Bảng 2.10: Các hệ số phản ánh hiệu suất hoạt động của công ty Bảng 2.11: Các hệ số khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu công tác quản lý nợ và khả năng thanh toán của công ty cổ phần xi măng (Trang 43 - 91)

Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,67 2,24

Kỳ thu tiền trung bình Ngày 67 101

Số vòng quay vốn lưu động Vòng 2,15 2,74

Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác Vòng 0,46 0,30

Phần lớn các hệ số hiệu suất hoạt động của công ty năm 2012 đều tốt hơn so với năm 2011, chỉ có số vòng quay vốn lưu động giảm xuống do vốn tồn kho tăng lên. Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên và hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi. Đối với hiệu suất của toàn bộ vốn trong 2 năm gần đây, thì một đồng vốn kinh doanh bỏ ra chỉ tạo ra chưa được một nửa doanh thu thu về, như vây hiệu suất hoạt động của vốn kinh doanh là thấp.

Hệ số khả năng sinh lời

Bảng 2.11: Các hệ số khả năng sinh lời

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % -12,50 -31,09

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản % 7,29 4,76

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh % -4,89 -8,24 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh % -4,89 -8,24

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu % -65,50 -59,25

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012.

Hệ số sinh lời của công ty luôn ở mức âm, cho thấy công ty luôn kinh doanh thua lỗ. Năm 2012 so với năm 2011, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh đã tăng lên, nhưng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu bị giảm đi do công ty sử dụng nợ vay làm giảm tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

2.2 Tình hình quản lý nợ và khả năng thanh toán của công ty cổ phần xi măng Điện Biên

2.2.1 Những đặc điểm kinh tế chi phối đến sự hình thành, quản lý nợvà khả năng thanh toán của công ty cổ phầnxi măng Điện Biên

Công ty cổ phần xi măng Điện Biên là một doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chức năng của công ty là sản xuất và kinh doanh xi măng cung cấp cho các công trình xây dựng của người dân và các dự án, công trình thủy điện trong khu vực.Chức năng đó chi phối đến quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, cũng như đến công tác quản lý nợ và khả năng thanh toán nói riêng.

Những đặc điểm kinh tế trên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến quá trình của công ty nói chung và trong công tác quản lý nợ và khả năng thanh toán nói riêng. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp với đặc điểm của ngành xi măng.

2.2.2 Phân tích thực trạng tình hình nợ và quản lý nợ tại công ty cổ phần xi măng Điện Biện

2.2.2.1 Tình hình nợ và quản lý nợ phải thu

* Thực trạng nợ phải thu tại công ty

Thực tiễn phần lớn các giao dịch mua, bán hàng hóa đều thực hiện theo nguyên tắc trả chậm. Vì vậy, nợ phải thu là chỉ tiêu không thể tránh khỏi trong bất cứ doanh nghiệp nào.

Nguyên nhân làm phát sinh các khoản phải thu chủ yếu là khi thanh toán, khách hàng thường trì trệ kéo dài thời gian thanh toán đến mức có thể nhất để có được vốn kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Đặc biệt là trong ngành vật liệu xây dựng, để tiến hành xây dựng các công trình kiến trúc thì xi măng là một trong số những vật liệu quan trọng, cần khối lượng lớn, mức tiêu hao lại khó ước tính một cách chính xác, thời gian huy động vốn thanh toán sẽ làm giảm tiến độ cũng như chất lượng công trình, nên công ty thường cung cấp xi măng cho khách hàng cùng với việc thanh toán chậm.

Tình trạng này diễn ra không ít vì so với khoản đi vay ngân hàng thì thủ tục rườm rà vừa phải chứng minh khả năng thanh toán, vừa phải có tài sản đảm bảo lại phải chờ đợi hoàn thành thủ tục trong khi lãi suất không chênh nhau nhiều dẫn tới các doanh nghiệp chọn phương án chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác nhiều hơn. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng vậy, mà có những doanh nghiệp làm ăn uy tín chỉ gặp khó khăn trong một thời gian nhất định vì vậy công tác phân tích công nợ và xác định, phân loại đối tượng công nợ trong nợ phải thu của công ty là hết sức cần thiết.

