III. Hoàn thiện và thực hiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể: 1 Tổng quan về thỏa ước lao động tập thể ở Việt Nam:
3. Việc tổ chức thực hiện.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập
thể còn hạn chế trên thực tế. Chính vì vậy, các biện pháp tổ chức triển khai tích
cực nhất hiện nay là tập trung giải quyết những vấn đề được coi là nguyên nhân cơ
bản của tình trạng ký kết thoả ước kém hiệu quả. Theo đó, những biện pháp cụ thể
là:
3.1. Tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật đối với người lao động và người sử dụng lao động: và người sử dụng lao động:
Đối với người lao động: Chúng ta phải coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ văn hoá pháp lý cho người lao động nhằm giúp cho người lao động hiểu đầy đủ, đúng mức về quyền
và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào quan hệ thoả ước, bản chất, mục đích
được nâng cao thì họ sẽ thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc, tránh được
những vi phạm về thoả ước, nhờ đó hạn chế được sự mâu thuẫn không cần thiết
hoặc sẵn sàng đấu tranh hợp pháp để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
Trách nhiệm nâng cao ý thức pháp luật cho người lao động thuộc về các cơ
quan quản lý lao động, người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn. Điều này
đòi hỏi các bên cần cung cấp thông tin pháp luật, tuyên truyền giải thích pháp
luật trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc mở các lớp pháp luật cho người lao động.
Đối với người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động là một bên trong quan hệ thoả ước, cho nên việc họ có thực hiện hay không những cam kết thoả ước có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của cả tập thể doanh nghiệp. Vì vậy, việc làm cho họ hiểu rõ ý nghĩa
của thoả ước và các quy phạm pháp luật lao động về thoả ước là việc rất cần
thiết. Điều này có thể thông qua việc tuyên truyền pháp luật hoặc thông qua
việc đưa nội dung đào tạo việc bồi dưỡng kiến thức quản lý cho người sử dụng lao động ở mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là cho những người sử dụng lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Tranh chấp về thoả ước tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng rất
dễ xảy ra, nên cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có những hiểu
biết, những thông tin cần thiết về pháp luật lao động, giúp cho họ tìm hiểu các
phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý và những hạn chế của người lao động Việt Nam để họ có những đối xử phù hợp. Bên cạnh đó cần tổ chức việc gặp gỡ của
những người lao động và người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết những vướng mắc trong thoả ước, từ đó tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, ngăn ngừa
tranh chấp về thoả ước có thể xảy ra. Và như vậy, khi ý thức pháp luật được
nâng cao sẽ hạn chế những tranh chấp về thoả ước không cần thiết và đảm bảo
việc thực hiện thoả ước một cách tốt hơn.
3.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công đoàn
Đối với tổ chức công đoàn, cần phải thay đổi phương thức hoạt động mới thực
sự tạo cho người lao động tin tưởng vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ.
Muốn vậy, tổ chức công đoàn cần thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của
mình, từ đó hạn chế những bất đồng dẫn đến tranh chấp về thoả ước. Đối với
công đoàn cơ sở, cần phải nắm được tâm tư nguyện vọng của người lao động,
sớm phát hiện ra những mâu thuẫn trong thoả ước, từ đó có những giải pháp
thích hợp, thực sự là chỗ dựa tin cậy cho người lao động để họ chia sẻ gửi gắm
niềm tin và hi vọng. Điều này đòi hỏi phải phát triển công đoàn cơ sở ở các
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nâng cao chất lượng
hoạt động của những công đoàn cơ sở hiện có.
Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ công đoàn là hết sức cần thiết. Đặc biệt cần trang bị những kỹ năng về thương lượng đàm phán ký kết thoả ước lao động và kỹ năng hoà giải tranh chấp lao động. Bên cạnh đó, ban chấp hành công đoàn cơ sở tiếp xúc với người lao động tại doanh
nghiệp để biết rõ những khúc mắc, nguyện vọng của họ về tình hình thực hiện
thoả ước để đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động được xác thực và hiệu quả hơn.
Thực tế hoạt động của cán bộ công đoàn phụ thuộc nhiều vào vấn đề việc làm và thu nhập do người lao động chi trả, nhiều khi nó ảnh hưởng đến việc bảo vệ
quyền lợi cho người lao động. Nên chăng, cần có các chính sách hỗ trợ kinh
phí cho những người hoạt động công đoàn, đặc biệt là cán bộ công đoàn cơ sở như hỗ trợ tiền lương... để cho họ yên tâm vào hoạt động độc lập với người sử
dụng lao động trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động.
