thử, ban hành, thay đổi định mức; loại định mức áp dụng cho các loại lao động; các định mức trung bình, tiên tiến được áp dụng trong doanh nghiệp; biện pháp đối với những trường hợp không hoàn thành định mức; nguyên tắc khoán tổng hợp cả lao động và vật tư (nếu có)
đ) An toàn lao động, vệ sinh lao động: các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện phòng hộ lao động; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (có thể kèm theo quy chế)
e) Bảo hiểm xã hội: các quy định về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đóng góp, thu nộp, chi trả chế
độ bảo hiểm xã hội
Ngoài những nội dung nói trên, các bên có thể thoả thuận thêm những nội
dung khác như: thể thức giải quyết tranh chấp lao động; ăn giữa ca; phúc lợi tập thể; trợ cấp việc
3 Trình tự thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể
Quá trình thương lượng được tiến hành theo các bước sau:
Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng Những yêu cầu và nội dung mà các bên đưa ra phải sát với thực tế doanh nghiệp, khách quan trên tinh thần hai bên cùng có lợi, tránh đưa ra những yêu cầu mà nội dung trái pháp luật hoặc có tính chất yêu sách đòi hỏi hoặc áp đặt vì như vậy sẽ cản trở quá trình thương lương
Hai bên tiến hành thương lương trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên Trong quá trình thương lượng, hai bên phải thông báo cho
Trang 7nhau những thông tin liên quan đến thỏa ước, phải có biên bản ghi rõ những điều khoản hai bên đã thỏa thuận và những điều khoản chưa thỏa thuận
Mỗi bên tổ chức lấy ý kiên về dự thảo thỏa ước Khi dự thảo thỏa ước đã được xây dựng, hai bên phải tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động trong doanh nghiệp Trong quá trình lấy ý kiến để hoàn thiện thỏa ước, hai bên có thể tham khảo ý kiến của cơ quan lao động, liên đoàn lao động ngành, địa phương
Các bên hoàn thiện lần cuối dự thảo thỏa ước trên cơ sở đã được lấy ý kiến của tập thể lao động doanh nghiệp và cơ quan hữu quan và tiến hành kí kết khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung của thỏa ước
Thoả ước tập thể đã ký kết phải làm thành 4 bản, trong đó:
a) Một bản do người sử dụng lao động giữ;
b) Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở giữ;
c) Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở gửi công đoàn cấp trên; d) Một bản do người sử dụng lao động gửi cơ quan lao động cấp tỉnh chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ký kết để đăng ký
4 Thủ tục thương lượng, ký kết và đăng ký thỏa ước lao động tập thể
Việc thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể theo Điều 45 và Khoản 1 Điều 46 của Bộ Luật Lao động được tiến hành theo thủ tục sau:
1 Bên đề xuất yêu cầu thương lượng để ký kết thoả ước tập thể phải thông báo bằng văn bản các nội dung thương lượng cho bên kia
Nội dung thương lượng của bên tập thể lao động do Ban Chấp hành Công đoàn
cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời đưa ra
2 Bên nhận được yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và chủ động gặp bên đề xuất yêu cầu để thoả thuận về thời gian, địa điểm và số lượng đại diện tham gia thương lượng
3 Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức để hai bên tiến hành thương lượng
Kết quả thương lượng là căn cứ để xây dựng thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp, đơn vị
4 Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung của thoả ước lao động tập thể
Nếu có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán thành thì hai bên tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể
Trang 85 Thoả ước lao động tập thể phải lập theo mẫu thống nhất
f Khi đăng ký thoả ước lao động tập thể với cơ quan lao động phải kèm theo biên bản lấy ý kiến tập thể lao động
g Việc đăng ký thoả ước lao động tập thể theo Điều 47, Khoản 3 Điều 48 của
Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
1 Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động phải gửi bản thoả ước lao động tập thể đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức để đăng ký
2 Doanh nghiệp trực thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp phải gửi bản thoả ước lao động tập thể đến Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp
để đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó
3 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản thoả ước lao động tập thể, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thông báo bằng văn bản về về việc đăng ký cho hai bên biết Nếu trong thoả ước lao động tập thể có những điều khoản trái pháp luật thì chỉ rõ và hướng dẫn cho hai bên sửa đổi để đăng ký lại
Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp theo Khoản 1 Điều 52 của Bộ Luật Lao động thì thoả ước lao động tập thể đã ký kết được giải quyết như sau:
1 Nếu sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp thành viên không có thay đổi
về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy thì các thoả ước lao động tập thể đã ký chưa hết hạn vẫn còn hiệu lực thi hành cho đến khi hết hạn hoặc tới khi ký kết thoả ước lao động tập thể mới
2 Nếu sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp thành viên có thay đổi về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy thì các thoả ước lao động tập thể đã
ký không còn hiệu lực thi hành, các bên phải tiến hành thương lượng để
ký kết thoả ước lao động tập thể mới trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày sáp nhập
Trang 95 Hiệu lực thỏa ước lao động tập thể
Thoả ước tập thể có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan lao động cấp tỉnh đăng
ký Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản thoả ước tập thể, cơ quan lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký Nếu hết thời hạn trên mà không
có thông báo thì thoả ước tập thể đương nhiên có hiệu lực
1- Khi thoả ước tập thể đã có hiệu lực, người sử dụng lao động phải thông báo cho mọi người lao động trong doanh nghiệp biết Mọi người trong doanh nghiệp, kể cả người vào làm việc sau ngày ký kết đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thoả ước tập thể
2- Trong trường hợp quyền lợi của người lao động đã thoả thuận trong hợp đồng lao động thấp hơn so với thoả ước tập thể, thì phải thực hiện những điều khoản tương ứng của thoả ước tập thể Mọi quy định về lao động trong doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với thoả ước tập thể
3- Khi một bên cho rằng bên kia thi hành không đầy đủ hoặc vi phạm thoả ước tập thể, thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thoả ước và hai bên phải cùng nhau xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo trình tự do pháp luật quy định
(Điều 49 BLLĐ)
Thoả ước tập thể được ký kết với thời hạn từ một năm đến ba năm Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới một năm
Chỉ sau ba tháng thực hiện, kể từ ngày có hiệu lực đối với thoả ước tập thể thời hạn dưới một năm và sau sáu tháng đối với thoả ước tập thể thời hạn từ một năm đến ba năm, các bên mới có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước Việc sửa đổi, bổ sung được tiến hành theo trình tự như ký kết thoả ước tập thể
(Điều 50 BLLĐ)
Trước khi thoả ước tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thoả ước tập thể hoặc ký kết thoả ước tập thể mới Khi thoả ước tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước tập thể vẫn có hiệu lực Nếu quá ba tháng, kể từ ngày thoả ước tập thể hết hạn mà thương lượng không
đi đến kết quả, thì thoả ước tập thể đương nhiên hết hiệu lực
(Điều 51 BLLĐ)
1.Trong trường hợp phân chia doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện thoả ước tập thể cho tới khi hết hạn hoặc tới khi ký kết thoả ước tập thể mới
Trang 10Trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, việc thực hiện thoả ước tập thể do Chính phủ quy định
2 Trong trường hợp thoả ước tập thể hết hiệu lực do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo Điều 66 của
Bộ luật này
(Điều 52 BLLĐ)
Các trường hợp vô hiệu của thỏa ước lao động tập thể
Các trường hợp vô hiệu của thỏa ước lao động tập thể được quy định trong điều 48 BLLĐ Theo đó thì thỏa ước lao động tập thể vô hiệu được chia làm hai trường hợp: thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hoặc thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần được quy định tại khoản 1 điều
48 BLLĐ: “thỏa ước lao động tập thể bị coi là vô hiệu từng phần khi một hoặc
một số điều khoản trong thỏa ước trái với quy định của pháp luật” Khoản 2
điều 44 BLLĐ quy định rõ: “Nội dung của thỏa ước lao động tập thể không
được trái với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác” Đây là
một trong những nguyên tắc khi kí kết thỏa ước lao động tập thể Xuất phát từ thực tế người lao động luôn viện dẫn những quy định của pháp luật để đòi hỏi người sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi cho mình nên nếu những thỏa thuận trong thỏa ước trái với pháp luật lao động, tranh chấp lao động sẽ thường xuyên phát sinh
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ được quy định tại khoản 2 điều 48
BLLĐ: “Thỏa ước thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là vô hiệu
toàn bộ:
- Toàn bộ nội dung thỏa ước trái pháp luật Tức là toàn bộ điều khoản trong thỏa ước trái với quy định của pháp luật lao động cũng như pháp luật khác
- Người kí kết thỏa ước không đúng thẩm quyền Theo quy định tại khoản 2 điều
45 BLLĐ:“Đại diện kí kết của bên tập thể người lao động là Chủ tịch Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy ủy quyền của Ban Chấp hành công đoàn Đại diện kí kết của bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp” Theo đó thì việc kí kết thỏa ước lao động tập thể không phải do các chủ thể này xác lập được xác định là không đúng thẩm quyền
- Không tiến hành theo đúng trình tự kí kết Một bản thỏa ước lao động tập thể chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đạt được sự đồng thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động Theo nguyên tắc, trước khi ký kết thỏa ước lao động tập thể, doanh nghiệp và công đoàn phải lấy ý kiến của tập thể người lao động Trên thực tế thì công đoạn lấy ý kiến của người lao động thường bị bỏ qua Đây được coi là một trường hợp vô hiệu của thỏa ước lao động tập thể, không đảm bảo nguyên tắc bình dẳng khi kí kết
Trang 11 Cách xử lí các thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Thỏa ước lao động tập thể khi vi phạm pháp luật về nội dung hoặc trình tự kí kết thì bị tuyên vô hiệu Thẩm quyền tuyên vô hiệu theo Khoản 3 điều 48
BLLĐ quy định: “Cơ quan quản lí nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”
Ngoài ra thì khoản 4 Điều 66 BLLĐ còn quy định thêm: “Khi xét xử, nếu Tòa
án nhân dân phát hiện thỏa ước lao động tập thể trái với pháp luật lao động thì tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ”
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần Cách thức xử lí
được quy định trong khoản 3 Điều 5 Nghị định của Chính phủ số 196/CP ngày
31/12/1994: “ Nếu trong thỏa ước lao động tập thể có những điều khoản trái
pháp luật thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chỉ rõ và hướng dẫn cho hai bên sửa đổi để đăng ký lại”
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ Cách thức xử lí được
quy định như sau: thỏa ước lao động tập thể vô hiệu do toàn bộ nội dung thỏa
ước trái pháp luật Cơ quan quản lí nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương tuyên bố vô hiệu ngay Thỏa ước lao động tập thể không có
giá trị pháp lý trên thực tế Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu do người kí kết
không đúng thẩm quyền hoặc không tiến hành đúng trình tự kí kết, nếu nội
dung đã kí kết có lợi cho người lao động thì cơ quan quản lí nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn để các bên làm lại cho đúng quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hướng dẫn, nếu không làm lại thì bị tuyên bố vô hiệu (khoản 3 Điều 48 BLLĐ)
6 Các mẫu thỏa ước lao động tập thể
(Mẫu 1) Tên tên vị:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 12Địa chỉ:……… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động, chúng tôi gồm: 1- Đại diện người sử dụng lao động: (họ tên, chức danh)
2- Đại diện tập thể lao động: (họ tên, chức danh, địa chỉ)
Cùng nhau thỏa thuận ký kết thỏa ước lao động tập thể gồm những điều khoản sau đây:
I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Bao gồm các Điều, khoản:
- Đối tượng thi hành;
- Thời hạn của thỏa ước;
- Cam kết của người sử dụng lao động đảm bảo quyền hoạt động công đoàn
II NỘI DUNG THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Bao gồm các điều khoản:
- Việc làm và bảo đảm việc làm;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương;
- Định mức lao động;
- An toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Bảo hioểm xã hội;
- Các nội dung khác mà hai bên thấy cần
Trang 13III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Bao gồm các điều khoản:
- Cam kết trách nhiệm thi hành thỏa ước;
- Thể thức giải quyết tranh chấp lao động;
- Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể và bãi bỏ các quy định khác của doanh nghiệp trái với thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể được ký kết tại…….…ngày……tháng….năm…
NGHIỆP
Trang 14Công ty ……… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Bản Thoả ước lao động tập thể này quy định mối quan hệ lao động giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền và nghĩa
vụ của mỗi người trong thời hạn Thỏa ước có hiệu lực
Điều 1 Đối tượng thi hành:
1 Người sử dụng lao động
2 Người lao động (NLĐ) đang làm việc tại công ty, kể cả người lao động trong thời gian học nghề, thử việc, NLĐ vào làm việc sau ngày Thỏa ước có hiệu lực đều có trách nhiệm thực hiện những nội dung thoả thuận trong Thỏa ước này