1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC VỐN CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP TẠI VIỆT NAM

32 1,3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 675,5 KB

Nội dung

BÀI NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC VỐN CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP TẠI VIỆT NAM Tối ưu hóa cấu trúc vốn của các Công ty là nhiệm vụ quan trọng của nhà Quản trị tài chính. Có nhiều lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn công ty để giải thích sự khác biệt trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty.

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



BÀI NGHIÊN CỨU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC VỐN

CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP

TẠI VIỆT NAM

GVHD : TS Nguyễn Thị Uyên Uyên Thực hiện : Nhóm 19

Lớp : Cao Học ngày 4

TP Hồ Chí Minh - Năm 2013

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC



CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 4

1.1 Lý do nghiên cứu 41.2 Mục tiêu nghiên cứu 41.3 Phương pháp nghiên cứu 41.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5

1.5 Bố cục 5

CHƯƠNG II: NHỮNG BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI 6

CHƯƠNG III: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 14

3.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu 14

3.1.1 Xây dựng các giả thuyết 143.1.2 Mô hình kinh tế 14

3.2 Mô tả các biến trong mô hình 15

3.2.1 Biến phụ thuộc 153.2.2 Biến độc lập 163.2.2.1 Tài sản 163.2.2.2 Tài sản đảm bảo 163.2.2.3 Lợi nhuận 163.2.2.4 Quy mô công ty 173.2.2.5 Tuổi của doanh nghiệp 173.2.2.6 Rủi ro kinh doanh 173.2.2.7 Tác động của lá chắn thuế 18

3.2.2.8 Tính linh hoạt 183.2.2.9 Tỷ lệ tăng trưởng 18

3.3 Dữ liệu phân tích 21

3.3.1 Thu thập dữ liệu 213.3.2 Xử lý dữ liệu 21

Trang 4

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH 22 4.1 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập 22

4.2 Giải thích kết quả nghiên cứu 25

4.2.1 Kết cấu tài sản 254.2.2 Tài sản đảm bảo 254.2.3 Lợi nhuận 254.2.4 Kích cỡ 264.2.5 Tuổi 264.2.6 Rủi ro 274.2.7 Tác dụng của tấm chắn thuế 27

4.2.8 Tính thanh khoản 274.2.9 Cơ hội tăng trưởng 28

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Lý do nghiên cứu

Tối ưu hóa cấu trúc vốn của các Công ty là nhiệm vụ quan trọng của nhà Quản trị tàichính Có nhiều lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn công ty để giải thích sự khác biệt trongviệc lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế và môi trường thể chế của Việt Nam đã có nhữngtác động đến việc lựa chọn cấu trúc vốn tại các công ty Đề tài này tập trung phân tích cấutrúc vốn của các công ty ngành thép niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam (HOSE

và HNX) , để tìm hiểu và phân tích những nhân tố tác động đến việc lựa chọn nguồn tài trợvốn cho công ty một cách tối ưu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công tyngành thép tại Việt Nam và chiều hướng của sự tác động

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu này thực hiện dựa theo bài nghiên cứu “Các nhân tố chính trong việclựa chọn cấu trúc vốn ngành thép: bằng chứng từ ngành công nghiệp sắt và thép Ấn Độ”của tiến sĩ Sabapriya Ray Kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến với phương pháp bìnhphương nhỏ nhất được sử dụng để xác định ảnh hưởng của các biến độc lập như tỷ lệ thànhphần tài sản, giá trị thế chấp tài sản, tỷ lệ thu nhập, kích thước công ty, tuổi, rủi ro, lá chắnthuế không nợ, tính thanh khoản và cơ hội tăng trưởng đến biến phụ thuộc là đòn bẩy

Dựa vào các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán từquý I – 2009 đến quý IV – 2012 của 19 công ty thép Việt Nam, nhóm nghiên cứu tính toáncác biến phụ thuộc và độc lập theo công thức của bài nghiên cứu gốc Sau đó, nhóm sửdụng phần mềm EVIEWS 7 để kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến độc lập Nếu hệ

số tương quan ở khoảng giá trị 0.9 hoặc lớn hơn giải thích có vấn đề đa cộng tuyến(LEWIS – BACK 1993) Do bài nghiên cứu này có sự tự tương quan khá cao giữa các biến