3.3. Nâng cao năng lực của các tổ chức đại diện giới chủ
Các tổ chức đại diện cho giới chủ sử dụng lao động hiện nay còn nhiều yếu
kém, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới chỉ có đại diện của
một số ngành, Liên minh Hợp tác xã thì chỉ có những cơ sở sản xuất, kinh
doanh nhỏ bé. Vì vậy, khi xúc tiến thực hiện việc ký kết thoả ước lao động tập
thể cấp ngành, vùng thì việc lựa chọn tổ chức đại diện cho giới chủ sử dụng lao động để ký kết thoả ước là vấn đề gặp nhiều khó khăn.
Tổ chức đại diện cho giới chủ cần phải tăng cường liên kết về tổ chức với các
hiệp hội giới chủ theo ngành nghề và hiệp hội đầu tư; cung cấp hỗ trợ cho các
doanh nghiệp thành viên về vấn đề quan hệ lao động, đặc biệt là cần nâng cao năng lực trong quá trình đối thoại xã hội ba bên ở cấp quốc gia, đồng thời thúc đẩy đối thoại hai bên giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
3.4. Đẩy mạnh ký kết thoả ước lao động tập thể
Thoả ước lao động tập thể có tác dụng khuyến khích, phát huy tính dân chủ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đề cao vị trí vai trò của tập thể lao động mà công đoàn là đại biểu để thương lượng, thoả thuận với người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ ký kết thoả ước lao động tập thể còn thấp, không đạt được kết
quả như mong muốn. Trong khi đó, thoả ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý để bảo đảm giao kết hợp đồng lao động và bảo đảm tốt các điều kiện lao động, tăng cường trách nhiệm cho các bên trong quá trình lao động.
Khi tiến hành thương lượng để thoả thuận, ký kết thoả ước thì các bên cần
nghiên cứu kỹ các điều khoản, thảo luận với người lao động để tham khảo ý
kiến của họ nhằm quy định các quyền và lợi ích cho người lao động được xác
thực và phù hợp với thực tế của doanh nghiệp hơn. Điều đó đòi hỏi ban chấp hành công đoàn cơ sở cần thường xuyên liên hệ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng
của họ, đồng thời chủ động gặp gỡ người sử dụng lao động hoặc tổ chức cho người lao động đối thoại với người sử dụng lao động để trình bày những
nguyện vọng của công nhân lao động.
Cho nên, muốn ổn định quan hệ lao động và ngăn ngừa tranh chấp về thoả ước lao động tập thể xảy ra, đồng thời để tạo cơ sở giải quyết tranh chấp về thoả ước, cần có những biện pháp để các đơn vị, doanh nghiệp ký kết thoả ước lao
động tập thể. Và trong nội dung của thoả ước lao động tập thể, ngoài những nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các bên cần quy định thêm cách thức
giải quyết tranh chấp về thoả ước lao động tập thể (kể cả tranh chấp về thoả ước). Đó là một trong các biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và giải quyết tranh
chấp về thoả ước lao động tập thể.
3.5. Triển khai ký kết thoả ước ngành và thoả ước vùng
Một vấn đề cần thực hiện trong quy định về thoả ước là việc ký kết thoả ước ngành, vùng. Theo quy định hiện nay tại Điều 54 BLLĐ, thì việc ký kết thoả ước không chỉ bó hẹp ở phạm vi doanh nghiệp mà có thể tiến tới ký kết một
thoả ước ngành, vùng. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít bản thoả ước ngành,
vùng nào được ký kết, đồng thời pháp luật cũng không quy định rõ về vấn đề
này.
Thoả ước tập thể ngành là loại thoả ước được ký kết giữa đại diện công đoàn ngành với đại diện giới sử dụng lao động ngành. Nhìn chung, loại thoả ước này
thường được áp dụng phổ biến ở những nước có nền kinh tế phát triển. Song ở nước ta, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên cho đến nay thoả ước lao động tập thể ngành còn chưa được áp dụng rộng rãi.
