Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
288 KB
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận: Đất nước Việt Nam của chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới. Sự phát triển về kinh tế, xã hội đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Nghị quyết TW IV khóa VII về tiếp tục sự nghiệp giáo dục đã chỉ rõ: “ Phải xác định rõ mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch , nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo. Toàn bộ hệ thống giáo dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỹ thuật, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.” Để đạt được mục tiêu giáo dục đó, từ năm 2008 đến nay, Bộ giáo dục cùng với Dự án Phát triển giáo dục THCSII đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực, nhiều cuộc vận động và nhiều phong trào thi đua trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện; trong đó có phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngay sau khi được phát động, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được triển khai rộng rãi với năm nội dung. Và nội dung thứ ba trong các nội dung cơ bản của phong trào này- một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá, xếp hạng trường học thân thiện là: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh . Cụ thể là: “ Thông qua hoạt động dạy và học, giờ sinh hoạt lớp, các tổ chức Đoàn Đội, các hoạt động tập thể, chú trọng rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn gây thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.” Trả lời báo chí đầu năm học 2010-2011, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Năm học này được chọn là năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ thường xuyên của các năm học trước với yêu cầu cao hơn, Bộ tập trung chỉ đạo, 1 tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS phù hợp với từng cấp học và điều kiện của từng địa phương; tiếp tục thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"… Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay, đặc biệt trong năm học 2011-2012 ở các nhà trường đang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. 2. Cơ cở thực tiễn Đúc kết của các nhà giáo dục cho biết, để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, còn kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Đó là điều lý giải, nhiều sinh viên các trường Đại học, sau khi tốt nghiệp đã không được nhận vào làm việc vì…. thiếu kỹ năng sống? Còn con số thống kê của Viện Nghiên cứu Giáo dục lại cho thấy 83% học sinh thiếu các kỹ năng mềm. Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên, khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay. Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông; hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt ; đến những khả năng cao hơn như thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn hay gặp tai nạn đuối nước Thêm nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan, ít nói Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet,của thế giới game, mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều… 2 Tất cả những hệ lụy đó, nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy lại là do nhận thức, ý thức và về cơ bản nhất vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Đây là vấn đề đang được ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện thì chưa đem lại nhiều hiệu quả. Vậy làm như thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, để việc rèn kỹ năng sống cho các em thực sự đem lại hiệu quả, góp phần to lớn vào công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện trong giai đoạn hiện nay thì lại là cả một vấn đề lớn còn đang bỏ ngỏ. Nó cần sự chung tay đóng góp của tất cả những người làm công tác giáo dục. Bản thân tôi, trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục tại trường THCS Xuân Quan, đã cùng với thầy Hiệu trưởng nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, và cùng rút ra một số kinh nghiệm về “ rèn kỹ năng sống cho học sinhTHCS” . Xin phép được đưa ra để Hội đồng khoa học đánh giá và đồng nghiệp cùng tham khảo, đóng góp ý kiến. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung ,nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời kì hội nhập. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền vững. Một số kinh nghiệm: “ Rèn kĩ năng sống cho học sinh THCS” không ngoài mục đích: - Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường trung học cơ sở theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, thực tế nhà trường. - Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả trong nhà trường THCS. 3 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa tuổi, giới tính chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh một cách phù hợp. Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống xoay quanh các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường, các giờ sinh hoạt, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa. - Phạm vi đề tài nay chỉ giới hạn trong lứa tuổi trung học cơ sở, vì đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, và cũng vì đây là đối tượng chủ yếu trong nhà trường phổ thông. IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: -Nghiên cứu thực trạng chung của vấn đề, vận dụng cụ thể trong nhà trường thông qua nghiên cứu các kết quả giáo dục từ một số năm học trước. Sau đó thử nghiệm áp dụng đối với các năm học sau, có so sánh đối chiếu kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: -Phương pháp: phân tích, thực nghiệm, so sánh, đối chiếu. VI. THỜI GIAN HOÀN THÀNH: - Ba năm: Từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2011-2012 4 B. NỘI DUNG I. NỘI DUNG LÝ LUẬN 1. Khái niệm kỹ năng sống Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. (*) Theo định nghĩa của WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận phê phán, ra quyết định, giao tiếp hiệu quả và thương thuyết. Theo WHO, Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”. (*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). (*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ: Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại). Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực) 5 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội; nhà trường cập nhật thông tin về sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh; Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, ý thức chung sống thân thiện, giải quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột; có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực, lạm dụng các hình thức trừng phạt học sinh… Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh THCS vì: Ở lứa tuổi này: + Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không phân biệt nó là tốt hay xấu. + Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. + Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần. + Các em cần lựa chọn nghề nghiêp phù hợp với năng lực của mình -> cần đưa ra quyết định đúng đắn. + Thích bộc lộ cái tôi…. Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ GD - ĐT đưa KNS vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình thức khác nhau. Với HS THCS là thì cần rèn luyện kĩ năng gì? 2. Nhóm kỹ năng sống cần thiết cho học sinh trung học cơ sở: “Nhiều học sinh, vì thiếu kỹ năng sống đã trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thành những đứa con hư”. Đó không chỉ là một lời phát biểu của 6 một cô giáo mang nhiều tâm huyết với nghề, trước cảnh học sinh bị xuống cấp về đạo đức như hiện nay ; mà còn là sự trăn trở của tất cả những người làm công tác giáo dục. Có thể thấy một thực tế là: Học sinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn; Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở độ tuổi THCS, ngày càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong xã hội. Vậy những kỹ năng sống nào là cần thiết để giáo dục cho các em? *Theo Unesco, những kỹ năng sống phù hợp cần giáo dục cho học sinh THC là dựa trên 4 trụ cột với 5 mối quan hệ và 3 nhóm kỹ năng. Bao gồm: - 4 trụ cột là: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để tự khẳng định. - 5 mối quan hệ là: Đối với bản thân; Quan hệ với người khác; Quan hệ với công việc; Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại; Quan hệ với môi trường tự nhiên. - 3 nhóm kỹ năng là: Nhóm kỹ năng tự nhận thức; Nhóm kỹ năng quản lý bản thân; Nhóm kỹ năng xã hội. *Còn theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh trung học cơ sở là: - Kỹ năng tự phục vụ bản thân - Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời - Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả - Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc - Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử - Kỹ năng hợp tác và chia sẻ 7 - Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông - Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống - Kỹ năng đánh giá người khác. Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết. Để việc giáo dục trẻ thông qua việc rèn kỹ năng sống cho các em đạt được hiệu quả cao thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào vấn đề này cũng được nhận thức một cách đúng đắn; và không phải ở đâu cũng làm tốt việc này. Vậy thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS hiện nay ở các nhà trường như thế nào? II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Kỹ năng sống của giới trẻ hiện nay Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục cho thấy 83% học sinh thiếu các kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng tập trung cho hành trang vào đời của mình. Thậm chí, nhiều người còn phàn nàn giới trẻ thiếu kỹ năng để kiểm soát bản thân, rèn chỉ số cảm xúc, làm chủ sự thay đổi, làm chủ thời gian sống, hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu cuộc đời, ra quyết định… Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không được nhận vào làm vì thiếu kỹ năng sống, cụ thể là kỹ năng làm việc