Trang 6

độc lập là tỷ lệ thành phần tài sản, tài sản thế chấp và tấm chắn thuế không nợ nên dữ liệuthứ cấp được xử lý bằng cách lấy sai phân bậc 1 của biến NDTS và bậc 1 của biếnCOLLATERAL Sau khi loại bỏ được sự tương quan giữa các biến, nhóm sử dụng phầnmềm EVIEWS 7 để chạy ra kết quả kiểm định t và F nhằm kiểm tra mức độ ý nghĩa củacác hệ số hồi quy Và kết quả kiểm định Durbin-Watson (DW) được dùng để phát hiện bất

kỳ sự tự tương quan

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu nhằm phát hiện đặc điểm cấu trúc vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúcvốn của các công ty ngành thép niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Trên cơ sở đó, đềxuất các chính sách tài trợ cho các công ty trong ngành

1.5 Bố cục

Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:

Chương I: Giới thiệu đề tài

Chương II: Những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới

Chương III: Mô hình nghiên cứu

Chương IV: Kết quả kiểm định

Chương V: Kết luận

Trang 7

CHƯƠNG II: NHỮNG BẰNG CHỨNG THỰC

NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI

Sự cân bằng tối ưu giữa nợ và vốn chủ sở hữu là vấn đề trọng tâm trong tài chínhdoanh nghiệp Các lý thuyết cho rằng các doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc vốn dựa trên cácyếu tố xác định các chi phí và lợi ích khác nhau của nợ và vốn cổ phần Có rất nhiều lýthuyết khác nhau về cấu trúc vốn

David Durand (1952) đề xuất phương pháp xác định cơ cấu vốn thông qua thu nhậpròng theo đó doanh nghiệp có thể làm tăng giá trị hoặc hạ thấp chi phí sử dụng vốn củamình bằng cách sử dụng vốn vay Ngược lại với cách tiếp cận này, phương pháp thu nhậphoạt động ròng cho rằng giá trị của một doanh nghiệp và chi phí vốn là độc lập với cấu trúcvốn Vì vậy, doanh nghiệp không thể tăng giá trị của mình bằng cách kết hợp nợ và vốn chủ

sở hữu Sự xuất hiện của lý thuyết hiện đại về cơ cấu vốn bắt đầu với lý thuyết nổi tiếng củaModigliani và Miller vào năm 1958, đã tạo ra một cuộc tranh cãi liệu tỷ lệ nợ và vốn chủ sởhữu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp haykhông Trong bài nghiên cứu này, tác giả ủng hộ cách tiếp cận thu nhập hoạt động ròng vàbác bỏ lý thuyết truyền thống về cơ cấu vốn Tác giả cho rằng các quyết định về cơ cấu vốn

là không liên quan đến tập hợp các giả định như không có thuế doanh nghiệp, thị trườngvốn hoàn hảo, không rủi ro hoặc chi phí đại diện, vv Giá trị của doanh nghiệp không bị ảnhhưởng bởi cơ cấu vốn và được chứng minh bằng cách vốn hoá lợi nhuận kỳ vọng ở mức

tương thích với mức độ rủi ro Điều này hợp lý về mặt lý thuyết nhưng được dựa trên các

giả định của thị trường vốn hoàn hảo và không có thuế là không đúng với thực tế Do đó,kết hợp với ảnh hưởng của thuế trên giá trị và chi phí vốn của doanh nghiệp, tác giả chorằng với sự hiện diện của thuế doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp sẽ khác nhau khi sử dụng

nợ khác nhau do sự tồn tại của lợi ích về thuế trong việc chi trả lãi vay

Ezra Soloman (1963) giữ quan điểm cho rằng giá trị của doanh nghiệp tăng khi nợtăng đến một mức nhất định và sau đó có xu hướng không thay đổi khi việc sử dụng nợ ởmức trung bình và cuối cùng là giá trị của doanh nghiệp giảm khi nợ tiếp tục tăng Jensen

và Meckling (1976) đã phát triển lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện - doanh

Trang 8

nghiệp phải chịu hai loại chi phí đại diện-chi phí liên quan đến các cổ đông bên ngoài vàchi phí có liên quan đến các khoản nợ hiện diện trong cơ cấu vốn Tổng số chi phí đại diệnlúc đầu giảm và sau một mức vốn chủ sở hữu từ bên ngoài trong cơ cấu vốn nhất định, giátrị doanh nghiệp tăng trở lại tăng Tổng chi phí đại diện được tối thiểu ở một tỷ lệ nợ trênvốn chủ sở hữu nhất định Tác giả lập luận rằng một cấu trúc vốn tối ưu có thể có đượcbằng cách đành đổi giữa việc giảm chi phí đại diện của nợ và các lợi ích của nợ.