Đặc biệt chúng ta chưa đề cập trong luật pháp về việc ký kết thoả ước vùng, loại thoả ước này được ký kết giữa đại diện công đoàn vùng và đại diện giới sử
dụng lao động vùng và được áp dụng ở những nơi có đặc điểm sản xuất, lao động theo quy mô vùng và được áp dụng ở những nơi có đặc điểm sản xuất, lao động theo quy mô vùng công nghiệp, khu công nghiệp.
Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với các bộ, các
ngành và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam triển khai, hướng dẫn ký kết thoả ước lao động tập thể ngành và tiến hành ký kết thoả ước vùng.
3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thoả ước thoả ước
Việc tăng cường quản lý nhà nước về lao động được thực hiện thông qua việc ban hành văn bản pháp luật, qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật. Việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên để kịp thời uốn
nắn những vi phạm, kịp thời có hình thức xử phạt thích đáng để đảm bảo sự
nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm cho quan hệ thoả ước được bền vững.
Đồng thời, với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm là việc tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi đối tượng, đặc biệt là cho các bên trong quan hệ lao động và như vậy sẽ hạn chế được mâu thuẫn,
buộc các bên phải thực hiện đúng cam kết trong thoả ước.
3.7. Thành lập và kiện toàn các tổ chức giải quyết tranh chấp về thoả ước lao động tập thể động tập thể
Một vấn đề quan trọng hiện nay là cần tổ chức và kiện toàn các cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể như: hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh, các toà án, các tổ chức thanh
tra lao động. Hiện nay, còn nhiều doanh nghiệp chưa triển khai việc thành lập
hộiđồng hoà giải lao động cơ sở, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Theo quy định hiện hành thì chưa có một chế tài nào cho việc chậm, cố tình không thành lập hội đồng hoà giải lao động cơ sở, cố tình gây khó khăn cho
hoạt động của hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Chính vì vậy, việc nâng cao
chất lượng hoạt động của hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hội đồng trọng tài
lao động cấp tỉnh là yêu cầu cần thiết. Cần phải có một đội ngũ cán bộ có khả năng, hiểu biết pháp luật lao động và dám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của người lao động. Hiện nay, nhiều cán bộ hoạt động ở hội đồng hoà giải lao động cơ sở không dám đấu tranh với người sử dụng lao động vì sợ bị trù dập, mất
việc làm, do đó cần có những quy định để bảo vệ họ.
3.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán
Việc giải quyết tranh chấp lao động vẫn còn là nhiệm vụ mới mẻ của hầu hết
các toà án trong cả nước, đặc biệt là tranh chấp về thoả ước lao động tập thể.
Việc đưa tranh chấp về thoả ước lao động tập thể ra giải quyết tại toà án chưa
phải là thói quen của các bên lao động. Đó là lý do tại sao các vụ tranh chấp về
thoả ước đưa ra giải quyết tại toà án là rất ít. Hầu hết tập thể lao động có tranh
chấp về thoả ước lao động tập thể thường chọn giải pháp tiến hành đình công. Vì vậy, vấn đề khắc phục hiện nay là cần tạo ra một đội ngũ thẩm phán nhiều
về số lượng, mạnh về chất lượng. Đó là điều dễ lý giải, bởi việc giải quyết
tranh chấp về thoả ước được đưa ra xét xử tại toà án phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của thẩm phán được phân công giải quyết vụ tranh chấp đó. Hơn nữa, tranh chấp về thoả ước lao động tập thể có ảnh hưởng đến nhiều mặt
của xã hội, nên đòi hỏi phải có những thẩm phán giỏi. Có như vậy mới giải
quyết được ổn thoả các tranh chấp về thoả ước lao động tập thể tại toà án, đảm
bảo được quyền lợi của các bên, tạo được niềm tin của các bên tranh chấp vào việc giải quyết tại toà án.
Tóm lại, việc hoàn thiện và thực hiện pháp luật về thoả ước lao động tập thể cần được quan tâm hơn nữa, nhằm khắc phục những hạn chế của pháp luật về thỏa ước lao động tập thể, nâng cao tính khả thi của các quy định và bảo đảm việc thi hành trên thực tế. Có như vậy, pháp luật về thoả ước lao động tập thể mới thực sự phát huy tác dụng, nhằm góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển của quan hệ lao động, tạo môi trường lao động thuận lợi cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội.