1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác quản lý nợ và khả năng thanh toán của công ty cổ phần xi măng

91 455 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

an toàn về mặt tài chính và khả năng đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.Hiện nay, nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, chính sách mở cửa củachính phủ ngày càng rộng, để đáp ứng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

“Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sởgiao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

(Luật doanh nghiệp 2005)Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào,một mắt xích quan trọng của nền kinh tế Hoạt động của các doanh nghiệp cómối quan hệ quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốcdân Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp không ngừngphát sinh mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp khác và các chủ thể kinhtếgần gũi khác Chiếm phần đông trong các mối quan hệ đó là các mối quan

hệ đi vay và cho vay, chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn Các mối quan hệ này

là nguyên nhân phát sinh các khoản nợ và đặt ra yêu cầu thanh toán trongdoanh nghiệp

Trong mọi hoạt động của mình, mục tiêu của doanh nghiệp luôn là tối đahóa lợi nhuận, nâng cao giá trị doanh nghiệp Để đạt được điều đó, các doanhnghiệp phải tìm tòi, thực hiện các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất mộtcách có hiệu quả bên cạnh đó cần chú ý đến những rủi ro tài chính doanhnghiệp có thể gặp phải Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khảnăng chi trả các khoản cần phải thanh toán Doanh nghiệp dù có tổng tài sảnlớn, thu được lợi nhuận cao nhưng tài sản tồn đọng ở các khoản phải thu,hàng tồn kho không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thìvẫn có thể lâm vào tình trạng phá sản Ngược lại, doanh nghiệp thừa khả năngthanh toán các khoản nợ đến hạn mà nguyên nhân đến từ việc hạn chế khoảnvay nợ và các khoản phải thu, làm cho doanh thu tiêu thụ không cao, tác độngcủa đòn bẩy tài chính cùng với tỷ suất sinh lời thấp thì doanh nghiệp sẽ bị đốithủ chiếm mất vị thế trong thị trường Chính vì thế, công tác quản lý nợ vàkhả năng thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh sự ổn định

Trang 2

an toàn về mặt tài chính và khả năng đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.Hiện nay, nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, chính sách mở cửa củachính phủ ngày càng rộng, để đáp ứng yêu cầu phải tự nâng cấp đổi mớimình, doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề khó khăn về vốn làm thúc đẩy sựphát triển của các khoản nợ, đồng thời đẩy ảnh hưởng của các mối quan hệvay nợ và chiếm dụng tới sự tồn vong của doanh nghiệp và sự toàn vẹn của cảnền kinh tế.

Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, đồng thời qua thời gian thực tập vànghiên cứu thực tế tình hình tài chính của Công ty cổ phần xi măng ĐiệnBiên, em nhận thấy các khoản nợ phải thu và nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớntrong tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên, công tácquản lý nợ và khả năng thanh toán của công ty còn nhiều điểm hạn chế Vì

vậy, em đã cân nhắc và quyết định lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp tăng

cường quản lý nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần xi măng Điện Biên” làm nội dung nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp.

3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phòng tài chính kế toán Công ty cổphần xi măng Điện Biên

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nợ của Công ty Cổphần Xi măng Điện Biên

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu sử dụng trong luận văn là thuthập số liệu từ tài liệu tham khảo, bao gồm báo cáo tài chính và hệ thống kếtoán tại Công ty cổ phần xi măng Điện Biện, bên cạnh đó là thông tin thu thập

từ các trang báo điện tử về thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

Trang 3

Phương pháp phân tích số liệu

Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích chủ yếu sau: Phương pháp sosánh, phương pháp phân tích qua hệ số, phương pháp đồ thị, phương phápbiểu đồ, phương pháp các tình huống giả định

5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Nội dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về nợ, quản lý nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nợ và khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần xi măng Điện Biên

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao công tác quản lý nợ và khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần xi măng Điện Biên

Trang 4

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ, QUẢN LÝ NỢ

VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.1.1 Nợ và phân loại nợ trong doanh nghiệp

1.1.1.1.Sự hình thành và tính tất yếu phát sinh các khoản nợ trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giaodịch ổn định, thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmục đích, thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Trong đó, kinh doanh là việcthực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,

từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằmmục đích sinh lời

Quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phânphối và sử dụng các quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính doanhnghiệp.Hoạt động tài chính là một mặt của hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra Trong quá trình đó,làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao hàmdòng tiền vào,dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thườngxuyên hàng ngày của doanh nghiệp Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹtiền tệ của doanh nghiệp là các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợpthành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp, trong đó, quan hệ tài chínhgiữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác rất phổbiến Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác là mốiquan hệ rất đa dạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởngphạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa,dịch vụ cho nhau

Trang 5

Trong kinh doanh, quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh

tế khác như Nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp, các ngân hàng, tổ chức tíndụng… luôn phát sinh chính vì thế đã làm nảy sinh các mối quan hệ vay vàcho vay, chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Các mốiquan hệ này là nguồn gốc phát sinh các khoản nợ của doanh nghiệp Nợ củadoanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả

Tình hình nợ của doanh nghiệp được phản ánh thông qua mối quan hệgiữa các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả Sự phát sinh các khoản

nợ là tất yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Thông qua việc đivay hoặc chiếm dụng vốn của các chủ thể kinh tế khác, doanh nghiệp huyđộng được nguồn vốn để sản xuất kinh doanh Trong nhiều trường hợp đây lànguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất cũng như

mở rộng quy mô kinh doanh Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể bán chịucho khách hàng để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm Trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp, việc phát sinh các khoản nợ là điều bình thường, tuynhiên, điều cần lưu ý là xem xét tính chất hợp lý của từng khoản nợ để có giảipháp quản lý phù hợp tránh hiện tượng xuất hiện nợ xấu, nợ khó đòi hoặcgiảm khả năng thanh toán gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp

1.1.1.2.Phân loại nợ trong doanh nghiệp

 Phân loại theo tính chất của khoản nợ

Các khoản nợ của doanh nghiệp được chia thành hai loại: nợ phải thu

và nợ phải trả.

- Nợ phải thu

Nợ phải thu thể hiện số tiền doanh nghiệp phải thu của các đối tượng cóliên quan như khách hàng, người bán, các khoản thuế được khấu trừ, cáckhoản phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác Các khoản phải thu từkhách hàng thể hiện số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quátrình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra,trong một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể

Trang 6

phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành nênkhoản tạm ứng (trả trước cho người bán).

Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàngnhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp bán chịu cho khách hàng Khi bánchịu hàng hóa dịch vụ cho khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc doanhnghiệp đã cấp một khoản tín dụng cho khách hàng Như vậy, việc bán chịukhiến doanh nghiệp phải ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu vốn, tăng chi phíquản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính Điều đó đòi hỏi doanhnghiệp phải xem xét các yếu tố tác động tới nợ phải thu và cần tính toán, cânnhắc để lựa chọn một chính sách bán chịu thích hợp và có lợi nhất

Một trong những yếu tố quan trọng cần xác định trong việc bán chịu làthời gian cho khách hàng nợ (thời gian bán chịu) Trên cơ sở xác định được

độ dài của thời gian này có thể dự kiến được khoản nợ phải thu trung bình từkhách hàng theo công thức sau:

Npt = Kpt x SdTrong đó:

Npt: Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch

Kpt: Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ thu tiền trung bình)

Sd: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch

- Nợ phải trả

Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp cótrách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, cáckhoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanhnghiệp…

+ Nợ vay là một nguồn tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp Thôngthường, doanh nghiệp có thể vay vốn của các ngân hàng thương mại và tổchức tín dụng Trong hoạt động kinh doanh, khi nhu cầu vốn lưu động củadoanh nghiệp tăng cao hoặc khi doanh nghiệp có những dự án đầu tư mới mànguồn vốn bên trong của doanh nghiệp không đủ tài trợ thì vay nợ giúp doanhnghiệp có thể bù đắp nguồn vốn thiếu hụt Khi vay nợ, doanh nghiệp phải kýhợp đồng tín dụng và có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo thời gian quy

Trang 7

định đồng thời chấp hành đầy đủ các điều kiện trong hợp đồng tín dụng Lãisuất của khoản vay là lãi suất thỏa thuận theo cơ chế thị trường và phù hợpvới các quy định của ngân hàng Nhà nước, quy định của Luật các tổ chức tíndụng về lãi suất cho vay khi ký kết hợp đồng tín dụng.

+ Nợ chiếm dụng trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể muachịu nguyên vật liệu hay hàng hóa của nhà cung cấp Các khoản nợ phải trả

do chiếm dụng hay mua chịu như vậy thường là một loại tín dụng ngắn hạnquan trọng với doanh nghiệp vì thực chất, khi được chấp nhận mua chịu, điều

đó cũng có nghĩa là nhà cung cấp đã cấp vốn tín dụng thương mại cho doanhnghiệp làm giảm nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Mua chịu là mộtnguồn tài trợ tín dụng đương nhiên phát sinh do hoạt động kinh doanh

Việc sử dụng tín dụng của nhà cung cấp bao gồm những điểm lợi và bấtlợi Lợi ích từ tín dụng thương mại của nhà cung cấp rất lớn: đó là nguồn tàitrợ ngắn hạn cho hoạt động của doanh nghiệp dựa trên sự tự nguyện và đàmphán giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp đồng thời, hiệu quả đưa đến nhanhkhi nhà cung cấp biết rõ khách hàng, có thể đánh giá được khả năng thu hồi

nợ, mức độ tín nhiệm cũng như những rủi ro có thể gánh chịu Tuy nhiên,doanh nghiệp phải rất cẩn trọng trong việc sử dụng mua chịu như một nguồntài trợ vì chi phí sử dụng vốn rất cao (Lãi suất tín dụng thương mại cao) Cóthể tính chi phí tín dụng thương mại theo công thức sau:

Trang 8

Nợ phải trả

nhà cungcấp =

Kỳ trả tiềntrung bình x

Giá trị nguyên vật liệu hoặc hàng hóa muavào bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch

(loại mua chịu)

Phân loại theo thời hạn của khoản nợ

Căn cứ vào thời hạn của khoản nợ (thời hạn cam kết hoàn trả), cáckhoản nợ của doanh nghiệp được chia thành: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

về tín dụng ngắn hạn Thời hạn cho vay cụ thể được ngân hàng xác định phùhợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp Lãisuất cho vay là lãi suất thỏa thuận theo cơ chế thị trường và phù hợp với cácquy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật

Nợ phải thu ngắn hạn là các khoản doanh nghiệp phải thu của các đốitượng khác trong thời hạn ngắn (thường là nhỏ hơn 1 năm) Các khoản phải

Trang 9

thu ngắn hạn thường bao gồm: phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trướccho người bán, phải thu nội bộ ngắn hạn, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợpđồng xây dựng, các khoản phải thu khác, dự phòng phải thu ngắn hạn khóđòi…

- Nợ dài hạn

Nợ dài hạn của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: nợ phải trả dài hạn và

nợ phải thu dài hạn

Nợ phải trả dài hạn là những khoản vay của doanh nghiệp có thời hạncam kết hoàn trả trên một năm Nợ phải trả dài hạn bao gồm: vay và nợ dàihạn và các khoản phải trả dài hạn do chiếm dụng (phải trả dài hạn người bán,phải trả dài hạn nội bộ, phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, cáckhoản phải trả dài hạn khác, dự phòngtrợ cấp mất việc làm, thuế thu nhậpdoanh nghiệp hoãn lại phải trả, dự phòng phải trả dài hạn…) Vay và nợ dàihạn có thể là các khoản vay trung và dài hạn của các ngân hàng, tổ chức tíndụng, vay thông qua phát hành trái phiếu… Trong đó, vay dài hạn ngân hàng

là nguồn vốn quan trọng nhất là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất,không những đối với sự phát triển của các doanh nghiệp mà còn đối với toàn

bộ nền kinh tế Vay dài hạn cùng với vốn chủ sở hữu hình thành nên nguồnvốn thường xuyên của doanh nghiệp Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định

mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh để mua sắm, hìnhthành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiếtcho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nợ phải thu dài hạn là các khoản doanh nghiệp phải thu của các đốitượng khác trong thời hạn dài (thường là trên 1 năm) Các khoản phải thu dàihạn thường bao gồm: phải thu dài hạn của khách hàng, vốn kinh doanh ở đơn

vị trực thuộc, phải thu dài hạn nội bộ, phải thu dài hạn khác, phải thu dài hạnkhó đòi…

1.1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ và quản lý nợ trong doanh nghiệp.

Hệ số các khoản phải thu

Trang 10

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu

Tổng tài sảnCác khoản phải thu ở đây bao gồm: các khoản phải thu ngắn hạn (như:phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu tạm ứng, phải thukhác, dự phòng phải thu khó đòi) và các khoản phải thu dài hạn

Hệ số các khoản phải thu phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của doanhnghiệp Thông thường, nếu hệ số các khoản phải thu càng cao, thể hiện doanhnghiệp đang bị chiếm dụng vốn càng nhiều Tuy nhiên cũng cần xem xét đếnđặc điểm kinh doanh cũng như chính sách tín dụng thương mại riêng của từngdoanh nghiệp để có đánh giá một cách đầy đủ và chính xác

 Hệ số các khoản phải trả

Hệ số các khoản phải trả =

Các khoản phảitrả

Tổng tài sảnCác khoản phải trả ở dây bao gồm: các khoản phải trả ngắn hạn (như:phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhànước, các khoản phải trả ngắn hạn khác) và các khoán phải trả dài hạn

Hệ số các khoản phải trả phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanhnghiệp Thông thường, nếu hệ số các khoản phải trả càng cao, thể hiện doanhnghiệp đang chiếm dụng được càng nhiều vốn Tuy nhiên, cần cân nhắc đếnđặc điểm kinh doanh và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán của doanhnghiệp để có đánh giá một cách đầy đủ và chính xác

 Số vòng thu hồi nợ

Số vòng thu hồi nợ (hay số vòng quay các khoản phải thu) là chỉ tiêu phảnánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thông qua số lần luân chuyển nợ phảithu thực hiện được trong một kỳ nhất định thường là một năm Số vòng thu hồi nợcàng lớn thì thời hạn thu nợ bình quân càng được rút ngắn, hiệu quả sử dụng vốnlưu động càng cao Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:

= Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 11

Số vòng thu hồi nợ

(số vòng quay các

khoản phải thu)

Số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ

 Thời hạn thu nợ bình quân

Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốnlưu động của doanh nghiệp Để phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàngcủa doanh nghiệp kể từ khi xuất hàng đến khi thu được tiền hàng ta sử dụngchỉ tiêu thời hạn thu nợ bình quân (hay kỳ thu tiền bình quân) được tính bằngcông thức:

Thời hạn thu nợ bình quân

(Kỳ thu tiền bình quân) =

Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày

Kỳ thu tiền quá dài so với doanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tìnhtrạng nợ khó đòi Doanh nghiệp cần rút ngắn kỳ thu tiền bình quân mà vẫnđảm bảo sự tăng trưởng của doanh thu

 Kỳ hạn trả nợ bình quân

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, sự phát sinh các khoảnphải trả là điều tất yếu Tuy nhiên, khi đi chiếm dụng vốn của các đối tác,doanh nghiệp cần chú ý chấp hành đầy đủ các điều kiện về thời hạn thanhtoán, phương thức thanh toán, số tiền phải hoàn trả (gồm gốc và lãi) Để phảnánh độ dài thời gian trả nợ bình quân của doanh nghiệp kể từ khi mua chịuđến khi hoàn trả các khoản nợ ta sử dụng chỉ tiêu kỳ hạn trả nợ bình quânđược tính bằng công thức:

Trang 12

1.1.2 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.1.2.1.Khái niệm khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một trong những nội dung quan trọng của tài chính doanh nghiệp là sửdụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và đảm bảokhả năng thanh toán của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp phải tìm mọicách huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinhdoanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việcthanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản phải thu khác, đồng thời quản lýchặt chẽ mọi khoản chi phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.Thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền,đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp có thểhoản trả cả gốc và lãi các khoản nợ vay cũng như các khoản phải trả hiện cócủa doanh nghiệp Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá rủi

ro tài chính của doanh nghiệp Thông thường, khả năng thanh toán của mộtdoanh nghiệp được đánh giá qua các tiêu chí: hệ số khả năng thanh toán hiệnthời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ

số khả năng thanh toán lãi vay

1.1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

* Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hay hệ số khả năng thanh toán nợngắn hạn) được tính bằng cách lấy tổng tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn)chia cho số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp:

Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời =

Tổng tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạnTổng tài sản lưu động bao gồm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Số

nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 thángbao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoảnphải trả người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác cóthời hạn dưới 12 tháng Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn

Trang 13

hạn thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thểhiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Để đánh giá hệ số này cần dựa vào số trung bình của ngành hoặc hệ sốkhả năng thanh toán kỳ trước Thông thường, hệ số này cao hơn 1 là tốt Khi

hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng làdấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp cóthể gặp phải trong việc trả nợ Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khảnăng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên,trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lựcthanh toán của doanh nghiệp là tốt ví dụ nếu hệ số này quá cao do vốn củadoanh nghiệp bị ứ đọng trong hàng tồn kho không có khả năng tiêu thụ hoặc

nợ phải thu không có khả năng thu hồi Do vậy, để đánh giá đúng hơn cầnxem xét thêm tình hình của doanh nghiệp

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năngthanh toán của doanh nghiệp, được xác định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồnkho và chia cho số nợ ngắn hạn Hàng tồn kho là yếu tố bị loại trừ vì trong tài sảnlưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn Nếudoanh nghiệp có lượng dữ trữ hàng tồn kho lớn song lại là nguyên vật liệu đãhỏng, không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại,thành phẩm, hàng hóa đã lỗi mốt, không có khả năng tiêu thụ thì doanh nghiệpcũng không đảm bảo khả năng thanh toán Để đánh giá hệ số này doanh nghiệpcần dựa vào hệ số trung bình của ngành hoặc hệ số thanh toán kỳ trước Thôngthường hệ số này cao thể hiện tính chủ động của doanh nghiệp trong thanh toán

Hệ số này được xác định bằng công thức sau:

* Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Trang 14

Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanhnghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số vốn bằng tiền hay còn gọi là hệ sốkhả năng thanh toán tức thời, được xác định bằng công thức sau:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanhthành tiền trong doanh nghiệp Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngânhàng và tiền đang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tưngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàngchuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn

Tiền và các khoản tương đương tiền là tài sản có tính lỏng cao, đápứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp nhanh nhất, đảm bảo cho nhucầu thanh toán tức thời của doanh nghiệp Tuy nhiên, đây lại là tài sản cókhả năng sinh lời thấp Việc dự trữ quá nhiều vốn bằng tiền làm gia tăngnhu cầu huy động vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh và làm giảm tốc

độ quay vòng vốn lưu động của doanh nghiệp Việc dự trữ vốn bằng tiềnđược căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí của việc giữ tiền và nhu cầuthanh toán của doanh nghiệp

* Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa

vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưngkinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thìkhó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn Hệ số khả năng thanhtoán lãi vay được xác định theo công thức sau:

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay trong kỳ của doanhnghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ

Trang 15

1.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nợ và nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện nay, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợinhuận, nâng cao giá trị doanh nghiệp Để đạt được điều đó, các doanh nghiệpphải tìm tòi, thực hiện các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất một cách có hiệuquả bên cạnh đó cần chú ý đến những rủi ro tài chính doanh nghiệp có thể gặpphải Tình hình nợ và khả năng thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việcphản ánh sự ổn định cũng như an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả cáckhoản cần phải thanh toán Các nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, ngân hànghoặc các tổ chức tín dụng cũng như các đối tượng liên quan luôn quan tâm:liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không?Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh với khả năng chi trả ra sao? Tình hìnhthanh toán của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có chấp hành đầy đủ

kỷ luật thanh toán hay không? Các nhà quản trị doanh nghiệp cần luôn chú ýđến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị sẵn các nguồnthanh toán Nếu không, các chủ nợ, căn cứ vào luật phá sản có thể yêu cầudoanh nghiệp tuyên bố phá sản nếu doanh nghiệp không có khả năng thanhtoán các khoản nợ tới hạn Có thể nói, khả năng thanh toán đóng vai trò quyếtđịnh đến sự tồn tại của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín củadoanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư và đối tác Đồng thời, nếu doanhnghiệp có khả năng đạt được lợi nhuận cao nhưng không đảm bảo khả năngthanh toán các khoản nợ đến hạn thì vẫn có thể lâm vào tình trạng phá sản.Chính vì thế, nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trongnhững nhiệm vụ cần lưu ý trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.Bên cạnh đó, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cũng cần đặc biệtchú ý đến công tác quản lý nợ Tổ chức, quản lý nợ một cách hợp lí giúpdoanh nghiệp tiết kiệm được nhu cầu vốn lưu động cho quá trình sản xuấtkinh doanh Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, huy động vốnkhó khăn, lãi suất đi vay cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu

Trang 16

quả sẽ đảm bảo tính chủ động cho sản xuất, giảm áp lực trả nợ, giảm bớt chiphí tài chính.

Quản lý tốt các khoản nợ phải trả giúp doanh nghiệp hoàn trả đầy đủ vàkịp thời các khoản nợ phát sinh, tạo uy tín trên thị trường từ đó giúp doanhnghiệp có nhiều thuận lợi hơn khi có nhu cầu huy động nguồn tài trợ từ cácđối tác hoặc tổ chức tín dụng Đồng thời, duy trì các khoản nợ phải trả dochiếm dụng ở mức độ hợp lý còn giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn tàitrợ ngắn hạn từ nhà cung cấp; sử dụng hợp lý các khoản vay nợ sẽ phát huyđược tác dụng của đòn bẩy tài chính

Quản lý các khoản nợ phải thu đặc biệt là các khoản phải thu từ khách hàng

là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanhnghiệp Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốnlưu động của doanh nghiệp Việc quản lý khoản phải thu từ khách hàng liên quanchặt chẽ với vấn đề tiêu thụ sản phẩm Khi doanh nghiệp mở rộng việc bán chịucho khách hàng sẽ làm cho nợ phải thu tăng Tuy vậy, doanh nghiệp có thể tăngđược thị phần từ đó gia tăng được doanh thu bán hàng và lợi nhuận Mặt khác,quản lý khoản phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn vốn lưuđộng của doanh nghiệp Việc tăng khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc giatăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay đểđáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu do vốn của doanh nghiệp bị khách hàngchiếm dụng Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro của doanh nghiệp dẫn đến tìnhtrạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách hàng vỡ nợ gây mấtvốn của doanh nghiệp

Có thể nói, tăng cường tổ chức quản lý nợ một cách hiệu quả đồng thời nângcao khả năng thanh toán của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng liên quan đến sứcmạnh tài chính cũng như sự tồn tại và phát triển ổn định của doanh nghiệp

1.3 Phương hướng, biện pháp tăng cường công tác quản lý nợ và nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.3.1 Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trang 17

Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung Trong nền kinh tế có lạm

phát cao, giá các yếu tố đầu vào tăng kéo theo giá thành sản phẩm tăng Nếudoanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm thì sẽ làm hạn chế khả năng tiêu thụ sảnphẩm của người tiêu dùng Ngược lại, nếu doanh nghiệp không tăng giá,doanh nghiệp sẽ mất vốn do giá bán nhỏ hơn giá thành sản xuất Khi nền kinh

tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặpkhó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng Khókhăn trong việc tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận khiếndoanh nghiệp không có nguồn trả nợ, khả năng thanh toán của doanh nghiệpgiảm sút đồng thời việc thu hồi các khoản phải thu cũng khó khăn hơn Nếudoanh nghiệp không áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp thì có thể bị thấtthoát vốn kinh doanh Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tănglên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định

Tình trạng của nền kinh tế: một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng

trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, thị trường được

mở rộng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần, gia tăng khốilượng sản phẩm được tiêu thụ từ đó góp phần gia tăng doanh thu, tạo điềukiện cho doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh, khả năng thanh toán được cảithiện Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệpkhó có thể có được cơ hội đầu tư tốt

Chính sách, chế độ của Nhà nước: Những thay đổi trong chính sách kinh

tế vĩ mô nói chung và chế độ quản lý tài chính nói riêng tác động đến tìnhhình quản lý tài chính doanh nghiệp Những ngành nghề kinh doanh được nhànước khuyến khích đầu tư sẽ có nhiều thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản

Trang 18

phẩm Những ưu đãi về thuế, lãi suất, trợ giá của Nhà nước giúp cho doanhnghiệp tiết kiệm được những khoản đầu tư lớn, nâng cao hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh và cải thiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Các rủi ro về điều kiện tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, , các rủi

ro về kinh tế như khách hàng phá sản, nhà cung cấp vi phạm hợp đồng khiếndoanh nghiệp bị thiệt hại về vật chất, xuất hiện những khoản phải thu khó đòihoặc có khả năng không đòi được Để phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp phảitiến hành trích lập các khoản dự phòng làm cho vốn đầu tư của doanh nghiệpgiảm xuống, doanh nghiệp phải huy động đầu tư từ nguồn khác

Lãi suất thị trường: lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt

động tài chính doanh nghiệp Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư,đến chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp từ đó ảnhhưởng đến vấn đề lựa chọn giữa tín dụng thương mại của nhà cung cấp và cácnguồn tài trợ khác của doanh nghiệp Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnhhưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi lãisuất thị trường tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn,điều đó làm hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dẫn đếnảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Các nhân tố trên được xem là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp biết vận dụng những điều kiện thuận lợi, kiểm soát hạn chế nhữngbất lợi sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý nợ và nâng cao khả năngthanh toán góp phần vào sự ổn định của tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.1.2 Các nhân tố chủ quan

Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn có rất nhiều những nhân tốchủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả côngtác quản lý nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính: việc doanh nghiệp lựa chọn cơcấu tài trợ giữa vay nợ và vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng thanh toán của doanh nghiệp Doanh nghiệp có tỉ lệ sử dụng vốn chủ sở

Trang 19

hữu cao có khả năng tự chủ tài chính cao hơn vì thế tình hình tài chính củadoanh nghiệp cũng an toàn và ổn định hơn Doanh nghiệp sử dụng nhiều vay

nợ sẽ tận dụng được ưu thế của đòn bẩy tài chính, tuy nhiên, doanh nghiệpluôn chịu áp lực của các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay đến hạn trả.Nếu doanh nghiệp không lưu ý đến thời hạn thanh toán của các khoản nợ để

có thể huy động nguồn trả nợ phù hợp, có thể xuất hiện những khoản phải trảkhông có khả năng thanh toán ảnh hưởng đến uy tín cũng như tính ổn định vềmặt tài chính của doanh nghiệp

Chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp với khách hàng: trongđiều kiện thị trường cạnh tranh, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm góp phần tăngdoanh thu và lợi nhuận, việc áp dụng các chính sách bán chịu một cách hợp lý

là hết sức cần thiết để thu hút khách hàng Việc áp dụng chính sách bán chịurộng rãi hay hạn chế sẽ ảnh hưởng đến các khoản nợ phải thu Nếu doanhnghiệp áp dụng rộng rãi chính sách bán chịu mà trong đó có những kháchhàng không uy tín, sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý nợ của doanh nghiệp

vì xuất hiện những khoản phải thu khó đòi

Sự lựa chọn giữa tín dụng của nhà cung cấp và các nguồn tài trợ ngắnhạn khác: tín dụng của nhà cung cấp là một nguồn tài trợ ngắn hạn quan trọngtrong hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi được hưởng tín dụng củanhà cung cấp doanh nghiệp cần tính toán đến chi phí của khoản tín dụng đó vàcân nhắc , so sánh với lãi suất vay ngân hàng để xem chi phí của khoản tíndụng thương mại đó cao hay thấp Nếu sử dụng tín dụng của nhà cung cấptrong khi thực tế chi phí của nó cao hơn lãi suất thị trường thì doanh nghiệp sẽphải trả khoản chi phí lớn hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng nhưkhả năng thanh toán của doanh nghiệp

Vấn đề thu hồi nợ và chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp: khidoanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu để thu hút khách hàng sẽ làm xuấthiện các khoản phải thu Bên cạnh việc xác định chính sách bán chịu hợp lícũng như lựa chọn đối tượng khách hàng uy tín để cho hưởng tín dụng thươngmại, khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng Khi các

Trang 20

khoản phải thu đến hạn mà khách hàng không thanh toán hoặc chậm thanhtoán sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệpkhông tích cực đôn đốc, có biện pháp thu hồi nợ thì có thể sẽ xuất hiện nhữngkhoản nợ phải thu khó đòi gây ảnh hưởng xấu đến tình hình nợ và làm giảmkhả năng thanh toán của doanh nghiệp Áp dụng chính sách bán chịu là cầnthiết trong điều kiện cạnh tranh hiện nay của thị trường tuy nhiên cần tính đếnkhả năng thu hồi nợ (dựa trên uy tín của khách hàng, tình hình tài chính, khảnăng thanh toán hiện tại của khách hàng) khi cân nhắc có nên áp dụng chínhsách bán chịu trong từng trường hợp hay không Mặt khác, việc chấp hành kỷluật thanh toán của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệpvới các đối tác, các ngân hàng, tổ chức tín dụng Nếu doanh nghiệp chấp hànhtốt kỷ luật thanh toán, hoàn trả các khoản nợ, khoản phải trả đúng hạn sẽ làđiều kiện thuận lợi để các đối tác tin cậy và mở rộng quan hệ hợp tác vớidoanh nghiệp

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả công tácquản lý nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào điều kiện

cụ thể mà từng doanh nghiệp có thể nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của từngnhân tố nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường công tác quản

lý nợ và nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách hiệu quả 1.3.2 Một số biện pháp tăng cường quản lý nợ và nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.3.2.1 Tăng cường tổ chức quản lý nợ phải thu

Để quản lý khoản phải thu từ khách hàng doanh nghiệp phải chú ý một

Trang 21

- Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi nhuậncủa doanh nghiệp.

- Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm

- Tình trạng cạnh tranh và tình trạng tài chính của doanh nghiệp

* Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Công việc chủ yếu

trong việc hình thành chính sách tín dụng thương mại là cần xác định bán chịucho ai Do vậy, để thẩm định độ rủi ro cần có sự phân tích đánh giá khả năngtrả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là với những khách hàng tiềm năng.Trên cơ sở đó quyết định hình thức hợp đồng

* Xác định điều kiện thanh toán: doanh nghiệp phải quyết định thời hạn

bán chịu (thời hạn thanh toán) và tỉ lệ chiết khấu thanh toán

Thiết lập một hạn mức tín dụng hợp lý Quản lý nợ phải thu là nhằm tối đahóa lợi nhuận Vì vậy, nên chấp nhận đơn xin cấp tín dụng của những kháchhàng nếu có cơ hội trở thành khách hàng thường xuyên và đáng tin cậy củadoanh nghiệp Trong trường hợp khách hàng có uy tín thấp hoặc đáng nghi ngờ,doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng hạn chế để tránh rủi ro

* Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu:

- Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán vớikhách hàng

- Thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ phải thu và tìnhhình thu hồi nợ

- Để tránh tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, cần xác định giớihạn bán chịu qua hệ số nợ phải thu Công thức xác định như sau:

Hệ số nợ phải thu = Nợ phải thu từ khách hàng

Doanh số hàng bán ra

- Thực hiện các biện pháp thu hồi kịp thời các khoản nợ đến hạn

- Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi cáckhoản nợ quá hạn Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để cóbiện pháp thu hồi thích hợp Có thể chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để cóbiện pháp thu hồi phù hợp

- Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động

Trang 22

1.3.2.2.Lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp

* Nguồn tài trợ ngắn hạn:

Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp gồm có: nợ vay ngắn hạn, nợphải trả có tính chất chu kỳ, tín dụng nhà cung cấp, tín dụng ngân hàng, chiếtkhấu thương phiếu… và các nguồn tài trợ ngắn hạn khác Khi lựa chọn cácnguồn tài trợ, doanh nghiệp cần cân nhắc đến chi phí sử dụng vốn cũng nhưcác điều kiện tín dụng kèm theo, đồng thời phải tính toán đến khả năng thanhtoán các khoản nợ khi đến hạn, tránh làm xuất hiện các khoản nợ dây dưa gâymất uy tín và giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp

* Nguồn tài trợ dài hạn:

Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận chính là vốn chủ

sở hữu và vay và nợ dài hạn Việc lựa chọn giữa hai nguồn tài trợ này có ýnghĩa quyết định đến khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần lựa chọn cân đối giữa hai nguồn tài trợ này để vừa đảm bảonguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo mức độ độclập tự chủ về tài chính nhất định nhằm duy trì sự ổn định cho doanh nghiệp

1.3.2.3.Nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn bằng tiền

Tiền là tài sản tài chính của doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển hoá thànhtài sản khác để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, để đảm bảo khả năng thanh toán,đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp Tương ứng với mỗi quy mô kinh doanh nhấtđịnh đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng vốn bằng tiền tương xứng Vốnbằng tiền có mức độ sinh lời thấp lại dễ bị tham ô, lạm dụng nên doanh nghiệpphải quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền Các khoản thu chi phải thông qua quỹ, phải

có chứng từ hợp pháp, hợp lệ, tránh chi khống, chi sai mục đích; có sự phân địnhtrách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt của thủ quỹ và nhân viên kế toán tiềnmặt, cuối ngày phải có sự đối chiếu giữa sổ kế toán và sổ quỹ; doanh nghiệp cầnxác định các định mức chi tiêu bằng tiền, không chi những khoản thanh toán lớnbằng tiền mặt đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng Để tăng hiệu quả

sử dụng vốn bằng tiền, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp tăng tốc độ quátrình thu tiền, giảm tốc độ các khoản chi ra bằng tiền, tiến hành hoạch định kế

Trang 23

hoạch lưu chuyển tiền tệ để có biện pháp huy động vốn hợp lý hay đầu tư vốnnhàn rỗi để tăng thu lợi nhuận.