nhóm. Điều này đã không còn là trường hợp ngoại lệ đối với các sinh viên hiện nay. Đa số đều có thể tự làm tốt, thậm chí xuất sắc nhưng khi làm việc nhóm thì lại đùn đẩy công việc, có tình trạng “cha chung không ai khóc”. Qua khảo sát của một công ty phần mềm máy tính thì có hơn 100 ý kiến doanh nghiệp cho rằng, sinh viên mới ra trường bên cạnh điểm hạn chế là thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thiếu kiến thức chuyên ngành thì còn thiếu những cái thuộc về kỹ năng sống như: không có kinh nghiệm làm việc nhóm, không biết cách diễn đạt, trình bày, không có lòng đam mê công việc, kỹ năng giao tiếp kém. Nhiều chuyên gia cho biết kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn chỉ chiếm tối đa 40% cho việc thành công của họ, còn chính kỹ năng sống như: kỹ năng 8 giao tiếp, thuyết phục, quản lý thời gian, làm việc cùng người khác… chiếm đến hơn 60% còn lại để thành công. Nhưng tiếc rằng giới trẻ hiện nay thường thiếu kỹ năng sống. Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TPHCM) cho biết, những kỹ năng văn hóa sống không chỉ giúp mỗi sinh viên tồn tại đúng nghĩa trong cuộc đời mà còn giúp các bạn biết bảo vệ chính mình để có cuộc sống an toàn trong tương lai, định hướng một cách hợp lý cho hạnh phúc Thực tế hiện nay, nhiều bạn trong giới trẻ đang rất lúng túng trong việc làm thế nào để tránh khỏi trạng thái khủng hoảng và vượt qua stress, những khúc mắc tình cảm, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Nguyên nhân của việc này cũng chính vì giới trẻ chưa được trang bị kỹ năng sống. Và đặc biệt, giới trẻ chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Vì vậy mà giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ đòi hỏi sự quan tâm có chất lượng và thực sự nghiêm túc, và phải bắt đầu ngay từ khi các em còn ở lứa tuổi THCS, thậm chí là Tiểu học. 2. Thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS hiện nay Theo thống kê của cơ quan công an, số đối tượng thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời đã lên đến gần 20.000, thậm chí việc những đối tượng này thông qua Internet kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây nhiều vụ đánh nhau, cướp tài sản ngày có xu hướng gia tăng. Điển hình nhất là vừa qua tại tỉnh An Giang, một học sinh lớp 7 đã đánh thầy giáo ngất ngay tại lớp. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những sự việc đau lòng này? Sau hàng loạt các sự việc đau lòng xảy ra ở học đường, nhất là sau sự cố video nữ sinh bị đánh của một trường PT được tung lên mạng, người ta thấy vấn đề giáo dục lối sống cũng như văn hoá ứng xử cho học sinh nói chung và học sinh nữ nói riêng đang bị bỏ trống trong trường học. Có thể thấy rõ một thực tế , hiện nay, văn hoá giao tiếp trong nhà trường mới chỉ được quan tâm một chiều (mối quan hệ trò - thầy),vì thế, mối quan hệ giữa thầy - thầy, trò – trò cũng cần phải được quan tâm một cách đúng mức. Trong một số trường THCS của T.P Hà Nội được tham gia khảo sát về thực trạng và nhu cầu được đào tạo kỹ năng sống của nhóm trẻ vị thành niên tại 9 các trường trên địa bàn thành phố chỉ có 5.8% học sinh cho biết được học kỹ năng sống nhiều lần, 12.2% học sinh cho biết được học 1 lần và có tới 82% cho biết chưa bao giờ được học. Có trên 70% các em cho biết rất cần trang bị kỹ năng sống. Chính vì chưa được học nên khi gặp khó khăn, có tới trên 42% các em tự giải quyết, 52,4% tìm sự giúp đỡ của người khác và 4.7% mặc kệ. Theo một nhà tâm lý giáo dục, vì thiếu kỹ năng sống nên học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng “tay”. Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố làm “rạn nứt” mối quan hệ bạn bè trong học sinh hiện nay. Những rạn nứt đó bắt nguồn từ những biểu hiện không đẹp trong giao tiếp học đường như sử dụng từ ngữ cục cằn, tiếng lóng… những phân biệt đối xử với các học sinh trong lớp … Đạo đức, lối sống của HS được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của học sinh, cộng với sự phối hợp quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo và các em thiếu sự quan tâm chăm sóc, động viên, giáo dục gia đình. Về phía nhà trường thì nội dung chương trình giáo dục đạo đức - công dân có bài còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn xã hội, địa phương, phương pháp giảng dạy của giáo viên chậm đổi mới, chưa cuốn hút được học sinh. Công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường hiện nay chưa đầy đủ, nặng về dạy “chữ” , nhẹ về dạy “người”. Một số nơi còn nặng về xử lý kỷ luật mà chưa có giải pháp ngăn chặn. Trong nhà trường vẫn còn có thầy, cô giáo vi phạm chuẩn mực đạo đức, chưa thực sự làm gương để học sinh noi theo. Về phía học sinh, nhiều em còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đạo đức, lối sống. Đặc biệt, kỹ năng sống còn kém, chưa biết ứng xử với lối sống có văn hóa, chưa nhận thức được việc phạm tội, vi phạm đạo đức của mình, chưa phân biệt được điều hay lẽ phải và các sai phạm của mình, chủ yếu là đua đòi, phạm tội một cách hồn nhiên. Ít chịu tu dưỡng, rèn luyện, sống buông thả theo thị hiếu tầm thường. Nhiều em có điều kiện kinh tế, dù nhận thức được nhưng do thiếu ý chí phấn đấu vươn lên nên tự buông thả mình và trượt dài trên con đường dẫn tới vi 10 [...]... ng i l: +) a ni dung giỏo dc k nng sng vo gi sinh hot di c (cho c) Phng phỏp 1: Bờn cnh cỏc ni dung quen thuc ca bui cho c, BGH luụn dnh mt phn thi gian ca gi cho c cho cụng tỏc giỏo dc KNS cho hc sinh Trong gi cho c ú, cú th c mt giỏo viờn hoc hc sinh cú kh nng trỡnh by tt trỡnh by v cỏc ti m xó hi v hc sinh ang quan tõm Cỏc ti c a ra ú l ng x ca hc sinh trong nh trng, K nng t hc, K nng giao tipPhng... tính quyết định trực tiếp đến kết quả học tập cũng nh sự phát triển nhân cách của các em học sinh - đó chính là vai trò quản lí và giáo dục học sinh của cha mẹ các em Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, thì cái nôi gia đình chính là 32 nơi quan trọng nhất để hình thành thói quen và các quy tắc ứng xử, khả năng đối mặt, xử lý với những thách thức trong cuộc sống của trẻ Xuất phát từ nhận thức... kt lun cho vn c nờu ra trong bui sinh hot ng thi cỏm n nhúm hc sinh ó trỡnh by tiờu phm, cỏm n ton th hc sinh ó tớch cc tham gia bui sinh hot,( bi vỡ bit cm n cng l mt k nng sng hc sinh cn phi hc) ,sau ú thụng bỏo ni dung sinh hot ln k tip, hc sinh cú th chun b trc phng phỏp 2 cú u im l hc sinh phỏt trin t duy phờ phỏn tớch cc, cỏc em cú c hi rốn luyn k nng th vai, to s nng ng v giỳp hc sinh cú... thức trên nên trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chúng tôi luôn hết sức coi trọng vai trò của các bậc phụ huynh, có biện pháp kết hợp chặt chẽ, liên hệ một cách thờng xuyên, mật thiết để cũng giáo dục và định hớng cho học sinh khi các em gặp khó khăn, không để các em tự giải quyết tình huống của mình, dễ dẫn đến những hậu quả xấu Trong một số buổi sinh hoạt tập thể hay hoạt động ngoại... giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuyên môn một cách hợp lý đã góp phần to lớp trong việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trờng, tăng vai trò trách nhiệm của cả cộng đồng trong việc giáo dục thế hệ trẻ d Xõy dng cỏc hỡnh thc giỏo dc k nng sng a dng v phự hp vi c im tõm sinh lý hc sinh vic rốn k nng sng cho hc sinh t hiu qu cao thỡ ngoi vic nõng cao nhn thc v kin thc cho giỏo viờn v vn ny;... khi đến tuổi trởng thành, những đứa trẻ này có thể sẽ mắc những sai lầm trong cuộc sống Để thấy rằng, giáo dục trong gia đình, đặc biệt là sự quan tâm của cha mẹ có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn đối với quá trình học tập và phát triển nhân cách của trẻ Vì vậy, để giáo dục học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Trung học cơ sở đạt kết quả tốt thì không thể thiếu đi sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa các lực... khụng th núi n nhng ng x ngoi xó hi Vy rốn k nng sng cho hc sinh THCS bt u t õu? V lm nh th no cụng tỏc ny t c hiu qu nh mong mun, gúp phn vo vic giỏo dc hc sinh mt cỏch ton din? III NHNG BIN PHP THC HIN NHM NNG CAO HIU QU RẩN K NNG SNG CHO HC SINH TRONG NH TRNG Trờn c s nghiờn cu thc trng v k nng sng ca hc sinh THCS; vic giỏo dc k nng sng cho hc sinh THCS cỏc nh trng hin nay cng nh tỡm hiu nhng kt... Sc kho sinh sn v thnh niờn cho hc sinh khi 8,9 nhm trang b cho cỏc em nhng kin thc c bn v quan trng trong vn t bo v mỡnh v mi ngi, xõy dng cho cỏc em nhng kin thc thit yu chun b bc vo ngng ca lm ngi ln - Liờn i cng ó xõy dng c cỏc hot ng phự hp vi la tui v s thớch ca hc sinh nh: Bui ngoi khoỏ th nhc Ca ngi v ngi ph n Vit Nam 20-10 Nhng vn th, cõu vn ca cỏc em hc sinh tuy cũn non nt nhng cng cho chỳng... sng, 5 bn hc sinh i din cho t s tham gia vo Cõu lc b tham vn k nng sng ca trng Mi thỏng, cõu lc b ny sinh hot 2 ln vo tit ba ca chiu th nm tun th 1 v 3 ca thỏng Ban chp hnh chi on giỏo viờn chớnh l ban c vn cho CLB Khi tham gia vo t tham vn, chớnh cỏc em hc sinh i din cho tp th lp s l nhng ngi a ra cỏc tỡnh hung cú th xy ra cn x lý Tuy nhiờn vi kinh nghim sng ớt i, khụng phi lỳc no hc sinh cng a ra... thõn vi cng ng + Thụng qua cỏc bui sinh hot tp th giỏo dc k nng sng cho hc sinh Trong nm hc, cho mng cỏc ngy l k nim ca t nc, bờn cnh cỏc phong tro thi ua mang tớnh chuyờn mụn nh: Hi hc hi ging, CLB im gii., BGH nh trng luụn ch o Liờn i kt hp vi on thanh niờn t chc cỏc bui sinh hot tp th vi nhiu ni dung phong phỳ, trong ú lng ghộp ni dung giỏo dc k nng sng cho hc sinh nh: - Thi tỡm hiu v An ton giao . thức khác nhau. Với HS THCS là thì cần rèn luyện kĩ năng gì? 2. Nhóm kỹ năng sống cần thiết cho học sinh trung học cơ sở: “Nhiều học sinh, vì thiếu kỹ năng sống đã trở thành nạn nhân của những. khối học sinh trung học cơ sở là: - Kỹ năng tự phục vụ bản thân - Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời - Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả - Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc - Kỹ năng tự nhận. dục học sinh một cách toàn diện? III. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về kỹ năng sống của học