Hai lý thuyết về cấu trúc vốn đã được phát triển trong giai đoạn 1970-1980 Ross(1988) đã phát triển một hệ thống các lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên thông tin bất đốixứng, lý thuyết này giải thích rằng sự lựa chọn cơ cấu vốn của doanh nghiệp đưa ra các tínhiệu cho nhà đầu tư bên ngoài về thông tin của các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp cóđượ Myers và Majluf (1984) đã phát triển một hệ thống các lý thuyết khác, các lý thuyếtnày cho rằng cơ cấu vốn được thiết kế để giảm thiểu sự thiếu hiệu quả trong các quyết địnhđầu tư do thông tin bất đối xứng (Harris và Raviv, 1991) Trong lý thuyết trật tự phân hạngđược phát triển bởi Myers (1984), các nhà quản lý ủng hộ mạnh mẽ việc tài trợ mới từnguồn nội bộ, thậm chí loại trừ các nguồn bên ngoài, trừ khi có nhu cầu tài trợ không thểtránh khỏi Lý thuyết này giải thích các mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lợi nhuận và tỷ lệ nợ

và cho rằng không có tỷ lệ nợ trên chủ sở hữu mục tiêu Trong tài chính, đầu tiên, các nhàquản lý sẽ ưu tiên tài trợ vốn nội bộ và sau đó vay nợ và cuối cùng là vốn cổ phần bênngoài (Martin và những người khác, 1988) Do đó, lý thuyết này giải thích các hành vi tàichính của nhà quản lý

Ngoài ra, các kết luận rút ra bởi một số các nhà nghiên cứu được ghi lại về chủ đềnày cho đến nay ở Ấn Độ và ở nước ngoài cũng được trình bày ở đây Chudson (1945)quan sát thấy rằng có bằng chứng trực tiếp về các doanh nghiệp với tỷ lệ tài sản cố định cao

có xu hướng sử dụng nhiều nợ dài hạn Gordon (1962) nhận thấy rằng đòn bẩy tài chínhtăng theo quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư có quan hệ tỷ lệ nghịch với

tỷ lệ nợ và cũng khẳng định mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa rủi ro hoạt động và tỷ lệ nợ.Baxter (1967) kết luận rằng đòn bẩy sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của thu nhập hoạt độngthuần và có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa phương sai của lợi nhuận hoạt động thuần và đònbẩy Bray (1967) báo cáo rằng các doanh nghiệp rủi ro cao có nhiều khả năng có tỷ lệ nợ

Trang 9

thấp hơn và tìm thấy một liên quan tỷ lệ nghịch giữa tổng nợ và tỷ lệ tài sản cố định, giữa tỷsuất sinh lợi trên vốn đầu tư và tỷ lệ nợ, không có quan hệ tuyến tính giữa quy mô doanhnghiệp và tỷ lệ nợ Schwartz và Aronson (1967) kết luận rằng cấu trúc tài chính được đobằng giá trị sổ sách không khác biệt đáng kể trong cùng một ngành công nghiệp, nhưngkhác nhau giữa các ngành công nghiệp Gupta (1969) cho rằng tỷ lệ nợ có quan hệ tỷ lệthuận với tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp Lev (1969) kết luận rằng

có một mối quan hệ đáng chú ý giữa ngành công nghiệp và tỷ lệ nợ Hat (1980) tìm thấyrằng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp không liên quan đến quy mô và tốc độ tăng trưởngcủa doanh nghiệp và tiếp tục kết luận rằng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa đòn bẩy tàichính và khả năng trả nợ cũng như cổ tức chi trả Ferri và Jones (1979) phát hiện ra rằngcác ngành công nghiệp có liên quan đến đòn bẩy của một doanh nghiệp nhưng không liênquan trực tiếp hơn như các nghiên cứu khác kết luận và kết luận rằng việc sử dụng nợ củacác doanh nghiệp có liên quan đến quy mô của doanh doanh nghiệp đó Titman và Wessels(1988) cho rằng các doanh nghiệp có sản phẩm độc đáo, khác biệt có tỷ lệ nợ tương đốithấp Marsh (1982) đã cho thấy rằng các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi các điềukiện thị trường và lịch sử giá chứng khoán trong việc lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần.Barclay và Smith (1995) chỉ ra rằng nợ tối ưu của các doanh nghiệp đang suy giảm trongvai trò là một công cụ tạo thu nhập của doanh nghiệp Pandey (1985), Mathew (1991),Taub (1975), Brealey, Hodges và Capron (1976) và nhiều học giả khác đã nêu bật nhữngyếu tố quyết định khác nhau của cơ cấu vốn trong nghiên cứu thực nghiệm của mình