Nhìn vào bảng 2.12 ta thấy cuối năm 2012 các khoản phải thu của công ty đã giảm so với đầu năm 1.253 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 2,38% cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty có phần được cải thiện. Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, đầu năm là 78,44% đến cuối năm tăng lên 97,92%. Nguyên nhân làm cho khoản phải thu khách hàng tăng là trong năm với mục đích đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp buộc phải tăng cường áp dụng chính sách bán chịu trả chậm cho khách hàng với số lượng mua chịu nhiều hơn. Ngoài ra khoản trả trước cho người bán đã giảm 92,36%, một phần là do công ty tìm được các đối tác cung cấp nguyên liệu cát và đá cao silic ổn định, phương thức thanh toán nhanh chóng và không phải trả tiền đặt cọc trước khi nhận nguyên vật liệu, còn lại là do sau vài năm hoạt động làm ăn tốt với nhà cung cấp, công ty đã gây dựng được uy tín, lòng tin và các mối quan hệ tốt nhờ vậy mà các khoản đặt cọc không còn nằm trong các hợp đồng của nhà cung cấp với công ty.

Trong số các khoản phải thu còn có khoản phải thu khác chiếm tỉ trọng nhỏ khoảng 0,42% đến 0,43% trong tổng các khoản phải thu, chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng cũng là một bộ phận vốn mà công ty quản lý, khoản phải thu này có tỉ trọng không mấy biến động là do số dư đầu và cuối năm không đổi trong khi tổng các khoản phải chỉ cải thiện 2,38%. Đối tượng khách hàng nợ chủ yếu dùng vốn của ngân sách nhà nước do thực hiện chưa xong các dự án nên chưa được quyết toán và giải ngân vốn, công ty chưa thu hồi được nợ nhưng vẫn đảm bảo khả năng trả được nợ trong tương lai.

Để làm rõ tình hình thu hồi nợ của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu hệ số các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình, số vòng thu hồi nợ. Các hệ số này được phản ánh qua bảng 2.13

Bảng 2.12: Tình hình nợ phải thu của công ty cổ phần xi măng Điện Biên năm 2012

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu

Cuối năm Đầu năm Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỷ lệ (%) (%) (%) (%) 1.Phải thu khách hàng 50.305.687.610 97,92 41.283.343.60 8 78,44 9.022.344.002 -719,63 21,85 2.Trả trước trước cho người bán 850.000.000 1,65 11.126.097.94

2 21,14 -10.276.097.942 819,63 -92,36

3. Các khoản phải thu khác 221.031.389 0,43 221.031.389 0,42 0 0 0

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 0 0,00 0 0,00 0 0 0

Tổng các khoản phải thu 51.376.718.999 100 52.630.472.93

9 100 -1.253.753.940 100 -2,38

Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số các khoản phải thu ở mức cao chứng tỏ các khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản của công ty. Vòng quay các khoản phải thu của công ty là tương đối hợp lý. Năm 2012 là 3,57 vòng, năm 2012 là 5,39 vòng tăng 1,82 vòng so với năm 2011. Do trong kỳ, các khoản phải thu bình quân giảm 1.898 triệu đồng tương ứng với 3,52% và doanh thu cũng tăng 45,76%. Các khoản phải thu tăng lên là do công ty mở rộng chính sách tín dụng với khách hàng, công ty cũng tạo điều kiện sản xuất kinh doanh cho các chi nhánh. Doanh thu tăng lên do công ty áp dụng chính sách bán hàng hợp lý, tăng cường quảng cáo nên góp phần làm tăng uy tín công ty trên thị trường đồng thời cũng mở rộng được thị trường đầu ra. Sự tăng lên của doanh thu đã làm cho kỳ thu tiền trung bình giảm xuống (từ 101 ngày xuống còn 67 ngày), ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên cần cân nhắc và lưu ý khi tình hình bị chiếm dụng vốn của công ty tăng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