1.3.2.4.Quản lý chặt chẽ vốn về hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản và vốn lưu độngcủa doanh nghiệp Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ thuận lợicho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp sẽ tránh đượcphải trả giá cao hơn cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ, hạn chế rủi

ro trong việc chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệthại do không đáp ứng được đơn đặt hàng Doanh nghiệp cũng tránh được tìnhtrạng ứ đọng vốn do hàng tồn kho quá nhiều, mất khả năng thanh toán, gópphần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, giúp doanh nghiệp thựchiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các phương tiện sản xuất vànhân lực

Để tổ chức dự trữ hàng tồn kho hợp lý, đảm bảo cho quá trình kinhdoanh diễn ra liên tục, giảm tới mức thấp nhất số vốn cần thiết cho việc dự trữdoanh nghiệp cần xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu hàng hoá cần muatrong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý; xác định nguồn cung cấp, ngườicung cấp thích hợp với chi phí thấp, chất lượng đảm bảo và các điều khoản cólợi cho doanh nghiệp; thường xuyên theo dõi biến động của thị trường vật tư,hàng hoá để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp cho phù hợp; tổ chứcviệc bảo quản, dự trữ vật tư, hạn chế hao hụt mất mát, giảm phẩm chất; giảiphóng nhanh lượng vật tư bị ứ đọng; mua bảo hiểm và lập dự phòng giảm giáhàng tồn kho

1.3.2.5.Chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tránh khỏi rủi ro, doanhnghiệp cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động

do rủi ro sinh ra Thực hiện biện pháp này, doanh nghiệp cần xác định mứctrích hợp lý các quỹ dự phòng như dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảmgiá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, mua bảo hiểm cho tàisản…

Trang 24

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý

nợ và nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp Trong thực tế mỗidoanh nghiệp có đặc điểm khác nhau, nên mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vàophương hướng biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả côngtác tổ chức quản lý nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

 Tên công ty, địa điểm, vốn điều lệ, hình thức sở hữu

- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐIỆN BIÊN

- Tên tiếng Anh đầy đủ: Dien Bien Cement Joint Stock Company

- Tên công ty viết tắt: DBCC

- Trụ sở đặt tại: Số nhà 15, tổ dân phố 12, Phường Mường Thanh

Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên, Việt Nam

- Tên địa điểm kinh doanh: NHÀ MÁY XI MĂNG ĐIỆN BIÊN

- Địa chỉ địa điểm kinh doanh: Bản Na Thìn - xã Sam Mứn - Huyện ĐiệnBiên - Tỉnh Điện Biên - Việt Nam

- Đặc điểm địa điểm kinh doanh: Nhà máy được xây dựng trên 2 khu chính:Khu xây dung dây chuyền nhà máy sản xuất xi măng nằm cạnh quốc lộ 279 gầncửa khẩu Tây Trang sang nước bạn Lào, gồm tất cả các xưởng sản xuất chính từkhâu tiếp nhận đá vôi, đất sét, nung và nghiền xuất xi măng Và khu khai thác đávôi thuộc địa bàn xã Na Ư, Huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biện, khu vực này baogồm khâu khai thác say nghiền đá và có đội xe vận chuyển đá về Nhà máy

- Liên hệ:

Trang 25

Điện Thoại: 0230 3832145Fax: 0230 3832144

Website: www.ximangdienbien.comEmail: Dienbien.jsc@gmail.comCông ty cổ phần xi măng Điện Biên được thành lập ngày 12 tháng 05năm 2005, tiền thân là Công ty TNHH Tân Phú Xuân – Hải Phòng, là mộtdoanh nghiệp chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu là sản xuất xi măng

và khai thác, chế biến khoáng sản

Trong quá trình hình thành và phát triển, được sự quan tâm tạo điều kiệngiúp đỡ của Tỉnh ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và nhândân các dân tộc tỉnh Điện Biên Đến nay, Công ty đã đầu tư xây dựng một sốnhà máy bao gồm: Nhà máy xi măng Điện Biên I (tại huyện Tuần Giáo) vớicông suất thiết kế 4,8 vạn tấn/năm, vốn đầu tư 28 tỷ đồng và Nhà máy tấm lợpphi bro xi măng tại huyện Điện Biên, công suất 1,7 triệu m2/năm, vốn đầu tư

11 tỷ đồng

Công ty Cổ Phần xi măng Điện Biên là công ty cổ phần với 3 cổ đôngsáng lập (danh sách kèm theo), thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 6203000010 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Điện Biên cấp thay đổi lần 3 ngày 02 tháng 10 năm 2008 Hiệnnay công ty đang hoạt động theo đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 25 tháng 10năm 2010 với 9 ngành nghề kinh doanh Công ty có vốn điều lệ:150.000.000.000 Đồng (Một trăm năm mươi tỷ đồng chẵn), chia làm1.500.000 cổ phần với mệnh giá là 100.000 đồng một cổ phần

2.1.2 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chủ yếu

Thực hiện chủ trương phát triển ngành công nghiệp xi măng của Thủtướng Chính phủ, đồng thời được sự đồng ý của Bộ Xây dựng và sự cho phépcủa Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên Trên cơ sở vùng nguyên liệu sẵn có vàđịa điểm dự kiến xây dựng đã được khảo sát, trang thiết bị trong dây chuyềnđược tính toán, lựa chọn hợp lý, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng các yêu cầucông nghệ, kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường và tin cậy trongquá trình hoạt động Toàn bộ thiết bị của nhà máy xi măng lò quay Điện Biêncông suất 1.200 tấn xi măng/ngày tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên được lắp

Trang 26

đặt theo tiêu chuẩn quốc tế, tính tự động hóa cao, cho phép nhà máy sản xuất

ra những sản phẩm chất lượng tốt, giá thành thấp hơn so với các sản phẩmcùng loại, tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực Đây là một dự án

có quy mô lớn với tổng vốn đầu tư đến thời điểm hiện nay lên tới 600 tỷđồng, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các tỉnh: Điện Biên, Sơn La,Lai Châu và xuất khẩu sang các tỉnh đông bắc Lào Khi nhà máy hoạt động sẽ

sử dụng số lao động bình quân hàng năm từ 500 đến 600 người, giải quyếtgián tiếp một số lượng lao động đáng kể có công ăn việc làm ổn định

* Ngành nghề kinh doanh là Sản xuất, kinh doanh Clinker, xi măng các loại:

- Sản phẩm xi măng hỗn hợp PCB40 đáp ứng cho xây dựng những côngtrình như: Cầu cống, đường sá dân dụng, nhà kiên cố cao tầng, xây dựng cáccông trình thủy điện, và các công trình đặc biệt khác, chống xâm thực trongcác môi trường, có cường độ nén cao, cường độ uốn, độ bền hóa học cao, phùhợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam

- Sản phẩm xi măng pooclăng hỗn hợp PCB30 có độ kết dính & độ dẻo caođáp ứng tốt cho công tác xây tô và hoàn thiện, sử dụng các công trình dân dụngthông thường, với giá thành sản phẩm thấp, chống xâm thực trong các môi trường,

độ bền cao, có hệ số dư mác cao, độ dẻo lớn, phù hợp với khí hậu Việt Nam

- Sản phẩm xi măng pooclăng PC30 là xi măng pooclăng có cường độchịu nén 30N/mm2 (MPa), xác định theo TCVN 6016 : 1995 (ISO 697 :1989) Đáp ứng cho công tác lót móng cho các công trình dân dụng

- Clanhke xi măng poóclăng thương phẩm là sản phẩm thu được sau khinung hỗn hợp nguyên liệu có thành phần cần thiết đến kết khối để tạo thànhcác khoáng chủ yếu gồm canxi silicát độ kiềm cao cũng như canxi alumiát vàcanxi alumôferít Dùng để sản xuất các loại xi măng poóclăng

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần xi măng Điện Biên

2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của công ty theo hình thức tập trung, Ngoài mộtvăn phòng tại số 15, tổ dân phố 12, Phường Mường Thanh, Thành phố ĐiệnBiên Phủ, Tỉnh Điện Biên là văn phòng giao dịch thì toàn bộ máy quản lý và

Trang 27

nhà máy sản xuất của công ty đặt tại Bản Na Thìn, xã Sam Mứn, Huyện ĐiệnBiên, Tỉnh Điện Biên.

Đứng đầu là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty: đại diện chocông ty, là người đưa ra các quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm chomọi hoạt động của công ty

Phó giám đốc Tài chính - kinh doanh: phụ trách nghiên cứu, phân tích

xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng các kế hoạchtài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; cảnh báo các nguy

cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báođáng tin cậy trong tương lai

Phó giám đốc giám đốc nhà máy: là giám đốc điều hành nhà máy ximăng, quản lý giám sát dây chuyền, quy trình sản xuất và quản lý công nhântrong nhà máy, tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch

Phó giám đốc phụ trách công nghệ: phụ trách điều hành việc nghiên cứunâng cao hiệu quả và đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, hỗ trợ giám sátthiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất của nhà máy

Phòng tổ chức hành chính: Lưu hồ sơ, công văn đi, đến, tổ chức tuyểndụng lao động, lập, lưu trữ hợp đồng lao động, bố trí lao động, quản lý, thôngbáo các nghị quyết chính sách của Đảng, nhà nước

Trang 28

Nguồn: Hệ thống thông tin tổ chức của Công ty cổ phần xi măng Điện Biên.

CHỦ TỊCH HĐQT GIÁM ĐỐC

NGUYỄN VĂN THỊNH

PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

NGUYỄN HỮU SƠN

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ GIÁM ĐỐC

TÀI CHÍNH - KINH DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CÔNG NGHỆ

PHÒNG

KẾ TOÁN PHÒNG

TỔ CHỨC

PHÒNG ĐKTT & KCS PHÒNG

LÒ NUNG

Phân xưởng THÀNH PHẨM

Phân xưởng

CƠ ĐIỆN

Phân xưởng KHAI THÁC ĐÁ

Trang 29

Phòng Kế Toán: Ghi chép, phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác, kịpthời các nghiệp vụ về kế toán tài chính phát sinh, đánh giá tình hình tài chínhcông ty và tham mưu cho Ban giám đốc.

Phòng kỹ thuật: Hỗ trợ phòng kế hoạch - kinh doanh và phòng điềukhiển trung tâm về các vấn đề kỹ thuật khi vận hành máy móc thiết bị, kiểmsoát chất lượng, hàm lượng khoáng chất, cơ lý trong suốt quá trình sản xuất,

hỗ trợ các phòng và phân xưởng nhà máy về công nghệ thông tin, ứng dụngquản lý nhân công bằng công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến

Phòng kế hoạch - kinh doanh: phụ trách lập kế hoạch kinh doanh vàquản lý giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu nhu cầu thịtrường đầu ra, nguồn cung các nguyên liệu đầu vào, và sự cạnh tranh của cácsản phẩm của công ty trên thị trường

Phòng Điều Khiển Trung Tâm và Khống chế: là hệ thống phòng chứcnăng được đặt trong khu vực sản xuất của công ty, đảm nhận việc phân tích,điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng

Các phân xưởng lò nung, nguyên liệu, cơ điện, thành phẩm, khai thác đá:hoạt động theo chức năng phụ trách của mình, dưới sự giám sát điều hành củacác phòng ban của công ty

Tổ chức bộ máy tài chính - kế toán:

Nguồn: Kế toán trưởng của Công ty cổ phần xi măng Điện Biên

Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán là người điều hànhgiám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán Định kỳ hàng tháng, hàngquý, báo cáo giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh Kế toán trưởng tổchức kiểm tra các việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độbáo cáo thống kê định kỳ tổ chức bảo quản tài liệu kế toán Ngoài chức vụ

Trang 30

trưởng phòng kế toán, kế toán trưởng còn đảm nhiệm phần hành kế toán tàisản cố định và hàng tháng tập hợp chi phí để tình giá thành sản phẩm Kế toántài sản cố định theo dõi từng nghiệp vụ liên quan đên tài sản cố định Cuốitháng kế toán lập bảng tổng hợp, phiếu định khoản, lập bảng tính và phân bổkhấu hao tài sản cố định Song song với công việc điều hành công việc chung,

kế toán trưởng còn có nhiệm vụ đúc rút kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo, cảitiến hình thức kế toán ngày càng hợp lý, chặt chẽ gọn nhẹ hơn

Kế toán tổng hợp: tổng hợp tất cả các nghiệp vụ phát sinh, cuối thángkiểm tra lại tính chính xác giữa chứng từ và phần mềm đã nhập, phát hiện saisót và có biện pháp xử lý

Kế toán vật tư: theo dõi, nắm bắt tình hình nhập xuất tồn kho hàng hóa;đối chiều số liệu thường xuyên với kho xưởng, phát hiện xử lý kịp thời khi cóchênh lệch giữa sổ sách và thực tế

Kế toán thanh toán: theo sõi, phản ánh, ghi chép các chứng từ liên quanđến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thực hiện các giao dịch với ngân hàng

Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ của công ty, xử lý cáckhoản nợ khó đòi nếu có; tính lương cho công nhân của xưởng

Thủ quỹ: quản lý các hoạt động thu chi tiền mặt, kiểm kê, đối chiếu sốthực tế với số liệu trên sổ quỹ tiền mặt

2.1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

- Quy trình kỹ thuật sản xuất:

Lưu đồ quy trình sản xuất clanhke: (bảng 2.1)Lưu đồ quy trình sản xuất xi măng PCB30, PCB40 và PC30:(Bảng 2.2)

- Tình hình cung cấp vật tư: Nguyên liệu đầu vào là quặng sắt, than cám,

đá cao silicat, đá vôi, đất sét hầu hết đều đặt mua từ bên ngoài dễ dàng và chiphí thấp Đá vôi được doanh nghiệp tự khai thác tại núi đá vôi đèo Tây Trangngay cạnh khu vực nhà máy hoạt động sản xuất

- Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty: thị trường tiêu thụsản phẩm chủ yếu là các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và xuất khẩu sangcác tỉnh Đông Bắc Lào Tại thị trường này, các sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 31

luôn vượt qua các sản phẩm cùng loại của hãng khác về chất lượng, hơn cả là

về giá thành Do quá trình vận chuyển, các sản phẩm xi măng của các hãngkhác luôn đội lên từ 200 đến 300 nghìn đồng trên một tấn công vận chuyển,

và điều kiện thời tiết trong khi vận chuyển

- Lực lượng lao động: Hiên nay công ty có trên 365 lao động, bao gồm

cả lao động gián tiếp (khoảng 16%) và lao động trực tiếp (khoảng 84%) Laođộng gián tiếp làm tại các phòng ban quản lý có trình độ tư cao đẳng trở lên,

đa số có chuyên môn tốt, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm Lao động trực tiếp đều

là những người có qua đào tạo có tay nghề, trình độ trung cấp, cao đẳng, cónhững kỹ thuật viên trình độ chuyên môn cao được đào tạo chuyên ngành vàgiàu kinh nghiệm

2.1.3.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật

Được quy hoạch và xây dựng trên lô đất rộng 8 ha, sau lưng là núi Tây Trang,phía trước có con sông Pa Nậm chảy qua, công ty đã đầu tư vào nhà máy hơn

600 tỷ đồng, nhà máy được trang bị hệ thống lò quay tiên tiến, hệ thống sử lývới tiêu chuẩn quốc tế, không gây ô nhiễm môi trường; nhiều phương tiệnhiện đại như ô tô , cần cẩu trọng tải lớn, máy ủi công suất lớn; công nhân laođộng được trang bị đồng phục, thiết bị bảo hộ, đảm bảo an toàn lao động,được trang bị bộ đàm cho thông tin liên lạc và không chế sự cố; có hệ thốngnhận diện ra vào bằng vân tay đảm bảo chấm công chính xác, quản lý giámsát lao động hiệu quả; trong các khu phân xưởng, kho bãi đều được nắp đặtcamera an ninh giám sát hiện đại v.v

2.1.1.1 Đặc điểm thị trường, đối thủ cạnh tranh

Kinh doanh trong ngành không có sản phẩm thay thế và khu vực sản xuấttiêu thụ nằm trên vùng cực Tây của Việt Nam nên đối thủ cạnh tranh của công

ty là các hãng xi măng lớn như Bút Sơn của Hà Nam, Bỉm Sơm của Thanh Hóa,Hoàng Mai của Nghệ An, đặc biệt là xi măng Vicem của tổng công ty côngnghiệp xi măng Việt Nam

Kênh và phương thức tiêu thụ chủ yếu: được đặt hàng từ các công trìnhthủy điện lớn, các công trình xây dựng tượng đài kỉ niệm, các nghĩa trang liệt sỹ,

Trang 32

các công trình lớn của các tỉnh thành phố khu vực Điện Biên, Sơn La, Lai Châu,các tỉnh Đông Bắc Lào Công ty cũng tiêu thụ bằng bán lẻ thông qua 20 đại lýlớn rải khắp khu vực này.

2.1.2 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần xi măng Điện Biên

2.1.2.1 Thuận lợi, khó khăn chủ yếu trong thời gian qua

 Những thuận lợi

- Chính phủ đang triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới tạo điều kiện thúc đẩy việc tiêu thụ xi măng trên các địa bàncông ty kinh doanh

- Công ty đã tích lũy được nhiều năm kinh nghiệm, lại có bạn hàng từ lâu,

và nhiều uy tín trên thị trường

- Thị trường xây dựng đầy tiềm năng, ít phải cạnh tranh trong khu vực TâyBắc Việt Nam và các tỉnh Bắc Lào

- Làm chủ và ứng dụng nhiều khoa học công nghệ hiện đại

- Các kỹ thuật viên, cán bộ quản lý có trình độ cao, nhiều nhiệt huyết, đượcđào tạo ở các trường đại học danh tiếng như Đại học Kinh tế quốc dân,Đại học Bách Khoa, Đại Học Xây dựng

- Không có căng thẳng về vốn do luôn nhận được các khoản ứng trước củakhách hàng khi cung cấp xi măng cho các công trình lớn và trọng điểm

- Luôn được sự ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở banngành

- Tỷ giá Việt Nam Đồng so với Kíp Lào có chiều hướng giảm và ngày càng

rẻ hơn, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa sang thị trườngLào

 Những Khó Khăn

- Chính phủ thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, giảmđầu tư công để đảm bảo các mục tiêu lớn hơn Các cơ quan chính phủ banhành việc thu phí đường bộ trước khi có các hoạt động tu sửa nâng cấp giaothông, làm tăng gánh nặng về phí cho hoạt động vận tải hàng hóa

- Thị trường bất động sản đóng băng, sức tiêu thụ của toàn bộ nền kinh tếgiảm sút nên sức tiêu thụ xi măng cũng giảm theo

Trang 33

- Cung lớn hơn cầu trong xu thế giá đầu vào liên tục tăng Cụ thể như: Than

từ năm 2011 đến nay đã tăng 170%, điện từ năm 2011 đến nay đã tăng 19%,

dầu từ năm 2011 đến nay đã tăng 40%

- Giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn do, vẫn còn nhiều đoạn đường chưa được

tu bổ sửa chữa, đặc điểm của giao thông vùng cao là quanh co và hiểm trở

- Dân cư thưa thớt, lực lượng lao động địa phương ít có điều kiện học hành,

không có tay nghề, hầu như chỉ sử dụng tiếng bản địa

- Người lao động có trình độ cao phải tuyển dụng ở xa, công ty phải đưa ra

nhiều mức lương để thu hút lao động

- Lãi suất vay của các ngân hàng thương mại quá cao, thường phải vay với lãi

suất 18% đến 20%, thủ tục rườm ra, phải cung cấp nhiều thông tin có thể

làm lộ bí mật kinh doanh

- Việc bán chịu bằng đồng nội tệ khi xuất khẩu sang thị trường Lào gây rủi ro

tỷ giá, góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty

2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây

Bảng 2.1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một số năm

gần đây

Đơn vị tính: nghìn đồng.

Doanh thu bán hàng 368.620.952 192.288.414.075 280.302.697.397Doanh thu thuần bán hàng 368.620.952 192.288.414.075 280.302.697.397Lợi nhuận trước thuế (1.475.472.366) (59.760.993.498) (35.022.316.927)EBIT (1.475.472.366) 34.538.665.470 52.204.497.150Lợi nhuận sau thuế (1.475.472.366) (59.760.993.498) (35.022.316.927)

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2011, 2012.

Bảng 2.2: Một số sản phẩm có doanh thu tiêu thụ cao của công ty năm2012

Trang 34

Tổng doanh thu bán hàng năm 2012 280.302.697.397 100,00

Nguồn: Hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp.

Trong các năm trở lại đây, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, và tình hìnhkhó khăn chung của nền kinh tế nên lợi nhuận công ty luôn ở mức âm, cụ thể lànăm 2011 tỷ suất sinh lời của công ty là -59,25%, và năm 2012 là âm 65,5% Cho

dù doanh thu tiêu thụ của công ty hàng năm vẫn tăng lên nhưng do việc lãi đi vay

nợ của công ty vượt quá lợi nhuận trước lãi vay và thuế làm cho công ty bị thua lỗ.Doanh thu tiêu thụ cao, luôn đạt mức vài trăm tỷ đồng, có chiều hướng gia tăng,làm gia tăng tỷ suất sinh lời kinh tế và tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh, nhưng

tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm và ngày càng giảm mạnh Tuy nhiênmức lương bình quân của người lao động vẫn tăng đều qua các năm

Trong năm 2012, tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch

vụ đạt 280,302 tỷ đồng, chủ yếu là từ các sản phẩm xi măng pooc lăng nhưPCB30 có khối lượng tiêu thụ là 2.229.952 bao chiếm 47.3% tổng doanh thu,PCB40 có khối lượng tiêu thụ 1.358.803 bao chiếm 30.3% tổng doanh thu vàPC30 có khối lượng tiêu thụ 842.328 bao chiếm 15.2% tổng doanh thu

2.1.2.3 Khái quát tình tài phân bổ tài sản và nguồn vốn của công ty

 Tình hình đầu tư sử dụng vốn của công ty

Công ty có đặc điểm là phần tài sản dài hạn luôn luôn chiếm phần lớntrong tổng tài sản của công ty, tuy nhiên trong năm 2012 công ty đã tiếp tụcđầu tư vào tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn Cụ thể là tài sảnngắn hạn tăng gần 8,6 tỷ đồng tưởng ứng với 8,74%, tài sản dài hạn giảm3,34% tương ứng với 20,8 tỷ đồng Nhưng việc tăng tài sản ngắn hạn là do

Trang 35

hàng tồn kho của công ty tăng lên 11 tỷ đồng, cho thấy công ty bị ứ đọng vốn

và công ty phải xem xét điều chỉnh kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cho phù hợp.Nhìn vào bảng phân tích ta thấy vào thời điểm cuối năm 2012, tổng tài sảncông ty đang quản lý và sử dụng là 709.823.141 nghìn đồng, giảm 12.243.412nghìn đồng so với thời điểm đầu năm với tỉ lệ giảm 1,70% và theo chiều hướngtăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản (từ 10,86% lên 15,02%) Để cótình hình sâu hơn vào tài sản công ty ta cần xem xét các bộ phận cụ thể:

- Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 28.229.926 nghìnđồng với tỉ lệ 36,01% là do tăng ở khoản mục hàng tồn kho lớn hơn mức giảmcủa các khoản mục khác

+ Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.243.854 nghìn đồng tương ứngvới tỉ lệ giảm 2,36%, tỉ trọng cuối năm giảm 5,48% so với đầu năm Việcgiảm này là do giảm phải thu của khách hàng Nhìn chung việc tăng cáckhoản phải thu trong cơ cấu tài sản là một dấu hiệu tốt Nó chứng tỏ công ty

đã bớt bán chịu cho khách hàng hơn Vì các khoản phải thu chiếm tỉ trọnglớn nên công ty cần có chính sách thích hợp, tránh tình trạng tăng lượng vốn

bị chiếm dụng mà vẫn thu hút được khách hàng

+ Hàng tồn kho đầu năm đạt 40.466.627 nghìn đồng, cuối năm đạt 51.159.840nghìn đồng Như vậy cuối năm hàng tồn kho 10.693.213 nghìn đồng với tỉ lệ tăng26,42% Điều này có phần hợp lý vì năm 2012 với nhiều công trình lớn đặt hàngnên công ty đã đưa dây chuyền vào hoạt động với công suất cao nên việc dự trữthêm nguyên vật liệu là nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh được liên tục,không bị gián đoạn Ngoài ra do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đầu vào tăngcao nhất là mặt hàng than nên việc dự trữ cũng là một giải pháp để giữ nguyên giásản phẩm, kìm chế lạm phát cho đất nước Tuy nhiên việc dự trữ hàng tồn khonhiều dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm và đặt doanhnghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai

- Tài sản dài hạn ở thời điểm cuối năm là 603.204.331 nghìn đồng giảm20.810.979 nghìn đồng với tốc độ 3,34% so với đầu năm Tỷ trọng tài sản dài hạntrong tổng tài sản giảm 1,44% so với đầu năm Để xem xét tình hình tài sản

Trang 36

Tài sản Số cuối năm Tỷ trọng

(%) Số đầu năm

Tỷ trọng Chênh lệch (%)

Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng

A Tài sản ngắn hạn 106.618.809 15,02 98.051.242 13,58 8.567.567 8,74 1,44

I Tiền và các khoản tương đương tiền 4.091.249 3,84 4.133.968 4,22 -42.719 -1,03 -0,38

III Các khoản phải thu ngắn hạn 51.376.618 48,19 52.620.472 53,67 -1.243.854 -2,36 -5,48

Tổng cộng tài sản 709.823.141 100 722.066.553 100 -12.243.412 -1,70 0,00

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012.

Trang 37

nghìn đồng với tỷ lệ 2,96% Điều này là do trong năm công ty sửa chữa dâychuyền sản xuất vì vậy làm nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 3.759.856.399đồng với tỉ lệ 0,94%.

Tóm lại qua phân tích tình hình biến động tài sản ta nhận thấy, sự tăng lênchủ yếu của tổng tài sản là do tài sản ngắn hạn Đây mới chỉ là đầu tư một chiều,

vì vậy trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa đến đầu tư vào tài sảndài hạn nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty, nâng cao đượcnăng lực cạnh tranh cũng như uy tín của công ty

 Tình hình huy động vốn của công ty

Qua bảng phân tích, ta nhận thấy tổng nguồn vốn của công ty tính tới cuốinăm 2012 là 709.823.141 nghìn đồng, giảm 12.243.412 nghìn đồng so với đầunăm tương ứng với tỉ lệ -1,7% cùng với đó là sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốntheo hướng giảm Vốn chủ sở hữu (từ 70.978.316 nghìn đồng xuống 35.955.999nghìn đồng) với quy mô giảm 49,34% tương ứng với 35.022.317 nghìn đồng.Còn Nợ phải trả tăng 22.778.905 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 3,5% và tỉ trọngtrong nguồn vốn tăng ( từ 90,17% lên 94,93%) Điều này cho thấy chính sáchtài trợ của Công ty trong năm vừa qua là tăng sử dụng nợ vay Để hiểu rõ thêm

về chính sách huy động này ta cần đi sâu phân tích thêm một số điểm

Nợ phải trả tăng chủ yếu do tăng các khoản nợ ngắn hạn, ngoài ra công tykhông có các khoản nợ khác Từ bảng 2.4 ta nhận thấy:

- Nợ ngắn hạn tăng 32.929.994 đồng với tốc độ tăng 14,88%, điều này thể hiệnnghĩa vụ thanh toán trong ngắn hạn của công ty đã tăng lên, nguyên nhân tăng

nợ ngắn hạn chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán tăng nhanh vớiquy mô lớn Vay và nợ ngắn hạn cuối năm giảm 878.505.401 đồng với tỉ lệ1,09%, phải trả người bán cuối năm tăng 4.602.626.361 nghìn đồng với tỉ lệ11,99% Việc tăng này là do trong năm công ty vay nợ ngắn hạn để trả khoản nợdài hạn, và việc công ty mua chịu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất Tuy đây làđiều tất yếu nhưng nó làm tăng thêm gánh nặng nợ cho công ty nên công ty cầnxem xét để giảm gánh nặng vào năm tới

Trang 38

Bảng 2.4: Cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty năm 2012

Trang 39

- Nợ dài hạn giảm 10.131.089 nghìn đồng với tỷ lệ 2,36% cùng với việcgiảm tỉ trọng trong Nợ phải trả dài hạn (từ 65,99% xuống 62,26%) Là do giảm

ở khoản vay và nợ dài hạn giảm từ 429.348.316 nghìn đồng xuống 419.217.227nghìn đồng Điều này cho thấy trong năm vừa qua Công ty trả những khoản nợdài hạn do việc đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất từ năm 2012

Ta nhận thấy, trong cơ cấu nợ phải trả thì tỉ trọng nợ ngắn hạn tăng so vớiđầu năm (từ 34,01% lên 37,74%) còn nợ dài hạn giảm so với đầu năm (62,26%xuống 65,99%) Điều này tuy làm tăng chi phí sử dụng vốn dẫn đến công ty sẽlâm vào tình trạng căng thẳng về tài chính do liên tục quay vòng trả nợ

Như vậy, qua bảng 2.4 ta thấy hệ số nợ cuối năm tăng 3,47 so với đầu nămcho thấy mức độ tự chủ tài chính giảm , mặt khác hệ số nợ ở cả 2 thời điểm đềulớn hơn 0,7, điều này cho thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty rất thấp Dođặc thù kinh doanh trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng xây là lượng vốn cầnrất lớn nhưng việc duy trì mức vay nợ như trên là không hợp lí

Năm 2012, công ty vẫn không điều chỉnh nguồn vốn sang sử dụng vốn chủ

sở hữu, mà vẫn tăng cường sử dụng vốn vay Có thể thấy trong năm, vốn chủ sở hữu của công ty đã thấp, chỉ chiếm hơn 5% trong tổng nguồn vốn Điều này có nghĩa là mức độ tự chủ về tài chính rất thấp,làm tăng rủi ro tài chính của công

ty, làm cho ROE âm nhiều hơn khi công ty làm ăn thua lỗ Công ty phải đặc biệt chú ý đến khả năng thanh toán khi nợ phải trả tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng còn nợ dài hạn giảm.

* Phân tích mô hình tài trợ của công ty

Để đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của công ty, ta cần đánh giá tínhhợp lý trong mô hình tài trợ vốn kinh doanh của công ty, xem mô hình này cóđảm bảo sự ổn địnhvà an toàn về tài chính hay không? Nguyên tắc cơ bản đểđảm bảo an cân bằng tài chính là: Tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốnngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn Phần nguồn vốndài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên cầnthiết

Trang 40

Bảng 2.5 : Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty theo thời gian năm 2012

2 Nguồn vốn dài hạn (Nợ dài hạn +VCSH) 455.650.821 64,19 500.824.227 69,36

III Nguồn VLĐTX (TSNH - nguồn vốn NH) -147.553.511 -138,39 -123.191.084 -125,64

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012.

Ngày đăng: 17/11/2014, 11:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tàichính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
2. GS.TS. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhphân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: GS.TS. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ
Nhà XB: NXB tài chính
Năm: 2009
3. GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (2008). Giáo trình kế toán tài chính. NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tàichính
Tác giả: GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
4. Mary Buffett, David Clark (2010), Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffett, NXB Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính dưới góc nhìn củaWarren Buffett
Tác giả: Mary Buffett, David Clark
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2010
5. Trần Ngọc Thơ (2006), Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: Trần Ngọc Thơ
Nhà XB: NXB thống kê
Năm: 2006
6. 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hướng dẫn các chuẩn mực. NXB thống kê, Hà Nội (2009)7. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hướng dẫn các chuẩn mực
Nhà XB: NXB thống kê

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một số năm gần đây - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một số năm gần đây (Trang 33)
Bảng 2.4: Cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty năm 2012 - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.4 Cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty năm 2012 (Trang 38)
Bảng 2.5 : Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty theo thời gian năm 2012 - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.5 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty theo thời gian năm 2012 (Trang 40)
Hình 2.7: Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2012 - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Hình 2.7 Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2012 (Trang 41)
Bảng 2.10: Các hệ số phản ánh hiệu suất hoạt động của công ty - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.10 Các hệ số phản ánh hiệu suất hoạt động của công ty (Trang 43)
Bảng 2.9: Các hệ số cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.9 Các hệ số cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty (Trang 43)
Bảng 2.12: Tình hình nợ phải thu của công ty cổ phần xi măng Điện Biên năm 2012 - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.12 Tình hình nợ phải thu của công ty cổ phần xi măng Điện Biên năm 2012 (Trang 47)
Bảng 2.16: Tỷ lệ xác nhận của một số khoản mục nợ phải thu của công ty tại thời điểm 31/12/2011 - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.16 Tỷ lệ xác nhận của một số khoản mục nợ phải thu của công ty tại thời điểm 31/12/2011 (Trang 53)
Bảng 2.17: Tình hình nợ phải trả do chiếm dụng vốn của công ty cổ phần xi măng Điện Biên năm 2012 - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.17 Tình hình nợ phải trả do chiếm dụng vốn của công ty cổ phần xi măng Điện Biên năm 2012 (Trang 57)
Bảng 2.18: Tỷ lệ xác nhận một số khoản mục nợ phải trả của công ty cổ phần xi măng Điện Biên tại thời điểm 31/12/2012 - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.18 Tỷ lệ xác nhận một số khoản mục nợ phải trả của công ty cổ phần xi măng Điện Biên tại thời điểm 31/12/2012 (Trang 59)
Bảng 2.19: So sánh nợ bị chiếm dụng và nợ đi chiếm dụng của công ty năm 2012 - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 2.19 So sánh nợ bị chiếm dụng và nợ đi chiếm dụng của công ty năm 2012 (Trang 60)
Bảng 3.1: một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 của công ty cổ phần xi măng Điện Biên. - công tác quản lý  nợ và khả năng thanh toán của  công ty cổ phần xi măng
Bảng 3.1 một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 của công ty cổ phần xi măng Điện Biên (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w