Dev, và cộng sự (1997) cho rằng trong điều kiện sự bất ổn đang ngày càng gia tăngtrong môi trường kinh doanh quản lý chiến lược của doanh nghiệp đã trở nên chiếm ưu thếhơn Tuy nhiên cho đến nay, mối quan hệ giữa quản lý chiến lược và quản lý tài chính củadoanh nghiệp phần lớn chưa được khám phá Nghiên cứu này sử dụng hai phương phápphân tích khác nhau để xác nhận mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và tình hình chiến lược của

doanh nghiệp Cụ thể, các nhà quản lý đã cơ cấu lại việc lựa chọn các khoản nợ và cường

độ vốn trong sự thống nhất với các mục tiêu chiến lược về kiểm soát rủi ro hệ thống dàihạn

Trang 10

Phần lớn các kết quả nghiên cứu bắt nguồn từ kinh nghiệm của các nền kinh tế pháttriển có nhiều điểm tương đồng về thể chế (Hodder và Senbet năm 1990; Rajan và Zingalesnăm 1995; Wald, 1999; Ozkan năm 2001; De Miguel và Pindado năm 2001; Bevan vàDanbolt, 2002, 2004) Chỉ là trong những năm gần đây là những vấn đề về các yếu tốquyết định này mới trở nên quan trọng trong bối cảnh khuôn khổ thể chế thay đổi nhanhchóng của các nước này Các nước đang phát triển đã giới thiệu nhiều cải cách theo hướngthị trường trong lĩnh vực tài chính của họ Ngoài ra, các cơ cấu tổ chức trong đó các doanhnghiệp hoạt động đã trải qua những chuyển đổi cơ bản từ giữa thập niên tám mươi và đầuchín mươi Dịch chuyển theo hướng tư nhân hóa / thị trường tự do, cùng với việc mở rộng

và đào sâu của các thị trường tài chính bao gồm các thị trường vốn, đã cung cấp phạm vicho các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để xác định cơ cấu vốn một cách tối ưu Mộtvài nghiên cứu thực nghiệm đã cố gắng làm sáng tỏ về vấn đề cơ cấu vốn trong các đặc tínhthể chế của các nước đang phát triển

Booth và các cộng sự (2001) là một trong số những người cung cấp các nghiên cứuthực nghiệm toàn diện đầu tiên để kiểm định mô hình cấu trúc vốn của các nước đang pháttriển Họ chọn các nước có tổ chức kinh tế theo định hướng thị trường có nhiều tương đồngvới các nước phát triển Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 10 quốc gia đang phát triển đểđánh giá lý thuyết liệu cấu trúc vốn có điểm chung giữa các quốc gia có cơ cấu thể chế khácnhau hay không? Họ khảo sát xem các yếu tố riêng biệt đã được quan sát từ các nghiên cứucủa các nước phát triển, chỉ có thể áp dụng cho những thị trường này hay có thể áp dụngtổng quát hơn Kết quả là giả thuyết này có một vài điểm bất thường Họ đã cung cấp cácbằng chứng cho thấy việc lựa chọn nguồn vốn của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển

bị ảnh hưởng bởi các biến tương tự như các nước phát triển Tuy nhiên sự khác biệt trong

cơ cấu thể chế của các quốc gia chỉ ra rằng yếu tố khác nhau giữa các quốc gia là việc làm.Phát hiện của họ cho thấy mặc dù một vài hiểu biết của họ từ lý thuyết tài chính hiện đạiđược rút ra từ các quốc gia, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để hiểu được tác động củatính năng thể chế trong lựa chọn cấu trúc vốn Gần đây, Deesomsak, Paudyal và Pescetto(2004) cũng đã điều tra các yếu tố quyết định đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoạt động

Trang 11

trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, tại bốn quốc gia (cụ thể là Thái Lan, Malaysia,Singapore và Úc) với môi trường pháp lý, tài chính và thể chế khác nhau.

Họ phát hiện ra rằng các quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởimôi trường mà doanh nghiệp hoạt động cũng như các yếu tố cụ thể khác của doanh nghiệpđược xác định trong các nghiên cứu hiện có Trong thực tế có rất ít nghiên cứu được thựchiện để nâng cao kiến thức của chúng ta về cấu trúc vốn ở các nước đang phát triển có thểchế khác nhau và không có nghiên cứu nào về phát triển kinh tế đối với các đảo quốc nhỏ.Với các đặc điểm riêng về thị trường tài chính và kinh tế nói chung của các nước này, cùngvới thực tế là các nước này có thị trường chứng khoán tương đối “trẻ” và trải qua giai đoạnchuyển đổi trong suốt thập kỷ trước, bằng chứng thực nghiệm sau dự kiến sẽ mang lạinhững kiến thức quan trọng trong việc tranh luận và bổ sung cho nghiên cứu hiện có củaPhilippe và các các cộng sự (2003) trong bài báo phân tích các yếu tố quyết định cấu trúcvốn cho một nhóm 106 doanh nghiệp Thụy Sĩ được niêm yết trên thị trường chứng khoánThụy Sĩ Các nghiên cứu tĩnh và động được thực hiện trong giai đoạn 1991-2000 Kết quảcho thấy quy mô của doanh nghiệp, tầm quan trọng của tài sản hữu hình và rủi ro kinhdoanh hoàn toàn có quan hệ với đòn bẩy, trong khi tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận ngượclại không liên quan tới đòn bẩy Các dấu hiệu liên quan này cho thấy cả lý thuyết trật tựphân hạng và lý thuyết đánh đổi đã giải thích cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Thụy Sĩ,mặc dù có nhiều bằng chứng đã có chứng minh lý thuyết sau đó Phân tích cũng cho thấyrằng các doanh nghiệp Thụy Sĩ điều chính tỷ lệ nợ mục tiêu nhưng quá trình điều chỉnhchậm hơn hầu hết các nước khác Có ý kiến cho rằng các lý do này có thể được tìm thấytrong bối cảnh thể chế

Wolfgang & Roger (2003) kiểm tra các dự đoán về đòn bẩy trong mô hình đánh đổi

và trật tự phân hạng bằng dữ liệu của Thụy Sĩ Ở cấp độ tổng hợp, đòn bẩy của các doanhnghiệp Thụy Sĩ là tương đối thấp nhưng các kết quả phụ thuộc chủ yếu vào cách xác địnhđòn bẩy Khẳng định mô hình trật tự phân hạng nhưng phủ định mô hình đánh đổi, cácdoanh nghiệp có lợi hơn nếu sử dụng đòn bẩy thấp hơn Các doanh nghiệp có nhiều cơ hộiđầu tư hơn khi đòn bẩy thấp, trong cả mô hình dánh đổi và mô hình trật tự phân hạng phứctạp Đòn bẩy cũng liên quan chặt chẽ với tài sản hữu hình và sự biến động lợi nhuận của

Trang 12

doanh nghiệp Cuối cùng, chạy mô hình, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp Thụy Sĩ có

xu hướng duy trì tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu Kết quả là đòi hỏi các kĩ thuật ước lượng thay thế.Keshar & Baral (2004) thử tính toán các yếu tố quyết định cấu trúc vốn như quy mô,rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thu nhập, chi trả cổ tức, khả năng trả nợ và độnghiêng đòn bẩy hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoánNepal ngày 16/07/2003 Mô hình hổi quy 8 biến đã được sử dụng để đánh giá mức độ ảnhhưởng của các biến giải thích xác định trong cấu trúc vốn Trong các phân tích sơ bộ đã baogồm cả các doanh nghiệp sản xuất, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp tài chính Tuy nhiên, do các dấu hiệu bất thường trong các mục cố định của môhình, các doanh nghiệp sản xuất bị loại trừ trong phân tích cuối cùng Nghiên cứu này chothấy quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ thu nhập là yếu tố quan trọng để quyết định cấutrúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết

Faker và các cộng sự (2005) đưa ra các nghiên cứu về lý thuyết cấu trúc vốn liên quanđến một nước đang phát triển và xem xét tác động của việc thiếu một thị trường vốn thứcấp bằng cách phân tích các vấn đề cấu trúc vốn đối với môi trường kinh doanh của Lybia.Kết quả hổi quy mẫu OLS cho thấy cả hai lý thuyết đánh đổi và lý thuyết chi phí đại đạidiện là lý thuyết thích hợp với cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ở Lybia, nơi có rất ít bằngchứng ủng hộ lý thuyết bất cân xứng thông tin Việc thiếu một thị trường thứ cấp có thể ảnhhưởng đến chi phí đại diện, vì những cổ đông không thể dựa vào tỷ lệ nắm giữ cổ phần của

họ để có thể gây áp lực để giới quản lý hành động trên lợi ích của họ

Nghiên cứu của Joshua (2008) đã so sánh cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đượcđịnh giá công khai, các doanh nghiệp lớn không được định giá và các doanh nghiệp vừa vànhỏ ở Ghana Kết quả không cho thấy sự khác biệt lớn nào giữa các doanh nghiệp đượcđịnh giá công khai với các doanh nghiệp lớn không định giá Kết quả cho thấy rằng nợ ngắnhạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong trong tổng nợ của các nhóm mẫu Kết quả hồi quychỉ ra rằng tuổi của doanh nghiệp, quy mô của các doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, lợi nhuận,rủi ro và quyền sở hữu quản lý là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết đinh cấu trúcvốn của các doanh nghiệp ở Ghana Đối với mẫu SME, người ta thấy rằng các yếu tố như

Trang 13

giới tính của chủ doanh nghiệp, tình trạng xuất khẩu, ngành nghề, vị trí của doanh nghiệp

và hình thức kinh doanh cũng rất quan trọng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn

Boodhoo (2009) đã cho rằng luôn luôn có những tranh cãi giữa các học giả tài chínhkhi nói đến chủ đề cấu trúc vốn Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đạt đến một sựđồng thuận về cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp bên cạnh việc giải quyết một cáchđồng thời vấn đề đại diện Bài viết này cung cấp một đánh giá ngắn gọn các nghiên cứu vàbằng chứng về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và cấu trúc sở hữu Nghiên cứu này cũng hỗtrợ về mặt lý thuyết các yếu tố (yếu tố quyết định) ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Mehmet&Eda, (2009) đã kiểm tra liệu mức độ đòn bẩy trung bình của ngành và mức

độ đòn bẩy của doanh nghiệp dẫn đầu ngành có ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn củadoanh nghiệp và ngành được liệt kê trong ISE Họ dựa vào phương pháp tiếp cận hành vitài chính (the Approach of Behavioral Finance) như một cách tiếp cận bổ sung của tài chínhtruyền thống đối với cấu trúc vốn Đối với ảnh hưởng của nó trên mức độ đòn bẩy của cáchãng trên bốn lĩnh vực họ đã đề cập đến trong giai đoạn 1999-2006 (Hàng tiêu dùng lâu bền

và điện tử, ngân hàng, xi măng, giấy và đóng gói), trong khi mức trung bình ngành có ảnhhưởng đối với lĩnh vực hàng tiêu dùng, người ta thấy nó ảnh hưởng đến độ bẩy của doanhnghiệp dẫn đầu ngành Trong nghiên cứu, người ta thấy cả trung bình ngành và doanhnghiệp dẫn đầu ngành đều cho thấy mối quan hệ tích cực với mức độ đòn bẩy của doanhnghiệp với mức ý nghĩa 10%

B.Nimalathasan & ValeriuBrabete (2010) đã chỉ ra cấu trúc vốn và tác động của nóvới lợi nhuận trong nghiên cứu về các doanh nghiệp sản xuất ở Sri Lanka Phân tích cácdoanh nghiệp sản xuất cho thấy rằng tỷ lệ vốn cổ phần liên quan mật thiết đến tỷ suất lợinhuận (lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận thuần)

Puwanenthiren Pratheepkanth (2011) phân tích cấu trúc vốn và tác động của nó đếnkhả năng sử dụng vốn trong thời gian từ năm 2005 đến 2009 (5 năm) của các doanh nghiệp

ở Srilanka Kết quả chỉ ra rằng, ở Sri Lanka, mối quan hệ giữa cấu trúc cốn và khả năng sửdụng vốn có mối quan hệ ngược ngược chiều Các doanh nghiệp hầu hết dựa vào vốn nợ,

và vì vậy họ phải trả nhiều tiền lãi

Trang 14

Các lý thuyết, như đã chỉ ra ở trên, đã đươc phát triển trong hai thập niêngần đây đểgiải thích sự khác nhau trong tỷ lệ nợ trên vốn của các doanh nghiệp Mặc dù còn nhữngtranh cãi chưa đi đến kết luận về sự liên quan giữa quyết định tài chính và giá trị của doanhnghiệ, nhưng vẫn có những bằng chứng theo kinh nghiệm về việc các doanh nghiệp lựachọn giữa các công cụ tài chính tại một thời điểm như thế nào Trên hết, những lý thuyết đãphát triển ở các nước phát triển cần được kiểm chứng lại về tính phù hợp của nó ở các nướcđang phát triển như Ấn Độ trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong trường hợp mở rộngthương mại Ngoài những đóng góp hữu ích của nó được xác định bởi những kinh nghiệm

từ các doanh nghiệp của Mỹ và những nước phát triển khác, nhưng câu hỏi đặt ra cho cácnhà quản trị Ấn Độ là nên phát hành nợ hay cổ phần

Chính phủ Ấn Độ bắt đầu chính sách mở rộng kinh tế vào năm 1991 Trước năm

1991, thay đổi trong lĩnh vực công nghiệp của quốc gia này là hạn chế đến mức tối thiểu.Lĩnh vực này chiếm 1/5 trong tổng các hoạt động kinh tế của quốc gia này Cấu trúc ngànhcủa lĩnh vực công nghiệp đang thay đổi từng bước một Hầu hết khu vực công nghiệp đượcnắm giữ bởi các hộ kinh doanh mang tính chất chi phối lâu dài Sau 1991, việc tái cấu trúcdiễn ra với sự nổi lên của nhiều ngành kĩ thuật tiến bộ trong các doanh nghiệp công nghiệp.Ngày nay, các xí nhiệp quy mô vừa và nhỏ góp phần quan trọng trong nền kinh tế Giữathập niên 90, vốn tư nhân vượt qua vốn xã hội Hệ thống quản lý thay đổi từ hệ thống dựatrên gia đình truyền thống sang hệ thống có các nhà quản lý chuyên nghiệp và có trình độ.Dựa trên quan điểm của các tài liệu nghiên cứu trên, mục tiêu của bài này là nhằmnghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và các yếu tố quyết định.Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này là để kiểm tra mô hình (nợ - vốn) tài trợ cho tài sảncủa các doanh nghiệp sắt thép Ấn Độ trong giai đoạn 1991 -92 đến 2009 – 10 Một thửnghiệm được thực hiện để kiểm tra tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định cấutrúc vốn Cụ thể hơn, nghiên cứu tập trung vào phân tích và giải thích tác động của cơ cấutài sản, tác động của rủi ro kinh doanh, tác động tăng trưởng, tác động lợi nhuân, giá trị tàisản đảm bảo, tác động vòng đời, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu chủ

sở hữu đến tỉ số nợ/vốn

Trang 15

CHƯƠNG III: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu

3.1.1 Xây dựng các giả thuyết

Giữ trong xem các kết quả của các nghiên cứu liên quan khác nhau về cơ cấu vốn như

đã đề cập và tương ứng với các mục tiêu của nghiên cứu này, các giả thuyết sau đây đãđược xây dựng và thử nghiệm

Giả thuyết H1 có thể được chia nhỏ hơn nữa thành các loại sau

H01: Tỷ lệ vốn nợ được ảnh hưởng tích cực của các thành phần tài sản

H02: Tỷ lệ vốn nợ được ảnh hưởng tích cực của giá trị tài sản thế chấp

H03: Tỷ lệ vốn nợ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thu nhập tỷ lệ

H04: Tỷ lệ vốn nợ được ảnh hưởng tích cực bởi kích thước của công ty

H05: Tỷ lệ vốn nợ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi độ tuổi của công ty

H06: Tỷ lệ vốn nợ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các rủi ro kinh doanh

H07: Tỷ lệ phần là tích cực liên quan đến lá chắn thuế không nợ

H08: Tỷ lệ phần là tiêu cực liên quan đến tính linh hoạt

H09: Tỷ lệ phần là tiêu cực liên quan đến cơ hội tăng trưởng

3.1.2 Mô hình kinh tế

Nghiên cứu thực nghiệm trước đó đã được xem xét để xác định mô hình kinh tế trêncác yếu tố quyết định cơ cấu vốn Do đó chúng tôi thừa nhận rằng đòn bẩy có thể được giảithích bởi yếu tố quyết định sau đây:

LEVERAGE= f (Phần tài sản, tài sản thế chấp tài sản, lợi nhuận, kích cỡ, Tuổi, rủi rokinh doanh, lá chắn thuế không nợ, linh hoạt, cơ hội tăng trưởng) (1)

Trang 16

Mô hình kinh tế của phương trình (1) được quy định và mở rộng như sau:

LEVERAGE= α + β1ASSET + β2COLLATERAL + β3PROF1 + β4PROF2+ β5SIZE +β6AGE +β7VOLA1 +β8VOLA2+β9NDTS + β10FLEX+β11GROWTH1+β12 GROWTH2+ ε(2)

ε là sai số, đại diện cho sai số đo lường trong các biến độc lập và bất kỳ biến giải thíchkhác đã được bỏ qua, và các biến khác như định nghĩa ở trên

Các biến độc lập là sử dụng proxy cho các yếu tố quyết định Thứ nhất, chúng tôi sửdụng cuốn sách Tỷ lệ tổng nợ phải trả (DE) và điều này được định nghĩa là tổng nợ phải trảchia cho tổng số nợ cộng với giá trị sổ sách của cổ phần (giá trị thực)

DE được sử dụng như một thước đo đòn bẩy cho nghiên cứu này vì sự hỗ trợ lý thuyếtmạnh mẽ trong bối cảnh thực tế Trong thực tế, khi một công ty muốn được thêm nợ, cácchủ nợ không chỉ xem xét nợ dài hạn của công ty là bao nhiêu, mà còn xem xét nợ hiện tạicủa công ty và tổng nợ phải trả là bao nhiêu Vì vậy, một phần của khoản nợ khác cũng ảnhhưởng đến khả năng vay nợ của một công ty

3.2 Mô tả các biến trong mô hình

3.2.1 Biến phụ thuộc

Đòn bẩy: Là tỷ lệ tài sản được tài trợ bằng nợ

Trong khi đo lường mức độ đòn bẩy, các nhà nghiên cứu dựa trên hai phương pháptiếp cận Một là phương pháp của Titman và Wessels (1988) Trong phương pháp này, họtính toán đòn bẩy bằng tỷ số giá trị sổ sách của nợ trên giá trị sổ sách của nợ cộng với giátrị thị trường của vốn cổ phần Rajan và Zingales (1995), Shah và Hijazi (2006) đã sử dụngphương pháp thứ hai Họ sử dụng tỷ số giá trị sổ sách của nợ trên giá trị sổ sách của nợcộng với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Frank và Goyal (2003) cho rằng sự khác biệtgiữa tỷ lệ nợ dựa trên giá trị thị trường và tỷ lệ nợ dựa trên giá trị sổ sách ở chỗ tỷ lệ nợ dựatrên giá trị thị trường phản ánh tình hình tương lai của công ty trong khi tỷ lệ nợ dựa trêngiá trị sổ sách phản ánh tình hình vừa qua.Trong mô hình này, chúng ta áp dụng giá trị sổsách của tổng tài sản và giá trị sổ sách của các khoản nợ để tính đòn bẩy

Ngày đăng: 17/11/2014, 01:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Industry specific determinants of corporate capital structure choice: Evidence from iron & steel industry of India – Dr. Sababriya Ray Khác
2. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại – PGS. TS Trần Ngọc Thơ Khác
3. Báo cáo ngành thép 2008 – Chuyên Viên Phân Tích Đào Thị Thu Hằng - Phòng phân tích Công Ty Chứng Khoán Habubank Khác
4. Báo cáo phân tích ngành thép năm 2009, 2010, 2011, 2012 – Bộ phận phân tích – Công ty cổ phần Chứng Khoán Bản Việt Khác
5. Giáo trình kinh tế lượng – Khoa toán thống kê (Bộ môn Toán Kinh Tế) – Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM Khác
6. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2010 đến quý IV/2012 của 19 công ty ngành thép Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

6. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2010 đến quý IV/2012  của 19 công ty ngành thép Việt Nam: - BÀI NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC VỐN CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP TẠI VIỆT NAM
6. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2010 đến quý IV/2012 của 19 công ty ngành thép Việt Nam: (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w