* Tình hình nợ phải thu tồn đọng của công ty

Trên sổ chi tiết các khoản phải thu còn thể hiện công ty có nhiều khoản nợ phải thu quá hạn, trong đó có một số khoản phải thu khó đòi. Năm 2012 giá trị nợ phải thu khó đòi khoảng 4.632 triệu đồng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Tuổi nợ và chi tiết các đối tượng phải thu khó đòi được thể hiện ở bảng số 2.12

Có thể nhận thấy, trong năm công ty đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới đồng thời tăng bán chịu sản phẩm cho các khách hàng cũ nên làm tăng các khoản phải thu của công ty. Các khoản phải thu của công ty ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thể hiện công ty đang chiếm dụng vốn nhiều. Công ty nên tăng cường quản lý các khoản nợ, nhanh chóng đốc thúc khách hàng trả nợ để thu hồi vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và không để có các

khoản thu nào khó đòi như hiện nay, tránh ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính doanh nghiệp đồng thời giảm khả năng thanh toán của công ty.

Bảng 2.13: Các hệ số phản ánh tình hình nợ phải thu của công ty năm 2012

Chỉ tiêu Đơn

vị Cuối năm Đầu năm Chênh lệch

1. Các khoản phải thu ngắn hạn Đồng 51.376.718.999 52.630.472.939 -1.253.753.940

2. Tổng tài sản Đồng 709.823.141.53

0 722.066.553.081 -12.243.411.551

3. Tỷ trọng các khoản phải thu % 7,24 7,29 -0,05

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

4. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch

vụ Đồng 280.309.125.177

192.306.646.91

4 88.002.478.263 5. Nợ phải thu bình quân Đồng 52.003.595.969 53.901.604.230 -1.898.008.261

6. Vòng quay khoản phải thu Vòng 5,39 3,57 1,82

7. Kỳ thu tiền trung bình Ngày 67 101 -34

8. Hệ số nợ phải thu Lần 0,19 0,28 -0,09

Bảng 2.14: Thực trạng khả năng thanh toán tại công ty cô phần xi măng Điện Biên

Chỉ tiêu Đơn vị Cuối 2012 Cuối 2011 Chênh lệch Tỷ lệ

(%)

Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 106.618 98.051 8.567 8,74

Tiền và các khoản tương đương tiền Triệu đồng 4.091 4.133 -42 -1,02

Hàng tồn kho Triệu đồng 51.150 40.430 10.720 26,51

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Triệu đồng 55.468 57.621 -2.153 -3,74

Nợ ngắn hạn Triệu đồng 254.172 221.242 32.930 14,88

Khả năng thanh toán hiện thời Lần 0,419 0,443 -0,024 -5,35

Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,218 0,260 -0,042 -16,21

Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,016 0,019 -0,003 -13,84

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ lệ

(%)

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Triệu đồng 52.204 34.570 17.634 51,01

Lãi vay phải trả Triệu đồng 87.226 94.330 -7.104 -7,53

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lần 0,598 0,366 0,2320 63,31

Hiện nay việc quản lý công nợ phải thu tại công ty được thực hiện theo quy trình sau: ký kết hợp đồng, thu tiền hàng, theo dõi công nợ, đối chiếu công nợ do kế toán công nợ thực hiện. Tại công ty cổ phần xi măng Điện Biên , số dư các khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản do công ty đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, quy mô tài sản cố định lớn, tại thời điểm ngày 31/12/2011 là 7,29%, đến thời điểm 31/12/2012 giảm xuống 7,24%. Trong đó chủ yếu là khoản phải thu khách hàng ( chiếm tỷ trọng lớn nhất 97,92% vào thời điểm cuối năm). Tuy nhiên việc theo dõi và quản lý các khoản nợ phải thu hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo công ty.Việc quản lý nợ phải thu tại công ty được thực hiện theo các nội dung sau:

Bảng 2.15: Cơ cấu nợ phải thu theo thời gian của công ty tại thời điểm 31/12/2012

Phân loại nợ phải thu

Phải thu ngắn hạn Phải thu của khách hàng Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1.Nợ phải thu trong hạn 42.380 82,49 40.240 79,99 2. Nợ phải thu quá hạn 8.996 17,51 10.065 20,01

a.Quá hạn dưới 1 năm 6.199 12,07 6.583 13,09

b. Quá hạn trên 1 năm 2.797 5,44 3.482 6,92

Cộng 51.376 100 50.305 100

Nguồn: Sổ theo dõi công nợ công ty năm 2012.

- Theo dõi nợ phải thu theo thời gian

Qua bảng phân tích (Bảng 2.14) ta nhận thấy, các khoản phải thu trong hạn của công ty chỉ chiếm 82,49% trong tổng khoản phải thu. Như vậy việc quản lý các khoản nợ của công ty chưa thực sự tốt. Mặt khác, do kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ làm công ty không đủ điều kiện để trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dẫn đến rủi ro thất thoát về vốn cho công ty trong tương lai. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản của công ty, vì vậy việc

khách hàng lại chiếm dụng vốn của công ty trong thời gian lâu nhất có thể và làm xuất hiện các khoản nợ quá hạn. Các khoản nợ quá hạn của khách hàng chiếm dụng làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn của công ty. Trong thời gian tới công ty cần phải tăng cường đối chiếu các khoản phải thu và có biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ tránh tình trạng để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

-Theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng khách hàng

Các khách hàng của công ty ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng, các bạn hàng là các công ty kinh doanh vật liệu xây dựng ở các tỉnh và một số khách hàng nhỏ lẻ.

Qua bảng phân tích ta nhận thấy công ty có sự theo dõi các khoản phải thu từ khách hàng. Hầu hết các khoản phải thu từ khách hàng cuối năm đều tăng rất lớn so với đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm công ty tích cực tìm kiếm khách hàng mới đồng thời tăng cường chính sách bán chịu để tăng doanh thu cho công ty. Với chính sách như vậy, công ty phải có quy định rõ trong hợp đồng về thời hạn trả nợ để việc thu hồi nợ được thuận lợi hơn.

Tại công ty cổ phần xi măng Điện Biện, số dư các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động, tại thời điểm ngày 31/12/2011 là 67,14%, và tại thời điểm 31/12/2012 là 48,19%. Tuy nhiên việc theo dõi và quản lý các khoản nợ phải thu hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo công ty. Cụ thể:

Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Công ty chưa thực hiện đối chiếu số dư các khoản nợ phải thu của công ty:

Bảng 2.16: Tỷ lệ xác nhận của một số khoản mục nợ phải thu của công ty tại thời điểm 31/12/2011

Phải thu Số dư

Số đã xác nhận Tỷ lệ xác nhận VNĐ VNĐ % Phải thu khách hàng 50.305.687.61 0 32.423.000.00 0 64,45 Trả trước người bán 850.000.000 320.000.000 37,65

chẽ, tại thời điểm kết thúc năm 2011 công ty thực hiện đối chiếu các khoản phải thu khách hàng, tỷ lệ xác nhận chỉ đạt 50,43% và tỷ lệ xác nhận khoản trả trước cho người bán đạt 40,16%. Như vậy, công ty mới dừng lại ở việc theo dõi, phân loại nợ phải thu theo thời gian và đối tượng khách hàng nhưng chưa thực hiện công tác phân tích sự biến động của khoản này để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp thu hồi nợ. Công tác đối chiếu công nợ được thực hiện khi khách hàng thanh toán như một thủ tục để hoàn thiện quá trình thanh toán hợp đồng chứ chưa thực hiện thường xuyên nhằm coi đó là chứng cứ pháp lý quan trọng về

Một phần của tài liệu công tác quản lý nợ và khả năng thanh toán của công ty cổ phần xi măng (Trang 43 - 91)